Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

6 ĐỊA ĐIỂM CẤM PHỤ NỮ

Cứ tưởng ĐÙA nhưng lại là THẬT !
Bất chấp đạo luật bình đẳng trên thế giới vẫn có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng chỉ cho phép đàn ông lui tới, tuyệt đối cấm phụ nữ thăm viếng, thậm chí có nơi còn ngặt nghèo hơn khi cấm tất cả những những động vật thuộc giống cái vì nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là 6 địa danh đã cấm phụ nữ tới từ nhiều năm trước.
1. Núi Athos, Hy Lạp
image
Núi Athos, Hy Lạp
Đây là “Quốc gia tu viện tự trị Núi Thiêng”, là nơi có 20 tu viện Chính thống giáo Đông phương và tạo thành một nước cộng hòa tự trị bán độc lập thuộc chủ quyền của Cộng hòa Hy Lạp. Dù có nối với đất liền, nhưng bạn chỉ đến được khu vực này chỉ một phương tiện duy nhất là thuyền. Số lượng du khách được hạn chế và tất cả phải có giấy phép. Chỉ có đàn ông mới được phép vào núi, cấm tất cả đàn bà, phụ nữ, thậm chí các loài động vật thuộc giống cái, khắc nghiệt hơn đàn ông không có râu cũng không được đặt chân đến.
image
Nguyên nhân là do Hoàng đế Hy Lạp vàonăm 1040 đã chính thức biến nơi đây thành vùng đất chỉ dành riêng cho dòng tu nam theo đạo Thiên Chúa. Phụ nữ và tất cả động vật giống cái đều bị cấm vì họ cho rằng vẻ đẹp quyến rũ của người phụ nữ là “tội đồ” khiến cho những đạo sĩ bị xao nhãng, cản đường họ đến với Chúa.
image
nữ văn sĩ người Pháp Maryse Choisy 
Bất ngờ là dù lệnh cấm ngặt nghèo đến mấy, vẫn có 2 người phụ nữ đã tìm cách len lỏi được đến vùng đất dành riêng cho đàn ông. Đó là nữ văn sĩ người Pháp Maryse Choisy hồi thập niên 1920 và Aliki Diplarakou – người đẹp Hy Lạp đầu tiên nhận vương miện hoa hậu châu Âu năm 1930. Tuy nhiên việc làm của họ đều bị cộng đồng lên án vì đã xâm phạm luật lệ riêng của ngọn núi này.
2. Ảrập Xêút
image
Nếu muốn du lịch ở Ảrập Xêút nhất thiết phải có đần ông đi cùng
Chưa kể việc thủ tục để xin visa Ả-rập Xê-út rất khó khăn, những công dân Israel hoặc đã từng đến Israel đều bị cấm đến đất nước này. Phụ nữ dưới 30 tuổi không được du lịch Ả-rập Xê-út một mình. Đàn ông và phụ nữ chỉ có thể du lịch cùng nhau nếu đã kết hôn hoặc thuộc một nhóm. Và nếu như vào được đến Ảrập, du khách nữ hầu như sẽ không được đi đâu hay làm bất cứ điều gì, vì phụ nữ ở đây khi ra ngoài hay tới nhà hàng đều cũng phải có đàn ông đi cùng.
3. Đền Haji Ali Dargah, Mumbai, Ấn Độ
image
Lệnh cấm phụ nữ bước vào ngôi đền này vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay
Đền Haji Ali thờ thánh Pir Haji Ali Bukhari xuất hiện từ thế kỷ 15 là một ngôi đền linh thiêng, mang tính biểu tượng tôn giáo uy nghiêm nhất tại Ấn Độ. Với ngôi mộ linh thiêng của vị thánh nằm ngay trong đền, mỗi ngày nơi đây đón nhận tới gần 20.000 du khách du lịch Ấn Độ thập phương đổ về.
image
Nhưng kể từ năm 2012, nơi đây đã không còn dành cho phụ nữ viếng thăm nữa. Theo nhà chức trách trước đây họ đã sai lầm khi cho phép phụ nữ vào thăm mộ thánh, vì đây là việc làm không đúng đắn và không tuân theo đạo Hồi. Dù rất nhiều hội phụ nữ lên tiếng nhưng chính quyền vẫn không bác bỏ đạo luật cấm phụ nữ, và trong vài năm nay, phụ nữ hoàn toàn bị cấm ra vào ngôi đền linh thiêng này.
4. Đền thờ đạo Hindu tại Ấn Độ và Indonesia
image
Đền thờ đạo Hindu tại Ấn Độ và Indonesia cấm phụ nữ viếng thăm
Mặc dù không cấm hoàn toàn phụ nữ nhưng những đền thờ theo đạo Hindu tại Indonesia và Ấn Độ đặc biệt nghiêm cấm phụ nữ, nhất là phụ nữ phương Tây, khi đến chu kỳ trong tháng thì không được vào trong nhà thờ. Theo những người thuộc đạo giáo này, những phụ nữ đang ‘đến kỳ’ thường không sạch sẽ nên bị cấm vào khu vực linh thiêng, thờ tự.
image
Tuy nhiên việc xác định phụ nữ “đến kỳ” và cấm phụ nữ bước vào trong đền gặp rất nhiều khó khăn Nguy hiểm hơn, một vài nơi còn xảy ra những hành động bạo lực với du khách nữ nếu họ cố vi phạm quy tắc.
5. Núi Omine, Nhật Bản
image
núi Omine, Nhật Bản
Núi Omine đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2004, là địa điểm tham quan hấp dẫn của nhiều du khách. Tuy nhiên, phụ nữ hoàn toàn bị cấm lên tham quan ngọn núi này vì và ngôi chùa linh thiêng trong hàng thế kỷ vì luật lệ ban hành cấm phụ nữ từ xa xưa.
image
Sở dĩ có luật lệ này vì các nhà sư cho rằng phụ nữ là nguyên nhân gây xao nhãng tới việc tu thành chính quả của các vị sư trên chùa.
6. Chùa Golden Rock , Myanmar
image
“Tảng đá vàng ” ở Chùa Golden Rock , Myanmar cấm phụ nữ sờ vào.
Kyaiktiyo (Golden Rock) được biết đến với cái tên Chùa Núi Vàng nằm trên một ngọn núi ở gần thị trấn Kyaikto, quận Thaton, trở nên linh thiêng và huyền bí bởi nhiều người tin rằng nơi đây lưu giữ một phần xá lợi – một sợi tóc của Đức Phật. Đây chính là lý do khiến cho Chùa Núi Vàng mỗi ngày đón tiếp hàng ngàn lượt tín đồ từ khắp nơi đến thắp hương cầu nguyện và chiêm bái.
image
Ngồi chùa này có “tảng đá thiêng” đã trở thành một “tảng đá vàng” khổng lồ và lấp lánh. Chỉ có đàn ông mới được phép lại gần, chạm tay và dát vàng lên khối đá kỳ diệu này, phụ nữ hoàn toàn bị ngăn cấm vì người dân nơi đây cho rằng nếu để phụ nữ chạm tay vào tảng đá, thì tảng đá sẽ bị rơi xuống vực.

