Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

TRÀNG HẠT MÂN CÔI TRONG TRANH PHÁN XÉT CHUNG

                                                                                                                      



          Được tin tr Lm Antôn  NGUYN TRƯỜNG THĂNG   - mt bc  trưởng thượng,  mt người bn thân thiết ca Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí Đà Nng , và cũng là mt "tiếng kêu cô đơn" v Cn Du   -  đang đau nng và phi nhp vin trong nhng ngày cui tháng 10/2013 va qua BVUTĐN . 
          Cu xin Mẹ Maria cho Ngài được mau chóng hi phc,  có nhiu sc khe đ phc v Giáo hi và mi người . 
          Xin  được đăng li mt bài viết cũ ca Ngài v TRÀNG HT MÂN CÔI  trong ngày cui ca tháng HOA MÂN CÔI  2013 này .


                                                                                   CHT

TRONG BỨC TRANH PHÁN XÉT CHUNG. 


Michelangelo ( Michel-Ange) là một thiên tài đa năng thời Phục hưng. Mới 21 tuổi, ông đã hoàn thành bức tượng Pieta ( Mẹ sầu bi) mà ngày nay chúng ta thấy được sao chép khắp nơi trên thế giới.  Ông còn sáng tác nhiều tác phẩm điêu khắc đá lừng danh khác như : Đavit, Maisen, những kẻ nô lệ v.v. Sau thời gian trú ngụ tại kinh đô Nghệ thuật Florence năm 1552. ông trở về Rôma. Đức Clêmêntê VII yêu cầu ông trang trí nhà nguyện Sistina ( Sistine), nhà nguyện của Đức Giáo hoàng hai bức tranh lớn.  Ông đã hoàn thành kiệt tác Phán xét cuối cùng trong sáu năm ròng rã.  Việc vẽ trên tường còn ướt « bích họa » ( fresque) là một kỷ thuật rất khó vì phải vẽ nhanh khi vôi màu còn ướt trên tường vách. Cái khó càng chồng chất khi phải làm việc trên cao, nhất là những bức họa tên trần nhà, người họa sĩ phải ngẩng đầu, hoặc nằm dài trên giàn giáo.


Họa sĩ Michelangelo

Bức họa Phán xét chung có kích thước như sau : cao 17 mét, ngang 13 mét. Trên 400 nhân vật thuộc đủ kích cở. Ở trung tâm là hình tượng Chúa Giêsu, vạm vở như một lực sĩ, tay  phải vươn cao khỏi đầu và đang hạ xuống trong một tư thế uy nghi đáng sợ, đến nổi Đức Mẹ ở bên cạnh cũng căng thẳng hầu như co người lại.  Theo phân tích của một số tác giả, Chúa Giêsu, không râu,  đẹp như thần Mặt Trời Apollo trong vòng hào quang. Phải chăng Michelangelo muốn ám chỉ Chúa Cứu Thế chính là Mặt trời công chính. Vào thời kỳ mà khoa thiên văn còn trì trệ, còn quả quyết là mặt trời xoay quanh trái đất thì trong bích họa nầy tất cả các nhân vật phong cảnh đều xoay quanh trục trung tâm là Chúa Giêsu. Michelangelo đã theo thuyết thiên văn mới của Copernic mà không bị « kết án »  như nhà thiên văn học Galilêô ? Quanh Chúa là những vị thánh. Chúng ta có thể nhận ra  thánh Phêrô với chìa khóa, thánh Anrê với thánh giá, thánh Batôlômêô với tấm da bị lột mà có tác giả cho rằng trên đó có hình ảnh Michelangelo, bị “bóc lột” như một miếng giẻ rách ! Phía trên có nhóm thiên thần ” không cánh ” đang cố  nâng thánh giá và trụ đá. Tác giả bức họa nhắm tới điều gì đây ? Có nhà nghiên cứu nghĩ là Michelangelo phê phán những con người thi hành việc thánh mà quá phàm tục.. ? có tác giả cho hoạ sĩ lên án kín  những thủ lãnh đạo đời phục vụ Chúa mà  thực ra phục vụ mình ??? Trên bức họa ban đầu hình như tất cả các nhân vật đều khỏa thân, sau nầy các vị Giáo hoàng cho che đậy phần giới tính , giao cho  họa sĩ Daniela de Volterra  khiến ông bị châm chọc bị gán tên là  Braghettone( kẻ cho mặc quần lót). Có một giai thoại nữa là có trưởng nghi lễ Biagio da Cesena thường công kích Michelangelo về bức tranh nầy, ông đã « trả thù » bằng cách vẽ vị nầy làm Minos Diêm vương với đôi tai lừa. Vị nầy phản đối việc nầy với Đức Giáo hoàng là Michelangelo đã vẽ mình lếu láo như vậy. Đức giáo hoàng hỏi :

- Ông ta vẽ ngài ở đâu ?

- Dạ, dưới hỏa ngục.

- Lạy Chúa, tưởng ớ đâu chứ ở hỏa ngục thì ta đây cũng chịu thua !

