Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

CHẶT TAY BỎ ĐI





                                                (Cảm nhận từ Mc 9, 38-47)

Không chống đối là ủng hộ

Cộng đoàn dân Chúa hôm nay
Nghe lời Chúa dạy điều này phải lo
Rằng khi Gioan tông đồ
Lạy trình lên Chúa dạy cho thế nào:
“Kẻ kia quê quán nơi nao
Dám nhân danh Chúa đẩy nhào quỷ ra?”
Chúng con đã cấm người ta
Chúa rằng: “Điều đó cũng là đáng tin
Các con cứ để họ yên
Phận mình, mình giữ, chẳng phiền việc ai.
Các con hãy nhớ điều này
Không ai chống đối ta nay an lành
Đó là ủng hộ chân thành…”

Chặt tay bỏ đi

Nhớ câu gần mực thì đen
Gần nơi tội lỗi chớ nên coi thường
Đây lời Chúa dạy rõ ràng
Tay nên dịp tội sẵn sàng chặt đi
Nhớ rằng dịp tội bất kì
Sa vào vùng nó ắt thì buông xuôi
Cụt tay mà giữ trọn đời
Xác hồn trong sạch ắt thời Chúa thương
Khi nào tới nước Thiên Đường
Đôi tay nguyên vẹn đường đường con Cha.

Thế Kiên Dominic


Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

TƯỚNG QUÂN


Suốt cuộc đời, thế nào cũng có lúc ta bị hàm oan. Trừ khi là bậc tu trì, xem chuyện hàm oan như một cây Thập Tự cần vác, ít là để thử thách đức nhẫn nhục, có khi lại là một phương thế như là “cửa hẹp” để vào Thiên Quốc. Hoặc trừ khi là kẻ cố đấm ăn xôi, vì có thể sau lưng câu chuyện chẳng hay ho ấy lại là cả một mối lợi nào đó lớn lao gấp bội, để đổi lại việc đôi tai phải nghe những lời ác khẩu gièm pha kia. Nhận tội cho ai đó để được đền bù một số tiền kếch sù, không lẽ không là một tỉ dụ cụ thể cho những trường hợp này hay sao?
Vẫn biết cuộc đời là phù du: Người mến ta hôm nay đến nỗi ta chia sẻ mọi tâm tình sâu kín, ngày mai đã thành kẻ không đội trời chung; Những điều ta từng sẻ chia lại trở thành mối họa cho chính mình. Vẫn biết lòng người thay đổi khó lường, nhưng mấy ai không cố tìm cho mình đồng minh, dù biết đâu mai kia chính những kẻ kề cận mình lại chẳng sớm kề dao vào cổ mình hăm dọa! Phù du là thế và đổi thay là thế, nhưng ai cũng cần thấy phải bảo vệ “thanh danh” của mình trước mọi lời gièm pha, và đôi khi, trước sự thật!
Sao lại thế nhỉ? Cứ xem kỹ các chính trị gia! Họ suốt đời tìm kiếm sự ủng hộ của người khác. Và cũng suốt đời bới lông tìm vết nơi những đối thủ của mình chỉ để bôi nhọ họ: Một hình thức tự đánh bóng mình lên cho mọi người…chiêm ngưỡng! Do vậy, bất cứ một dấu vết gì của họ còn sót lại có nguy cơ sẽ làm hoen ố chiếc áo mọi người thấy còn trắng tinh, sẽ phải tẩy xóa với chất tẩy rửa mạnh nhất. Bất cứ lời ong tiếng ve nào khiến hình ảnh của họ bị lu mờ trước con mắt trần gian mau thay đổi khẩu vị, cũng sẽ bị bịt kín bằng đủ thứ gọi là thủ đoạn!
Vì họ háo danh. Vì họ muốn đường hoàng bước vào vùng sáng của vuông sân khấu đầy mầu sắc rực rỡ! Vì họ muốn bước lên ngai với tiền hô hậu ủng cùng những ánh mắt thèm thuồng, và cả những cái gục đầu chấp nhận thua cuộc của đối thủ! Họ muốn khi bước vào cung điện nếu không được trăm phần trăm dân chúng tung hô, thì cũng mười mươi là hài lòng chúc tụng! Và hạnh phúc thay ai đó chẳng có cái gì phải che đậy mà vẫn hiên ngang bước vào cung cấm.
Ông tướng chính vì mất một cánh tay ngoài trận tiền mà khi về triều đình, không chỉ toàn dân reo hò đón rước, mà ngay cả đức vua cũng thân chinh ra chào đón. Cánh tay còn lại khiến ông còn oai vệ gấp bội phần, hơn là khi còn lành lặn nhưng trở về với dung mạo kẻ thua trận…
Vậy thì, nếu Chúa dặn dò: “…Thà chột một mắt mà được vào Nước Trời, còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hỏa ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt”, thì lời dặn dò ấy quá là tuyệt vời!

                                                                                                                  LAM TRẦN 26.09.2015

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Ý NGHĨA BỨC HỌA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM


 Đây là bức tranh được trưng bày trong đại lễ suy tôn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày 19-06-1988 tại quảng trường thánh Phêrô tại Roma, do họa sĩ Gordon Faggetter trình bày.

