Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

QUY CHẾ HỮU TRÁCH



                                 Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn  16/11/2012




………. Cuộc Đại Hội  HTDC các Giáo phận lần thứ nhất được tổ chức ỏ Tòa Giám Mục Nha Trang 22/07/1971 đã soạn được bản qui ước HTDC tại Việt Nam . Sau khi Cha Cố An tôn qua đời, một đại hội hữu trách các Giáo phận : Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Xuân Lộc, Kon tum, Ban Mê Thuộc, Đà Lạt từ ngày 27 – 29 /07/1974 đã tu chỉnh bản quy ước Nha Trang 1971 thành nội qui Phong trào HTDC Việt Nam, cùng với bản quy chế hữu trách và đang đợi được HĐGMVN phê chuẩn thì xẩy ra biến cố 1975 . ….
                                                       (Trích LỬA HỒNG SÁNG 11-12/07/2008, trang 19)


                   QUI CHẾ HỮU TRÁCH
                                  
                                      LỜI MỞ ĐẦU

1-    Phong trào Hùng Tâm Dũng chí nhằm qui tụ đại đa số trẻ em, để chúng phát triển bản thân và phát động đời sống đạo trong thế giới trẻ con của chúng. (Tiêu chuẩn 3 CGTH tuổi thơ).
Chính đứa trẻ tự nguyện theo tinh thần Kitô giáo và tự nó hoạt động tông đồ. Nhưng cần phải có những người hữu trách thanh niên cũng như trưởng thành trợ lực cho việc đào luyện và hoạt động đó . (Tiêu chuẩn 5 CGTH tuổi thơ ) .
Bản qui chế hữu trách này  sẽ gợi ra những nét chính về vai trò hữu trách và đề ra những nguyên tắc cơ bản cho các thành phần hữu trách HÙNG TÂM DŨNG CHÍ VIỆT NAM . Những nguyên tắc này nhằm thống nhất ý chì của những người xả than hoạt động cho trẻ em theo tiêu chuẩn của Phong Trào .


             CHƯƠNG I :  HỮU TRÁCH

2-    Hữu trách của  Phong Trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ  là những Kitô hữu trưởng thành, linh mục, tu sĩ giáo dân tha thiết với hoạt động tong đồ thiếu nhi theo đường lối của Phong trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ  và đang hoạt động trong Phong Trào .
3-    Những hữu trách phải là những nhà giáo dục  tùy theo vai trò đặc biệt của mình ( linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân thanh niên hay trưởng thành ) mỗi người cần :
a)    Yêu thương và hiểu biết trẻ em cũng như thế giới thiếu nhi , quan tâm đến cuộc sống của chúng hiểu biết tâm lý trẻ, đủ khẳ năng chuyên biệt của Phong Trào Thiếu Nhi .
b)    Có cái nhìn Ki tô hữu :
-        Về đứa trẻ
-        Về những vấn đề sống và tăng trưởng của nó
-        Về việc sử dụng những kỹ thuật giáo dục .
c)    Quan tâm đến hết mọi vấn đề về thiếu nhi để giúp đỡ và bênh vực khi cần .
d)    Thuộc về một Ban Hữu Trách
e)    Phải có một đời sống nội tâm và bí tích .
f)     Ước mong rằng các hữu trách giáo dân cũng là những thành phần hoạt động tong đồ giáo dân thích hợp với môi trường và lứa tuổi của họ .
(Tiêu chuẩn 5 CGTH - Hoạt động Tông Đồ Thiếu Nhi trang 125 -127 ) .
4-    Trong sinh hoạt Phong Trào, vai trò chính yếu của các hữu trách không ở tại “LÀM’ cho bằng giúp trẻ làm : hướng dẫn, nâng đỡ, và trợ lực cho các hoạt động của trẻ em trong Chiến Dịch Thường Niên, ở Cộng Đồng Phong Trào cũng như lúc thăng tiến bản thân . Như thế họ giúp đỡ trẻ em thực hiện trọn vẹn thiên chức của chúng trong kế hoạch của Thiên Chúa . (Tân Thủ Bản trang 91 -92) .
Phong trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ có  bốn thành phần hựu trách :
a-    Huynh Trưởng .
b-    Tuyên úy
c-    Trợ úy
d-    Bảo Trợ viên .