Phần dưới bức họa có hai cảnh quan trọng về ngày tận thế xác loài người sống lại từ bụi đất và bên kia là gã chèo đò âm phủ Charon theo thi sĩ Dante chuyên chở những kẻ trầm luân và đang hất họ xuống khỏi đò để ma quỷ lôi vào hỏa ngục rực lửa.. Khoảng giữa là những linh hồn đang sa xuống hỏa ngục vô phương cứu chữa. Các thiên thần tống khứ những kẻ ác không biết sám hối và quay về với tình yêu Chúa không thương tiếc. Một số đang bám vào một cái gì, một nhân vật nào đó. Chúng ta thấy một người co rúm, một mắt mở cực to, tay bụm miệng che mắt còn lại thảng thốt trước án phạt đời đời mình sắp chịu. Cảnh hoảng loạn của các nhân vật sa hỏa ngục nơi mà Michelangelo dùng biểu tượng ngoại giáo thuyền đò của  Charon đưa về một hang lửa đầy quỷ quái dị và lửa cháy hừng hực.

Góc bên kia là cảnh xác loài người sống lại từ mộ phần chui lên từ các bộ xương  trắng hếu hoặc nhiều tư thế khác.

Bức tranh phán xét chung và các tranh khác cũng như những hiện vật trong nhà nguyện nầy, kể cả ngôi nhà đã là lịch sử rồi. Nhà nguyện Sistine quả là viên ngọc của Tòa thánh Vatican và nền nghệ thuật tạo hình thế giới. Ngày nay với các bài viết và hình ảnh trên Internet chúng ta dễ dàng chiêm ngắm các tác phẩm đang lưu giữ tại đây. Mùa xuân 1996, tôi đã đi hành hương Rôma và có dịp thăm viếng nhà nguyện nầy. Dù đã đọc sách, xem phim nhưng vừa bước vào lòng nhà nguyện tôi sửng sốt, choáng ngợp trước những bức họa chi chít từ trên trần nhà và các vách tường. Khách du lịch hoặc hành hương toàn thế giới vào càng lúc càng đông, không ai nhìn ai cả mà cứ dán mắt chiêm ngưởng , bái phục thiên tài Michelangelo , một vĩ nhân thế giới có lẻ không bao giờ có được nhân vật thứ hai như thế nữa trên đời.  Tưởng rằng mình không bị ai để ý, tôi ngồi bệt xuống trên một bực cấp đối diện với bức phán xét chung để quan sát kỷ hơn. Nhưng vừa ngồi xuống tức tốc đã có một ông bảo vệ áo đen to đùng đến nhắc bảo đứng dậy, lúc đó nhìn lại mới thấy sự có mặt của những vị “hộ pháp ” luôn nhắc nhở người nầy kẻ khác, kẻ nói to, người quay phim chụp ảnh.  Ánh sáng đèn flash chụp hỉnh có thể làm hại màu sơn của bức họa mất nhiều năm tháng trùng tu vì khói đèn và bụi bặm qua nhiều thế kỷ. Thật khó được yên tĩnh chiêm ngưởng bức tranh vào giờ cao điểm khi khách vào đông nghẹt, chen lấn  như giữa một cái chợ. Hóa ra, về nhà đọc sách, xem tài liệu còn hiểu rõ nhà nguyện nầy gấp bội. Dù sao, được đặt chân vào nhà nguyện Sistine nầy đã là hạnh phúc, là đáng tự hào rồi. Trong bài viết nhỏ nầy tôi chỉ muốn lưu ý độc giả chú tâm đến một điểm nhỏ trong toàn cảnh bức tranh hoành tráng trên.

TRÀNG HẠT  CỨU VỚT!

Tràng chuỗi Mân côi.

Trước đây, tôi có nghe hoặc đọc đâu đó một thông tin về câu chuyện tràng hạt Mân Côi trên bức bích họa Phán xét chung , nhưng khi vào tận nơi là nhà nguyện Sistine tại Rôma, do quá nhiều tranh tượng, nhân vật, lại thêm chen lấn nên thất khó mà xác định địa điểm nào Michelangelo vẽ cảnh nầy. Xem các ảnh minh họa, chi tiết nầy lại quá nhỏ để có thể nhận ra.

Quả vậy, vào góc trái bức tranh, gần sát các kẻ chết từ mồ sống lại, vào một điểm mà giới họa sĩ gọi là «  điểm nhấn mạnh » (point fort) trong 4 điểm nhấn trên các bức tranh ngoài điểm trung tâm, nhìn  kỷ chúng ta thấy một thiên thần đang đứng trên cụm mây, cúi mình nỗ lực kéo hai người lên với một cái dây. Hai nhân vật nầy , một người da đen và  một người ngăm đen. Cái dây nhìn thật kỷ đúng là tràng chuỗi 50 Mân Côi. Qua chi tiết tràng hạt Mân Côi nầy nhiều tác giả cho biết  lập trường Thánh mẫu học của Michelangelo. Giữa cơn lốc xoáy cải cách của nhiều giáo phái, tấn công các tín điều về Mẹ  Maria. Michelangelo dù kín đáo công kích giáo triều Rôma vì nhiều chuyện bất toàn nhưng ông không hề nao núng trước những kẻ muốn giảm giá Mẹ Maria. Ngược lại, ông đã công khai tôn vinh Mẹ Maria qua hình ảnh Mẹ đứng sát kề Chúa Giêsu như một cộng tác viên sáng giá và cần thiết “sine qua non” ( không có không được). Mẹ đứng đó, bên cạnh Chúa Giêsu quan tòa công thẳng  như gợi lại một chiều Canvê u buồn Mẹ đứng cạnh thập giá Chúa chịu khổ hình.