SAO NGÀI BỎ RƠI CON ?


all_souls_day.jpg  

Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: “Êlôi, Êlôi, lama sabácthani!” Nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: “Kìa hắn kêu cứu ông Êlia.” Rồi có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biển, thấm đầy giấm, cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Người uống mà nói: “Ðể xem ông Êlia có đến đem hắn xuống không.” Ðức Giêsu lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở. Bức màn trướng trong Ðền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Ðức Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa.”  
 


Suy Niệm 
 Ðoạn Tin Mừng trên đây kể lại cho ta
 cuộc đời Ðức Giêsu vào những giây phút cuối.
 Ngài đã đón nhận cái chết một cách không dễ dàng
 sau nhiều giờ hấp hối trên thập giá.
 Ðau đớn đến tột cùng, nhục nhã và cô đơn kinh khủng.
 Có vẻ lúc đó Cha lại vắng mặt và làm thinh.
“Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”
Ðức Giêsu có cảm tưởng như Cha bỏ rơi mình
 vào chính lúc Ngài vâng phục Cha, chấp nhận cái chết.
 Chúng ta cần nghe được tiếng kêu xé ruột của Ðức Giêsu.
 Ngài kêu bằng tất cả sức lực còn lại của mình.
 Ngài kêu một tiếng lớn, rồi tắt lịm.
 Chúng ta thích thấy Ðức Giêsu chết bình an hơn,
 chết anh hùng hơn và chết lành hơn.
 Nhưng Ðấng vô tội, chết thay cho cả nhân loại,
đã chẳng được hưởng chút êm đềm nào từ Thiên Chúa.
 Lời cuối của Ngài là một tiếng gọi: Lạy Thiên Chúa của con,
 một câu hỏi tại sao mà Ngài không rõ câu trả lời.
 Ðức Giêsu đã nhắm mắt trong niềm tin trần trụi.