                         

Bức tranh lấy cảm hứng từ câu 9 trong đoạn 7 của sách Khải Huyền : "Tôi đã thấy một đoàn người đông đảo không tài nào đếm nổi, thuộc mọi nước mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng rước ngài Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế"
Theo Thánh Gioan, đám người đông đảo tượng trưng cho muôn vàn vị Tử Ðạo trong lịch sử Giáo Hội hoàn vũ đã bỏ mình vì trung kiên với Thiên Chúa, và hiện nay đang vinh hiển trong cõi hoan lạc trường sinh. Còn trong Giáo Hội VN, 117 Thánh Tử Ðạo tượng trưng cho trên dưới 130,000 bạn đồng hành đã anh dũng hy sinh mạng sống trong suốt 261 năm bách hại: từ sắc chỉ cấm đạo đầu tiên năm 1625, cho tới hết thời Văn Thân (1886).

Đứng hàng thứ nhất chính giữa hình là sáu vị đứng đầu danh sách 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, được XƯỚNG DANH trong nghi thức SUY TÔN đó là : Linh mục Anrê Dũng Lạc, Thanh niên chủng sinh Tôma Thiện và Cụ Trùm gia trưởng Emmmanuel Lê Văn Phụng, đại diện chính thức cho 96 vị thánh Việt Nam, thuộc ba miền Bắc Trung Nam.

Hai giám mục Dòng Đaminh Hermosilla Liêm và Valentino Vinh, đại diện cho 11 thừa sai Tây Ban Nha Dòng Đaminh (6 giám mục – 5 linh mục) và 27 vị khác quốc tịch Việt Nam thuộc gia đình Đaminh, (11 linh mục, 6 thày giảng, 3 linh mục và 7 giáo dân dòng Ba Đaminh)

Linh mục Théophane Vénard Ven, (áo chùng đen, cổ có ba gạch trắng) đại diện cho 10 thừa sai Pháp thuộc Hội Thừa Sai Paris. (gồm 2 giám mục, 8 linh mục). Cũng ở hàng đầu từ trái qua phải là : Linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh, Hai vị Dòng Đaminh tử đạo tiên khởi trong danh sách 117 là cha Vinhsơn Phạm Hiếu Liêm là cha Castaneda Gia (quỳ phía trước).

Quỳ phía bên phải : Quan Thái bộc Micae Hồ Đình Hy.

Sau lưng là ba vị gia đình cụ Án Đaminh Phạm Trọng Khảm, với con trai Luca Phạm Trọng Thìn và người em Giuse Phạm Trọng Tả.

Riêng thánh nữ Annê Lê Thị Thành cũng đứng ngay gần giữa bức tranh, đại diện duy nhất của nữ giới Giáo hội Việt Nam. Thánh nữ đã 60 tuổi, nhưng họa sĩ đã xin phép được vẽ trẻ hơn một chút tính theo tuổi của Nước trời.

Họa sĩ Gordon Faggetter còn chủ tâm vẽ rải rác trong bức họa đủ tám mũ Giám mục, thêm 24 Linh mục triều mặc lễ phục trắng đeo dây stola đỏ, và 7 Thánh Binh trong y phục quân nhân.Dưới chân bức họa là một số dụng cụ gia hình trong các cuộc tử đạo : gông cùm, xiềng xích, dây thừng thắt cổ, roi đòn, kìm kẹp và thanh đao xử trảm.

Cụm hoa sen chỉ ý nghĩa trong sáng của cuộc đời 117 vị thánh, theo biểu tượng văn hóa Việt Nam, Sen tượng trưng người quân tử : "Trong đầm gì đẹp bằng sen… gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

Phía sau bức tranh là giang sơn gấm vóc của đất Việt, tượng trưng bằng một số KIẾN TRÚC :

- Chùa Một Cột (Bắc), chùa Thiên Mụ (Trung) và chợ Bến Thành (Nam)

- Và 5 ngôi thánh đường :


Chính tòa Sài Gòn: nơi còn bảo toàn hài cốt một số các vị Tử Ðạo miền Nam;

La Vang (Huế): chỗ Ðức Mẹ đã hiện ra an ủi đoàn con bị truy nã vì tin theo Chúa Giêsu Kitô (1789);

Phát Diệm: ngôi thánh đường duy nhất theo kiến trúc Á Ðông, và là nơi vị linh mục chánh xứ Trần Lục xưa kia đã một thời bị bách hại (1858),và bị đầy trên Lạng Sơn (1859-1860);

Bùi Chu: giáo phận đã đóng góp con số tử đạo nhiều nhất (26 vị trong số 117), vì thế mà vẫn là nơi sản xuất dân số Công Giáo đông nhất trong 26 giáo phận Việt Nam;

Chính tòa Hà Nội: một trong hai giáo phận đầu tiên tại Bắc Việt (1679), là xuất xứ của nhiều vị Tử Ðạo (16 vị, trong đó có Cha Thánh Anrê Dũng Lạc).

