Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

THIÊN CHÚA ĐO LƯỜNG TRÁI TIM CHÚNG TA

SUY NIỆM
CHÚA NHẬT CHÚA BA NGÔI -  NĂM B 

 Lm Hữu Độ
Chuyện kể rằng: một hôm có chàng thanh niên vào rừng đốn củi. Đến trưa nhọc mệt anh nằm nghỉ dưới gốc cây đa cổ thụ, nhìn lên thấy cành lá rườm rà, song qủa đa nhỏ xíu. Anh thầm nghĩ, sao cây thì khổng lồ mà trái nhỏ xíu vậy tôi mà là Ông Trời thì tôi cho trái nó to như trái bí và lá nó to như lá chuối như thế mới cân xứng. Đúng là Ông Trời thiếu khôn ngoan, không biết tính toán gì cả. Thế rồi anh ngủ đi lúc nào không hay. Đang ngủ say thì một cơn gió lớn thổi mạnh làm một qủa đa rớt vào mặt anh ta. Anh giật mình thức dậy vừa xoa mặt vừa nghĩ: May quá, nếu trái đa lớn bằng trái bí thì mặt mình đã dập ra như cái bánh bao rồi. Qủa là Ông Trời khôn ngoan, biết lo liệu hơn là mình nghĩ.
Thiên Chúa sáng tạo mọi sự hài hòa và có tính toán của Chúa. Nhìn vào chính thân thể mình, chúng ta thấy là cả một công trình vừa tỉ mỉ vừa tài khéo không có đầu óc phàm nhân nào hiểu thấu. Thí dụ như chỉ trong một square inch da của chúng ta mà thôi thì trong đó có chứa tới 19 triệu tế bào của da, 60 sợi lông, 90 tuyến mỡ, 19 feet mạch máu, 625 tuyến mồ hôi và 19,000 tế bào cảm giác.
Sách Giáo Lý Công Giáo số 292 cho chúng ta biết Sáng Tạo là công cuộc của Chúa Ba Ngôi, "Được ám chỉ trong Cựu Ước, được mạc khải trong Tân Ước, hành động sáng tạo của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là một và không thể tách rời hành động sáng tạo của Chúa Cha... Sáng tạo là công cuộc chung của Ba Ngôi Thiên Chúa."
Ba Ngôi Thiên Chúa là một mầu nhiệm vượt trên mọi trí khôn thụ tạo. Mầu nhiệm này là mầu nhiệm trung tâm của Đức Tin và của sinh hoạt Kitô giáo. Nếu dùng đầu óc để tìm hiểu mầu nhiệm này thì chắc chắn chúng ta thất vọng. Nhưng may mắn chúng ta có Trái Tim để cảm nghiệm được một phần nào không phải cái "lý lẽ" của mầu nhiệm nhưng thứ "tình yêu" bao la mà Thiên Chúa Ba Ngôi dành cho chúng ta. Nghĩa là vì yêu thương mà Thiên Chúa Ba Ngôi dựng nên chúng ta, vì yêu thương mà sau khi con người phạm tội, Thiên Chúa không bỏ mặc nhưng hy sinh Người Con duy nhất của Ngài để cứu chuộc chúng ta, rồi cũng vì yêu thương mà Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta, tức là Chúa Thánh Thần tiếp tục công trình cứu chuộc của Chúa Con nơi mỗi người cho tới khi thành đạt là được hưởng Nước Trời.
Bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu cho nên khi đo lường con người thì Chúa đo ở Trái Tim chứ không ở Cái Đầu. Có nghĩa là Chúa đo mức độ chúng ta mến Chúa và yêu anh chị em chứ không đo mức độ chúng ta hiểu biết khoa học nhiều hay thông suốt nhiều ngôn ngữ.
Cứ trở lại Phúc Âm chúng ta thấy rõ điều đó: để định đoạt số phận đời đời của mỗi người thì Chúa hỏi chúng ta có làm hay không làm cho những anh chị em nghèo đói, trần truồng, lao tù, đau yếu? Để xác định chúng ta được tha nhiều hay ít thì Chúa cũng đo ở tình yêu, "Chị này được tha nhiều bời vì chị yêu mến nhiều." Để giao trách nhiệm liên quan đến người khác thì Chúa đo lường ở tình yêu, "Phêrô, con có yêu mến Thầy hơn những người này hay không?.. . hãy chăn dắt chiên con và chiên mẹ của Thầy." Để xác định chúng ta là môn đệ Chúa hay không thì Chúa cũng dựa vào tình yêu, "Các con cứ yêu mến nhau để thiên hạ nhìn thấy mà biết các con là môn đệ Thầy." Như vậy "đồng phục" của người Công Giáo là Đức Bác Ái, Yêu Thương.
Ngày nào đó con người sẽ trở về nguồn gốc của mình là tro bụi. Tất cả những hành trang chúng ta gom góp và nâng niu như: kiến thức, sức khỏe, sắc đẹp, thông minh, tài khéo.. . khi chạm tới quan tài đều biến thành con số không. Chỉ có một thứ hành trang duy nhất chúng ta có thể mang đi với mình là Tình Yêu Thiên Chúa và tha nhân.
Trong ngày lễ trọng tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta nhắc nhở mình cái chân lý này: Tôi đã được Thiên Chúa Ba Ngôi yêu thương nên Ngài dựng thành, cứu chuộc và thánh hóa. Vậy tôi phải có nghĩa vụ đáp trả lại tình yêu đó. Nợ tình phải trả bằng tình. Cuối cùng chỉ có Đức Mến là thiên thu.
Đã nhiều lần tôi trộm nghĩ, nếu bây giờ mình ra khỏi thế gian này, đứng trước tòa Chúa phán xét thì điều gì tôi hối hận nhất? Tôi không cần suy nghĩ lâu để tìm ra câu trả lời, "Điều tôi hối hận nhất là khi còn sống trên trần gian này tôi yêu mến Chúa qúa ít. Từ cái nhược điểm đó nó kéo đi theo bao nhiêu vấn đề xấu hay tiêu cực khác." Rất may chúng ta còn có thời giờ, chúng ta biết phải làm gì để bớt hối hận nhiều ở đời sau.