Tháng 11 được dành để nhớ đến những người đã khuất.
 Ðã có thời người ta cho rằng theo đạo là bất hiếu,
 vì không lo giỗ chạp, cúng vái, nhang đèn…
Nhưng trong niềm tin của Kitô giáo,
điều người chết cần không phải là đồ ăn hay vàng mã,
 mà là cầu nguyện, hy sinh, việc lành và thánh lễ.
Ngọn lửa luyện ngục tuy gây nhiều đau đớn không nguôi,
 nhưng có sức tẩy luyện, biến đổi và thánh hóa.
 Có thể nói các linh hồn ở luyện ngục có phúc hơn ta,
 vì họ biết chắc chắn sớm muộn gì cũng vào thiên đàng.
 Chính vì thế họ vui lòng để cho tình yêu Chúa thanh lọc,
 và càng lúc càng trở nên hoàn hảo hơn để đến gần bên Chúa.
 Chúng ta cần sống mầu nhiệm các thánh thông công.
 Các thánh trên trời chuyển cầu cho Hội Thánh dưới thế.
Hội Thánh dưới thế chuyển cầu cho các linh hồn đau khổ.
Tất cả liên đới với nhau như các chi thể của một thân thể.

Trong tháng này Hội Thánh mời chúng ta đi viếng nghĩa trang
để cầu nguyện cho các người thân yêu đã lìa đời.
 Những hàng mộ nói với ta về cái chết không sao tránh được.
 Dù già hay trẻ, dù khỏe hay đau, dù giàu hay nghèo,
 nhưng cuối cùng cái chết vẫn là điểm hẹn.
 Cái chết được chia đều cho mọi người.
 Nghĩa trang có phải là nơi an nghỉ cuối cùng không?
 Con người còn gì khi thân xác nát tan trong lòng đất?
 Nhờ Ðức Giêsu phục sinh mà mầu nhiệm cái chết được vén mở.
Cái chết chỉ là nhịp cầu đưa ta vào cõi sống.
 Con người sống là để chết, và chết là để sống mãi,
 sống một cuộc sống hạnh phúc tuyệt vời hơn nhiều.

Cùng với thánh Phanxicô, xin gọi cái chết là chị – Chị Chết.
Ước gì người Kitô hữu học được nghệ thuật sống
 nhờ biết đón lấy cái chết trong niềm hy vọng tin yêu.


Cầu Nguyện 

Lạy Chúa Giêsu,
 nếu người ta cứ phải sống mãi trên cõi đời này
thì thật là phiền toái.
 Nhưng cái chết vẫn làm chúng con đau đớn
 vì phải chia tay với những người thân yêu,
 vì bao mộng mơ, dự tính còn dang dở.
Xin cho chúng con đừng nhìn cái chết
 như một định mệnh nghiệt ngã và phi lý
 nhưng như một hành trình trở về nguồn cội yêu thương.

Lạy Chúa Giêsu, trước cái chết thập giá,
 Chúa đã run sợ, nhưng không tháo lui,
 và Chúa đã chết trong niềm vâng phục tín thác,
để trở nên người đầu tiên bước vào cõi sống viên mãn.
 Xin cho chúng con nghe được lời dạy dỗ của cái chết.
 Cái chết cho thấy cuộc sống mong manh, ngắn ngủi,
 chính vì thế từng giây phút trôi qua thật quý báu.
 Cái chết bất ngờ mời gọi chúng con luôn tỉnh thức.
 Cái chết nhắc nhở chúng con là khách lữ hành
đang trên đường về quê hương vĩnh cửu.

Sống một đời và chết một lần.
 Lạy Chúa, đó là thân phận làm người của chúng con.
 Xin dạy chúng con biết cách chết nhờ biết cách sống. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Share |