- Mở rộng đến tận chân trời là biển khơi và cánh đồng lúa, chính là môi trường truyền giáo của các con cháu các vị Anh Hùng. Họ được kêu mời thêm tin tưởng vững bước tiến vào tương lai. Vì từ trên cao, Đức Kitô với một tay mở rộng đón đợi và một tay đang chúc lành, như muốn lập lại lời Ngài xưa : "Trong thế gian anh em sẽ còn phải gian nan khốn khó, nhưng can đảm lên, Thày đã thắng thế gian"

(Trích "Uống nước nhớ nguồn" của LM-PX- Đào trung Hiệu)





Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

ÓC GANH TỴ

(www.40giayloichua.net)

SUY NIỆM 
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN NĂM B -  27/9/2015 

Khi ấy có một số người không thuộc nhóm 12 tông đồ. Họ thấy Đức Giêsu làm nhiều phép lạ, rồi họ thấy các tông đồ tuy không phải là Chúa nhưng nhờ danh Chúa mà cũng làm phép lạ được. Thế là họ cũng nhân danh Đức Giêsu và họ cũng làm được một số phép lạ. Thấy vậy, tông đồ Gioan bực tức, đã ngăn cấm họ và báo cáo lại cho Đức Giêsu biết. Gioan tưởng cấm vậy là đúng, bởi vì những người đó không phải tông đồ Chúa cho nên họ không có quyền nhân danh Chúa mà làm phép lạ. Nhưng Đức Giêsu bảo đừng ngăn cấm họ. Và Đức Giêsu còn nói một câu rất hay mà chút nữa chúng ta sẽ suy gẫm, Chúa nói “Ai không chống lại Ta thì thuộc về Ta”.
Qua câu chuyện trên, điều chúng ta nên lưu ý là: cái óc ganh tỵ đã có sẵn trong con người từ thuở rất xa xưa, nó vẫn còn tiếp tục ở trong con người ngay trong thời Tân ước. Nó ở ngay trong những con người vốn là những người thân cận của Chúa, như ông Giôsuê sau này sẽ lãnh đạo dân Chúa tiến vào Đất Hứa, như chính thánh Gioan một tông đồ được Đức Giêsu yêu thương nhất. Đó là óc ganh tỵ bè phái vì danh Chúa. Nói “Óc ganh tỵ bè phái vì danh Chúa “bởi vì ganh tỵ có tới ba cấp bực:
. Cấp thứ nhất là ganh tỵ: đó là thói xấu khiến cho người ta khó chịu bực bội khi thấy người khác cũng làm được một việc hay việc tốt như mình hoặc còn hay hơn, tốt hơn mình nữa.
. Cấp thứ hai là ganh tỵ bè phái: là ganh tỵ với người không thuộc phe nhóm của mình.
. Cấp thứ ba là ganh tỵ bè phái vì danh Chúa: nghĩa là những người tín hữu Chúa, những người có đạo ganh tỵ với những người không có đạo khi những người không có đạo này làm được những điều hay điều tốt.
Phải nhìn nhận rằng người có đạo thường mang đầu óc tự tôn. Họ lý luận rằng bởi vì Chúa của mình là toàn năng, toàn thiện cho nên đạo của mình phải là đạo tốt nhất, hay nhất. Do đó chỉ có đạo của mình mới có thể làm được những việc hay việc tốt. Khi thấy những người không có đạo dự tính làm điều này điều nọ thì nghĩ thầm rằng chúng nó sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu. Thế nhưng người ta đã làm việc thành công, thì khi đó những người có đạo tức bực, tìm cách nói xấu, xuyên tạc để hạ giá thành quả của những người kia vì họ không thuộc đạo của mình. Trong quá khứ, chúng ta đã thấy có những vụ thiên tai bão lụt. Các tổ chức bác ái công giáo đã hết lòng quyên góp cứu trợ. Những người công giáo rất hãnh diện với những cuộc cứu trợ do Giáo Hội Công giáo đứng ra tổ chức. Cũng có những nhóm khác cũng làm việc từ thiện cứu trợ như vậy, nhưng một số người Công giáo tỏ ra nghi ngờ và khinh chê việc làm của những nhóm kia cho rằng họ sẽ chẳng làm tới đâu, có làm được thì cũng mất mát, tham ô tùm lum, phẩm vật cứu trợ không hoàn toàn tới tay các nạn nhân. Đó là một thí dụ về cái óc ganh tỵ bè phái vì danh Chúa.
Nhưng Chúa không chấp nhận như thế đâu. Đức Giêsu đã đưa ra một nguyên tắc “Ai không chống lại Ta thì phải kể như là thuộc về Ta”. Nguyên tắc này độc đáo vì nó đi ngược lại với nguyên tắc người ta vẫn thường theo từ trước tới giờ. Người ta thường nghĩ “Ai không theo ta tức là kẻ chống ta”, hoặc “Ai không phải là bạn ta thì là kẻ thù của ta”, hay hơn nữa “Ai làm bạn với kẻ thù ta thì cũng là kẻ thù của ta”. Những nguyên tắc vừa kể biểu lộ một tâm lý tự tôn và độc tôn: chỉ có phe nhóm của mình là hay, loại trừ tất cả những ai không thuộc về phe nhóm mình. Còn nguyên tắc của Đức Giêsu là một nguyên tắc cởi mở, rộng lượng, nới rộng vòng tay hợp tác: tất cả mọi người, miễn là họ không chống lại ta, cho dù người đó không thuộc đạo ta, cũng phải coi là bạn của ta; cũng phải hợp tác với họ.
Giữa xã hội ngày nay, con số những người có đạo chỉ là một con số nhỏ. Nếu những người có đạo cứ khư khư với đầu óc tự tôn và độc tôn thì họ sẽ trở thành lẻ loi, sẽ bị cô lập giữa xã hội. Còn nếu những người có đạo biết thực hành nguyên tắc của Đức Giêsu đề ra thì họ sẽ sống chan hòa với những người khác, sẽ có rất nhiều cơ hội để cùng với những người khác thực hiện biết bao nhiêu điều tốt mà Chúa muốn họ làm.
Vả lại, Chúa đâu phải chỉ muốn cho những người có đạo làm việc tốt, mà Chúa muốn cho mọi người đều làm việc tốt. Chúa cũng đâu có cần những người có đạo chúng ta khi làm được một việc tốt thì phải dán nhãn hiệu đạo lên việc tốt đó, phải ký tên mình lên việc tốt đó. Điều mà Chúa muốn là có những việc tốt đã được làm.
Chúng ta hãy cố gắng sống theo tinh thần Tin Mừng Chúa: đừng ganh tỵ, đừng giữ đầu óc bè phái… nhưng cố gắng sống chan hòa với mọi người, cùng với mọi người thực hiện những điều tốt, những việc làm có ích cho tha nhân, cho xã hội.

