Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

SỐNG TINH THẦN MÙA CHAY *






40 ngày trong mùa chay nhằm chuẩn bị cho chúng ta sống mầu nhiệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu, đón nhận cái chết và mừng ngày Phục sinh của Người. Ngoài ra, Mùa Chay còn nhắc cho chúng ta thời gian 40 đêm ngày Chúa ăn chay cầu nguyện, trước khi công khai ra truyền đạo, để mặc khải cho nhân loại sứ mệnh cứu nhân độ thế của Người.
Có ba ý tưởng chính cho chúng ta suy nghĩ và đem ra thực hành trong Mùa Chay.

1. Thánh giá
Trong Mùa Chay, mọi người chúng ta phải chú ý đặc biệt nhìn lên thánh giá để tìm hiểu thêm ý nghĩa hùng hồn mà thánh giá muốn nói với chúng ta. Khi nhìn lên thánh giá, chúng ta không chỉ nhớ lại những biến cố đã xẩy ra cách đây hơn hai ngàn năm mà còn đón nhận một bài học gửi cho thời đại chúng ta, cho người ngày nay vì “Đức Kitô hôm qua cũng như hôm nay và muôn đời vẫn là một” (Dt 13,8).

2. Cầu nguyện
Trong Mùa Chay, chúng ta phải cầu nguyện, cố gắng cầu nguyện, tìm ra thời giờ và những nơi để cầu nguyện. Cầu nguyện đưa chúng ta ra khỏi thái độ dửng dưng và làm cho chúng ta nhậy cảm với những điều có liên quan đến Chúa và các linh hồn. Cầu nguyện cũng giáo dục lương tâm chúng ta và Mùa Chay rất thích hợp cho công việc này. Trong Mùa Chay, Hội thánh nhắc bảo chúng ta phải xưng tội để lương tâm được trong sạch mà sống mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô, không phải trong phụng vụ mà thôi nhưng trong cả tâm hồn nữa.

3. Ăn chay, chia sẻ

Làm phúc, bố thí và ăn chay là những phương thế liên hệ mật thiết với nhau để giúp chúng ta ăn năn hối cải. An chay không chỉ có nghĩa là bớt ăn hay không ăn mà còn có nghĩa là thắng mình, là đòi hỏi với chính mình, sẵn sàng từ chối ăn uống và chấp nhận hy sinh những vui thích.Và làm phúc có nghĩa là chia vui sẻ buồn với người khác, giúp đỡ người ta, nhất là những ai lâm cảnh thiếu thốn, phân phát cho người ta không nguyên của cải vật chất mà cả tinh thần nữa. Chính vì thế, chúng ta phải tỏ ra cởi mở đối với người khác, biết nhận ra những nhu cầu của họ và cảm thông những nỗi đau buồn của họ, đồng thời tìm cách đáp ứng những nhu cầu đó và làm cho những nỗi đau thương của họ vơi nhẹ đi.


Trong Mùa Chay, chúng ta thường nghe đọc : “Đây là lúc Chúa thi ân, đây là ngày Chúa cứu độ." Vậy chúng ta hãy tận dụng thời gian này vì là thời thuận tiện và là thời Chúa ban ơn để chúng ta sám hối và tin vào tin Mừng như Chúa dạy : “Thời kỳ đã mãn và triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào tin Mừng.” (Mc 1, 15)

st

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

VỤN VẶT SUY TƯ MÙA CHAY THÁNH


Làm bác ái có đáng không?



Ngay chốt đèn đỏ, một ‘lão’ hành khất hay ngồi.

Thấy một vài khách lộ hành ném bố thí cho lão ít tiền lẻ…

Tớ chạy đến định chia sẻ song lại nhét tiền vào túi lại.

Chỗ lão ngồi, cách hơn mét có bóng cây mát, nhưng lão nhất định đối đầu với ánh nắng giờ cao điểm.

Đầu lão hói gần đỉnh trông rất… trí thức. Cái mũ để đội bảo vệ đầu, lão không đội, lại dùng để làm ‘khay’ đựng tiền, đặt ngay trước mặt.

Hắn mặc quần đùi, cá áo rách có độ toạc gần như cởi trần giữa trưa nắng hè oi bức…

Nghĩa là hình ảnh lão ấn tượng, hết sức thảm thương!

Một người không biết tôn trọng sức khỏe sự sống mình, nếu không muốn nói cố tình ‘hủy hoại’ sự sống mình, bất kể lòng tự trọng, danh dự… mục đích chỉ vì tiền… có đáng để chia sẻ bác ai không ?

Bác ái cho những kẻ ‘lợi dụng…’ như thế có đáng không?

Bác ái không phải là thứ cảm tính, cảm xúc !