Ngoài ra tràng hạt Mân Côi kính Mẹ cũng được tôn vinh. Hai người bám đu dưới cổ tràng hạt là một người da đen và một người Maure Bắc Phi. Cái bám chắc chắn vững vàng qua một tràng hạt bền chắc muốn nói gì đây ? Hai người kia bảo đảm sẽ không bị hư mất, không phải sa hỏa ngục.

Michelangelo như muốn khẳng định là nhiều người được cứu vớt vào giây phút cuối cùng nhờ sự bàu chữa của Mẹ Maria là điều khỏi phải hồ nghi. Đây là ơn cứu độ phổ quát mà Chúa Kitô đã nhiều lần khẳng định và giáo lý đức tin đã dạy dỗ “Những kẻ chưa biết Chúa Kitô không do lỗi riêng nhưng ăn ngay ở lành theo tiếng lương tâm”  mà tượng trưng là hai nhân vật ngoại giáo trong tranh cũng được Chúa  thương. Phải chăng Michelangelo muốn mọi người phải hiểu cho đúng câu châm ngôn quen thuộc “Extra Ecclesiam nulla salus” (   (Ngoài Giáo hội không có ơn cứu rỗi) . Giáo hội không chỉ là Giáo hội hữu hình ” ghi danh sổ Rửa tội” mà còn có ơn cứu rỗi phổ quát của Giáo hội vô hình quy hướng về Chúa Kitô nữa. Hiểu đúng như vậy những người Việt công giáo buổi đầu cũng như người Việt theo Chúa hôm nay an tâm về phần rỗi của  tổ tiên, ông bà mình…những người chưa hề nhận phép Rửa tội bằng nước . Xem ra họ  là ” extra Eclesiam visibiliam” ( ngoài  Giáo hội hữu hình) nhưng thực ra họ lại được gia nhập vào ” intra Ecclesiam invisibiliam” ( bên trong Giáo hội vô hình) . Điều mà  400 năm sau Công đồng Vatican 2 trong Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các Tôn giáo ngoài Kitô giáo NOSTRA AETATE xác định rõ ràng hơn : “Ý muốn cứu độ cho hết mọi người” ( Xem Nostra aetate đoạn mở đầu và Lumen Gentium, Ánh sáng muôn dân số 16 , Công đồng Vatican 2.). Nhưng không vì thế  mà Giáo hội từ bỏ , quên đi sứ mạng  chính yếu truyền giáo ” Rao giảng và có bổn phận phải kiên trì rao giảng Chúa Kitô, Đấng là đường, sự thật và sự sống ( Ga 14,6) nơi Người nhân loại tìm thấy đời sống tôn giáo sung mãn và nhờ Người Thiên Chúa giao hòa mọi sự với mình” ( Nostra Aetate, số 2).

Ý nghĩ tượng trưng thứ hai mà Michelangelo muốn diễn đạt là không cần một đức tin «  hoành tráng » phô trương  mà chỉ cần âm thầm  tựa nương vào đức tin tối thiểu : suy ngắm mầu nhiệm Mân Côi,  cuốn Tin mừng người nghèo, người nhỏ bé ngoại giáo mà tượng trưng qua hai nhân vật rất xa lạ với đức tin thời đó : một người Phi Châu và Bắc phi.

Nhỏ bé, đơn sơ nhưng tràng chuỗi Mân Côi kính Mẹ có sức phù trợ thần thế vượt trội. Michelangelo qua những nét cọ biểu lộ sâu sắc lòng yêu mến Mẹ Maria và tràng hạt Mân Côi.

Tháng Mân Côi 2010, sắp kết thúc.

Trước một tương lai vô vọng của những kẻ lầm lạc đi sai đường chính lộ của Đức Kitô mà đang lao đầu vào hỏa ngục , bức tranh Phán xét chung nhắc nhớ mọi người phải cố gắng sống thánh thiện như những người công chính để còn  có cơ may được cứu rỗi.

Và đối với nhiều người bé nhỏ đơn sơ , 400 năm trước sứ điệp Fatima, Michelangelo như đã linh cảm và qua nghệ thuật hội họa nhắc nhở :

Hãy ăn năn chừa tội khi còn có thời giờ, trước khi quá trễ.

Hãy tin vào sự hổ trợ đắc lực ơn cứu độ của cọng tác viên xuất sắc : Mẹ Maria.

Hãy bám vào Tràng hạt Mân Côi !


Hội An ngày 25 tháng 10 năm 2010.

Linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng.

(Nguồn : antontruongthang.com)



Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

10 NGUYÊN TẮC ĐỂ THAY ĐỔI BẢN THÂN


                                                                    ( Stan Goldberg, Ph.D)

            Nhiều người trong chúng ta muốn thay đổi nhưng đơn giản là không biết phải làm như thế nào. Sau 25 năm nghiên cứu về vấn đề cách thức con người tiến hành thay đổi, tiến sỹ Goldberg đã khám phá ra 10 nguyên tắc chính để thay đổi bản thân. Ông đưa ra 10 nguyên tắc này kèm theo 1 ví dụ về 1 người đàn ông muốn thay đổi thói quen của bản thân là đi làm đúng giờ hơn. 