             CHƯƠNG II :  HUYNH TRƯỞNG


5-    Định nghĩa và vai trò huynh trưởng
Huynh trưởng là giáo dân nam nữ ít nhất phải đủ 18 tuổi đang hoạt động trong Phong trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ .(Qui ước Nha Trang chương IV).
Họ còn được gọi là Hữu Trách Cộng Đồng vì tùy theo khả năng của mỗi người, tùy nhu cầu Phong Trào đòi hỏi, họ thường hướng dẫn các Cộng Đồng Phong Trào trong các chức vũ ở Cơ , Đoàn ….
Họ cũng có thể giữ các chức vụ ở Ban Hữu Trách Hạt Đoàn, Giáo phận hay Văn phòng Tổng Liên Đoàn HÙNG TÂM DŨNG CHÍ .
6-    Tư cách của Huynh Trưởng :
Huynh trưởng là những nhà giáo dục và chiến sĩ đích thực, nên phải có đầy đủ khả năng và một đời sống gương mẫu để làm chứng cho Chúc Ki tô bên cạnh trẻ em .
Là những nhà giáo dục , họ yêu thương trẻ em, lưu tâm đến chúng, đến tất cả cuộc sống của chúng, họ tự cảm thấy mình có trách nhiệm. Họ còn có những tư chất thiết yếu cho chức vụ :quân bình – vui vẻ - hoạt động – cương quyết – vô vị lợi – hiểu biết trẻ em – tôn trọng bước tiến của từng trẻ em – có tài trong nhiều lãnh vực khác nhau …..họ biết nâng đỡ và khích lệ, định hướng những thiện chí, giúp đỡ vượt qua những khó khăn, họ biết chấp nhận những khác biệt của nhau để bổ túc cho nhau, biết kiên tâm bền chí ….(Tân Thủ Bản trang 92-93 ).
7-    Đào tạo Huynh Trưởng
Để được thế, Huynh trưởng cần phải được đào tạo không ngừng theo những tiêu chuẩn đã nói trong Tân Thủ Bản (trang 98) về tâm lý, sư phạm, kiến thức Phong Trào, kỹ thuật giáo dục, giáo lý, kiến thức tổng quát …..Việc đào tạo Huynh trưởng vừa là tự luyện vừa là thụ huấn, được thực hiện bằng những phương tiện chính yếu sau đây, dực trên những nguyên tắc đã ghi trong Tân Thủ Bản (trang 99-101) :
a-    Sổ Hữu Trách
b-    Buổi họp Hữu Trách
c-    Báo Hữu Trách
d-    Những buổi hội thảo và các khóa huấn luyện .
Ghi chú :
Các khóa huấn luyện sẽ gồm ba cấp :
-       Cấp I : Huấn luyện dự trưởng  (phụ tá Cơ trưởng )
-       Cấp II : Huấn luyện Cơ trưởng chuyên biệt cho từng lứa tuổi .
-       Cấp III : Huấn luyện Huynh trưởng thực thụ .
Ngoài ra còn có các khóa tu nghiệp Huynh trưởng và các khó tổng hợp .
Việc tổ chức các khóa huấn luyện các cấp cũng như chọn lực các huấn luyện viên phải được Ban Nghiên Huấn Giáo phận thừa nhận .
Các khóa huấn luyện sẽ được quy định trong Chương Trình Huấn Luyện  Huynh Trưởng HÙNG TÂM DŨNG CHÍ .
8-    Điều  kiện Huynh Trưởng
Thàn phần Huynh trưởng gồm Huynh Trưởng đặc cách và Huynh Trưởng Thực Thụ .
Huynh Trưởng Đặc Cách là những người trên 18 tuổi nhưng chưa có hoàn cảnh hay điều kiện để thăng cấp Huynh Trưởng Thực Thụ .
Huynh Trưởng Thực Thụ là những người hội đủ những điều kiện sau đây :
-       Trên 18 tuổi .
-       Đã sống trong Phong Trào tối thiểu 3 năm liên tục .
-       Đã trúng các khóa huấn luyện mà chương trình huấn luyện Huynh Trưởng HTDC đòi hỏi .
-        Đã thực hiện một Sổ Hữu Trách đầy đủ
-       Chứng tỏ là đã hiểu rõ Tân Thủ Bản qua một cuộc sát hạch .
-       Đã dấn thân .
-       Được Ban Nghiên Huấn Giáo Phận chấp nhận .
Trong những trường hợp đặc biệt, Ban Nghiên Huấn Giáo Phận có thể miễn chuẩn một số điều kiện trên để Huynh Trưởng Đặc Cách trở thành Huynh Trưởng Thực Thụ .
Huynh Trưởng có một thẻ Huynh Trưởng theo một mẫu chung có giá trị từng hai năm một . Thẻ Huynh tru7o73ngdo Văn phòng Giáo Phận cấp .Nếu còn hoạt động cho Phong Trào sẽ được tái cấp .