(Nguồn : menchuayeunguoi.com)


Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

TRĂNG NGÀY XƯA






Mời nghe nhạc phẩm có thể là xa xưa nhất của Việt Nam viết về Trung Thu 

THẰNG CUỘI
Sáng tác : LÊ THƯƠNG
Bé Nguyễn Ngọc Phương Nhi hát




và một nhạc phẩm là lạ viết về Trăng
NGỠ ĐÂU TRĂNG ĐÃ QUA ĐỜI
Sáng tác : VÕ THIỆN THANH
Quang Linh trình bày



Trăng đi đâu thế gian trông chờ
Trăng đi đâu hắt hiu mái chùa
Nhà sư khóc, nhà thơ nhớ
Đôi gái trai giận hờn
Trăng đi đâu để tôi thẩn thờ
Tôi lơ ngơ bước rơi xuống hồ
Vừa thức giấc

Ồ may quá, giấc mơ đây mà!
Đêm hôm qua ngước lên trên trời
Trăng mười lăm ngỡ trời sẽ sáng
Nhưng than ôi ánh trăng đâu rồi
Trăng bỏ đi cho đêm cũng chơi vơi
Trăng đi đâu lũ em thơ chờ
Không còn trăng không còn cổ tích
Trăng đi đâu bóng cau lặng lờ
Cho chùm thơ rơi rớt ơ hờ
Trăng đi đâu thế gian trông chờ
Trăng đi đâu hắt hiu mái chùa
Nhà sư khóc, nhà thơ nhớ
Đôi gái trai giận hờn
Trăng đi đâu để tôi thẩn thờ
Tôi lơ ngơ bước rơi xuống hồ
Vừa thức giấc
Ồ may quá, giấc mơ đây mà!
Đêm hôm qua ngỡ trăng qua đời
Đêm mười lăm không còn trăng sáng
Bao em thơ vứt đi lồng đèn
Cho dòng sông trong đêm tối cuốn trôi
Đêm hôm qua ngỡ trăng qua đời
Bao người đi lên chùa sám hối
Nhưng câu kinh cổ xưa không còn
Chỉ là trang giấy trắng vô hồn
Trăng đi đâu gái quê trông chờ
Trăng đi đâu tái tê câu hò
Đò bỏ trống, dòng sông khóc
Cô gái không lấy chồng
Trăng đi đâu mối duyên lỡ làng
Tôi lơ ngơ đánh rơi chén vàng
Vừa thức giấc
Ồ vui quá, ấy giấc mơ đây mà.





Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

PHƯƠNG PHÁP NGƯỢC


“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9: 35)