         Sau đây là 10 nguyên tắc để thay đổi.

       1. Mọi hành vi của con người đều rất phức tạp ( All behaviors are complex)

        Nhà tâm lý học nổi tiếng, tiến sỹ James O. Prochaska, chuyên gia về lĩnh vực lập kế hoạch thay đổi bản thân, đã phát hiện rằng sự thay đổi phải diễn ra theo các giai đoạn ( change occurs in stages ). Để tăng khả năng thành công, ta cần phải chia nhỏ 1 hành động thành nhiều bước và học cách thực hiện mỗi bước nhỏ đó thành công ( divide a behavior into parts and learn each part successively ).
          Chiến lược 1: Chia nhỏ hành động
Gần như tất cả các hành động đều có thể được chia nhỏ.
          Ví dụ : Anh ấy muốn đi làm đúng giờ, anh ấy viết ra giấy như sau : thức dậy, đi tắm, thay quần áo,chuẩn bị bữa sáng, ăn sáng, lái xe, đỗ xe, mua cafe – tất cả những hành động đó đều xảy ra trước 9h sáng.

         2. Sự thay đổi đem đến nỗi sợ hãi.

        Chúng ta kháng cự sự thay đổi. Nỗi sợ về những điều mình chưa biết sẽ khiến chúng ta bám chặt vào thói quen hiện tại của bản thân- bất kể thói quen đó ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta.
         Chiến lược 2: Đánh giá hậu quả
         So sánh tất cả những hậu quả mà thói quen hiện tại của bạn gây ra và những hậu quả tốt khi bạn thực hiện những hành vi thay đổi. Nếu những hành vi mới đem lại kết quả tích cực hơn thì những nỗi sợ bạn đầu của bạn sẽ dần mất đi.
         Ví dụ : Nếu anh ấy không đi làm đúng giờ, điều xảy ra tiếp theo là anh ấy sẽ bị cho thôi việc. Như vậy, việc thay đổi hành vi sẽ đem lại lợi ích lớn hơn so với việc không thay đổi.
          Chiến lược 3: Mục tiêu thực tế
Những mục tiêu không thực tế sẽ làm tăng thêm sự sợ hãi. Sự sợ hãi của bạn sẽ làm tăng khả năng thất bại.

           3. Sự thay đổi phải mang tính tích cực
           Những nghiên cứu của B.F. Skinner chỉ ra, những củng cố hành vi ( không bằng trừng phạt ) thì cần thiết cho sự thay đổi lâu dài. Những củng cố hành vi có thể là nội tại hoặc ngoại giới.
          Theo giáo sư tâm lý Carol Sansone thuộc trường đại học Utah, 1 kiểu củng cố là điều bắt buộc cho sự thay đổi bản thân, 2 kiểu củng cố thì sẽ tốt hơn để thay đổi 1 hành vi, và 3 kiểu củng cố là tốt nhất để thay đổi hành vi.
         Chiến lược 4: Tự thưởng cho bản thân
         Chiến lược 5: Tận hưởng thành quả của sự thay đổi. Ví dụ : bạn ghét dọn bếp, nhưng bạn vẫn dọn dẹp vì bạn thích nhìn 1 căn bếp sạch sẽ.

         4. Giữ nguyên ở hiện tại thì dễ dàng hơn là thay đổi ( Being is easier than becoming )

Ví dụ : trong 1 lớp học karate có 20 sinh viên, thầy giáo hô to “ Không khổ luyện thì không thành công “ ( No pain no gain ). Sau 4 tuần, chỉ còn đúng 3 sinh viên theo học. Những thay đổi làm bạn không thoải mái sẽ trở thành cực hình và chúng ta sẽ không tiếp tục thực hiện những hành động mà nó đem lại nhiều đau đớn hơn là phần thưởng nhận được.
          Chiến lược 6: Tiến hành những bước nhỏ ( take baby steps )
          Trong 1 cuộc nghiên cứu ở trường đại học bang San Francisco, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người tham gia sẽ thành công hơn khi mục tiêu của họ tiến bộ 1 cách từ từ. Hãy viết ra hành vi mà bạn muốn thay đổi. Sau đó viết ra mục tiêu của bạn ở bên phải. Để ra 4 dòng ở giữa 2 mục tiêu và viết những bước nhỏ bạn cần làm để tiến gần hơn đến mục tiêu.
         Ví dụ : Trong tuần đầu tiên, anh ấy đi làm trước 9h20 phút sáng, những tuần kế tiếp anh ấy đi sớm hơn được 5 phút cho đến khi anh ấy đạt được mục tiêu đi làm trước 9h sáng.
         Chiến lược 7: Đơn giản hóa quá trình
         Những phương pháp để thay đổi không cần phải phức tạp.
         Ví dụ : thay vì xếp hàng mua cafe Starbuck, anh ấy có thể mua cafe ở công ty mình đang làm.
         Chiến lược 8 : Chuẩn bị đối phó những vấn đề sẽ xảy ra ( prepare for problems )
         Ví dụ : đồng hồ báo thức không thể đánh thức anh ấy, vì vậy trong tháng đầu tiên anh ấy phải dùng dịch vụ báo thức của mạng điện thoại.