            CHƯƠNG III :  TUYÊN ÚY

11-  Tuyên úy của Phong trào là những linh mục do giáo quyền  bổ nhiệm  để lãn đạo tinh thần cho Phong Trào  (Qui ước Nha Trang chương IV) trong một Đoàn, một Hạt, một Giáo phận hay trên toàn quốc .
12- Tại giáo xứ Cha Quản xứ đương nhiên là Tuyên úy, nhưng Ngài có thể ủy thác cho một Cha khác đảm nhận vai trò này .
13- Banh Hữu Trách Liên Đoàn và  Ban Hữu Trách Tổng Liên Đoàn  sẽ thu xếp để có được những cuộc hội thảo hay những hình thức học hỏi khác về Phong Trào dành riêng cho các Tuyên Úy .
14- Các Cha Tuyên úy sẽ thừa nhận những cuộc bầu cử phân nhiệm trong Ban Hữu Trách .



                             CHƯƠNG IV : TRỢ ÚY

15- Trợ úy là các  tu sĩ nam nữ  do các linh mục mời cộng tác với các Ngài (Qui ước Nha Trang C.4) .
16- Ban Hữu Trách Liên Đoàn và Ban Hữu Trách Tổng Liên Đoàn sẽ tổ chức các cuộc hội thảo hay những hình thức học hỏi khác nhau về Phong Trào dành riêng cho các Trợ úy .



                                   CHƯƠNG V : BẢO TRỢ VIÊN

17- Các  Bảo trợ viên là những người có thiện chí giúp đỡ Phong trào về mặt tinh thần và vật chất  (Qui ước Nha Trang chương IV ).
18- Về mặt tinh thần, Bảo trợ viên là cố vấn góp ý xây dựng cho Phong trào, khuyến khích các sinh hoạt Phong trào của trẻ em cũng như vận động các giới giáo dục và phụ huynh tìm hiểu đường lối của Phong trào .
19- Về mặt vật chất, các Bảo trợ viên sẽ nâng đỡ cho Phong trào tùy khẳ năng của mỗi vị .
20- Khi hòan  cảnh đòi hỏi các Bảo trợ viên cho cùng một Đoàn, một Hạt Đoàn hay một Liên Đoàn  có thể hơp thành một hội bảo trợ với những điều lệ phù hợp với hoàn cảnh .