(Nguồn: tonggiaophanhanoi.net)

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

MỪNG LỄ CHÚA BA NGÔI



TMCNB
MNG LỄ CHÚA BA NGÔI
        (Suy niệm từ Mt 28, 16-20)

Khi Con Thiên Chúa xuống làm người,
Ngài dạy chúng ta biết Nước Trời,
Thiên Chúa Tình yêu là Tam Vị,
Ba Ngôi một Chúa, Chúa muôn loài…
                     ***
Chúa phán: mọi quyền năng dưới đất
Cũng như phép tắc ở trên Trời,
Cha Thầy trao phó  cho Thầy đủ,
Thầy dạy các con giữ lấy lời:
                  ***
Hãy cứ ra đi mà giảng dạy,
Và làm Phép Rửa cứu muôn dản,
Với nghi thức: sáng danh Thiên Chúa
Tam vị: Cha, Con và Thánh Thần.
                    ***
Như Chúa Tình Yêu hằng hợp nhất,
Đoàn chiên Giáo Hội mến thương nhau.
Hết lòng tin cậy Ba Ngôi Chúa,

Cứu độ, dưỡng nuôi, sống nhiệm mầu




Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi
               ******
Tín điều :một Chúa lại Ba Ngôi,
Mầu nhiệm cực linh, tả cạn lời…
Tạo Hoá dựng nên , nuôi vạn vật,
Ngôi Hai nhập thể, cứu  loài người.
Ngôi Ba phù trợ, hằng liên tục,
Giáo Hội tuân hành chẳng nghỉ ngơi.
Tín hữu hằng ngày dâng Thánh Lễ
Tôn  vnh danh Chúa đến muôn dời..
                         Thế Kiên Dominic