           5. Chậm thì tốt hơn ( slower is better )

           Mọi thứ đều có tốc độ tự nhiên của nó; khi thay đổi thì những điều không thoải mái sẽ xuất hiện. Do đó, sự thay đổi chỉ có thể tiến hành hiệu quả nhất khi bạn thay đổi từ từ, để cho những hành vi mới trở nên tự động hóa ( behaviors become automatic ).

          6. Càng hiểu biết nhiều thì càng dễ thay đổi ( know more, do better )

           Bạn càng hiểu rõ về quá trình thay đổi thì bạn càng có khả năng kiểm soát nó.
          Chiến lược 9: Hiểu lý do vì sao bạn thành công hay thất bại để áp dụng những chiến lược thay đổi hành vi.
            Ví dụ : mỗi sáng, anh ấy sẽ phân tích lý do mình đi làm trễ hoặc đi làm đúng giờ.

           7. Sự thay đổi yêu cầu tính cấu trúc ( Change require structure )

           Nhiều người xem tính cấu trúc như một cái gì đó giới hạn, hạn chế việc tùy tiện. Mặc dù tính tùy tiện ( spontaneity ) là điều thú vị trong 1 vài hoạt động, nhưng sự tùy tiện sẽ phá hoại quá trình thay đổi.
           Chiến lược 10: Xác định những gì có hiệu quả ( identify what works )
Phân loại những hoạt động hữu ích và vô ích trong việc đạt mục tiêu. Loại bỏ những hoạt động vô ích và tăng cường những hoạt động hữu ích.
           Ví dụ : Sau khi đánh giá những thói quen vào buổi sáng của mình, anh ấy đã thay thế việc chuẩn bị bữa sáng ( ngốn nhiều thời gian ) bằng thức uống nhanh giàu protein.
           Chiến lược 11: Thường xuyên xem xét lại kế hoạch của mình
Hằng ngày bạn cần xem xét lại mình đã thay đổi như thế nào và tại sao, hậu quả của thành công và thất bại.
Tiến sỹ Daniel Willingham ở đại học Virginia chỉ ra rằng : sự nhắc lại, lặp lại ( repetition ) sẽ làm gia tăng khả năng thành công.

          8. Thực hành là cần thiết

          Thực hành là 1 chìa khóa khác dẫn đến thay đổi – đó là kết luận của 1 cuộc nghiên cứu về kinh nghiệm thay đổi đăng trên tờ British Journal of psychology. Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là bởi vì nguyên tắc này bị bỏ qua. Việc thực hành sẽ làm cho những hành vi mới trở nên tự động hóa và trở thàn bản năng, 1 phần của chúng ta.
          Chiến lược 12: Nhờ người khác giúp đỡ. Không phải tất cả hành vi mới bạn đều có thể tự học. Thỉnh thoảng bạn nên nhờ bạn bè giúp.
          Ví dụ : khi dịch vụ báo thức của điện thoại không đánh thức anh ấy dậy được, anh đã nhờ thư kí của mình gọi điện đánh thức anh.
          Chiến lược 13: Thực hành trong nhiều hoàn cảnh. Nếu bạn muốn thực hiện 1 hành vi mới ở những môi trường khác nhau, bạn cần thực hành nó trong nhiều hoàn cảnh tương tự ( T.F.Stokes và D.M.Baer- đó là điều quan trọng để duy trì những hành vi mới ).
           Ví dụ : trong tuần đầu tiên , anh ấy cố gắng đi làm đúng giờ. Trong những tuần tiếp theo, anh ấy cố gắng đi chơi tennis đúng giờ.

            9. Những hành vi mới cần được bảo vệ ( New behaviors must be protected )

            Vì những hành vi mới rất dễ biến mất, nếu bạn không bảo vệ, không củng cố hành vi đó thường xuyên.
            Chiến lược 14: Kiểm soát môi trường sống của bạn.
            Sau khi xác định những yếu tố có lợi và ảnh hưởng đến việc thay đổi, bạn cần loại bỏ những yếu tố bất lợi và tăng cường yếu tố có lợi.
           Ví dụ : uống rượu trước khi đi ngủ sẽ làm anh ấy khó thức dậy sớm. Vì vậy anh ấy tránh uống rượu sau 7h tối.
          Chiến lược 15 : Sử dụng vật ghi nhớ.
Bởi vì 1 hành vi mới tập sẽ chưa quen thuộc và chưa trở nên tự động hóa, bạn sẽ dễ dàng quên nó.
          Ví dụ : anh ấy giữ 1 danh sách mô tả những việc cần làm ở các phòng trong nhà.

        10. Những thành công tuy nhỏ nhưng thực ra nó rất lớn ( Small successes are big )

         Điều không may là khi bạn lên kế hoạch cho những thay đổi lớn thì thường đem lại thất bại lớn. Bạn hãy tập trung vào một loạt những thành công nho nhỏ, những thay đổi nhỏ. Những thành công nhỏ sẽ làm tăng cường cảm nhận về giá trị bản thân, còn 1 thất bại lớn sẽ tàn phá cảm nhận về giá trị của bạn.