                    
                                    CHƯƠNG VI : CÁC BAN HỮU TRÁCH

21- Các hữu trách làm việc cho Phong trào trong những Ban Hữu Trách khác nau, ở cấp Đoàn,Hạt Đoàn, Liên đoàn hay Tổng Liên Đoàn .
Các Ban Hữu Trách này làm việc trong sự hợp nhất từ trung ương đến địa phương .
22- Ban Hữu Trách Đoàn
Mỗi Đoàn có một Ban Hữu Trách gồm các Huynh trưởng, Tuyên úy, các Trợ úy và các Bảo trợ viên . Ban Hữu Trách Đoàn bầu các chức vụ tại Đoàn : Đoàn trưởng, Đoàn phó Hùng Tâm, Đoàn trưởng Đoàn phó Dũng chí , Cơ trưởng … với sự chấp nhận của Cha Tuyên úy (Qui ước Nha Trang chương VI) .
23- Ban Hữu Trách Hạt Đoàn
Trong mỗi Giáo phận, nếu nhu cầu và hoàn cảnh đòi hỏi , có thể thiết lập các Ban Hữu Trách Hạt Đoàn để lo cho Phong trào trong Hạt .Ban Hữu Trách Hạt Đoàn gồm có : Một Hạt Đoàn trưởng, một hay nhiều Hạt Đoàn phó, một thư ký, một thủ quỹ, một Tuyên úy Hạt, một hay nhiều Trợ úy, những Bảo trợ viên .
Ban Hữu Trách Hạt Đoàn do đại diện các Đoàn Hạt bầu lên . Tuyên úy trong Hạt Đoàn do các Tuyên úy trong Hạt đề cử và được Giáo quyền chuẩn nhận .
24- Ban Hữu Trách Liên Đoàn .
Phong trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ trong mỗi Giáo phận được hướng dẫn do Ban Hữu Trách Liên Đoàn . Ban Hữu Trách Liên Đoàn gồm có : một Liên Đoàn trưởng , một hay nhiều Liên Đoàn phó , một thư ký , một thủ quỹ, một ban nghiên huấn, một linh mục Tuyên úy Phong trào , một hay nhiều Trợ úy, những Bảo trợ viên .Ban Hữu Trách Liên Đoàn hướng dẫn và điều hành Phong trào trong Giáo phận, liên lạc với các Phong trào và tổ chức giáo dục khác .
Ban Hữu Trách Liên Đoàn do đại diện các Ban Hữu Trách Đoàn bầu lên . Riêng Tuyên úy do các Tuyên úy trong Giáo phận đề cử và Giáo quyền bổ nhiệm (Qui ước Nha trang chương VI).
25- Ban Hữu Trách Tổng Liên Đoàn .
Ban Hữu Trách Tổng Liên Đoàn gồm có linh mục Tổng Tuyên úy, linh mục phụ tá Tổng Tuyên úy và văn phòng Tổng Liên Đoàn HÙNG TÂM DŨNG CHÍ VIỆT NAM .
26- Linh mục Tổng Tuyên úy do các Ban Hữu Trách HÙNG TÂM DŨNG CHÍ  Giáo phận đề cử và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bổ nhiệm bằng văn thư . Nhiệm kỳ của Tổng Tuyên úy là 4 năm  (Thông báo Hội Đồng Giám Mục ngày 10/01/1974)
27- Văn phòng Tổng Liên Đoàn HÙNG TÂM DŨNG CHÍ VIỆT NAM là cơ quan điều hành sinh hoạt toàn quốc  theo đướng Phong Trào . Văn phòng này gồm một Tổng thư ký , thường là giáo dân, hai phụ tá Tổng thư ký và một thủ quỹ, một trưởng Ban nghiên huấn và các ủy viên .
Tổng thư ký và trưởng ban nghiên huấn do đại diện Ban Hữu Trách Giáo phận bầu lên với nhiệm kỳ hai năm . Các chức vụ khác do Tổng thư ký chỉ định .




                            CHƯƠNG VII : HIỆU LỰC , SỬA ĐỔI, HỦY BỎ .

28- Bản quy chế này có hiệu lực từ ngày ký đối với những Giáo phận đã ký tên trong bản quy ước Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí  (Làm tại Nha Trang ngày 17 – 22/07/1971).
29- Riêng những điều khoản về Ban Hữu Trách Tổng Liên Đoàn sẽ tùy thuộc vào bản nội quy chính thức do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam  phê chuẩn sau này .
30- Bản quy chế này có thể được sửa đổi hay hủy bỏ do Đại Hội Hữu Trách của các giáo dân liên hệ đến Qui Ước Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí nói trên , hoặc Đại Hội Hữu Trách Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí Toàn Quốc .
31- Niềm vui của hữu trách  là biết rằng mình đang phụng sự Chúa và đang dẫn dắt trẻ em đến cùng Chúa . Người Hữu Trách sẽ lien lỉ cố gắng để đáp lại lời mời gọi của Chúa và những ơn Chúa ban .
Người Hữu Trách luôn nhớ rằng phần thưởng của họ là chính Đấng đã phán : “ Kẻ nào tiếp đón trẻ nhỏ này vì danh Ta tức là tiếp đón Ta, và kẻ tiếp đón Ta là tiếp đón Đấng đã sai Ta “ (Lc 9,84).


Làm tại Đà Lạt ngày 29.01.1974
Do Đại Hội Hữu Trách HTDC
(tiếp theo là chữ ký của đại biểu các phái đoàn )

(Ghi lại theo cuốn Phong trào Hùng tâm Dũng Chí Giáo Phận Đà Nẵng (2006) , Nguyễn công Khanh góp nhặt)