Phương pháp rất quan trọng trên con đường thành công. Có thể nói là yếu tố quyết định. Nếu phương pháp đúng sẽ dẫn ta tới đích mình mong muốn; và cũng thế, nếu phương pháp sai thì sẽ dẫn ta càng ngày càng xa mục đích, xa điều mình mong muốn. Phương pháp là chìa khóa để thành công!
Trong cuộc sống hay trong học tập nghiên cứu, khi ta đi tìm kiếm để đạt được cái gì theo lẽ bình thường, lẽ tự nhiện của sự kiện, của vấn đề thì người ta gọi đó là Phương Pháp Thuận. Nhưng trớ trêu thay, có nhiều thứ trên đời ta không thể dùng phương pháp thuận để chứng minh, để đạt được mục đích, đạt được điều mình mong muốn. Khi đó ta lại phải dùng phương pháp đảo nghịch hay thường gọi là Phương Pháp Ngược.
Cùng thử suy nghĩ vài trường hợp về phương pháp ta vẫn hãy sử dụng trong cuộc sống mà ta không để ý.
Sống ở trên đời suy nghĩ một khát vọng sâu xa nhất của chúng ta là đi tìm HẠNH PHÚC CHO MÌNH. Mục đích này hoàn toàn đúng, và đúng với ý định tạo dựng của Thiên Chúa. Để có hạnh phúc cho mình, một lẽ tự nhiên (phương pháp thuận) ta phải đi tìm để sở hữu những thứ mang lại hạnh phúc cho mình. Thế nên chúng ta nghĩ ngay đến việc phải sở hữu cho mình nhiều thứ trong tay: như quyền bính, tiền bạc… Đến lúc đó, ta dùng những thứ mình sở hữu được để điều khiển, để chi phối người khác phục vụ cho hạnh phúc của chúng ta. Tuy nhiên, HẠNH PHÚC không đến với chúng ta khi chúng ta dùng phương pháp thuận thì phải??? Hạnh phúc đích thực không đến từ sở hữu, mà đến từ sự trao ban, đến từ sự cho đi. Quyền bính đích thực không đến từ RA LỆNH, mà đến từ PHỤC VỤ
“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9: 35)
Trong học tập, thông thường ta nghĩ đi học là để ĐÓN NHẬN (phương pháp thuận) từ thầy giáo. Có thể điều này đúng, nhưng không đủ!
Ở VIỆT NAM, nhiều bậc phụ huynh mỗi khi con đi học về thường hỏi: hôm nay con làm bài được mấy điểm? Nếu con được điểm cao thì phụ huynh vui mừng (còn ra phần thưởng để con được điểm cao nữa), và nếu con điểm thấp thì phụ huynh tìm cách khắc phục. Điều này này cần nhưng chưa đủ. Việc học như thế đơn thuần chỉ là đón nhận kiến thức (mãi mãi là người đi ăn xin, mãi mãi là người làm theo sự đòi hỏi, hướng dẫn của người khác, người đi làm công suốt đời).
Ở một số nước PHƯƠNG TÂY, nhiều phụ huynh khi con đi học về thì thường hỏi: hôm nay cô giáo có quan tâm tới con không? Hôm nay các bạn ở trường đối xử với con thế nào? Việc học không dừng lại ở việc đơn thuần tìm kiếm sự hiểu biết, mà vươn tới mức tương quan trong cuộc sống.
Ở NHẬT, nhiều phụ huynh mỗi khi con đi học về thường hỏi: hôm nay con đi học phát biểu được mấy lần. Học ở đây không dừng lại ở đón nhận hay sự quan tâm nữa, mà là đã đóng góp gì cho lớp học (phương pháp ngược).

Cùng suy nghĩ và hành động theo lời kinh Hòa Bình (Phương Pháp Ngược) của Thánh Phanxicô Assisi:
Lạy Chúa xin hãy dạy con, tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.    

-- 
Francis Quảng Trần C.Ss.R
Mission Church, Boston
(Mai Hương chuyển )                           
                                                            

                                        Mời nghe KINH HÒA BÌNH 

Nhạc của Lm Kim Long
Trình bày : Lm Nguyễn Sang 

                                    

                              
"Con và các bạn thương yêu nhau mặc dù khác màu da"



Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

ĐỘI TRƯỞNG HÙNG TÂM (4 - HẾT)

IV
GỬI EM ĐỘI TRƯỞNG
**********************************************************
Em có trách nhiệm  đối với các linh hồn .
Em là Trưởng trong Thành Chúa .
Em đại diện Chúa Giê su bên cạnh chúng bạn .
      Để làm anh , chị chúng .
      Em nhớ luôn Em là Em Chúa Giê su  .
Tay Em hãy nắm chặt tay Cha để ngài hướng dẫn .
Em hãy nghe lời Chúa : “ NGƯỜI TRƯỞNG Ở GIỮA CÁC CON LÀ KẺ HẦU HẠ “ .
Tôi tớ - Hướng đạo – Huấn luyện  viên – Tông đồ .


*

Châm ngôn và luật của em

Đội Trưởng có một câu châm ngôn : PHỤC DỊCH . Đó là châm ngôn của hết thảy các Trưởng Kitô hữu .
Tôi không dám giải thích cho em châm ngôn đó , vì lẽ Chúa làm rồi ; và ai có thể thêm vào lời Chúa ?
Em hãy nghe Chúa dạy các Tông đồ : “ Thầy ở giữa các con như người đày tớ . Thầy không đến để được hầu hạ mà là để được hầu hạ các con . Trong các con , Người Trưởng hãy như người hầu hạ : ai muốn làm đầu trong các con , hãy làm đầy tớ các con “ .
Trưởng ,  phục dịch luôn ! Giữa chúng ta , nhận chỉ huy một Đội không trông mong gì khác  .
“ Danh dự là phục dịch , mà phần thưởng cũng vẫn là phục dịch “ .
Đội Trưởng có một điều luật  .
Một Đoàn Hùng Tâm rất cừ ở miền Bắc , Đoàn Wasquehal , đã đề xướng , được nhiều Đoàn tán thành ; ngày nay, nghiễm nhiên là điều luật của Đội Trưởng  . Em nên ghi vào Sổ Trưởng , nhưng nhất là ghi vào tâm trí em , và đôi lúc trước mặt Chúa , em hãy thong thả đọc lại và tự vấn xem em đã trung thành giữ đến mực nào .
Điều luật đó không dài , cũng dễ thuộc lòng .
1-   Trưởng là một huấn luyện viên ,
Khắp nơi khắp chốn luôn luôn đứng đầu .
2-   Trưởng trước nghĩ về bao người khác ,
Không ngang tàng hiếp đáp anh em .
3-   Trưởng mau tùng phục cấp trên ,
Trưởng còn biết đoán trước xem lệnh gì .
4-   Trưởng luôn có cái nhìn ngay thẳng ,
Nói thật , lòng trong trắng hơn người .
5-   Trưởng luôn hòa nhã vui tươi ,
Khó khăn Trưởng vẫn mỉm cười hát vang .
6-   Trưởng làm chủ đường gân khí sắc ,
Không khi nào đánh đập đoàn sinh .
7-   Trưởng năng rước lễ ,  hãm mình ,
Cho an hem , Trưởng cầu xin không ngừng .
8-   Với Cha , Trưởng một lòng tín nhiệm ,
Cha dắt dìu tới Chúa Giê su .