  ,                                                 rubi_mos2002
                                       (nguồn :  tamlyhoc.net )  

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

BA ĐIỀU CẦN NHỚ TRONG ĐỜI



Chỉ có BA điều trong cuộc đời mỗi người, một khi đã ra đi thì không bao giờ trở lại:
  1. Thời gian
  2. Lời nói
  3. Cơ hội

Chỉ cần BA điều sau đây, cũng có thể phá hủy cuộc đời một con người:
  1. Sự giận dữ
  2. Lòng kiêu ngạo
  3. Tính hận thù, không tha thứ

Bạn không bao giờ nên để mất BA điều sau đây:
  1. Hy vọng
  2. Bình an
  3. Lương thiện

BA điều có giá trị nhất trong cuộc đời bạn:
  1. Tình yêu
  2. Gia đình và Bạn hữu
  3. Lòng tử tế

Bạn có biết, BA điều sau đây không bao giờ chắc chắn trên đời:
  1. Sự may mắn
  2. Thành công
  3. Ước mơ

Người ta đánh giá bạn qua BA điều sau đây:
  1. Giữ chữ tín
  2. Sự chân thật
  3. Lòng tận tụy

Có BA điều hằng hữu, BA điều thật sự bất biến trên đời :
  1. Chúa Cha
  2. Chúa Con
  3. Chúa Thánh Thần
                                                                            doantrangnguyen 



Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

ĐẠO THIÊN CHÚA HAY ĐẠO CÔNG GIÁO ?


Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn


Hỏi: xin cha giải thích: Đạo Thiên Chúa là gì và khác Đạo Công Giáo như thế nào?

Trả lời:

Trong thực tế, nhiều người đã lầm lẫn khi dùng cụm từ “Đạo Thiên Chúa” hay "Thiên Chúa Giáo" để chỉ Đạo Công Giáo (Catholicism) tức là Đạo thánh mà chính Chúa Kitô đã rao giảng và thiết lập Giáo Hội trên nền tảng Tông Đồ như phương tiện để loan truyền và mang ơn cứu độ của Chúa đến cho mọi dân mọi nước cho đến ngày mãn thời gian.
Đó là Đạo cứu rỗi mời gọi mọi người đón nhận để được sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trong Vương Quốc tình yêu của Ngài.

Xét về từ ngữ (terminology) thì danh xưng Đạo Thiên Chúa nghe có vẻ hợp lý vì mục đích tôn thờ Thiên Chúa là Chủ tể vạn vật và vũ trụ. Nhưng nếu đi sâu vào nôi dung thần học, thì danh xưng này không phân biệt rõ đối tượng và mục đích tôn thờ của các tín hữu có cùng niềm tin vào Thiên Chúa (God) nói chung và Chúa Cứu Thế Giêsu nói riêng. Các tín hữu này hiện đang phân tán trong các Giáo Hội hay Đạo có danh xưng khác nhau như sau:

1- Do Thái Giáo (Judaism), hay còn gọi là Đạo Mai Sen (Mosaic Religion) là Đạo tôn thờ Thiên Chúa Yahweh, là Cha của các Tổ Phụ Abraham, Isaac và Israel (Jacob). Ngài cũng là Đấng, qua tay ông Mai Sen, đã giải phóng cho dân Do Thái thoát ách thống khổ bên Ai Cập và mang họ vượt Biển Đỏ trở về quê hương an toàn.Và cũng qua trung gian ông Mai-sen, Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái và cho cả nhân loại ngày nay Mười Điều Răn như giao ước phải thi hành để được chúc phúc và được sống với Thiên Chúa là tình thương. Tín hữu DoThái thuộc Đạo này cho đến nay vẫn chỉ tôn thờ một Thiên Chúa Yaweh độc nhất mà thôi (monotheism). Họ không có ý niệm gì về một Thiên Chúa Ba Ngôi (The Holy Trinity) vì họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, đã xuống thế làm Người để cứu chuộc nhân loại. Họ cũng không biết gì về Chúa Thánh Thần, mặc dù Kinh Thánh Cựu Ước có hé mở chút ánh sáng về Ba Ngôi Thiên Chúa qua trình thuật Ba người khách lạ đến thăm ông Abraham và được ông niềm nở đón tiếp dù không biết họ là ai. (Stk 18:1-15) .

Cũng vì không nhìn nhận Chúa Cứu Thế Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa và Phúc Âm của Người nên Kinh Thánh của Do Thái Giáo chỉ có phần Cựu Ước mà thôi.

2- Công Giáo La Mã (Roman Catholicism) chính là Kitô Giáo, tức là Đạo Cứu Rỗi do Chúa Kitô khai sinh với việc Người xuống trần gian làm Con Người, đi rao giảng Tin Mừng, chữa lành và cuối cùng chết trên thập giá để hoàn tất công cuộc cứu chuộc cho loài người khỏi chết vì tội.
Đạo Công Giáo tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi cùng một bản thể (substance) và uy quyền như nhau. Thiên Chúa của Đạo Công Giáo là Thiên Chúa của Chúa Kitô (Christian God) và cũng là Thiên Chúa của các Tổ Phụ Do Thái. Do đó, Kinh Thánh của Giáo Hội Công Giáo gồm cả hai phần Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước (New Testament)với tổng cộng 72 Sách thánh mà Giáo Hội Công Giáo dạy tín hữu phải đọc để nuôi dưỡng đời sống đức tin nhờ nghe Lời Chúa để biết sống theo đường lối của Người.