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

NHÌN LẠI MỘT HÀNH TRÌNH


Bóng người đã qua, còn đó những dấu chân! Sáu tháng Tông Đồ Cuối Tuần của tôi như một cái bóng lướt qua cuộc đời. Tuy nhiên, những ngày ấy vẫn còn lưu lại trong tôi những dấu ấn không thể nào quên.
Khởi đi từ chính tâm tưởng của con người tôi, ngày cuối tuần là ngày mà tôi dừng lại để hoàn tất những bài vở đang còn dở dang. Tuy nhiên, hôm nay tôi không được sử dụng trọn vẹn ngày này bởi vì tôi phải chia thời gian cho người khác, những người có thể đang cần đến tôi. Có lần tôi nghĩ: “Giá như hôm nay mình không phải đi tông đồ, để ở nhà hoàn thành thật tốt cho bài thuyết trình kia!” Dĩ nhiên đây là một sự chiến đấu từ trong nội tâm của tôi. Còn những khó khăn khác, như những ngày chúng tôi không có danh sách của những bệnh nhân cần rước Mình Thánh Chúa, chúng tôi không biết sẽ bắt đầu từ đâu, khởi đầu câu chuyện như thế nào… Bởi vì, không ai biết chúng tôi và chúng tôi cũng không biết ai, chỉ biết một điều, họ là bệnh nhân và tôi là người đến thăm họ. Làm sao để gặp gỡ người ta? Làm sao để người ta tin tưởng và chia sẻ những gì mà họ đang chất chứa trong lòng…? Chưa hết! Cha giải tội! “Hôm nay có nhiều người muốn xưng tội quá nhưng không tìm được một Cha giải tội!” Lòng tôi co thắt lại. Nơi bệnh viện, lúc con người đối diện với cái chết, họ muốn hồi tâm trở lại sau một hành trình sống “hoang đàng.” Đây là lúc thuận tiện đưa người ta trở về, thế nhưng lại không có một linh mục vào lúc này…
Thật vậy, đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, ngồi trên lưng của những đau đớn bệnh tật, con người ta muốn hoán cải, muốn tâm sự, muốn được chia sẻ, nâng đỡ, để bản thân mình được thanh thản, để vơi đi những băn khoăn khắc khoải cũng như những lo lắng và thất vọng. Nơi ấy, có những người trẻ cảm thấy thất vọng về tương lai của họ; những người già thì hối tiếc về một quãng đời sai lầm lạc bước; có những người khác bị dày vò bởi con cái thiếu trưởng thành; người thì tán gia bại sản bởi vì chữa trị bệnh tật; có người cả phần lớn cuộc đời sống nơi bệnh viện; có người mà lương thực chủ yếu của họ là thuốc men; có những người con cháu thăm nuôi đầy đủ nhưng vẫn cảm thấy cô đơn; có những người một thân côi cút nơi giường bệnh; có những người lạc quan trong cơn bệnh; có những người thanh thản, sẵn sàng ra đi vì có một niềm tin mạnh mẽ nơi Thiên Chúa… Đứng trước những con người ấy, tôi chỉ giống như một người câm điếc, lắng nghe họ bằng con tim, nói với họ bằng ánh mắt đồng cảm. Ước gì tôi có thể làm dịu đi những nỗi đau, hay là tiếp thêm và củng cố sức mạnh niềm tin của những con người mà tôi gặp gỡ mỗi tuần.
Không vô ích cho những gì mà bản thân tôi phải chiến đấu trong chính nội tâm mình để bước ra khỏi những trang sách, khỏi dán mắt vào những con chữ để đến với những con người thực bằng những cái gì rất thực của con người tôi. Chính những khó khăn của việc không ai biết chúng tôi là ai, chúng tôi cũng không hề biết họ trước, lại đưa chúng tôi đến kinh nghiệm gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người, không phân biệt lương giáo hay giàu nghèo, già trẻ hay bệnh tật; ốm đau hay khoẻ mạnh… Cũng nhờ việc chúng tôi không tìm được một Cha giải tội cho một số hối nhân lại là một cơ hội để tôi nhìn thẳng vào chính nội tâm của mình để thấy con tim khao khát phục vụ cũng như để thấy giới hạn của bản thân mình. Qua những tâm tình và chia sẻ của những bệnh nhân cũng như thân nhân của họ, bản thân tôi cảm nhận được nhiều khuôn mặt của đời sống, thấy thực trạng, giới hạn của con người, cùng với những mong ước khát vọng sâu thẳm nơi mỗi cuộc sống con người. Nhờ đó, tôi có thêm nhiều kinh nghiệm quý để chia sẻ và cảm thông với người khác.
Mười chín lần tới bệnh viện trong kinh nghiệm tông đồ đã qua để lại trong tôi những dấu ấn khó phai, đó là cuộc chiến đấu với con người nội tâm của tôi, cũng như những khó khăn của tha nhân. Những kinh nghiệm này không chỉ giúp tôi nhận thấy những thao thức từ phía bản thân, mà còn đem đến cho tôi nhiều lợi ích cho đời sống thiêng liêng, và cho tôi thấy được khát khao phục vụ người nghèo của mình. Ước mong sao bản thân tôi và tất cả anh em được hun đúc bởi ngọn lửa tình yêu nhiệt thành tông đồ; mong sao những người mà chúng tôi gặp gỡ có được một ánh sáng hy vọng cho cuộc đời họ.
Như Thế