Mấy lời tâm niệm sớm trưa ,
Nhưng điều quan trọng là đưa thực hành .
Em , Trưởng nhỏ , ngày nào đó ta sẽ cùng nhau đem giải thích luật này . Từ nay nó phải là luật sống của em . Hãy xin Chúa ban ơn cho em giữ trọn vẹn vì Chúa là mô phạm của thủ lĩnh , và theo gương Chúa , là nhìn ngắm việc Ngài làm cùng với các Tông đồ , một đội tiên khởi của Ngài , em sẽ học biết nghề làm Trưởng  .
Và vì làm Trưởng là nắm một phần nhỏ mọn uy quyền của Chúa Giê su , Anh cả chúng ta , em nhớ luôn luôn theo gương Chúa , em không là ai khác  NGƯỜI ANH NGƯỜI CHỊ CỦA CHÚNG BẠN EM .

*

Huy hiệu Đội Trưởng

Đó  là một sao nhỏ sang chói em hiên ngang đeo trên mũ  bên phải thánh giá .
Nó phân biệt em với chúng bạn , nó chỉ cho mọi ngừơi biết em là Trưởng , là người hướng dẫn :  thật là trang trọng !
Ánh sáng ? Với linh hồn , chỉ có một ánh sáng thật , ánh sang Chúa Giê su Ki tô  đã đến thế gian . Và ánh sáng nơi em , Đội Trưởng , chỉ là tia phản chiếu bé nhỏ , tôi nói gần như một chút xíu  ánh sáng của Chúa .
Em thấy ở nhà thờ , ông từ đốt nến chầu , trẻ em trố mắt nhìn cái công việc thích thú đó : một chút ánh sáng nhấp nháy trên đầu cần dần dần đã đốt cháy cả hàng nến .
Ánh sáng Trưởng cũng thế , tức là những đức tính tốt của em , hùng dũng , hăng hái , lòng tốt , tình anh em , dịu dàng , tinh thần hy sinh , tất cả sẽ lôi cuốn tâm hồn chúng bạn lại với em ; mà nó chỉ “ cháy sáng “ khi liên kết với Chúa Giêsu  là ánh sáng duy nhất  , Thủ Lĩnh duy nhất . Ánh sáng Chúa nơi tâm hồn người khác , nhiều khi , vì liên đới , chỉ có thể cháy sáng nhờ em , vì chính em sẽ đem đến cho họ ánh sáng đó .
Đây là ý nghĩa chiếc sao của em . Nó không phải để nói với người khác : “ Coi chừng , cái loa , thượng cấp đây , liệu mà kính trọng cho phải phép “ !
Có nó đấy là để nhắc nhở em , Đội Trưởng , cái lý tưởng của em những trách nhiệm , lời tuyên hứa . Hãy gắng sức HẦU HẠ Chúa , các Trưởng và anh em chúng bạn . Giải bày ánh sáng  cho người khác chẳng là phục dịch phi thường sao ?
Em , Trưởng nhỏ , em nên suy nghĩ điều này : khi trao chiếc sao cho em , Cha có thể nói với những lời Đức Giám mục  nhắn nhủ trong trường hợp trang trọng hơn , khi ngài truyền chức bốn :
 …..Giữa xã hội hư hỏng đồi bại , con phải như ngọn đuốc sáng , vì con sở hữu lời hằng sống …. Hãy làm người con của ánh sáng … và ánh sáng  hữu hình con mang trên mình (huy hiệu Đội Trưởng ) phải phản chiếu ánh sáng  vô hình mà gương sáng và đời sống con phải gieo rắc khắp nơi .
Em hãy nhớ tới câu chuyện , ai cũng biết , ngày kia một vì sao huyền bí đã hiện ra trước mắt các nhà bác học Đông Phương . Các ông dán kính vào để coi cho chắc có phải ảo tưởng không . Rồi , các ông nghiên cứu sách các tiên tri trong nước để tìm lời chỉ dẫn . Các ông lên đường trên lưng lạc đà theo hướng sao soi chiếu .
Em biết , các ông đã tìm thấy một Hài Nhi trong hang bò lừa tiều tụy . Hài Nhi có vẻ như hài nhi khác , nhưng tâm hồn các ông được ơn Chúa soi sáng đã hiểu và xúc động : Các ông liền phủ phục thờ lạy Hài Nhi Giêsu , ánh sáng thật .
Ánh sáng đó , Trưởng mến , còn ít người biết tới .
Chẳng là buồn khi nghĩ đến bao anh em đáng thương kia không nhận biết Hài Nhi Giê su ?
Trên hai tỷ lương dân , tức là những người không ở trong ánh sáng  mà trong tối tăm .
Không phải ở Trung hoa , ở Congo , mà ở bên em , ở trường , ngoài phố, ở khắp nơi …
Giữa đám họ , với thánh giá và sao của em , nhưng nhất là với nụ cười , công tác phục vụ , lòng tốt của em , phải là cái gì mang ánh sáng .
Em hãy làm cho chiếc sao Đội Trưởng của em trở thành đích điểm các tâm hồn hướng vào .
Em hãy làm chúng bạn BƯỚC THEO ÁNH SAO !

*

Tuyên hứa 

Nhiều Đoàn có lệ  cho các Đội Trưởng tuyên hứa long trọng . Ít ra trong một thời gian nhất định  “ gắng hết sức hầu hạ Chúa , các Trưởng và chúng bạn “ .
Lễ nghi tuyên hứa – sau đó , gắn sao và trao cờ Đội cho  tân Đội Trưởng – rất quan trọng , nó đánh dấu trước cả Đoàn – và trước mặt vị Đại Thủ Lĩnh , Chúa Giêsu Ki tô – ý chí của các tân trưởng từ nay sống đời tong đồ và tôi tớ .
Phải sửa soạn tử tế để đi tới chỗ đó .
Các Đội Trưởng tương lai chuẩn bị thụ phong bằng những kinh nguyện sốt sắng , rước lễ và thường bằng một buổi canh thức cầu nguyện chiều hôm trước ở nhà thờ hay nhà nguyện Đoàn .
Nghi lễ tuyên hứa mở đầu bằng những câu đối thoại vắn , rồi Cha ban phép lành cho các Đội Trưởng tương lai , tiếp đến họ lần lượt đọc lời tuyên hứa theo mẫu khác nhau , vì tốt hơn nên để các Đội Trưởng tự soạn lấy lời tuyên hứa .
Gắn huy hiệu rồi , tân Trưởng quay lại chỗ chúng bạn . Hiệu còi ré lên , hết thảy đội viên chạy tới bắt tay chúc mừng tân Đội Trưởng . Hiệu còi thứ hai , ai nấy về chỗ ; tân Đội Trưởng đứng đầu hàng và hô khẩu hiệu Đội .
Cuối cùng , một ca khúc đặc biệt về Lễ nghi Tuyên hứa và Tấn phong .
Để làm ví dụ , tôi xin kể em nghe về các Trưởng nhỏ Đoàn Thánh Nữ Jeanne d’Arc tại Maisons-Alfort . Các em viết thư cho JACQUES COEUR thuật lại nghi lễ  tuyên hứa như sau :
“ …. Chúng em đã xin ( tự ý các em , chứ không có ai bảo ) tổ chức tuyên hứa hay làm cái gì giống như thế , để các em long trọng giao ước luôn luôn làm người trưởng thực sự . Cha đã đồng ý . Chúng em đã soạn bản Tuyên hứa như vầy :
Tôi xin giao ước trước mặt Chúa và các anh chị Huynh Trưởng , Nhờ ơn Đức Mẹ và thánh trẻ  Tharcisius trợ lực , luôn luôn và gắng hết sức , không quản ngại , hiến than cho Đoàn , sống trong sạch với bất cứ giá nào , và giữ Luật Trưởng “.
“ Rồi , đến hôm thứ năm , trước giờ họp chung , ai nấy tề tựu ở phòng giấy Cha . Sau khi đọc kinh Đội Trưởng . Cha ban phép lành và mỗi người trong chúng em quì gối trước tượng thánh giá nhỏ , đọc lời tuyên hứa . Thật cừ , chúng em rất cảm động .
 “ Từ ngày ấy , chúng em càng thêm  “mê “ vai trò người Trưởng và hăng hái làm tròn .
Điều đáng lưu ý  hơn cả là chính những Trưởng nhỏ ấy tự động xin Cha cho phép tuyên hứa , vì các em cảm thấy cần bày tỏ một cách hoàn bị  với Chúa ý chí các em muốn  “ luôn luôn và gắng hết sức , không quản ngại , không tính toán , hiến than phục vụ Đoàn “ .
Lại nữa , chính các em tự soạn lời hứa . Các em xin thánh trẻ Tharcisius trợ lực , bởi lẽ, không hơn tuổi một em Đội Trưởng , vì có long rất trong sạch , thánh trẻ đã đảm nhận việc đem Mình Thánh Chúa cho các tù nhân đức tin .
Còn em , Trưởng , một cách khác nhưng cũng rất đúng , em chẳng có bổn phận đem Chúa cho chúng bạn sao ?
Em có muốn chúng ta chọn thánh trẻ THARCISIUS  làm Quan thầy Đội Trưởng không?
Và sau cùng , các em ở Maisons-Alfort đã xin tuyên hứa trước khi chúng bạn họ tới, không để họ thấy , một mình các em với Cha , trước tượng thánh giá . Không phải để người ta xem mà họ tuyên lời hứa đó , mà để phục dịch cho an hem khá hơn .
Xin để mặc em tấm gương của họ , chắc hẳn , họ không cô lập . Ở khắp nơi trên thế giới , từng trăm , từng ngàn Trưởng nhỏ , đương lôi cuốn anh em bạn học đến với Chúa  Kitô . Và , vì thế , họ kiên quyết giữ lời mà họ đã hứa dưới nhiều hình thức khác nhau ., nhưng cốt yếu là một , khiến người ta có thể gói ghém trong một tiếng phải được coi là châm ngôn cho hết thảy các Trưởng  Kitô hữu : HẦU HẠ . Cho được thế : SỐNG TRONG SẠCH  như chú bé THARCISIUS  mang Chúa Giêsu , Quan thầy các Đội Trưởng  .

*

Thánh giá Đội Trưởng hay những ngày không xuôi

Trưởng mến , không xuôi , có phải không em ? Mặc dầu mọi cái đều BẮT ĐẦU  hẳn hoi …..
Lúc tấn phong Đội Trưởng , Cha đã ghim chiếc sao vào mũ em . Ngài nhắc nhở cho toàn thể sứ mệnh Đội Trưởng , giải thích ý nghĩa tượng trưng  của chiếc sao sáng đó…
Rồi , theo lệ , em quay trở lại chỗ đội em . Còi ré lên , các đội viên chạy tới xiết chặt tay em .
Lần đầu tiên em hô : “ GIACÔBÊ “ ; ai nấy đồng thanh trả lời : “ MỘT LÒNG “ . Tượng trưng quyền bính của em nắm giữ .
Em tin thế … và rồi ….
Chí hăng nồng buổi ban đầu chùng lại ….. các buổi họp ứ đọng . Minh và Tâm “ xẹp “ từ khi xang Đội Thánh Mỹ ….. Rồi , Hoa sau cùng , hôm Chúa nhật không đi họp nữa ; sáng thứ hai , sau giờ học hắn đã “ xạc “ em một mẻ tơi bời . Mấy đứa khác còn hùa theo …. Họ nào biết ….. Thật chán ! Em về nhà ngã long . Chúng nó thế , còn làm được trò gì nữa ?
Làm gì ư ?
Em tự hỏi đi : “ Khi Chúa bị treo trên thánh giá , có phải mất hết không ?” .
Chỉ ba ngày PHỤC SINH !
Em hãy nghĩ đến cuộc em được tấn phong Trưởng . Em nhớ không ? “ Ai là mô phạm của Trưởng ? – Chúa Giêsu “ .
Phương tiện của Ngài không như của ta . Không chiêng trống . Không thành công lớn : Thập giá , nước mắt . Và , ngày kia , một điềm nhỏ kín đáo báo cho ai biết nhìn : “ Nước Chúa trị đến “ .
Điều ấy đù làm cho một tâm hồn như em sáng sủa lên .
Em mến , Thánh giá trên mũ em , hình dáng thế nào đi nữa : thánh giá HT-DC , thánh giá Thiếu Nhi Thánh Thể , thánh giá La tinh hay Hi lạp , thánh giá Malte hay thánh giá  trụ đều là thánh giá Kitô hữu , TƯỢNG HÌNH THÁNH GIÁ CHÚA GIÊSU : Thánh giá cũng báo trước Phục sinh  .

*


Huấn luyện viên

Em Trưởng , lúc này , hiểu rồi chứ  ?
Em không phải cái “ con số 1 “ lúc tập họp ; cũng không phải công sai chạy giấy hay phát dấu hiệu . Em không phải người cầm cờ . Em không phải cầu thủ ….
Thực ra , có thể em cũng kiêm ít nhiều những cái đó . Nhưng , em là cái gì khác , quí hơn những cái đó . Quí hơn những cái đó vô cùng !
Em là Trưởng trong thánh đô Chúa . Em là người trợ tá của Cha . Vai trò của em trong Đội cũng giống vai trò của Cha đứng đầu đoàn hội , đứng đầu họ đạo .
Em là HUẤN LUYỆN VIÊN CẦN GIÚP CHA KITÔ HỮU HÓA CHÚNG BẠN THÊM LÊN .
HUẤN LUYỆN VIÊN . Cái nhóm  trẻ trao phó cho em đó , em phải làm chúng trở nên cái gì nhất trí , vững mạnh , nên một gia đình có thật tinh thần đoàn thể . Em là đầu điều khiển  toàn thể  đó , em thật là “ gia trưởng “ . Em phải là người lãnh đạo , đầy hăng hái , hiểu rõ những trò chơi , là người chơi giỏi và ngay thật .
Em phải là người bạn tốt , ai cũng thích lui tới : Em sẽ có đủ khả năng quyết định và làm đội viên thích thú .
Nhưng , em còn phải là người lôi cuốn tới Chúa Kitô . Và do đấy , Chính em phải là một HT-DC thật . hiểu thế nào là đời sống Ki tô hữu . Em có những khuyết điểm , chắc thế , nội trong năm nay , người ta chưa thể đặt em lên tòa với các tượng thánh , nhưng em luôn ao ước nên tốt hơn , và nhất là giữ điều luật cao cả của Chúa : CÁC CON HÃY YÊU THƯƠNG NHAU .
Em hiểu . Thế giới khốn khổ chỉ vì nó vô đạo , và em muốn thay đổi điều đó . Em biết chỉ thay đổi được đôi chút khi em lien kết với Chúa Giê su , khi em biết tìm nơi Chúa nguồn sống .
Em làm Đội Trưởng , với Chúa . TIẾN LÊN MÀ CHINH PHỤC !


HẾT