3- Chính Thống Giáo là Nhánh Kitô Gíáo Đông Phương (Eastern Orthodox Churches) đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã từ năm 1054 vì một số bất đồng về tín lý, phụng vụ và quyền bính. Cho đến nay, nhánh này vẫn chưa hiệp nhất trọn vẹn được với Giáo Hội Công Giáo La Mã dù cả hai bên đã có nhiều thiện chí và cố gắng để xích lại gần nhau. Công Giáo và Chính Thống đều có chung nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) nên có chung các bí tích hữu hiệu như nhau, mặc dù vẫn chưa thể hiệp nhất được vì một trở ngại duy nhất là vấn đề quyền bình của Đấng thay mặt Chúa Kitô để cai trị Giáo Hội. Đó là quyền bính của Đức Thánh Cha, cũng là Giám Mục Rôma, mà anh em Chính Thống chưa công nhận.

4- Tin Lành (Protestantism) là Nhánh Kitô Gíáo đã ly khai khỏi Công Giáo và Chính Thống Giáo sau những cuộc cải cách (reformations) do Martin Luther chủ xướng tại Đức năm 1517, lan qua Pháp với John Calvin, Thụy sĩ với Ulrich Zwingli .

Nhưng chính nội bộ nhánh này sau đó cũng đã phân chia thành hàng ngàn các nhánh nhỏ khác nhau như Baptists, Methodists, Lutherans, Presbyterians, Episcopalians, Pentecostals, Quakers, Church of Christ v.v. Họ cũng tôn thờ một Thiên Chúa và tin Chúa Kitô là Cứu Chúa (Savior) cũng như lấy Kinh Thánh làm nền tảng cho niềm tin và sứ vụ giảng dạy (Preaching ministry), nhưng khác biệt với Công Giáo và Chính Thống Giáo về nhiều điểm căn bản liên quan đến thần học, bí tích, phụng vụ, quyền bính và kinh thánh (họ giải thích kinh thánh theo cách hiểu riêng của họ). Thêm vào đó, cũng như Chính Thống Giáo, các nhánh Tin lành đều không công nhận vai trò và quyền bính tối cao của Đức Giáo Hoàng La Mã.Một điểm quan trọng nữa cần nói thêm là các nhánh Tin lành này đều không có nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) nên họ không có các bí tích hiệu như Công Giáo Giáo và Chính Thống trừ phép rửa mà đa số họ có.

5- Anh Giáo (Anglicanism) tức nhóm Kitôgiáo đã tách khỏi Công Giáo La Mã vì sự bất mãn liên quan đến vấn đề hôn nhân của Vua Henry VIII trong thế kỷ 16. Henry đã tuyên bố ly khai khỏi Công Giáo La Mã và tự phong làm thủ lãnh nhánh ly khai này. Nhóm này có tên chung là Anglican Communion, tức là Anh Giáo, hoàn toàn khác với Giáo Hội Anh Quốc (The Church of England) là Giáo Hội Công Giáo của nước Anh hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo La Mã (Rome)

Nhưng cách nay gần hai năm, một biến chuyển mới trong liên hệ giữa Anh Giáo và Giáo Hội Công Giáo là có một nhóm khá đông các tín hữu Anh giáo cũng với giáo sĩ của họ đã xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Để đón mừng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm cựu Anh Giáo này, Đức Thánh Cha Bê-nê-đich-Tô 16, ngày 9-11-2009 đã cho công bố Tông Thư "Anglicanorum coetibus" (Các tín hữu Anh Giáo) theo đó Tòa Thánh cho phép thiết lập các Giáo Hạt tòng nhân trong ranh giới của một số Giáo Phận Công Giáo ở Anh Quốc và xứ Wales để cho các cựu tín hữu Anh giáo được cử hành các nghi thức phụng vụ và bí tích theo nghi thức của truyền thống Anh Giáo đã được Tòa Thánh phê chuẩn.

Mới nhất, ngày 15-1-2011 vừa qua, ba cựu giám mục Anh giáo đã được tấn phong linh mục Công Giáo tại Thánh Đường Westminster, Luân Đôn. Và một trong ba tân linh mục này, cha Keith Newton đã được cử làm Quản hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, một Quản hạt tòng nhân đầu tiên mới được thành lập ngày 15-1 vừa qua để đón nhận các cựu tín hữu Anh Giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo.

Sở dĩ có việc truyền chức cho các cựu giám mục Anh Giáo là vì Giáo Hội Công Giáo không công nhận Anh Giáo có bí tích Truyền Chức hữu hiệu, nên các cựu linh mục và giám mục Anh Giáo, nếu muốn, đều phải xin thụ phong linh mục Công Giáo trước và sau này có thể có linh mục được chọn làm giám mục Công Giáo.

Lại nữa, vì Anh Giáo cho các linh mục và giám mục của họ kết hôn, nên sau khi được thụ phong linh mục Công giáo, họ vẫn được phép tiếp tục sống với vợ con.