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẸ MARIA





Thứ Bảy Đầu Tháng 
Kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria

♥ Sự Sùng Kính trong Những Thứ Bảy Đầu Tháng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria đã được đề cập lần đầu tiên do Đức Mẹ Fatima vào ngày 13 tháng 7 năm 1917. Sau khi cho ba trẻ em, Francisco, Jacinta and Lucia, thấy thị kiến về hỏa ngục, Mẹ đã nói, "Các con vừa nhìn thấy hỏa ngục nơi các linh hồn tội lỗi rơi xuống. Để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới sự Sùng Kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Nếu những gì Mẹ nói cho các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình... Mẹ sẽ đến và yêu cầu... Sự kết hợp việc đền tạ vào những ngày Thứ bảy đầu tháng ..."
Tám năm sau đó, vào ngày 10 tháng 12 năm 1925, Đức Mẹ và Chúa Giêsu Hài Đồng đã hiện đến Lucia, thị nhân chứng kiến sự hiện ra ở Fatima còn sống sót cuối cùng, tại dòng tu ở Pontevedra, Tây ban nha. Đức Mẹ đã đặt tay trên vai Lucia và để lộ ra một trái tim bị đeo vòng gai nhọn.
Chúa Giêsu Hài Đồng đã phán: "Hãy thương hại Trái Tim Đức Mẹ Cực Thánh của Mẹ các con đã bị bao phủ bởi những gai nhọn do loài người vô ơn đâm xuyên qua từng giây phút, và vì không ai làm việc đền tạ ..."

♥ Làm việc Sùng Kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria như thế nào?
Sự Sùng Kính bao gồm những việc làm sau đây, trong 5 Thứ bảy đầu tháng liên tiếp, với ý nguyện đặc biệt cho việc đền tội về 5 sự xúc phạm nghiêm trọng nhất của loài người chống lại Đức Nữ Đồng Trinh:
1.    Đi xưng tội (trong vòng 8 ngày trước hoặc sau ngày Thứ bảy đầu tháng)
2.    Rước Thánh Thể
3.    Lần hạt năm chục kinh Mân Côi
4.    "Cùng với Mẹ trong mười lăm phút chiêm ngẫm mười lăm mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi." Việc này khác với sự lần hạt năm chục kinh Mân Côi ở trên, và nên thực hiện trong sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Nhà Tạm hoặc trước Mặt Nhật với Thánh Thể bên trong.

Chúa Giêsu Kitô Hài Đồng và Mẹ Chí Thánh của Ngài đã ban những lời hứa rất lớn lao và gần như khó tin này cho những ai thực hiện và quảng bá việc Sùng Kính 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng:

1. Sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Maria lúc lâm tử với những ân sủng cần thiết cho sự cứu rỗi.

2. Sự cứu rỗi cho các linh hồn tội lỗi và mang đến hòa bình do kết quả của sự truyền bá việc Tôn Sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.