Lm.Đaminh Hương Quất

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

HÃY BIẾT MÌNH


                                                                    Lm Giuse Tạ Duy Tuyền
                                                                    (Trích từ 'Cùng Nhau Suy Niệm')
Có hai vợ chồng đi tham quan một cửa hàng trưng bày tranh thêu lụa. Vừa bước tới cửa bà vợ đã chăm chú nhìn vào bên trong một hồi lâu rồi nhận xét: "Tranh gì đâu mà xấu vậy? Thêu người đàn bà chẳng giống ai!". Ông chồng vội bịt miệng bà và nói: "Không phải tranh đâu, đó là gương đấy. Đó là hình ảnh của bà được phản chiếu qua gương đấy! Chớ nhận xét hồ đồ!". Người đàn bà quá xấu hổ đành bỏ ra về.
Đó cũng là cảnh mù loà đáng thương của nhiều người trong chúng ta. Khi chúng ta phê bình chỉ trích người khác đang khi chính chúng ta vẫn còn đó đầy những lỗi lầm. Khi chúng ta chê bai anh em đang khi chúng ta vẫn còn đó những khuyết điểm và thói hư tật xấu. Chúng ta thường cắt nghĩa tốt về mình nhưng lại quá hà khắc về lối sống của tha nhân. Chúng ta thường mù loà về bản thân mình nhưng lại thích soi mói anh em. Đúng như cha ông ta vẫn nói:
"Chân mình còn lấm bê bê
Lại cầm bó đuốc mà rê chân người".
Bài tin mừng hôm nay nói đến rất nhiều nhân vật nhưng chỉ có một người là sáng mắt thực sự. Người có mắt sáng là người biết nhìn nhận sự việc đúng sự thật. Người sáng mắt không lệch lạc về quan điểm, về sự việc. Người sáng mắt biết nhận định đúng về những gì đang diễn ra chung quanh. Đó là anh mù từ thuở mới sinh. Anh mù về thể xác nhưng sáng về tinh thần. Anh đã dám nhìn nhận sự thật cho dù vì đó mà anh bị trục xuất khỏi cộng đoàn. Anh đã công khai nói lên niềm tin của mình vào Đấng đã chữa lành cho anh. Cho dù anh gặp nhiều sự chống đối, nhiều hiểm nguy nhưng anh vẫn phải nói đúng sự thật về những gì đã diễn ra trong cuộc đời anh.
Nhưng tiếc thay nhiều người mắt sáng nhưng lại tối tâm hồn. Đó là các biệt phái đầy kiêu căng đã không thể nhìn thấy quyền năng của Chúa đang hiển thị trước mặt các ông. Đó là cha mẹ của anh mù vì sợ hãi đã lẩn trốn sự thật, không dám nói đúng sự thật cũng đồng nghĩa chấp nhận mình mù loà giữa đời. Người biệt phái vì lòng ghen ghét mà họ đã có cái nhìn lệch lạc về việc làm của Chúa Giêsu. Cha mẹ anh mù vì cầu an nên thiếu trách nhiệm với con và với người đã cứu con mình. Xem ra bệnh mù về tâm hồn có muôn vàn nguyên nhân dẫn đến mù loà. Và xem ra bệnh mù thể xác thì ít hơn bệnh mù về tinh thần. Bởi lẽ, mỗi một cách sống sai với lương tri con người đều được coi là căn bệnh mù loà của tâm hồn. Chúng ta có thể nhìn thấy những triệu chứng cũng như nguyên do của bệnh mù loà tâm hồn như sau:
Khi chúng ta quá ích kỷ dẫn đến không thấy nhu cầu của thân nhân để cảm thông và giúp đỡ.
Khi chúng ta quá vô tâm nên không thấy nỗi đau của anh em mà chính chúng ta đã gây nên cho họ.
Khi chúng ta quá lười biếng đến nỗi không còn thấy trách nhiệm và bổn phận của mình với gia đình và xã hội.
Khi chúng ta quá bảo thủ và thành kiến nên không thấy điều hay, điều tốt của tha nhân.
Khi vì phán đoán nông cạn, hời hợt làm chúng ta mù loà không thấy những giá trị của người anh em và khiến ta hay lên án một cách hồ đồ, thiếu công bình và bác ái.
Nhưng điều quan yếu hơn cả đối với các tín hữu trong Mùa Chay không phải chỉ là nhìn nhận sự khuyết tật mù loà của mình đế sám hối canh tân, đề cầu xin Chúa chữa lành mà còn phải có một đời sống đức tin như anh mù sau khi được sáng mắt sáng lòng.
Đó là một đức tin đầy lạc quan, biết reo vui cảm tạ Thiên Chúa vì những ơn đã lãnh nhận. Đó là một đức tin đầy can đảm, sẵn sàng trực diện với những cạm bãy thù nghịch của những kẻ đồng đạo tội lỗi hay đã bị thoái hoá. Và đó cũng còn là một đức tin vững vàng chấp nhận thiệt thòi cô đơn, vì dám làm chứng cho ánh sáng giữa bóng tối tội lỗi, sa đoạ của trần đời hôm nay.
Nguyện xin Chúa là ánh sáng trần gian soi lối cho chúng ta đi trong ánh sáng và chân lý. Xin cho chúng ta can đảm đoạn tuyệt với bóng tối tội lỗi và chân thành sống theo ánh sáng của lề luật và tình thương. Amen.

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

ĐẶC NGỮ CÔNG GIÁO : GÓP Ý VỀ BA TỪ KINH THÁNH , THÁNH KINH, SÁCH THÁNH - TỪ NÀO ĐÚNG





Sách viết về Thánh Kinh Công Giáo Việt Nam có vấn đề đáng chú ý là nhiều tác giả chỗ này dùng từ Thánh Kinh, chỗ khác viết là Kinh Thánh, có chỗ lại viết là Sách Thánh. Xin nêu vài thí dụ điển hình.

- Trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo của Tổng Giáo Phận Sàigòn do nhà xuất bản Tôn Giáo in năm 1997, nơi trang 59,người ta thấy tựa đề của mục 5 viết: “ Kinh Thánh Trong Đời Sống Giáo Hội”. Nhưng chỉ cách đó 15 dòng, sách giáo lý lại viết: “Toàn bộ Thánh Kinh chỉ là một cuốn sách duy nhất…”

- Các tác giả phiên dịch Thánh Kinh sang tiếng Việt có khi dùng từ Thánh Kinh, có khi dùng từ Kinh Thánh. Ví dụ: LM Albert Schlicklin thường được gọi là cố chính Linh dịch thánh kinh cựu ước lấy tựa đề: Thánh Kinh Cựu Ước. Các giáo sĩ dòng Đa Minh, LM Gerard Gagnon, LM Nguyễn Thế Thuấn, LM Trần Đức Huân đều lấy tiêu đề cho tác phẩm của mình là Thánh Kinh Tân Ước hay Thánh Kinh Tòan Bộ. Trong khi đó Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn lại đặt tiêu đề Kinh Thánh Tân Ước.

- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có một ủy ban lấy tên là Ủy Ban Kinh Thánh. Một Thành viên của ủy ban là Linh Mục Nguyễn Văn Trinh viết tác phẩm Lịch Sử Hình Thành Quyển Thánh Kinh. Chỉ đọc phần dẫn nhập của tác phẩm này, người ta đã thấy Linh Mục dùng cả ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh và Sách Thánh.

- Giáo Hội Tin Lành tại Việt Nam cũng dùng lẫn lộn hai từ Thánh Kinh và Kinh Thánh.

- Tác giả Nguyễn Đình Diễn trong tác phẩm Từ Điển Công Giáo Anh Việt, dịch từ Bible: Kinh Thánh.

- Thuật Ngữ Thần Học Anh -Việt của Học Viện Đa Minh xuất bản năm 2002 dịch từ Bible: Thánh Kinh hay Sách Thánh.

Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam cũng như Tin Lành đều dùng cả ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh và Sách Thánh để diễn tả từ mà Anh và Pháp ngữ gọi là Bible, người Tàu gọi là 聖 经 [shèngjìng], và Hy Lạp, Latin là Biblia.

Vậy ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh, Sách Thánh, từ nào đúng? Vì sao lại có hiện tượng hiểu Thánh Kinh là Kinh Thánh? Đó là nội dung bài nghiên cứu này.

GIẢI NGHIÃ TỪ THÁNH KINH

Thánh Kinh 聖 经 là hai từ Hán Việt. Thánh 聖 có các nghĩa sau: (1) Người có nhân đức cao như Thánh Nhân. (2) Được tôn vinh như thần thánh: Thánh Cung, Thánh Thể, Thánh Địa (3) Thuộc về vua như Thánh Thượng, Thánh Chỉ.

Kinh được viết là 經 hay 经, phát âm là [jìng]. Kinh nếu là danh từ có nghiã là sách có giá trị đặc thù, được coi là phép tắc, khuôn mẫu như: Thi Kinh 詩經, Thư Kinh 書經, Hiếu Kinh 孝經. Với tôn giáo, Kinh cũng có nghiã là sách như Phật Giáo có Lăng Nghiêm Kinh 楞嚴經, Lăng Già Kinh 楞伽經, Bát Nhã Kinh 般若經. Hồi Giáo có Kinh Coran, Ấn Độ Giáo có Kinh Veda. Sách của một triết thuyết cũng gọi là Kinh như, Ngũ Kinh của triết học Khổng Tử. Tóm lại Kinh có nghiã là sách.

Kinh của các tôn giáo có tính chất tín ngưỡng quan trọng, nên chúng có thể mang thêm tĩnh từ Thánh: Thánh Kinh. Về mặt văn phạm, hai chữ Kinh và Thánh đều là từ Hán Việt. Nếu muốn đúng theo văn phạm tiếng Tàu thì phải đặt tĩnh từ Thánh trước danh từ Kinh sau. Vì thế phải nói Thánh Kinh 圣 经 thì đúng văn phạm hơn là nói Kinh Thánh. Thần Học Từ Điển 神学辭典 của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc dịch từ Bible là 聖 经, phát âm là [shèngjìng], Hán Việt đọc là Thánh Kinh. Trong kho tàng ngôn ngữ Công Giáo Việt Nam có từ Thánh Ca, Thánh Thể. Nhưng không ai nói Ca Thánh, Thể Thánh. Trường hợp Thánh Linh có thể nói ngược lại là Linh Thánh, Thánh Thần là Thần Thánh nhưng Linh Thánh khác nghiã với Thánh Linh, Thần Thánh khác nghiã với Thánh Thần.

Còn nếu muốn nói theo tiếng Việt để chỉ Thánh Kinh thì ta có thể nói Sách Thánh. Nếu ta nói Kinh Thánh thay vì Thánh Kinh thì ý nghĩa sẽ khác đi vì Kinh Thánh có nghiã là kinh cầu các thánh. Từ điển Dictionarium Anamitico-Latinum của Đức Giám Mục AJ. L. Taberd xuất bản năm 1838 định nghĩa Kinh Thánh: Litaniae sanctorum nghiã là Kinh Cầu Các Thánh. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896, định nghiã Kinh Thánh là Kinh Cầu Các Thánh. Linh Mục Anthony Trần Văn Kiệm trong mục từ Kinh của tác phẩm Từ Điển Văn Học Việt Nam, tập 1, ấn bản năm 2007 viết rằng từ Thánh Kinh đã hoá Nôm nên từ Kinh Thánh cũng chấp nhận được nhưng nên dùng từ Thánh Kinh thì hơn (trang 728). Riêng Đại Từ Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo xuất bản năm 1999 không có từ Sách Thánh nhưng đã méo mó định nghiã Thánh Kinh hay Kinh Thánh là Sách giáo lí của đạo Thiên Chúa.

Thánh Kinh là dịch từ chữ Hy lạp Ta Biblia. Ta có nghĩa là những (số nhiều); Biblia nghĩa là sách. Vậy Ta Biblia nghĩa là những sách.Thánh Kinh là bộ sách chứa đựng lời Chúa nói với con người qua các thời đại lịch sử của một dân tộc (Israel), được viết dưới nhiều hình thức khác nhau, do nhiều tác giả được sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Thánh Kinh gồm 2 bộ: Bộ Cựu Ước gồm 46 quyển, viết về giao ước Chúa ký kết với Dân tộc Israel. Bộ Tân Ước, gồm 27 quyển, viết về giao ước giữa Chúa và loài người, qua Chúa Giêsu. Có 4 sách Phúc Âm là quan trọng nhất, vì ghi lại đời sống và lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Từ Cựu Ước và Tân Ước mới có gần đây. Từ điển Dictionarium Anamitico-Latinum ghi Cổ Thánh Kinh: Vestus Testamentum và Tân Thánh Kinh: Novum Testamentum tức Cựu Ước và Tân Ước. Trước khi có từ Thánh Kinh, người Công Giáo dùng từ Sấm Truyền: Sách Sấm Truyền.

VÌ SAO THÁNH KINH TRỞ THÀNH KINH THÁNH?

Lý giải thế nào về hiện tượng ngày nay dân chúng Công Giáo cũng như Tin Lành đều hiểu Kinh Thánh đồng nghiã với Thánh Kinh? Chưa có lời giải thích nào cho vấn nạn này. Theo thiển ý, có lẽ ban đầu một vị nào đó đã lầm lẫn gọi Thánh Kinh là Kinh Thánh, rồi từ đó từ Kinh Thánh được phổ thông, được nhiều người chấp nhận nên Linh Mục Trần Văn Kiệm mới có thể viết từ Thánh Kinh đã hóa Nôm. Một khi đã hóa Nôm thì tĩnh từ Thánh có thể đặt sau danh từ Kinh: Kinh Thánh. Một lý giải khác cũng có thể chấp nhận được là ngôn ngữ có thể biến đổi theo thời gian. Ví dụ trước đây các từ điển Tầu cũng như Hán Việt đều giải thích Tạo Vật 造 物 là Tạo Hóa (creator) nhưng ngày nay người ta hiểu Tạo Vật là vật được tạo thành, không phải Tạo Hóa.

Kết Luận: Chúng ta nên dùng từ Thánh Kinh thì đúng hơn là Kinh Thánh và nếu muốn nói theo tiếng Việt ta nên dùng từ Sách Thánh.

Nguyễn Long Thao3/23/2017

(Nguồn : http://vietcatholic.net/)


Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

GIAN DỐI KHÔNG THỂ THÀNH NHÂN ĐƯỢC


Nguyên tắc sống số 2 của Hùng Tâm Dũng Chí 

Hùng Dũng ngay thẳng thật thà,
Luyện lòng trong trắng nõn nà tốt tươi

************************************************************************



Đầu năm học 2016-2017, Đức Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo đã có “Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo dịp đầu năm học 2016-2017” 


Đầu năm học 2016-2017, Đức Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo đã có “Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo dịp đầu năm học 2016-2017”. Trong thư có viết: “…Vì vậy, để trở thành những người con xứng đáng và hữu ích cho Giáo hội và Quê hương, ngay từ bây giờ, khi đến trường, các con không được chỉ tìm học thêm kiến thức, nhưng còn phải rèn luyện con người của mình về mọi mặt mà Cha gồm tóm lại trong 4 chữ “Thành”: Thành Tài, Thành Công, Thành Nhân, Thành Thánh”. Và trong “Thư gửi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2016” Đức Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo đã giải thích: “để Thành Nhân, các em phải rèn luyện để có lòng ngay thẳng, có con tim nhạy bén để cảm thông với những đau khổ của nhân loại”.

Đức Giám mục Giuse đã căn dặn các giáo chức: “Để Thành Nhân, các em phải được giúp đỡ trong việc luyện tập các đức tính nhân bản. Ở đây, tôi xin được nhắc đặc biệt đến đức tính ngay thẳng, vì trên khắp thế giới và ngay cả tại Việt Nam thân yêu của chúng ta, người ta ngao ngán vì những chuyện lừa bịp, tham nhũng bất công lan tràn nhan nhản khắp nơi”.

Hiện nay tỷ lệ học sinh nói dối tăng dần theo tuổi. Tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” tổ chức vào ngày 24/09/2013, Giáo sư – Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm. Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng (ĐHQG TP. HCM) đã đưa ra một kết quả điều tra: Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp Tiểu học là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80% (www. nguoiduatin. vn/ti-le-hoc-sinh-noi-doi-tang-dan-theo-tuoi-a106618. html)

Tình trạng gian dối trong sinh viên, học sinh hiện nay là do đâu? Đã có “quả” ắt phải có “nhân”. Sách Kinh Dịch viết: “Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hĩ, do biện chi bất tảo biện giả” (Làm tôi mà giết vua, làm con mà giết cha, há phải cái cớ một sớm một chiều mà gây nên đâu, cái gốc là đã có từ lâu rồi mà người ta không sớm biện biệt mà thôi). Cũng vậy tình trạng gian dối trong sinh viên, học sinh hiện nay cũng không phải một sớm một chiều mà có, nó đã có gốc rễ từ lâu rồi mà các cấp có thẩm quyền không sớm có biện pháp ngăn chận nên mới dẫn đến hiện trạng như thế.

Hiện nay gian dối len lõi vào mọi ngõ ngách trong cuộc sống của người Việt. Từ trụ sở chính quyền, bệnh viện, trường học đến những nơi hỗn tạp như bến tàu, bến xe, không nơi nào mà người ta không phải gian dối. Gian dối được sử dụng như một phương cách để thăng tiến bản thân trong sự nghiệp. Ông Hạ Đình Nguyên có nói: “Đang làm quan mà nói thật, thì mất hết, thân có thể vào nhà lao, tinh thần có thể bị giày xéo, nhục mạ, đã và đang có bao nhiêu là điển hình. Vì thế mà không thể nói thật.

Nói dối cưỡng bức, lâu ngày thành nói dối hồn nhiên, bạo dạn, trơn tru…”

Nhiều người có tâm huyết đã day dứt khi việc kêu gọi “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã diễn ra trong suốt nhiều năm nhưng tiêu cực vẫn còn và ngày càng tinh vi hơn. Không đơn giản là những kỳ thi phổ thông, mà ngay cả bằng đại học, thạc sĩ hay thậm chí cả tiến sĩ vẫn có thể mua bằng tiền chứ không phải bằng nỗ lực đèn sách. Bệnh thành tích vẫn còn đó: Nhiều học sinh thậm chí lớp 5, lớp 6 không biết đọc, biết viết vẫn phải lên lớp. Học sinh lớp 6 bị xuống lớp 1 vì không biết đọc biết viết

Mẩu chuyện “Vì sao con bỏ học” của tác giả Bút Bi đăng trên trang 2 báo Tuổi Trẻ ra thứ tư ngày 12/03/2008 cho thấy phần nào cách giáo dục thiếu trung thực trong ngành giáo dục:

“Con là Nguyễn Văn Tèo. Nay con rấm rứt viết thơ này để bày tỏ nỗi niềm vì sao con nghỉ học, cái việc mà hổm rày người lớn bàn tán tùm lum.

“Vì sao con nghỉ học? Mấy cô chú nói đúng rồi đó: Nhà con nghèo, con phải đi làm kiếm ăn; con học yếu, con nản… Nhưng đâu chỉ có vậy. Con nghỉ học vì nhiều chuyện phát ớn…

“Hồi con học lớp 2, thầy dạy vẽ cho cả lớp chủ đề “Vẽ về quyền thiếu nhi”. Nhà con nghèo, con thèm được ăn no nên con vẽ hai bát cơm to. Thầy nói con vẽ sai, phải vẽ trẻ em vui chơi, có chim bồ câu và trái địa cầu mới đúng. Con bị 1 điểm.

“Lên lớp 3, con được dự thi “vở sạch chữ đẹp”. Con mừng nhưng té ra lại khổ cái thân: con không được đưa cuốn vở mình đang học để đi thi mà trường bắt mua một cuốn vở mới, chép lại y chang cuốn vở đã học để đi thi cho nó sạch và đẹp. Con thấy thi thố kiểu này chẳng sạch và đẹp chút nào.

“Mới đây trường con có đoàn thanh tra dự giờ. Trường gom hết học sinh xịn nhất khối về một lớp, tụi con giải toán rẹt rẹt, đọc bài re re làm mấy thầy thanh tra khen quá trời đất! Tụi con mắc cười bể bụng luôn…Và nhiều chuyện nữa mắc cười lắm.

“Con kể mấy chuyện này với ngoại. Ngoại buồn lắm. Ngoại nói học hành kiểu đó thì khó thành người. Con sợ quá, chẳng thà con làm con người không biết chữ chớ biết chữ mà thành con khác thì con không chịu.

“Vì vậy mà con nghỉ học!”


Câu nói của Nguyễn Văn Tèo: “Chẳng thà con làm con người không biết chữ chớ biết chữ mà thành con khác thì con không chịu” chính là tiếng chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục Việt Nam.

Đức Giám mục Giuse đã nhắn nhủ các giáo chức: “Xã hội sẽ trong lành, người người sẽ sống trong an bình và tin tưởng nhau, khi lòng con người trong sáng và sống ngay thẳng trung thực. Loại xã hội này hình thành từ trường học, nếu sinh viên, học sinh được dạy dỗ”.

Phải giáo dục tính chân thật trong học đường: “Thấy vui muốn cười cứ cười/ Thấy buồn muốn khóc là khóc/ Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao dọa giết/ Cũng không nói ghét thành yêu” (Lời mẹ dặn – Phùng Quán)

Kinh Thánh dạy: Ai trung tín trong việc nhỏ thì cũng sẽ trung tín trong việc lớn; Ai gian dối trong việc nhỏ thì cũng sẽ gian dối trong việc lớn.

Sách Luận ngữ viết: “Nhơn nhi vô tín bất tri kỳ khả dã” (Người mà không có tín thật, không biết người ấy làm việc gì cho nên được)

Nếu không được giáo dục lối sống ngay thẳng trung thực cho sinh viên, học sinh thì sinh viên, học sinh khó mà thành người được. Nói một cách văn vẻ là khó mà “Thành Nhân” được!

Nguyễn Văn Nghệ

Diên Khánh – Khánh Hòa

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

NHỮNG NHÀ THỜ CÔNG GIÁO NỔI TIẾNG VIỆT NAM

Từ cổ kính đến hiện đại, từ đất nung đến đá phiến, những nhà thờ nổi tiếng trên khắp Việt Nam hiện ra tuyệt đẹp dưới góc máy nhà báo Bùi Văn Nghiệp.

Những nhà thờ Công giáo nổi tiếng Việt Nam

Nhà Thờ lớn Hà Nội.
Có tên chính thức là NT Saint Joseph, xây dựng trong những năm 1884-1886, chủ yếu là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi, khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887, NT lớn Hà Nội (Chánh toà) được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique, dài 64,5m, rộng 20,5m với hai tháp chuông cao 31,5m; trung tâm quảng trường phía trước NT có đài Đức Mẹ bằng kim loại; khu cung thánh trang trí theo nghệ thuật dân gian, chạm trổ, sơn son thiếp vàng rất độc đáo.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 2
Nhà thờ đá Phát Diệm - 
Ninh Bình. Quần thể NT Phát Diệm (Ninh Bình) được khởi công xây dựng từ năm 1875, trong đó NT Chánh toà xây dựng năm 1891, dài 80 mét, rộng 24 mét, được chống đỡ bởi những cây cột lim to lớn, mặt chính hướng ra phía hồ nước ở giữa có đảo nhỏ dựng tượng chúa Ki Tô. Năm 1889, xây dựng điện Trái tim Đức Mẹ dài 15 mét, rộng 9 mét, với vật liệu tất cả đều là đá (nên NT Phát Diệm còn được gọi là NT Đá). Nét độc đáo của quần thể NT này là mô phỏng theo lối kiến trúc đình, chùa Việt Nam và mặc dù xây dựng trên vùng đất bùn lầy, đã hàng trăm năm qua nhưng không hề bị lún.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 3
Nhà thờ Phú Nhai - Nam Định.
Tiểu Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai ở huyện Xuân Trường (Nam Định), xây dựng năm 1886, ngay sau khi vua Tự Đức của triều Nguyễn ký sắc lệnh tha đạo. Sau nhiều biến cố lịch sử, NT này được xây dựng lại, hoàn thành và xức dầu cung hiến thánh đường vào tháng 12-1933, từng được xem là lớn nhất Đông Dương, sau này có một số lần trùng tu.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 4
Nhà thờ Phủ Cam - Thừa Thiên Huế.
 Khởi công từ đầu năm 1963 nhưng gần 40 năm sau, đến tháng 5 - 2000, trải qua ba đời giám mục, công trình xây dựng NT chánh tòa Phủ Cam (TP Huế) mới hoàn thành, phía trước có hai tượng thánh bổn mạng của giáo xứ là thánh Phêrô và thánh Phaolô. Lòng NT rộng, có thể chứa hàng nghìn người đến dự lễ, được cung cấp ánh sáng trời từ hai dãy cửa gương màu ở bên hông.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 5
Nhà thờ chính tòa Nha Trang.
NT Chánh tòa Đà Lạt (thường gọi là NT Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà), được xây dựng từ năm 1931 đến 1942; mặt bằng NT theo hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m; phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc NT châu Âu thời trung cổ. Ngoài NT này, còn có NT Con Gà khác, là NT Chánh toà Đà Nẵng.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 6
Nhà thờ chánh tòa Đà Nẵng.
Nằm trên đường Trần Phú, NT Chánh tòa Đà Lạt (thường gọi là NT Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà), được xây dựng từ năm 1931 đến 1942; mặt bằng NT theo hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m; phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc NT châu Âu thời trung cổ. Ngoài NT này, còn có NT Con Gà khác, là NT Chánh toà Đà Nẵng.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 7
Được khởi công xây dựng từ năm 1877 phỏng theo NT Đức Bà ở Paris, khánh thành năm 1880 rồi vào năm 1894, hai tháp trên hai gác chuông được xây thêm và chiều cao của nhà thờ lên đến 57m, Tiểu Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn nằm trong số những NT công giáo lớn nhất, xưa nhất ở Việt Nam, là một trong những NT đẹp nhất Việt Nam, cả về mặt kiến trúc và vị trí toạ lạc, đến năm 1959 được nâng lên hàng “Vương cung Thánh đường”. 
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 8
Nhà thờ La Vang - Quảng Trị.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 9
Nhà thờ Sở Kiện - Hà Nam.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 10
Nhà thờ đá Sapa.
Ngoài ra, những ngôi NT “nổi tiếng thiên hạ” như NT Domain de marie ở Đà Lạt (Lâm Đồng), NT Phanxico Xavie (Cha Tam - Q.5, TPHCM) và các Tiểu Vương cung Thánh đường Sở Kiện (Hà Nam), La Vang (Quảng Trị), Sa Pa (Lào Cai)…
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 11
Nhà thờ Cao Mại ở Kiến Xương - Thái Bình.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 12
Nhà thờ Cam Ly - Đà Lạt.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 13
Nhà thờ Du Sinh - Đà Lạt.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 14
Nhà thờ Bến Đá - TP Vũng Tàu.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 15
Nhà thờ Đức Bà - TX Lagi, Bình Thuận.


http://news.zing.vn/nhung-nha-tho-cong-giao-noi-tieng-viet-nam-post379522.html

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

10 NHÀ THỜ ĐẸP NHẤT VIỆT NAM

Đất nước ta có rất nhiều nhà thờ đẹp đến ngỡ ngàng với kiến trúc độc đáo, cổ kính. Sau đây xin đề cử danh sách 10 nhà thờ có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam. Mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và thêm nhiều đề cử khác từ bạn đọc. Hãy bình chọn cho nhà thờ bạn thấy ấn tượng nhất nhé.

10 nhà thờ đẹp nhất Việt Nam

1. Nhà thờ Chánh Toà Thái Bình (Thái Bình)
binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Nhà thờ chánh tòa Thái Bình được khánh thành vào năm 2007 và được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Tọa lạc trên khuôn viên rộng trên 6.201,6 m2, nhà thờ Chính Tòa Thái Bình mang đậm những dấu ấn trong Kinh Thánh. Ngôi Thánh đường được khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, màu của phù sa, gợi nhớ miền quê lúa của lưu vực sông Hồng và sông Trà Lý.
binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Hai ngọn tháp cao 46 m được thiết kế như hai ngọn nến cháy sáng, được nâng đỡ bởi hai bàn tay vững chãi đang hướng thẳng lên trời cao, luôn tỏa sáng lung linh nhiệm màu, cùng với tiếng ngân vang của 3 quả chuông, kêu gọi mọi người đến với Chúa.

binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Gian cung thánh được thiết kế như một chiếc trống đồng, với những bức phù điêu họa tiết những hoa văn thể hiện những cảnh sinh hoạt thường ngày, như săn bắn, hái lượm hay những cánh chim Lạc Việt. Gian cung thánh tương đối rộng, có thể phục vụ hàng trăm linh mục đồng tế trong các dịp lễ trọng. Nền cung thánh được lát đá granite màu đỏ, nhìn xa, giống như một tấm thảm đỏ khổng lồ, thể hiện sự uy nghi tráng lệ, xứng đáng là nơi diễn ra Thánh Lễ.

2. Nhà thờ Tân Định (TP. Hồ Chí Minh)
binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Nhà thờ Tân Định được khánh thành vào năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque. Toàn bộ công trình hiện được sơn màu hồng, phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6 mét có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3 mét.

binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Bên trong nhà thờ có năm quả chuông, với tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi mà duyên dáng. Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ đẹp rất nhiều cho cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam. Nhà thờ Tân Định đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng trong nhiều sự kiện khác nhau, nhưng không hề xóa đi nét kiến trúc ban đầu. Nhà thờ Tân Định xứng đáng là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.

3. Nhà thờ Đức Bà (TP. Hồ Chí Minh)

binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Đây cũng là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, một những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của nhà thờ Đức Bà xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ.
binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Nhà thờ Đức Bà có rất nhiều điểm thú vị và tinh tế trong kiến trúc về tường, cửa kính, chuông, tượng Đức Mẹ... Mọi đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã.

4. Nhà thờ Phủ Cam (Huế)

binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Nhà thờ chánh tòa Phủ Cam tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những giáo đường to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế, thánh đường được xây theo lối kiến trúc hiện đại.

Nhìn từ xa, ấn tượng đầu tiên về ngôi thánh đường tráng lệ nguy nga kiểu truyền thống cổ điển có hình thánh giá La tinh này, là một khối đá hoa cương đồ sộ, được khai thác từ Phú Lộc – Thừa Thiên Huế. Tiền đường của Phủ Cam trông giống như hàm con rồng đang há miệng. Mặt bằng xây dựng nhà thờ mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Đặc biệt mặt tiền nhà thờ có một hệ thống cửa chính và phụ được thiết kế theo kiểu kiến trúc “Ngọ Môn” ở Hoàng thành Huế với 5 cửa: 3 cửa thẳng – 2 cửa quanh, hai bên có 10 cửa phụ cho người ra vào.

5. Nhà thờ Chánh Toà Nha Trang (Khánh Hòa)

binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cạnh Ngã Sáu, trung tâm TP. Nha Trang, Nhà thờ Chánh Tòa (Nhà thờ Núi) là địa điểm thu hút rất nhiều du khách. 
binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Từ xa nhìn lại, nơi đây giống như một lâu đài cổ đại La Mã. Đứng chắc trên một đầu non, với bộ áo xám tro, công trình xây dựng này vẫn vững chãi, hiên ngang trước mưa nắng, gió sương. Đối với bà con giáo dân ở TP. Nha Trang, Nhà thờ Núi có một vị trí vô cùng quan trọng, họ đến đây để cầu nguyện chúa ban hồng ân. Bên cạnh đó, nhiều cặp uyên ương cũng chọn nơi đây để tổ chức đám cưới, chứng nhận cho sự thăng hoa, kết trái của tình yêu. Đây còn là địa chỉ yêu thích của khách du lịch khi đến Nha Trang - Khánh Hòa.

6. Nhà Thờ Tân Hóa (Bảo Lộc, Lâm Đồng)

binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Nhà Thờ Tân Hóa thuộc Giáo Xứ Tân Hóa - địa phận xã Lộc Nga - Thị Xã Bảo Lộc. Nét đẹp của nhà thờ này là lối kiến trúc Châu Âu cổ nổi bật giữa nền trời và thảm thực vật xanh mướt... 
binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam
7. Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình)

binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Có thể nói, quần thể nhà thờ Phát Diệm thể hiện sự giao hòa tinh túy giữa đạo Phật và Công giáo, được thiết kế hình mái cong hệt như đình chùa nhà Phật cũng là nét kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam. Có thể coi nhà thờ Phát Diệm là lối kiến trúc độc đáo nhất thế giới.

binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Tất cả các công trình của nhà thờ đá Phát Diệm được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi, không những làm cho phong cảnh thêm hữu tình mà còn thể hiện tư duy, quan niệm của người Á đông “Tiền có thuỷ, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau.

8. Nhà thờ gỗ Kon Tum (Kon Tum)
binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một công trình kiến trúc độc đáo, đậm chất của dân tộc Ba Na Tây Nguyên. Gần một trăm năm tuổi, ngôi nhà thờ cổ kính vẫn vững chãi. Đứng trước cổng, khách không khỏi ngạc nhiên với vẻ đẹp dung dị mà sang trọng của nhà thờ. 

binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

 Hiện diện trên mọi chi tiết kiến trúc của nhà thờ gỗ Kon Tum là màu gỗ nâu đen. Với tháp chuông cao vút, mái nhọn, khung cửa hình vòm và hàng cột to tròn, ngôi giáo đường mang đặc trưng kiến trúc Roman. Nhà thờ được xây dựng trên cao nguyên đất đỏ, nhưng kiến trúc Roman phương Tây trở nên hài hòa với phương Đông bởi hoa văn trang trí, điêu khắc trên gỗ mang dáng dấp của văn hóa bản địa.

9. Nhà thờ Domaine de Marie (Đà Lạt)

binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Nhà thờ Domaine de Marie được xây dựng từ năm 1930 cho đến 1943 theo phong cách châu Âu của thế kỷ 17, là sự kết hợp hài hòa giữa các kiểu kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân gian của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây, vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11m và chiều dài là 33m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính.

binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Vào khuôn viên nhà thờ bạn có thể thấy rất nhiều loại hoa, đặc biệt là hoa Hải Tiên. Sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới với 3 dãy nhà tầng của dòng Nữ Tu Bác Ái, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ. Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ như sáng rực hẳn lên.

10. Nhà thờ Lớn (Hà Nội)

binh_chon_10_nha_tho_dep_nhat_viet_nam

Nhà thờ lớn Hà Nội mang đặc trưng rõ nét nhất của kiến trúc Gothic đó là tường được xây cao, mái vòm và có nhiều cửa sổ. Nhà thờ lớn nay đã trở thành một phần không thể tách rời của Hà Nội. Nơi đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc không chỉ của những con chiên ngoan đạo mà còn của mọi tầng lớp dân cư Hà thành.

Nguồn Designs

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

19/3 - BÀI HỌC RÚT RA TỪ CUỘC ĐỜI THÁNH GIUSE


Mừng lễ thánh Giuse, Giáo Hội mời gọi mỗi chúng ta hãy hướng nhìn lên thánh nhân như một mẫu gương về lòng trung tín với Thiên Chúa, chung thủy với Đức Maria, luôn chu toàn trách vụ của người cha trong gia đình.
Thật vậy, thánh nhân là một con người thinh lặng, trầm tư, cầu nguyện... nên ngài dễ dàng nhận ra Thiên Ý và sẵn sàng mau mắn thi hành ý của Thiên Chúa trong cuộc đời. Sự thinh lặng của thánh nhân đã biến cuộc đời của ngài trở nên cuộc đời sống vì yêu. Yêu Chúa để thi hành mệnh lệnh. Yêu Mẹ Maria để sống chung thủy. Yêu mến Đức Giêsu để hết mực chăm lo. Yêu mến Giáo Hội để luôn bầu cử, trợ giúp... điều này thật đúng với tác giả Philippon, OP. đã nhận định về sự thinh lặng: “Ai yêu mến sự thinh lặng, sẽ được dẫn tới sự thinh lặng của mến yêu”.
Đối với Giáo Hội Việt Nam, giáo dân đất Việt có lòng yêu mến ngài đặc biệt. Nhiều gia đình, dòng tu, chủng viện, học viện đã tôn nhận ngài là Đấng Bảo Trợ. Nhiều nhà thờ lấy tước hiệu của ngài. Nhiều đền đài được dựng lên tỏ lòng tôn kính. Nhiều cụ ông, và anh em đã chọn ngài làm bổn mạng. Khi gặp bất trắc gì trong cuộc sống, chúng ta đều chạy đến với Ngài.
Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta cũng chưa tôn kính ngài cho đủ, và cũng nhiều khi chúng ta chưa noi gương ngài thực sự. Vì thế, mừng lễ thánh Giuse, nhất là năm nay, là năm “Phúc Âm hóa đời sống gia đình”, chúng ta hãy xin thánh nhân bầu cử cho các gia đình chúng ta, luôn giữ được lòng yêu mến Chúa và Giáo Hội như ngài; mặt khác, khi Giáo Hội dành trọn tháng 3 để tôn kính thánh nhân, mà theo niên lịch phụng vụ thì thường rơi vào Mùa Chay, mà Mùa Chay là mùa sám hối, vì thế, cách này, cách khác, Giáo Hội muốn mời gọi mỗi chúng ta hãy trở về với sự thinh lặng, để gắn bó với Chúa, nhận ra thánh ý Chúa trên cuộc đời và mau mắn thi hành mệnh lệnh của Chúa như thánh Giuse.
Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con mẫu gương tuyệt vời là thánh Giuse. Xin Chúa đón nhận lời bầu cử của thánh nhân mà ban cho chúng con được can đảm, trung thành và yêu mến luật Chúa; đồng thời đem ra thi hành trong cuộc sống hiện tại. Amen.
Jos. Vinc. Ngọc Biển

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

NGƯỜI DO THÁI ĐỌC SÁCH ......

Người Do Thái đọc sách không chỉ lấy tri thức mà còn để tẩy rửa tâm linh


Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc lâu đời trên thế giới. Dân số ở nước này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên tổng dân số thế giới nhưng lại kiên cường sinh tồn, đồng thời nuôi dưỡng ra rất nhiều nhân tài kiệt xuất.

Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc lâu đời trên thế giới. Dân số ở nước này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên tổng dân số thế giới nhưng lại kiên cường sinh tồn, đồng thời nuôi dưỡng ra rất nhiều nhân tài kiệt xuất. Điều này có nguyên nhân rất lớn từ văn hóa đọc sách và truyền thống giáo dục gia đình.
Hình ảnh người Do Thái đọc sách (Ảnh: Getty Images)
Hình ảnh người Do Thái đọc sách (Ảnh: Getty Images)

Ở dân tộc Do Thái, ngay từ khi con cái còn rất nhỏ tuổi, cha mẹ đã bắt đầu truyền cảm hứng cho trẻ để giúp chúng theo đuổi tri thức, tôn trọng trí tuệ, bồi dưỡng tính cách độc lập tự chủ, tinh thần tiên phong và sáng tạo của trẻ. Họ cũng để trẻ nhận biết tiền của, bồi dưỡng tác phong và cách sống cần kiệm cũng như năng lực giao tiếp xã hội, xử thế. Giáo dục chúng đối xử tốt với người khác, ứng xử hài hòa với người khác, tăng cường khả năng tự kiểm soát và dũng khí đối mặt với nghịch cảnh.

Nghi thức hôn lên cuốn Thánh Kinh

Trong các gia đình người Do Thái, ngay từ khi con còn nhỏ, người mẹ sẽ mở cuốn Thánh Kinh ra và nhỏ lên đó những giọt mật (mật ong). Sau đó người mẹ sẽ hướng dẫn con hôn lên chỗ mật được nhỏ trên cuốn Thánh kinh ấy. Dụng ý của nghi thức này là muốn nói với con rằng “sách vốn là mật ngọt”. Như thế sẽ giúp trẻ lưu lại một ấn tượng vô cùng tốt đẹp ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc với sách. Điều đó cũng giúp trẻ cả đời vui vẻ với việc học và đọc sách.
Gia đình người Do Thái còn có một thói quen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đó là đặt sách phải đặt ở phía đầu giường. Nếu đặt ở phía cuối giường thì bị cho là bất kính. Những thói quen này đã khiến Do Thái trở thành một dân tộc yêu sách nhất trên thế giới.

Câu hỏi truyền thống trong gia đình Do Thái

Trẻ em ở các gia đình Do Thái hầu như đều phải trả lời một câu hỏi: “Nếu có một ngày nhà của con bị cháy, hoặc tài sản của con bị cướp, con sẽ mang thứ gì theo khi chạy trốn?”
Nếu trẻ trả lời là sẽ mang theo tiền bạc hay của cải thì người mẹ sẽ tiến thêm một bước mà hỏi câu: “Có một thứ không có hình dạng, không có màu sắc, không có mùi vị nhưng quan trọng hơn cả. Con có biết là thứ gì không?”
Nếu trẻ không trả lời được, người mẹ sẽ nói: “Con à! Thứ mà con phải mang theo không phải là tiền bạc cũng không phải là của cải, mà là trí tuệ. Bởi vì, trí tuệ là thứ mà bất kể kẻ nào cướp cũng không được. Con chỉ cần sống thì trí tuệ sẽ vĩnh viễn đi theo con.”

Học thuộc lòng Thánh Kinh


(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images)

Trong các gia đình Do Thái, trẻ ngay từ lúc còn nhỏ đã bắt đầu đọc thuộc lòng Thánh Kinh, đây đã trở thành định luật không thể thay đổi. Làm như vậy, mục đích của người lớn không phải là để trẻ lý giải được ý nghĩa của Thánh Kinh, mà là để tạo cho trẻ thói quen học thuộc lòng.
Người Do Thái nhận ra rằng, học thuộc lòng là con đường tốt để bồi dưỡng trí nhớ của trẻ. Nếu như không thể bồi dưỡng cho trẻ có một khả năng nhớ tốt, thì sau này việc gia tăng học tập những thứ khác sẽ rất khó.
Trẻ Do Thái sẽ đọc thuộc các cuốn “Ngũ kinh Moses”, “Kinh Thánh Cựu Ước”, “Tháp mộc đức kinh”, đây là những cuốn bắt buộc người Do Thái phải đọc trong đời.

Coi trọng sự sáng tạo

Người Do Thái có một câu ngạn ngữ lưu truyền nhiều đời là: “Không là con lừa cõng trên lưng nhiều sách”. Họ không chỉ phi thường coi trọng tri thức mà càng coi trọng tài năng. Họ ví những người có chút tri thức mà không có tài năng là “Con lừa cõng trên lưng nhiều sách”.
Họ cho rằng, học tập bình thường chỉ là một loại bắt chước mà không có bất luận sự sáng tạo nào. Học tập phải lấy suy nghĩ, tự hỏi, suy xét làm cơ sở. Suy nghĩ, tự hỏi là do hoài nghi và trả lời cấu thành.
Hoài nghi là cánh cửa lớn của trí tuệ. Hiểu biết càng nhiều thì sẽ hoài nghi càng nhiều, mà câu hỏi cũng thuận theo đó mà gia tăng. Cho nên, thường xuyên hỏi sẽ khiến con người tiến bước. Người Do Thái đặc biệt chú trọng đến việc giao lưu chia sẻ suy nghĩ với trẻ trong gia đình. Trẻ luôn luôn nhận được lời dạy bảo và chỉ dẫn của người lớn.
Trẻ cũng có thể cùng với người lớn trao đổi, đàm luận về các vấn đề. Đôi khi người lớn sẽ hỏi vặn, tranh luận với trẻ mãi cũng là để giúp trẻ đi sâu vào nghiên cứu và học tập. Chính vì thế, người Do Thái nổi tiếng là có tài ăn nói, hùng biện và điểm số cao ở các cuộc thi.

Đọc sách trong ngày nghỉ để tẩy rửa tâm linh

(Hình ảnh người Do Thái đọc sách: Getty Images)
(Hình ảnh người Do Thái đọc sách: Getty Images)

Thời cổ đại, chỉ có người Do Thái là dành ra một ngày trong tuần để nghỉ ngơi. Đối với những quốc gia khác thì đây là một điều vô cùng kỳ lạ. Hơn nữa, người Do Thái cũng không tận dụng ngày nghỉ để đi du ngoạn, bởi vì khi trở về đã toàn thân mệt mỏi. Họ cho rằng ngày nghỉ ngơi phải đạt được mục đích nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần và thân thể, tẩy rửa tâm linh, khôi phục lại trạng thái làm việc tốt nhất.
Trong ngày nghỉ, họ thậm chí còn đóng cửa hết thảy các hoạt động buôn bán: 8 giờ sáng họ bắt đầu đi làm lễ, mãi cho đến giữa trưa họ dùng tiếng Hebrew để đọc kinh cầu nguyện, lắng nghe những lời dạy trong “Thánh kinh”, giúp cho tâm trí của mình được khai sáng hơn. Sau đó họ trở về nhà và ăn nhanh bữa trưa rồi nghỉ ngơi. Đến khoảng 4 giờ chiều,  họ sẽ ở nhà hoặc đến giáo đường để giao lưu chia sẻ, học tập “Tháp Mộc Đức Kinh” và “Thánh Kinh” cùng với bạn bè và giáo sĩ. Ngủ trưa và việc học hỏi, trao đổi này không nhất thiết phải theo thứ tự như vậy, nhưng việc học tâp và trao đổi này là quy định bắt buộc phải thực hiện.
Họ cho rằng, nếu như trong ngày nghỉ mà không điều chỉnh được trạng thái của mình thì sẽ rất khó để cải thiện được những suy nghĩ trong tâm linh. Họ muốn trong ngày nghỉ phải giải phóng bản thân khỏi công việc trong thế tục, hoàn toàn đắm mình vào trong một thế giới khác. Ở trong loại thế giới ấy, họ có thể đạt được cội nguồn của suy nghĩ và linh cảm.
Linh cảm và sáng tạo đều là sản vật của trí tuệ. Mà chúng được sinh ra ở trong trạng thái đại não người được buông lỏng. Cho dù là người có bộ não thông minh bao nhiêu đi nữa, nhưng căng thẳng, suy nghĩ liên tục trong một thời gian dài thì đều sẽ bắt đầu bị tê liệt. Cho nên, não bộ là cần phải được nghỉ ngơi đầy đủ thì mới sản sinh ra trí tuệ. Đây chính là đạo lý đơn giản của người Do Thái nhưng lại thường không được mọi người chú ý.
An Hòa