Ngoài ra, còn phải kể thêm một tôn giáo lớn nữa cũng tôn thờ Thiên Chúa mà họ gọi là Đấng Allah. Đólà Đạo Hồi (Islam) do Muhammad sáng lập vào năm A.D. 622. Từ ngữ Islam trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “Tuân phục ý muốn của Thiên Chúa = (Submission to the will of God) nhưng Đạo này khác xa Đạo Do Thái, Công Giáo và các Nhánh KitôGíáo nói trên về nhiều mặt. Thí dụ họ chỉ coi Chúa Giêsu là một người thường, một tiên tri như Abraham, Moses, Noah v.v và kinh thánh của họ là kinh Koran.

Như vậy, không có đạọ nào gọi là Đạo Thiên Chúa (Deism) đúng nghĩa với danh xưng này cả vì trong thực tế thì tất cả các Nhánh hay Đạo mang các danh xưng riêng biệt trên đây đều tôn thờ Thiên Chúa (God) nhưng với nội dung thần học khác nhau, kể cả khác biệt về phương thế thể hiện sự tôn thờ đó (Liturgy). Nói khác đi, các Nhánh Kitô giáo và Do Thái giáo nói trên, tuy cùng tôn thờ Thiên Chúa, nhưng rất khác nhau về quan điểm thần học, bí tích, phụng vụ, mục vụ và quyền bình. Do đó, không thể gọi Đạo Công Giáo là Đạo Thiên Chúa cách chung được vì như vậy sẽ lẫn lộn với các đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều điểm như đã nói trên đây.

TẠI SAO PHẢI GỌI KITÔ GIÁO LA MÃ LÀ ĐẠO CÔNG GIÁO?

Để trả lới câu hỏi này, chúng ta cần nhớ lại từ đầu Thiên Chúa (God) chỉ tỏ mình ra cho dân Do Thái và chọn dân này làm dân riêng mà thôi: “Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươisẽ là sở hữu riêng của Ta.” (Xh 19:5)
Như thế, trước khi Chúa Giêsu xuống thế làm Con Người, chỉ có dân Do Thái được biết Thiên Chúa Yahweh là Cha các Tổ Phụ của họ, là Đấng đã giải phóng họ và ban cho họ Mười Điều Răn làm Giao ước (Covenant) mà thôi. Ngoài Dân Do Thái ra, các dân khác đều là dân ngoại (gentiles) vì không biết Thiên Chúa Yahweh của dân Do Thái.

Nhưng sau khi Chúa Giêsu giáng sinh ở Bethlehem, Chúa đã tỏ mình ra cho các dân ngoại qua ánh sao lạ ở Phương Đông, mời gọi ba đạo sĩ dân ngoại đầu tiên đến thờ lạy Chúa (x. Mt 2:1-12). Sự kiện này đã nói lên nét phổ quát (universality) của ơn cứu độ. Nghĩa là ơn này được dành cho hết mọi dân tộc, không chỉ riêng cho dân Do Thái. Vì thế, trước ngày về trời Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông Đồ: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” (Mt 28:19).

Đây là lý do vì sao Đạo của Chúa Kitô (Christianity) được gọi là Đạo Công Giáo vì mục đích phổ quát của ơn cứu độ mà Chúa đã mang đến cho nhân loại qua Hy Tế thập giá của Người. Vì thế từ ngữ “Công giáo” ở đây có nghĩa là chung, là phổ quát (universal), dành cho hết moi người không phân biệt màu da, tiếng nói và văn hóa. Như vậy từ ngữ “công giáo” (catholicam = catholique = catholic…..) không hề có nghĩa là công cộng (public) như có người không hiểu biết gì nhưng đã có ác ý dịch ẩu Đạo Công Giáo sang tiếng Anh là Public Religion. Dịch như vậy cũng tương tư như người mới học tiếng Anh đã tự ý dịch nước đá (ice) là “water stone”! Cũng vậy, nếu biết tiếng Anh đủ và có đọc sách vở viết bằng Anh ngữ về các thuật ngữ (terms) của Kitô Giáo, thì tội tổ tông, người Anh Mỹ gọi là Original sin, người Pháp gọi là Péché originel, người Tây Ban Nha gọi là `Pecado original’ chứ không ở đâu có từ ngữ “father’s sin” để chỉ tội tổ tông cả. Dịch kiểu này thì người Anh Mỹ không thể nào hiểu đúng ý của người dịch được.

Tóm lại, danh xưng phải chính xác về các vần đề tôn giáo để tránh hiểu lầm hay xuyên tạc mục đích. Cụ thể, Đạo Công Gíao (Catholicism) là Đạo mà chính Chúa Giêsu đã khai sinh và giảng dạy để mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho mọi người thành tâm thiện chí muốn đón nhận để được cứu rỗi và sống đời đời. Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội duy nhất Chúa Kitô đã thiết lập để tiếp tục rao giảng và chuyển chở ơn cứu độ đó đến cho những ai muốn tiếp nhận. Giáo Hội này được đặt dưới quyền lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng là Người duy nhất nối tiếp Sứ vụ chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô với sự hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của các Giám mục trong toàn Giáo Hội.

Đó là những nét đại cương để phân biệt Đạo và Giáo Hội Công Giáo với các Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng đang hoạt động bên ngoài Giáo Hội Công Giáo.


Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn