TÀI LIỆU HTDC




 (1), (2)(3), (4), (tiếp theo và hết)

2-HÙNG TÂM DŨNG CHÍ LÀ GÌ ? LÀM THẾ NÀO? 
 Góp nhặt của  Nguyễn Công Khanh 

3- HUYNH TRƯỞNG TỰ VẤN LƯƠNG TÂM-  G. Courtois - Cha G. Bùi V Nho dịch

     (1)(2), (3)

4- NHỮNG KHÓA HỌC VỀ NGƯỜI HỮU TRÁCH  -                       A. Bùi Hữu Ngạn 

6- NHỮNG BẬC TRƯỞNG THƯỢNG HÙNG DŨNG ĐÀ NẴNG- G. Nguyễn Trung Thành 

7- NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO - Trần Duy Nhiên

    (viết theo ý tưởng của cuốn “ L’ART  D’ÊTRE CHEF” của Cha Gaston Courtois)

     KHÓA 12, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

9- BÊN LÒNG CHÚA  - Nguyên tác : Cha Gaston Courtois

     (1)(2)(3)(4)

8- PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC DỰ PHÒNG

( hay KHOA SƯ PHẠM CỦA CHA DON BOSCO) - 

9-  ĐỨC TÍNH THỦ LÃNH


**************************************************************************************************





MUỐN GÂY DỰNG
MỘT ĐOÀN HÙNG TÂM DŨNG CHÍ






TIẾNG GỌI CỦA THIẾU NHI

Bạn nhiều lần  thấy những thiếu nhi sống không đoàn thể, không tổ chức .
Bạn đã nghe than phiền nhiều, vì lũ trẻ mất dạy, xấc láo .
Bạn thấy giữa lớp người Thiếu nhi, thiếu hẳn bầu khí đạo đức lành mạnh . Không người chỉ đạo hướng dẫn, đoàn Thiếu nhi tha hồ tung hoành ngang dọc …..
Có tiếng gọi Thiếu nhi vang dội trong lòng bạn .
 Bạn nhận thấy nghĩa vụ phải đứng lên hướng dẫn .
Và bạn hăng hái muốn bắt tay vào việc công giáo hóa trẻ em .
Bạn muốn đột xướng phong trào Hùng Tâm , Dũng Chí trong khu vực xứ sở bạn để :
-       Gây cho con em bầu khí Vui tươi, Hùng dũng , Bác ái .
-       Đào luyện các em nên những Thanh niên , Thiếu nữ tương lai của đất nước .
-       Hướng dẫn các em biết nhìn nhận Chúa và yêu mến Ngài .
-       Đào tạo các em nên những Tông đồ nhỏ bé, chinh phục thế giới cho Chúa …

Trước công việc bao la và khó khăn ấy , sách nhỏ nầy sẽ giúp bạn  một phần nào trong bước đầu gây dựng .
Hy vọng Bạn thấy ở đây những điều Bạn mong đợi muốn biết .
Bạn hãy cầm và đọc .
Đấy là hy vọng tha thiết của chúng tôi .

                                                                                         QUANG HIỀN


PHẦN I

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT



·         Bạn đã nghe người ta nói tốt về Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí .
·         Bạn được mục kích đôi ba kết quả .
·         Bạn đã có cảm tình với Phong trào .
·         Bạn đã hỏi han .
·         Nay Bạn nhất định khởi xướng Phong trào nơi các trẻ em nam nữ, trại định cư, tỉnh to hay nhỏ .

Phải , hay lắm !  Nhưng trước hết phải  :
1)    Biết Phong trào ;
2)    Hiểu cho đến nơi “đạo húy” của nó  (đạo húy này chính là “đạo húy Công giáo ) ;
3)    Biết những phương pháp sư phạm của giáo dục , nhất là những phương pháp quen gọi là  “ hoạt động “  (méthode active ) vì phong trào chủ trương phương pháp đó .
4)    Biết tâm lý trẻ và tình cảnh riêng từng em .
5)    Quen biết mọi nhà giáo dục  có liên lạc đến đứa trẻ  mà Bạn nay có trách nhiệm .
6)    Chiêu tập và đào luyện các hướng dẫn viên (huynh trưởng ), tất cả những cái này Bạn phải trù liệu trước khi dúng tay đổi mới cuộc đời các trẻ em của Bạn  .
Bạn đừng bỡ ngỡ  : trước khi xây một ngọn tháp , người khôn bao giờ cũng ngồi lại để suy xét và đặt chương trình .
Nhưng dần dần , có khi cũng chóng chứ không lâu, một khi Bạn đã học biết đủ, đã nhận được tinh thần hướng dẫn cho công việc rồi , Bạn có thể đặ tay hành động nơi các trẻ  nhờ các trẻ và với các trẻ , nghĩa là Bạn thi hành điều thứ 7 .
7)    Gây dựng một bầu khí Công giáo đại đồng ( bằng sự Vui Tươi , Hùng Dũng , Bác Ái ) .
Lúc bấy giờ  và chỉ lúc bấy giờ thôi, Bạn  mới phải lo đến vấn đề chuyên môn .
Bạn sẽ phải  :
8)    Biết tổ chức của Phong trào  .
Như thế sẽ dần dần đem Bạn và các trẻ em của Bạn đến chỗ thành tựu sung sướng là  :
9)    Lo  xin cấp chỉ đạo Trung Ương chuẩn y  thành lập chính thức cho Đoàn và mừng lễ  “ Gia nhập Công giáo Đại đồng “  .

Đây chúng tôi xin nói lại từng điều một :




ĐOẠN I


BIẾT PHONG TRÀO

Có 3 cách :

1-     Bạn hãy đọc với bút chì ở tay ! Quyển “ Phong trào H.T.D.C “ . Mới đọc Bạn sẽ cho là khó và Bạn sẽ bảo Phong trào rắc rối . Nhưng Bạn cứ đảm nhận , vì việc giáo dục công giáo , rắc rối như thế đó . Với những người cộng tác trẻ tuổi, ít học, Bạn cắt nghĩa “ Phong trào H.T.D.C. “ cho họ nghe  . Với những huynh  trưởng  (hướng dẫn viên ) tạm thời , bạn chưa chinh phục được hẳn , hãy cho họ dần dà làm quen với Phong trào , đọc những tài liệu của Phong trào .
Sau cùng Bạn và các người hướng dẫn viên nên đọc một tạp chí huấn luyện và thông tin ban chỉ đạo của hội đoàn công giáo xuất bản từng tháng .

2-    Bạn hãy đi dự một ngày hay một tuần thông tin .
Không gì bằng chung đụng trực tiếp , bằng trao đổi ngôn luận .Trong một tuần hội họp thông tin như thế , người ta sẽ cho Bạn được sống theo Phong trào , đó là một phương thế đắc lực cho Bạn biết Phong trào .
Bạn hỏi ban chỉ đạo cho biết những tuần hội họp nào sắp tới .

3-    Bạn giao thiệp với ban chỉ đạo .
Thường lệ mỗi địa phận có một ban chỉ đạo . Cứ đó mà hỏi Bạn sẽ biết những điều mà Bạn muốn biết .
Khi Bạn đã thi hành những điều nói trên . Bạn sẽ hiểu rằng  :

         1* Đột xướng Phong trào  không phải là thâu nhập một mớ những kế hoạch hay, để đổi mới đời sống của hội đoàn  Bạn .Chính là làm cho trẻ  biết nhìn nhận và đem ra sống cái đạo húy công giáo .
         2* Đột xướng Phong trào là định rõ phương pháp giáo dục của Bạn . Phương pháp mà Bạn nên dần dần đi đến là phương pháp  “ hoạt động “ .
          3* Đột xướng Phong trào là hiểu rõ tâm lý của mọi trẻ em và nhất là hiểu tâm lý của từng em mà Bạn có nhiệm vụ coi sóc . Lại cũng là tự cảm thấy mình có trách nhiệm coi sóc hết mọi em cả những em mà Bạn không quen biết .
           4* Đột xướng Phong trào tức là tự thề hứa với mình rằng :

“ Trong tất cả những công việc tôi làm để giáo dục trẻ em , tôi sẽ luôn luôn cộng tác chặt chẽ với các nhà giáo dục khác ( cha mẹ, thày dạy, người cắt nghĩa bổn ) và với những huynh trưởng trong khu vực của các trẻ ( các chiến sĩ công giáo tiến hành ) .

           5* Đột xướng Phong trào là bài trừ cách làm việc cô độc mặc dầu có kết quả nhiều mà không lo chiêu tập và huấn luyện những người cộng tác sẽ nối tiếp công việc của mình mai sau . Làm như thế tất nhiên là đem công việc của mình đấn chỗ thất bại khốc liệt dầu hiện giờ  đang có vẻ thành công .
           6* Đột xướng Phong trào không phải là cắt nghĩa Phong trào cho các em , nhưng là làm cho chúng sống theo Phong trào bằng cách nhờ sự Vui tươi, Hùng dũng , và Bác ái gây cho các em một bầu khí hoàn toàn công giáo .
            7* Đột xướng Phong trào không phải là chốc lát tổ chức thành một Đoàn , nhưng là dần dần và khi đã gây được bầu khí công giáo rồi .
            8* Đột  xướng Phong trào không phải là  phát dấu hiệu, cờ, quần áo ….. cũng không phải chia các em thành đội thành kíp ngay .



ĐOẠN II

HIỂU ĐẾN NƠI ĐẠO HÚY CÔNG GIÁO


          Không gì đúng hơn , khi người ta định nghĩa Phong trào H.T.D.C.  là một phương pháp trình bày đạo công giáo một cách thích hợp với các trẻ em thời đại .
          Công việc giáo dục của Bạn đã tốt lắm rồi nhưng nhờ Phong trào Bạn còn được một cái may mắn hơn nữa là Bạn sẽ biết trình bày đạo công giáo như một  “ đạo húy “, một chủ nghĩa, có sức phấn khởi say mê lòng người .
          Xưa nay càng những em thông thuộc đạo lý , càng bị luẩn quẩn với các chân lý đã học được .
           Phong trào đây gỡ rời các chân lý , chọn lấy ba tư tưởng cốt yếu, đem trình bày cho các trẻ em một cách thích hợp  . Ba tư tưởng đó là ba quan niệm động lực có sức điều động hết mọi tư tưởng .

            I )  TA LÀ AI ?
            Là Con Thiên Chúa  .
Mỗi người chúng ta có một Cha trên trời . Chúng ta cùng hấp động bởi một nguồn sống . Đó là danh hiệu quý tộc của chúng ta  và là căn cớ cho chúng ta vui mừng .

            II) TƯỚNG TA LÀ AI ?
             Là Chúa Giê su .
Chúa Giê su là đại tướng của ta . Chính nhờ Ngài mà chúng ta được sức sống Thiên Chúa  . Chúng ta phải sống Hùng Dũng can trường và sống đời hy sinh như Ngài .

            III) TA CÙNG NHAU LÀM GÌ ?
            Kiến thiết Đại Đồng Công Giáo .
Là viên sống kết thành thân thể màu nhiệm Chúa Giê su , chúng ta phải hoạt động để kiến thiết  “Đại Đồng Công Giáo “ và lấy tình bác ái liên kết mọi người trong một khối duy nhất .
Ba quan niệm động lực ấy , Bạn muốn dùng nó một cách đắc lực , Bạn phải suy ngắm để thâu nhập  vào cốt tủy và đời sống của Bạn .
     
                                                                                                    (còn tiếp)
MUỐN GÂY DỰNG MỘT ĐOÀN HÙNG TÂM DŨNG CHÍ (2)

ĐOẠN III

BIẾT NHỮNG
PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM CỦA GIÁO DỤC



Có 3 phương pháp :

1)    Phương pháp những người không có phương pháp .
·         Đó là phương pháp của nhiều cha mẹ
·         Đó là phương pháp của số ít nhà giáo dục , thiếu lương tâm . Họ dẫn đưa việc giáo dục ngày nào qua ngày ấy thôi , không theo một chương trình , một phương pháp nhất định .
Bạn hãy tự hỏi một cách thật thà , Bạn có vào sổ đó không .  ( Rồi khi đọc xong quyển này , Bạn nên hỏi lại Bạn câu hỏi đó ) .

2)    Phương pháp những người độc đoán .
Họ một mình định đoạt , sai khiến và cứ chung mà nói họ thường được vâng lời . Họ sung sướng và tự phụ về chỗ đó . Nhưng họ không bao giờ tự hỏi  : Mục đích của giáo dục là ở chỗ vâng lời hay phải hơn là ở chỗ đem các trẻ em đến chỗ tự hiến thân tuân theo mệnh lệnh .

3)    Phương pháp hoạt động , một phương pháp dẫn đứa trẻ đến chỗ biết cộng tác mỗi ngày một nhiều vào công cuộc đào luyện nó , bằng cách khôn khéo tập cho nó biết sáng kiến mỗi ngày một nhiều và dần dần trao cho nó những trách nhiệm một ngày một quan trọng .
Phương pháp này đã được Đức PI-Ô XI  thông qua trong thông điệp “ Giáo dục tuổi trẻ “  và Phong trào chúng tôi chủ trương .






ĐOẠN IV

HIỂU TÂM LÝ CÁC TRẺ VÀ TỪNG TRẺ


Hiểu tâm lý các trẻ và từng trẻ . Hai cái không giống nhau .

1)    Tâm lý các trẻ .
Đó là tất cả vấn đề huấn luyện về khoa tâm lý , Bạn cần phải qua . Bạn đã là một nhà tâm lý biệt tài chưa ?  Bạn đã dự mấy cuộc hội học ?  Đã xem bao nhiêu sách ?
           Nếu Bạn chưa sở trường , Bạn hãy liệu tăng thêm mãi lên  . Bạn hãy dùng  mọi                                
phương sách .

2)    Tình cảnh từng em mà Bạn có trách nhiệm coi sóc .
Có 2 thứ trẻ em .
Hạng trẻ mà Bạn quen biết , hay đến với Bạn và có lẽ Bạn đã hi sinh rất nhiều cho chúng ., còn đối với những trẻ khác Bạn và có lẽ  99% nhà giáo dục , thì không hơi làm gì cho các chúng .
Với hạng trẻ không đến , Bạn  hãy cố gắng để nhận trách nhiệm hạng này cũng như hạng trên .  Bạn đọc tỉ dụ con chiên lạc . Bạn suy nghĩ  . Đột  xướng Phong trào không phải là nhờ mấy cái  thuật hay , hay đổi mới cho nhóm trẻ của Bạn nhưng là lo lắng dìu dắt những trẻ khác cũng là con cái của Cha trên trời như các trẻ yêu quí của Bạn .
Như thế không phải là các chúng sẽ làm H.T. hay D.C. cả , sẽ đều đặn đi dự những hội họp của Bạn đâu .
Nhưng là xin Bạn ngay từ lúc này đây cố gắng bằng mọi phương cách để ảnh hưởng đến các chúng .
Nhưng là một phần lớn các hoạt động của Bạn và của các trẻ yêu qu1i của Bạn kia phải chung qui vào một mục đích là ảnh hưởng đến những trẻ em không đến với Bạn .



ĐOẠN V

QUEN BIẾT MỌI NGƯỜI GIÁO DỤC TRẺ EM



a-    PHỤ HUYNH

Bạn phàn nàn vì cố gắng của Bạn được ít kết quả “ Phụ huynh không làm gì trợ lực với tôi , có khi lại công kích nữa “ .

-       Này họ không phải giúp Bạn chính Bạn phải giúp họ . Vì theo sự xếp đặt của Thiên Chúa , họ phải có trách nhiệm con cái họ rồi mới đến Bạn .
-       Bạn phàn nàn . Nhưng Bạn đã đi thăm họ chưa  -  đã tổ chức những buổi hội họp phụ huynh  theo lối của  Phong trào để thêm quan niệm giáo dục cho họ chưa .
Bạn đừng bảo là không thể được và họ sẽ không tới đâu . Nhiều chỗ đã tin lời chúng tôi , đã lượm được những kết quả không ngờ .

b-   THÀY DẠY :

“ Học đường dạy chữ chứ không giáo dục “Điều này có thực . Nhất là ở những trường công . Nhưng nếu Bạn đi đúng tinh thần của Phong trào, Bạn phải làm quen với các giáo viên , cho họ biết rõ chương trình giáo dục . Nhiều người thử như thế đã thành công và có nhiều giáo viên bằng lòng cộng tác ít nhiều vào chương trình đó .
Còn đối với thày dạy các trường công giáo nếu họ cũng lo đến việc giáo dục , có lẽ họ sẽ đi một lối khác với Bạn . Như thế sẽ có cuộc phân tranh và lắm thày thối ma . Cho nên Bạn phải thỏa thuận với họ . Bạn đến thăm họ , thăm nữa , thăm mãi cho đến khi đã chinh phục được và bằng lòng cộng tác với Bạn .
Đối với những người dạy bổn cũng thế  .




ĐOẠN VI

CHIÊU TẬP VÀ ĐÀO LUYỆN HƯỚNG DẪN VIÊN
(HUYNH TRƯỞNG )



Mặc dầu giá trị của Bạn to đến đâu , thời giờ dư đến mấy , chuyên môn sở trường thể nào , Bạn cũng không thể đột xướng  Phong trào cho tới cùng được  , nếu Bạn không nhờ đến ít nhiều hướng dẫn viên cộng tác  với Bạn . ( Tôi nói cộng tác chứ không phải là giúp đỡ , hai tiếng không như nhau đâu ) .

Bởi vì :

1)    Phong trào là một tổ chức của Công Giáo Tiến Hành (đại cao trào Công Giáo Tiến Hành của tuổi trẻ đi học ) . Nếu không để giáo hữu tham gia vào việc tông đồ của giáo sĩ thì sao gọi  được là Công Giáo Tiến Hành .

2)    Hướng dẫn viên , lựa chọn trong khắp hoàn cảnh sinh hoạt của các trẻ , sẽ gần các trẻ hơn  . Bạn sẽ là tiêu biểu của tâm tưởng từng nơi , sẽ dẫn đưa các em của họ nhiệt thành gia nhập các Phong trào Thanh niên  .
Bạn chiêu tập hướng dẫn viên .

-       Nơi các học sinh của trường trung học hay ký túc xá .
-       Nơi các nam nữ sinh viên .
-       Nơi các cô gái nhà buôn  những ngày nghỉ chúa nhật  và ngày nghỉ .
-       Nơi ít nhiều công chức có giờ dư .
-       Nơi các bà mẹ trẻ tuổi .
Nhưng người hướng dẫn viên đặc biệt sẽ giúp được Bạn là người mà Bạn chăm lo đào luyện kỹ lưỡng hơn là đối chung với các trẻ .
-       Bảo họ đến học ở ban chỉ đạo hay viết thư học với trung ương .
-       Cùng họ làm việc trong những hội đồng .


                                            ********

Làm được bấy nhiêu cho tử tế , kể là đã đủ dọn đường sẵn rồi , Bạn có thể bắt đầu hành động  .

                       NƠI CÁC TRẺ

                       VỚI CÁC TRẺ

                       NHỜ CÁC TRẺ

Chúng tôi nói với các trẻ và nhờ các trẻ hơn là  “ nơi “ các trẻ . Các trẻ không có đột nhiên kéo nhau vào Phong trào , vì người huynh trưởng đã nhất định đột xướng Phong trào đâu . Nhưng vì đã xướng xuất Phong trào một cách dần dà mà đột nhiên người huynh trưởng thấy các trẻ đã ở trong Phong trào rồi .
Việc đột xướng Phong trào đích thực đó là một việc lâu la chúng tôi gọi là ; “ gây bầu khí “ (climatisation ) .




ĐOẠN VII

GÂY BẦU KHÍ

VIỆC NÀY QUAN TRỌNG , XIN DÀNH CHO ĐOẠN SAU




ĐOẠN VIII


BIẾT CÁCH TỔ CHỨC CỦA PHONG TRÀO


Chúng tôi có ý nói là cần phải biết cách tổ chức đích thực của toàn thể Phong trào , lúc này Bạn chưa cần biết . Cần đến đâu Bạn cứ coi quyển “ Phong trào H.T.D.C. “
Nay xin Bạn để trí tới mấy điều quan trọng sau đây :

1)    Nhất là Bạn đừng chia trẻ làm từng đội hay từng kíp ngay . Như thế chỉ là chia trẻ thành những gói nhỏ và không hợp ý tưởng của Phong trào . Bạn vội vàng chia đội ngay khi chưa gây được một bầu khí tức là phá đổ cả hệ thống . Trái lại Bạn chia trẻ thành Cơ ngay đi  (chia theo tuổi)  .

2)    Bạn giữ đừng phát hay giương giang dấu hiệu , cờ đoàn, cờ đội, quần áo gì cả . Đó là vấn đề liêm chính  và khôn ngoan . Nếu giương giang dấu nọ hiệu kia các trẻ tưởng thế đã là Hùng Tâm Dũng Chí rồi  . Lầm tưởng đó sẽ làm hại cho Bạn đó .

3)     Bạn cứ nói : “ Khi mà chúng ta đã thành Hùng Tâm …. “ để cho trẻ biết rằng còn cái gì đẹp hơn nữa cơ …..


Bạn nên nhớ , Phong trào không phải là việc căn cứ vào tổ chức nhưng căn cứ vào tinh thần .


PHẦN II


GÂY MỘT BẦU KHÔNG KHÍ
CÔNG GIÁO ĐẠI ĐỒNG



ĐOẠN I

GÂY BẦU KHÍ
“ HAY ĐỘT XƯỚNG CHÍNH THỨC PHONG TRÀO “


LẠI PHẢI CÓ MỘT BẦU KHÍ ?

       Không phải cho được đột xướng một Phong trào , Bạn bảo các em ngồi xuống khoanh tay rồi cắt nghĩa …… rồi đưa tin …. rồi hô hào mời gọi các em vào …..
Phong trào không quen giải thích , nhất là đối với các trẻ em , chỉ cần đem ra sống ngay đi .
       Cho nên ban đầu bạn dùng tờ báo của Phong trào nếu có , và ….. chỉ có tờ báo H.T.D.C. là ta cứ rộng tay dải rắc  ) . Nhưng Bạn hãy cố đổi tùy theo nhu cầu , bầu khí của các buổi họp của Bạn bằng cách đặt các em vào một bầu khí nào đó .
Bầu khí mà cuối cùng ta phải gây bầu khí Công giáo Đại đồng .
      Những giai đoạn phải qua :

1)    Bầu khí Vui Tươi .
2)    Bầu khí Hùng Dũng
3)    Bầu khí Bác Ái .

      Bạn đừng vội tìm cho hiểu tại sao lại chọn đặc điểm ấy . Cái hệ thống này đã chứng minh ở mấy nghìn đoàn thể khác nhau rồi . Bạn cứ tin .
      Ba bầu khí ấy tuy có tách bạch theo tuần tự nhưng không nhất thiết là tuần tự vì trong việc giáo dục , sự vui vẻ , hùng dũng và bác ái ba tư cách không thể chia rời , tất nhiên phải pha lộn nhau .
      Nhưng Bạn nên nhớ rằng : đem hết mọi trẻ em của Bạn vào sống trong một bầu khí có sức thu hút các chúng một cách không ngờ , bao giờ cũng có ích hơn là hội các chúng mà dặn bảo khuyên răn .

1-    GÂY BẦU KHÍ Ở ĐÂU ?

       Trước hết trong chính nơi Bạn đang ở , hay dùng một tiếng mà Phong trào ít ưa ,ở trong hội đoàn Bạn coi sóc như : tín lạc hội , trường học , cô nhi viện …..
       Những điều chúng tôi sắp nói đây chú trọng đến tín lạc hội và các hội đoàn trong xứ đang dự bị đi đến Công Giáo Tiến Hành , cho những trường tư , trường trung học , lưu học xá , tiểu chủng viện , trường tập , cô nhi viện   - nói chung  là hết mọi ký túc xá  -  Phải có những bí thuật riêng  không thể nói trong cuốn sách này được  . Nhưng hễ ai muốn đột xướng Phong trào ở đâu mặc lòng cũng có thể lượm được ở đây nhiều ý tưởng hay .
        Cũng có trường hợp bắt đầu Phong trào từ chỗ zé – rô  .
        Như thế có thể là tuyệt hảo :  không phải lo đến những cổ truyền , tập tục , phải dè dặt kính nể , phải sửa chữa  phải xóa bỏ .
        Nhưng việc khó khăn là chiêu mộ trẻ em , tìm lý tài , đoàn quán ….. Nhưng không lo , Bạn cứ đi thăm vài gia đình gọi mấy trẻ đến hội cho thật vui , thế là tự nhiên sẽ có dần ….

NHỮNG EM BÉ NÀO ?

        Những người đã hiểu ý chúng tôi sẽ cho câu hỏi đó là câu hỏi dớ dẩn . Vì trách nhiệm chúng ta , những người đột xướng Phong trào , là phải hành động ảnh hưởng đến mỗi trẻ em , cả những em  không đến với ta bao giờ .
        Dù sao , Bạn cũng phải bắt đầu từ những em đang dưới quyền Bạn , nhưng đây là cái mới  : Bạn nhìn qua các trẻ đó , tất cả những em chưa vào dưới quyền Bạn .
Rồi , Bạn nên nhớ , hễ đã đột xướng Phong trào trong một hội đoàn của Bạn , phải cho hết mọi trẻ gia nhập . Không được dành cho các em đạo đức thôi …..
        Gây Phong trào với mấy trẻ em đã chọn lựa , trong một đoàn thể là một bè rồi , một mâu thuẫn không thể tưởng tượng . Vì gây một Phong trào là gây một bầu khí .
        Đời nào ta có thể đun nóng mấy thước vuông không khí trong phòng , cho lên đến 30 độ , còn bao nhiêu cứ để lạnh như ở ngoài được  ?


2-    BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ?

     Nếu các trẻ em Bạn coi sóc đã có sẵn , lại là những em lịch sự ngoan ngoãn(nhưng có thể là không có đạo )   Bạn có thể bắt đầu việc gây bầu khí ngay được .
     Nếu chúng là những em không kỷ luật , om xòm , ích kỷ  Bạn nói : chúng chẳng thèm nghe, bảo chơi cái gì cũng không chịu giữ kỷ luật , chưa biết im lặng và đứng nghiêm khi nghe tiếng còi , lúc đó , Bạn hãy bắt đầu luyện cho chúng thuần thục đã ; rồi mới đến việc gây bầu khí sau .
      Muốn luyện cho thuần thục phải dùng những cuộc chơi kỷ luật : lợi dụng cái thích om xòm lộn xộn thopng dong của trẻ em để đem nó đến chỗ im lặng và trật tự .
     Tỉ dụ : mấy cuộc chơi .
     Khi đã thực hiện được công việc tiếp xúc gần gụi với các trẻ em rồi , Bạn bắt đầu việc  “ gây bầu khí “  chính thức . Rất nên bắt đầu ngay từ khai trường , và chia việc làm ba tam cá nguyệt đồng thời cũng hợp với các mùa Hội Thánh  để tuyên truyền quan niệm sinh lực . Còn việc tổ chức đoàn Bạn sẽ dần dần theo với chương trình hoạt động đã chỉ định cho mỗi tháng .
     Tất cả công việc gây bầu khí có thể tóm tắt trong bản sau đây :


BẢN TÓM  CHƯƠNG TRÌNH GÂY BẦU KHÍ  THƯỜNG LỆ


Năm Hội Thánh
Năm học
Bầu khí  phải gây
Tổ chức phải thực hiện theo nguyên tắc
Tư tưởng phải tuyên truyền


Mùa át Sinh nhật


3 tháng đầu


Bầu khí Vui tươi
Truyền bá tờ báo HTDC .
Chia trẻ thành Cơ
Tổ chức các công tác
Lợi dụng “phương pháp “ hoạt động
Chúng ta là con Thiên Chúa . Đó là căn cớ cho chúng ta vui vẻ , cũng là danh hiệu quí tộc .


Mùa chay Phục sinh


3 tháng giữa năm học


Bầu khíHùng dũng
Hướng dần dần đến việc chinh phục  tạm :
Huấn luyện các người coi đội .
Dự bị và thành lập các đội
Chúa Giê su là đại tướng và cứu thế của ta .
Vói Anh Dũng chúng ta cố tham dự vào công việc cứu thế của Người .


Mùa Phục sinh Lễ Chúa TTHX


3 tháng cuối năm học


Bầu khíBác ái
Long trọng rước nhận luật bác ái .
Tra xét và viết trả lời những câu hỏi để xin công nhận chính thức đoàn .(Nhập Đại Đồng Công Giáo )
Là viên sống của một thân thể mầu nhiệm chúng ta cùng nhau hợp nhất với Chúa Giê su . Với tinh thần Bác ái ta kiến thiết Đại Đồng Công Giáo




ĐOẠN II

GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT



GÂY BẦU KHÍ VUI VẺ

CHÚNG TA LÀ CON THIÊN CHÚA , ĐÓ LÀ CĂN CỚ CHO CHÚNG TA VUI VẺ





1-    BẦU KHÍ PHẢI GÂY  : VUI VẺ

CHÍNH BẠN PHẢI VUI TRƯỚC

      “ Muốn hoán cải một cái ở ngoài phải hoán cải được cái đó ở nơi mình đã “ lời Đức Giám mục RI-SÔ  .
      Trước khi bắt tay hành động trong một nhóm trẻ , ta phải bắt đầu làm cho chính mình ta vui vẻ .
       Để được như thế  hãy suy ngắm về sự vui vẻ .
       Cầu nguyện như thế không có gì là ngoại đạo . “ Chúa yêu người dâng tiến vui vẻ “ . Chúa yêu tinh thần gây vui vẻ cho mọi người chung quanh , Chúa thích người cho một cách vui lòng .
      Suy ngắm đôi ba lần chưa đủ . Phải lâu và hàng ngày cho tới khi mọi hành vi cử chỉ ngôn ngữ đều nhuần thấm một tinh thần vui vẻ .
      Suy ngẫm không phải nguyên bằng trí óc thôi . Tiến trên con đường vui vẻ , thâu nhập cho hết tinh thần vui vẻ là việc của ý chí .
      Biết vui vẻ là gì và những nguyên nhân làm nên vui vẻ  .
      Nhưng còn phải biết nhất định : lúc nào cũng sung sướng nên lúc nào cũng vui vẻ .
      Phô bày tinh thần vui vẻ đó trong mọi hành vi : tiếng hát , nụ cười, vui tính , lạc quan , nhanh nhẹn .
      Cho được như thế phải tập .
      Hãy cố gắng thao luyện cho tới kết quả .
      Kết quả không phải ở chỗ ghi được trong cặp xét mình riêng của ta thôi  . Phải có công hiệu ngay ở nơi con mắt , trong cách nhìn , trên môi , trong tất cả điệu bộ trong sự hiền hòa nhẵ nhặn ….
      Càng muốn chiếu dãi nhiều ánh sáng vui vẻ càng phải liệu có một ngọn đèn vui vẻ thực to .
      Bạn có thể nhờ những sách nói về sự vui vẻ .

SỰ QUAN TRỌNG CỦA VUI VẺ

       Vui  vẻ có năng lực giáo hóa rất mạnh . Nó làm cho vui lòng chịu khó , lấy cố gắng làm dễ dàng . Nhiều thiếu niên không thu hái được kết quả trong những năm còn đang tuổi giáo dục vì chúng bị kìm hãm trong một không khí u sầu . Chúng ta đừng làm cho nhân đức hóa thành một cái gì buồn tẻ .

VUI  VẺ CÓ NĂNG LỰC TÔNG ĐỒ

        Một điều quan trọng là việc giáo dục công giáo phải ban bố một cách thực vui vẻ . Phải liệu cho tâm trí các trẻ con luôn luôn đượm những ý tưởng này  : “Đời sống đạo đức   Vui lắm  . Làm con Thiên Chúa vui lắm “  ; “ Thân mật với Chúa Giê su vui lắm “


2-    MẤY KẾ HOẠCH GÂY BẦU KHÍ VUI VẺ

SỰ VUI VẺ CỦA CHÚNG TA
      Ta phải luôn luôn biểu lộ cách kín đáo tấm lòng vui sướng của người công giáo .

TRANG HOÀNG TRỤ SỞ
      Vẽ những màu tươi sáng , mầu ngà vàng , những mầu nhạt bền họn mầu thâm

ĐỒ DÙNG
      Không nên dùng những đồ bằng gỗ quét đen kẻo ra vẻ tang chế và để thấy những  lốt rạch bẩn . Nên dùng những đồ quét ver-ni .

TRANG HOÀNG
       Có chỗ nhất định để trẻ em tùy thời hạn tùy vấn đề vẽ những đường chì trang hoàng . Có chỗ vẽ và viết “ Bích Báo “ . Chính đây là chỗ ta trình bày những cái sẽ đem được tư tưởng vào trí não trẻ em . ( Nhớ dành chỗ để sau này làm đội sở ) .

HOA
      Cắm trong bình , hay giồng chung quanh hay đằng trước trụ sở . ( Dù trẻ giai và trẻ bé có thể phá phách , ta cứ làm những cái bắt chúng phải trọng kính )  .

CUỘC CHƠI
      Chơi không những là cách trẻ biểu lộ tính ham hoạt động , còn là biểu dương tính thích vui vẻ .
      Bạn muốn gây dựng Phong trào này , Bạn hãy trọng kính cuộc chơi . Nếu rã rời , Bạn phải cho chơi nhiều hơn .
      Sau những cuộc điều tra kỹ lưỡng , chúng tôi nhận xét rằng rất nhiều đoàn thể Nhi đồng (nhất là trẻ gái ) , việc chơi còn quá sợ hãi . Các chúng chơi ít vì chơi không đúng kiểu và vì thế mà thành chán nản . Lại còn đánh nhau , cãi nhau là khác . Đã đánh nhau còn gì mà không đau khổ phiền cực , còn gì là vui vẻ .
      Về vấn đề này Bạn nên xét mình cẩn thận . Thường các trẻ em cố ham chơi và chơi tử tế hay không , là tùy như nhà giáo dục có muốn cho các chúng vui vẻ có biết tổ chức các cuộc chơi hẳn hoi .
      Trẻ đã ham chơi , sẽ không còn giờ đâu mà chán mà buồn , mà nhàn rỗi , mà nói nhảm , mà cãi nhau . Bầu không khí sẽ tươi vui gấp mấy !
Muốn có nhiều cuộc chơi hãy coi quyển Trò chơi sắp xuất bản ) .

HÁT
      Có cần phải thuyết lý nhiều về ảnh hưởng quan trọng của ca nhạc trong việc gây bầu khí vui vẻ cho một đoàn thể không ?
      Ai cũng thừa hiểu . Xin miễn nói .
      Đã hẳn , phải hát để cho bầu khí vui tươi , nhưng đừng cho hát lăng nhăng láo nháo . Phải liệu cho bài hát cất lên tự đáy lòng hân hoan khoái lạc .
       Bạn hãy thu tập lấy nhiều bài hát hay và dạy cho các em hát . Bạn sẽ thấy vui vẻ trẻ trung …..

KHẨU HIỆU  : VUI LUÔN

        Khẩu hiểu đó của Dũng Chí nhưng Hùng Tâm hô cũng không sao . Ta chớ coi tinh thần vui vẻ luôn là tinh thần ngoại đạo , như một ít người đã lầm tưởng . Vui luôn dù phải sự khó , bao giờ cũng đòi phải có nhiều ý chí , nhiều bác ái Công giáo .
        Hãy đem khẩu hiệu đó ra thực hành luôn và một cách mau chóng . Dán lên tường chưa đủ , phải biểu lộ ra trên các nét mặt .
        Thỉnh thoảng nên cắt khẩu hiệu làm hai , bắt các em hô lại  cho thực đều , thực to , thực rõ .

BẠN HÔ  :                  VUI
CÁC EM THƯA    :     LUÔN

        Đó là một phương pháp tuyệt hảo giúp Bạn đem các em đến trật tự , vui vẻ và im lặng  . Nhưng đừng lạm dụng  . Nhọc quá các chúng sẽ đâm láo và thưa lại  : “ Thôi ! “

TỜ BÁO
       Các Bạn đã thấy rồi :
       Một trong những đặc điểm hay nhất của Phong trào Nhi Đồng Công Giáo , một lợi khí lợi hại nhất cho việc giáo dục , đó là tờ báo của Phong trào . Chúng tôi tha thiết mong đợi một ngày gần đây  phong trào có riêng một tờ báo

THỰC HÀNH
·         Hỏi ban chỉ đạo về cách thức tuyên truyền  .
·         Tổ chức cẩn thận việc bán báo hằng tuần ở các khu phố , các xóm làng , nhờ những em chắc chắn và có khiếu tuyên truyền .
·         Bạn hãy có ý định này ; liệu cho tờ báo ra ngày nào là đi lọt khắp nơi ngày ấy . Muốn cho tờ báo được thực là giáo hóa :
·         Chính Bạn hãy đọc từ đầu chí cuối ( Cả các người cộng tác cũng thế ) .
·         Nói truyện với các trẻ về tờ báo . Ban đầu , để lôi kéo hãy kể những câu chuyện vui .
·         Nhưng muốn cho công cuộc được kết quả hơn , phải lợi dụng tờ báo , như :
·         Dùng những câu hỏi trong báo để cho các em thưa .
·         Đem câu truyện của tờ báo ra làm kịch .
·         Tổ chức cuộc chơi , mô phỏng theo câu truyn kể trong báo .
·         Tập những cái mà báo giới thiệu .
·         Viết quảng cáo như tờ báo chỉ vạch .

           Bạn nên nhớ rằng tờ báo là phương pháp lôi kéo số một , sẽ giúp Bạn dự bị các trẻ em gia nhập Phong trào .
·         Bằng những mẩu truyện Bạn sẽ giải thích .
·         Bằng những huấn lệnh Bạn sẽ giúp trẻ em đem thực hành trong đời sống .
·         Bằng những cuộc chinh phục các chúng sẽ tham dự .
·         Bằng những kiến thức Bạn sẽ nhờ các em tuyên truyền cho Phong trào .
·         Bằng những hoạt động của các vai đóng trong truyện mà các chúng muốn noi gương .
·         Bằng những hoạt động khác tờ báo sẽ hướng dẫn .
·         Bằng bầu khí Công giáo mà tờ báo cố ý gây dựng .
·         Bằng một vẻ luôn luôn lạc quan , là đặc điểm của tờ báo .

           Bạn hãy tin vào tờ báo . Hãy đọc . Hãy truyền bá cho nhiều . Nhất là đừng cho không . Phải lấy tiền . Hay hơn cả là tổ chức nhờ các em đem báo bán cho nhau , đó là một dịp để bước vào tinh thần của  “ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG “

MÁNH KHÓE

Hãy mánh khóe vá biến báo . Không nên câu nệ vào những kế hoạch chúng tôi sẽ vạch . Chính Bạn sáng kiến đi và tán dương mọi sáng kiến của người chung quanh . Đây chúng tôi không kể hết mọi mánh khóa , kẻo Bạn không còn sáng kiến . Xin nói đại khái vài ý tưởng để thực hành , giúp bạn gây bàu khí vui vẻ .

HÝ THỬ BIỂU

Cho các em làm một mặt đồng hồ thực to , vẽ độ , chung quanh vẽ nhiều hình rất hài hước . Tùy theo độ vui vẻ của đoàn thể , người hướng dẫn viên sẽ dịch kim cho nó vào chính một trong những hình chung quanh .

THẰNG KHỈ

Cho một em vẽ một hình người quảng cáo thực to , dán vào bìa cứng . Cắt từng mảnh rồi chắp lại thành một hình người  như những thằng người nhà buôn thường quảng cáo . Nó có một cái lưỡi ; tùy như lưỡi ấy thò ra hay thụt vào , thằng người kia hóa ra thằng Khỉ hay thằng Cáo . Nhờ thằng khỉ  - nhưng đừng lạm dụng  - để đem lại cho những buổi hội , bầu khí vui vẻ đang hóa tàn hay đang tiêu cạn .

THU NỤ CƯỜI

 Bảo các em về nhà , ra hiệu , xin và cắt những hình , ảnh , truyền hình những người đang cười (nên chọn những hình to ) , hình nào cũng lấy . Thường trẻ sẽ đem đến những hình ( cắt lấy , lem nhem ) . Nhưng chắc là có đủ mọi hạng cười  : từ cái cười gượng cho tới cái  cười ngọt của bà mẹ , với cái cười ngây thơ của đứa bé .
Muốn cho mọi cái cười này có ảnh hưởng giáo dục nên mở một cuộc hội chợ hay triển lãm hay phòng thương mại . Tất cả sẽ đem bán đấu giá . Mọi người sẽ đánh giá cho một thứ cười .

MỘT CÂU TRUYỆN

Lân , một cô bé được cha mẹ chiều đãi . Cô sốt ruột vì họ đã hứa cho một “Thằng phỗng “  mà mãi chưa được .
Một hôm, họ mang cho một gói , sướng quá . Cô mở . Ngạc nhiên . Không thấy phỗng lại thấy một đôi nạng . Lân khóc  .Bố bế lên đầu gối  và bảo cho con biết đôi nạng này để cho đứa bé bên cạnh không đi được  . “ Hỡi Lân , đừng khóc con . Lẽ ra phải mừng chứ . Vì con không đến nỗi phải đi nạng . Có bao giờ con nghĩ đến cái sướng con được nhảy múa , hát không ? “
Lân cảm động  và từ đó hễ gặp việc khó chịu , cũng cố tìm một lẽ để cho mình vui thú .
Nghe truyện rồi , tập cho các em biết bàn tán với nhau và cho các chúng thấy được cái thú của đời sống bằng cách tổ chức những cuộc đi dạo chung , chơi chung , thể thao chung , tổ chức một cách vui vẻ .




3-    TƯ TƯỞNG PHẢI TUYÊN TRUYỀN

Chúng ta là con Thiên Chúa . Đó là căn cớ cho chúng ta vui vẻ  . Cũng là danh hiệu quý tộc của chúng ta  .


KẾ HOẠCH   : LÀM TỜ DANH HIỆU

Tờ danh hiệu là một bảng giấy nhỏ to bằng tờ vi bằng chịu lễ lần đầu . Chính các em làm bằng giấy  (Như giấy vẽ )  .
Những cái phải trang hoàng :
BÓ BUỘC : một trích lục của sổ rửa tội có dấu đóng của Xứ mình ( Trẻ phải lấy việc đó làm quan trọng vì đó là một danh hiệu to nhất : Con Thiên Chúa  .
TỰ DO  : một tấm ảnh của nhà thờ mà em bé đã chịu phép rửa tội . Một hình vẽ giếng rửa tội . Một hình có tay thày cả đang đổ nước trên đầu một đứa bé  và một tấm ảnh chụp hình em bé lúc còn nhỏ .
Ở dưới đề một câu vắn tắt bằng lối chữ in  :

 NGÀY ẤY ………………..TẠI NHÀ THỜ ………..NHỜ PHÉP RỬA TỘI ..………………………… ĐÃ NÊN CON THIÊN CHÚA

Rất nên bảo các em làm   “ TỜ DANH HIỆU “ ở nhà , chứ đừng làm lúc hội họp của đoàn   . Xong , đoàn quán sẽ mở một cuộc triển lãm các  “Tờ Danh Hiệu “ sẽ mời cha mẹ đến xem  . Nhân hôm đó mở Hội học cho Phụ huynh .
KỊCH  : Thằng con phung phá của Phúc âm  .

4-    NHỮNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI BUỔI HỘI .

1)    Cũng như con Lân , nhưng lấy những lý lẽ công giáo để tập các em tìm thấy vui thú trong mọi việc .
Tháng 1  : Cố làm vui cho mình
Tháng 2  : Cố làm vui cho trường cho lớp .
( Giờ chơi, mở cuộc vui , hát, chơi, tập hát cho các bạn , thế là cả lớp cả trường  có một bầu không khí vui vẻ ) .
Tháng 3  :  Cố làm vui cho gia đình  ( giúp việc gia đình một cách vui vẻ ) . Hát nhiều  - Tối mở buổi vui cho các em .

2)    Hội học về vui vẻ
3)    Mời tất cả phụ huynh đến dự cuộc triển lãm  “ tờ danh hiệu “ và cuộc vui rồi nhân đó nói về vui vẻ  .

SÁCH

Đọc những sách vui , giải trí …..

TỔ CHỨC PHẢI THỰC HIỆN

a)     Truyền bá tờ báo
b)    Chia các em thành từng Cơ theo tuổi
c)    Phân công  . Chia công tác > Bộ chia các trẻ em những công việc về vật chất hay luân lý thích hợp với các chúng  :  Hãy đặt cho mỗi bộ những tên sẽ xuất bản thực tức cười .  Thí dụ Bộ “ Giọt dầu Min “ nhận trách nhiệm giảng hòa  và vui vẻ khi có những chỗ  “ cọ sát “ .
d)    Dự bị dần việc chia đội .
Huấn luyện đội trưởng .
(Lợi dụng quyển : Để huấn luyện Đội trưởng sẽ xuât bản )  .



ĐOẠN III

GIAI ĐOẠN THỨ HAI

GÂY BẦU KHÔNG KHÍ HÙNG DŨNG

VỚI HÙNG DŨNG TA CỘNG TÁC VÀO VIỆC HI SINH CỦA CHÚA KI TÔ
ĐẠI TƯỚNG CỦA TA

1-    BẦU KHÔNG KHÍ PHẢI GÂY : HÙNG DŨNG

BẠN HÃY VÀO TRONG MỘT BẦU KHÍ HÙNG DŨNG

Hãy suy nghĩ về Hùng Dũng  như đã suy về vui vẻ .
Chúng ta cố gắng Hùng Dũng với mình . Rồi Hùng Dũng với các trẻ em . Tất cả hành vi (chứ không phải lời nói thôi ) . Phải biểu lộ tâm hồn đầy nghị lực , yêu sự khó .
Ta hãy lánh những thời giờ quen gọi là thời giờ nhàn rỗi . Những giờ ấy nếu không lợi dụng vào một mục đích , sẽ đem lại cho con người sự mềm nhũn và bừa bãi .

GIÁO DỤC TÍNH HÙNG DŨNG LÀ VIỆC QUAN TRỌNG

Thời kỳ này Bạn chú trọng giáo dục trẻ em biết cố gắng ( Bạn hãy làm cho chúng yêu và muốn đức tính mà Bạn mong ước cho các chúng ) .
Tất cả mọi giáo dục đều công nhận địa vị quan trọng của việc đào luyện ý chí . Phong trào chỉ đem lại giúp  Bạn những cái sau đây :
-       Trình bày sự cố gắng cho các trẻ một cách hợp tâm lý hơn  : cho các em thấy sự cố gắng phải là ham đẹp , là để nát , mà là cái làm cho dồi dào , tiến bộ .
-       Một chương trình …. Cho việc đào luyện ý chí .
-       Một chương trình cho đời sống vừa cá nhân vừa tập đoàn .


2-    KẾ HOẠCH GÂY BẦU KHÔNG KHÍ HÙNG DŨNG

Kế hoạch có nhiều , ta hãy lợi dụng cả   :

TRANG HOÀNG ĐOÀN QUÁN

Đừng vẽ những bức tranh vụn vặt , những nhành hoa nhỏ xíu ,. những đường riềm cỏn con . Trái lại những bức ảnh thực nổi và thực to đầy sức lực và hùng cường .
Tờ bích báo nên trưng bầy những hình ảnh diễn tả tư tưởng anh hùng về thể xác (như trèo núi ) về tinh thần ( cái nụ cười của người mẹ nhìn đứa con về nghỉ phép , nay từ giã đi ra tiền tuyến ) .

TRÒ CHƠI

Đó là trường học đích danh chuyên dạy sự Hùng Dũng .
Bạn lo tổ chức những cuộc chơi lớn ở ngoài sân , dự bị rất khéo và chơi rất tử tế . Còn những trò chơi vặt vạnh như : những trò chơi may rủi là những trò tưởng lệ tính ỷ lại và lừa bịp , ta nên bài trừ triệt để .

BÀI HÁT 

Bạn lựa chọn những bài hát phấn khởi , hùng mạnh , để gieo vào lòng các em ý tưởng Hùng Dũng ….

KHẨU HIỆU  :  VỚI HÙNG TÂM KHÔNG GÌ KHÓ

Tất cả chương trình là đó , ý tưởng ấy phải kêu thực lớn vào trí não , miễn là đừng hô ngân nga như đọc bài .
Hãy bắt các em dằn từng tiếng một .

VỚI HÙNG TÂM KHÔNG GÌ KHÓ

Nhưng ý tứ không nên lạm dụng . Nhiều quá hóa nhàm .
Trẻ nữ dùng khẩu hiệu đó cũng không trở ngại gì .

NHỮNG CÂU HÔ

Nên dùng những tiếng quen có trong Phong trào như :  Khó để mà thắng !  Càng khó càng thích   v..v….. trong khi gặp công việc bất trắc . Ta không nên miệt thị cái giá trị giáo dục của cách đào luyện đoàn thể bằng những câu hô .

TỜ BÁO

Không cần nói nhiều , Bạn cũng đã hiểu nhiều rằng tờ báo là trường học Hùng dũng . Vì trong những truyện của tờ báo , có những vai anh hùng , trẻ sẽ cảm phục và noi gương .

MẤY MÁNH KHÓE  : CUỘC CHƠI

Đây là cuộc chơi đòi một chương trình tiến triển , mục đích thao luyện trẻ em về cố gắng . Đó là một cuộc thao luyện  ý chí cũng như việc thao luyện về cố gắng của bắp thịt .
Hãy trình bày như một cuộc chơi .
Có kèm theo lời tuyên hứa  ( nhân lúc tuyên hứa và giao kèo nên có một mẩu kịch thích hợp ) .
THÍ DỤ : Nhân một câu chuyện kể , vạch cho trẻ  em thấy có hai hạng người :
-       Một hạng đến sân vận động để ngồi trên bệ thấy cái gì hay thì vỗ tay , không bao giờ dám xuống sân khấu đọ sức với người khác .. Đó là hạng người  “ Bún “  , “Đại Lãn “ .
-       Một hạng chạy trên đường “Pít “ . Đó là những người “ rắn rỏi “ .
Bảo các em hô : “ Chúng tôi là những người rắn rỏi “
-       Trẻ nữ thay vì rắn rỏi ta đặt tiếng “ Anh Dũng, Can Đảm ……” và bảo các em cả quyết  :  “ Chúng tôi không chịu ngồi trên bệ xem cuộc chơi “  .
-       Chúng tôi xuống chạy . Ngay giờ phút này , chúng tôi tuyên hứa , vào cuộc chơi . Nhưng cho được như thế  phải thao luyện dần từ miếng nọ đến miếng kia , từ hạng này đến hạng khác .
Đẳng cấp trong việc cố gắng đó là điều cần thiết . Chính trẻ em cũng phải nhận lý . Không bao giờ  cho phép chúng nhảy một cái lên bậc trên ngay .
Vì sẽ có nhiều hạng đơn sơ nhất 10 phần trăm đến 90 % nhưng không có hạng 100% , kẻo tới đó rồi trẻ sẽ không còn muốn cố gắng hơn nữa )
Trong mỗi hạng sẽ bắt phải cố gắng về những gì , chúng tôi không muốn công bố . Phận sự của Trung Ương  bao giờ cũng chỉ nói đến những nhu cầu và năng lực của toàn thể trẻ em . Còn từng em , mấy em có những nhu cầu và khả năng gì , việc đó xin dành cho địa phương . Ở đây chúng tôi xin hiến mấy điềi đại cương . Bạn cần phải đem bàn lại với Hội Đồng Phụ Trách , Hội Đồng Hướng Dẫn Viên , rồi đến Hội Đồng Đội Trưởng và sau cùng đến hội đồng hay hội hợp tất cả các em .
Đây là điều chúng tôi đề nghị để Bạn bàn cãi sau . Chính nhiệm vụ của Bạn và của Đoàn sẽ thay đổi , sửa chữa cho hợp với nhu cầu và khả năng của Đoàn  :

HẠNG 10%  : là những em trong vòng 8 ngày , hễ nghe ai gọi đồng hồ đổ hay chuông hiệu , lập tức dậy ngay không nằm gan .
HẠNG 30%  :  Là những em ngoài việc dậy ngay còn vui lòng rửa mặt bằng nước lạnh ; rửa khắp cả mặt chứ không bôi tí đầu mũi .
                      . Hay đã tập thể thao một mình 5 phút
                      . hay đã quét lấy buồng ngủ một cách chu đáo .
HẠNG 30%   : Các em đã giữ các điều kể trên lại còn thêm : đi đứng đắn , mạnh mẽ , không quẹt guốc lê chân , không quay ngang quay ngửa , ngoài đường phố như những người hèn nhát lên đồng mất nhiều thời giờ .
HẠNG 40%  :  Thêm vào những cố gắng về thể xác , từ nay sẽ tập cố gắng về tinh thần  . Hạng 40% là những em sẽ chiến đấu đủ 15 ngày để cho điểm trung bình các bài đọc tăng lên 1 điểm .
HẠNG 50%  :   Các em sẽ cố gắng cho điểm trung bình các bài đọc của đội mình thêm điểm . Cho nên
1-    Mỗi em cứ cố gắng như trước và hơn nữa .
2-    Toàn thể đội phải cố gắng . Những em rắn rỏi thuộc hạng 50% phải lôi kéo các người đồng đội làm việc cố gắng với mình . ( Tập các  em làm việc từng đội như thế là luyện tập tinh thần xã hội và bác ái )
HẠNG 60%  :  và các hạng sau :
Tùy sự tấn bộ của mỗi em , mà đưa các em theo đường cố gắng đi lên một trình độ cao hơn , cho tới phạm vi thiêng liêng đạo đức và đem các em dần dần đến chỗ biết lo đặt một quy luật cho đời sống .
Ta đừng quên , lên bậc trên không phải tự nhiên được bỏ các việc phải làm của bậc dưới . Một em lên hạng 80%   vẫn phải dậy ngay khi có tiếng gọi , rửa mặt nước lạnh , học bài cẩn thận .
Thời gian để đi từ bậc nọ đến bậc kia phải ít nhất là 8 ngày cũng có khi tới 15 ngày .
Tất cả phải làm trong cuộc chơi này , các người hướng dẫn phải lấy làm quan trọng hay là thôi đừng bày ra bao giờ . Vì đó là một chương trình cho đời sống đạo đức đã  xếp đặt cho hợp với tâm lý của quần chúng trẻ . Hết mọi em có quyền lợi dự cuộc chơi . Dầu chỉ tiến lên đến hạng 10% hay 20%  cũng không sao . Các em muốn vào lúc nào cũng được . Thợ vườn nho Chúa thuê , ban trưa , được coi như thợ thuê lúc sáng cơ mà .

MẶT TRẬN PHỤC SINH

Sự cố gắng tập được trong cuộc chơi sẽ tất nhiên giun dủi các em gia nhập mặt trận Phục sinh . Đó là một trận chiến đấu bằng cầu nguyện và hi sinh , để hợp tác cùng Chúa Giê su  Người Đại Anh Dũng , cứu rỗi anh em đồng loại . Cuộc chiến đấu này phát biểu rõ rệt trong việc đi rắc truyền đơn Phục sinh . Vì đi như thế , bao giờ cũng phải có nhiều gan dạ .

BẢN TỰ KHẢO

Là một cuốn sổ do Trung Ương phát hành có những câu hỏi như sau đây :
-       Tôi có phải là một người “ Hùng “ không ?
-       Tôi có dậy ngay khi có tiếng gọi không ?
-       Tôi có rửa mặt dù giời rét không ?
-       Tôi có ăn bất cứ món gì , cả những món tôi ít ưa không ?
-       Tôi có can đảm gấp tờ báo , một quyển sách đang mê , khi đến giờ phải đi làm việc không ?
-       Tôi có chơi hăng hái không ?
-       Tôi có tự ý giúp đỡ cha mẹ ở nhà khi thấy có việc mà không cần phải có nhời giục giã của cha mẹ không ?
-       Tôi có biết cười luôn , dù khi gặp những cái khó chịu không ?
-       Tôi có giữ không kêu khi đau răng hay yếu mình chăng ?
-       Tôi có can đảm thú tội khi sai lỗi không ?

DÙNG BẢN TỰ KHẢO NHƯ THẾ NÀO ?

Đơn sơ lắm . Mỗi em lấy cặp ra hỏi mình từng câu một , rồi tự thưa rằng  “có “ hay “không “ . Xong thì đếm xem được  mấy cái có , mấy cái không . Hễ “không “ nhiều hơn “có’ , thì em tập cái tính còn thiếu kia . Nhưng trong các tính còn thiếu , tính nào phải thưa nhiều cái  “ không” hơn cả thì em tập trước .
Chắc bản tự khảo mang về nhà Cha Mẹ sẽ lấy làm vui và được nhờ nữa cũng có khi .

3-    TƯ TƯỞNG PHẢI TUYÊN TRUYỀN

Chua Ki tô Đại tướng và Đấng Cứu chuộc ta .  Ta phải lấy lòng Hùng Dũng của ta để cùng Người lo việc cứu rỗi nhân loại .
 Chúng ta có thể tự tinh thần vui vẻ đem trẻ em đến tinh thần hùng dũng . Vui vẻ đôi khi là một việc khó  ai muốn làm nổi  những việc khó klha8n phải luyện tập dần .
Luyện tập thể xác cho thân mình cứng cáp khỏe mạnh . Nhưng nếu chỉ có sức khỏe thôi , ta chưa có gì hơn con voi .
Nếu những nhà kiện tướng, lực sĩ, vì một cái “cúp” chóng qua (danh dự cho đoàn, cho ông chủ mình ) . Đã cố gắng và hi sinh được rất nhiều , sao chúng ta lại không làm như thể mưu vinh hiển và thành công cho Đại tướng hằng sống của chúng ta là Đức Giê su Ki tô . Người đã thí mạng để toàn thắng với tội lỗi ,một cừu địch ly tán nhân loại là con cho khỏi Thiên Chúa , người Cha vô cùng nhân hậu . Với sức can đảm và hùng dũng ta sẽ cộng tác được rất nhiều vào việc hi sinh đó .

4-    KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN

KỂ TRUYỆN :
Đời sống của những danh nhân đã từ bạch đinh gây nổi công danh .
Đời sống và những cuộc phiêu lưu của nhà kiện tướng hay thám hiểm .
Đời sống của những bậc đã từng chinh đông phạt tây nhưng cuối cùng đã thất bại .
Đời sống của Thánh Phao lồ và những cuộc hành trình giảng giáo của Ngài .

5-    NHỮNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI BUỔI HỘI

THAO LUYỆN CUỘC CHƠI
1)    Thao luyện từng em ( cố tiến từ hạng nọ lên hạng kia )
2)   Thao luyện cả đoàn thể ( cả đội cố gắng để lay động các bạn học ở trường và đem họ cùng tiến bước )

HỘI HỌC PHỤ HUYNH

Ba tháng hội một kỳ . Buổi hội này Bạn nói về Đức  “ Hùng Dũng  “
Có thể lợi dụng và tuyên truyền quyển  “ Hỡi Bà Mẹ ..…..với nghị lực “  của Marie France .

PHÁT TRUYỀN ĐƠN PHỤC SINH

Xem ở trên , và cố đem phạm vi hành động ra toàn cả xứ .

6-    TỔ CHỨC PHẢI THỰC HIỆN

CHIA ĐỘI (tạm)
Cẩn thận ! Trong giai đoạn này , Bạn chỉ nên chia đội , nếu :
1)    Các em hưởng được ít tinh thần vui vẻ rồi : biết hát, biết chơi, đã bớt đánh nhau , cãi nhau …
2)    Đã hỏi ý Trung Ương và Trung ương đã ưng thuận .
Nhưng dù sao , miễn là đã cố gắng đào luyện các em đội trưởng .
Đội trưởng lúc này chỉ nên gọi là Phụ Trách Đội thôi .
Nhưng một lần nữa , xin Bạn đừng vội . Chúng tôi dè dặt vì đã qua những cái bất lợi khi quá ư vội vàng . Nên , xin Bạn nhớ cho , chúng tôi bằng lòng cho bạn chia đội nhưng  phải có những điều kiện kia đã .



ĐOẠN IV
Giai đoạn thứ ba
Gây bầu khí bác ái

CHÚNG TA THƯƠNG YÊU NHAU NHƯ
CHÚA GIÊSU ĐÃ THƯƠNG YÊU CHÚNG TA

1-    Bầu khí phải gây: Bác Ái
       Chính chúng ta,
       Chúng ta phải sống theo luật Bác Ái hơn nữa. Có bao giờ chúng ta sống theo đó đủ không? Không cần nói dài. Bạn đã tin rồi. Chúng ta còn phải cố gắng để sống theo đó mãi.
       Nhưng chúng ta đã biểu lộ đời sống bác ái ra ngoài đủ chưa?
       Bạn nên đọc quyển “Phúc âm toàn bộ trong tất cả đời sống” của Ch. Thellier de Poncheville (Ed. Spes). Hay lắm, cần phải có để giúp bạn nghiền ngẫm và hướng dẫn hành động của bạn trong tam cá nguyệt này.
QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC BÁC ÁI.
        Quan trọng vì chính Chúa phán: “Đây là điều luật của Cha : Các con phải yêu thương nhau. Người ta sẽ cứ dấu các con yêu nhau mà nhận các con là môn đệ của Cha”.
        Cha Thellier de Poncheville, một nhà giáo dục đồng thời cũng là một nhà thần học, sau một cuộc điều tra, đã nhận xét: Cả trong các nơi giáo dục công giáo. Đức Bác Ái chưa được coi như là trung tâm mọi sự. Còn xa lắm! Vì Đức Bác Ái đủ tất cả mọi điều chép trong sách luật và Tiên Tri. Thực hành nguyên nó đã đủ rồi, các nhà giáo dục công giáo chỉ thường lưu tâm đào tạo nên những đứa trẻ đạo đức hơn là cho chúng ta hấp thụ một tinh thần bác ái chân chính.
       Để phản động lại và tuân theo mệnh lệnh Phúc âm, phong trào H.T.D.C đặt đức Bác Ái vào một vị trí tối quan trọng trong việc giáo dục.
       Phỏng theo lời Phúc âm, chúng tôi quen nói: Người ta cứ dấu các trẻ có yêu nhau mà biết đồng bạn đã gia nhập phong trào.
2-    Mấy kế hoạch gây bầu khí Bác Ái.
CHÍNH LÒNG BÁC ÁI CỦA TA.
      Tôi không cần nói thêm nửa.
CUỘC CHƠI.
       Chơi là một phương thế đào luyện tuyệt hảo. Nhưng bạn đừng lầm tưởng rằng, muốn nhờ cuộc chơi đào luyện trẻ em về đức bác Ái, bạn phải bóp trán nghỉ ra những cuộc chơi rắc rối.
      Trong cuộc chơi thường, có cách chơi có thể lợi dụng, là chơi cách bác ái, biết nghỉ đến người khác hơn là nghĩ đến mình.
THÍ DỤ: Bằng lòng nhận vào bên mình một đứa bé vụng về sẽ làm cho bên mình thua. Tưởng lệ một người bạn không muốn chơi bằng cách nhường cho anh một chân hay nhường cả.
LONG TRỌNG RƯỚC NHẬN LUẬT BÁC ÁI.
       Luật Hùng Tâm Dũng Chí chẳng qua chỉ là luật mà Chúa đã lối cho những kẻ theo chân Người, Luật đó chúng tôi đã đổi hình thức luật pháp của nó thành hình thức một câu quả quyết: “Chúng ta thương yêu nhau như Chúa Giê su đã thương yêu chúng ta”.
        Chúng ta đừng dán điều luật đó trên tường đoàn quán như một tờ quảng cáo, ngay từ hôm bắt đầu gây bầu khí bác ái, hãy liệu cho trẻ em khám phá ra, rước nhận nó về và đặt lên chỗ danh dự. Ba việc đó sẽ phân chia làm 3 quảng trong giai đoạn này (nhưng làm như thế không có ý bảo ta không được sống một cách bác ái trước thời kỳ này đâu).
1.- TÌM LUẬT
        Thí dụ nhân một buổi tổng hội họp, một bức thư bí mật báo tin rằng: một luật quý hóa nhất của đoàn thể ta đã bị rơi lạc đâu đấy trong vùng quanh.
       Trên các đường lối, đã có vết đường dẫn trẻ đi tìm. Theo một lệnh đi chỉ thấy những luật không thể nhận được như “Niêu ai người ấy xách”…” Hoan hô cú tổng” Mày biết tay tao” v.v…
        Rồi một chỗ kia đã tìm ra. Luật đó là luật bác ái. Một bảng rất đẹp. Toàn thể hội lại ngay. Bàn cãi: Luật có tốt đẹp không? Có nên rước nhận không? Bỏ phiếu, giơ tay… Hoan hô. Rước về. Hát bài Bác Ái.
2.- MẤT LUẬT
        Để đánh mạnh vào trí tưởng tượng các hướng dẫn viên tổ chức một cuộc thực bất ngờ. Bản luật treo ở đoàn quán bổng biến mất. Trong 15 hôm mọi người bàn tán khắp cả xứ về việc xảy ra.
        Để tìm luật, đừng ngại dùng những phương pháp táo bạo và có vẻ hơi hề như quảng cáo ngoài phố: “Chúng tôi có mất”… đăng báo, đi báo tuần tráng, hỏi thăm từng nhà v.v… Tấc cả mọi người mọi em bé (cả những em không có trong đoàn)đều phải biết tin và sẽ tự hỏi câu: “Luật gì mà họ quí thế?”
3.- LẠI TÌM ĐƯỢC LUẬT
      Tìm mãi nay lại thấy. Bởi đó, hoan hô, ca tụng, cám ơn chung cám ơn riêng dân chúng đã cùng với các trẻ em vất vả và mời hết mọi người đến coi luật đó. (Dịp này nên xếp nhằm vào lễ gia nhập Đại đồng Công giáo của các đoàn đã được ban chỉ đạo ban phép).
      Tổ chức khéo cuộc săn luật mất này có thể chiếm một phần thời gian của thời kỳ thứ ba và có thể thành một cuộc chơi lớn chấn động được hết mọi người và gây được một bầu khí không những ở đoàn quán lại còn cả ở ngoài nữa. Như thế hợp với tinh thần quần chúng của Phong trào.
BÁO. – Báo bao giờ cũng dành cho Đức Bác ái một địa vị quan trọng và bao giờ cũng nói đến đức ái. Chúng tôi không cần nói thêm đã có các vai trong các truyện sẽ giúp chúng tôi ảnh hưởng đến các em.
TRUYỆN NÊN KỂ.-
a: Các bậc danh nhân trong bác ái.
b: Các Thánh.
Thánh Phaolo – Thánh Gioan – Thánh Vincente đệ Phaolo – Thánh Martino – Thánh Louis – Thánh Veronican – Thánh Maria Madgalena – Thánh Genovefa – Thánh Thérèsa Hài Đồng – Thánh Christopho cổng Chúa Hài đồng qua suối – Thánh Anton – Thánh Phanxico đệ Sales – Thánh Bosco – Thánh Gioan Vianney – Thánh Pio X…
BÀI HÁT.- Dùng những bài hát khêu gợi đức ái…
BĂNG.-
-       Bất bình (1 tiếng) - hừ (cả)
-       Giận ghét (1 tiếng) - Hừ (cả)
-       Đánh nhau (1 tiếng) - Hừa (cả)
-       (cả) Chúng ta hãy yêu nhau.
NHỮNG ĐOẠN PHÚC ÂM, NHỮNG NGỤ NGÔN NÊN MUA HAY LỢI DỤNG.
a)    Ngụ ngôn.
Con bồ câu với con kiến – Con sư tử với con chuột – Con kiến với con ve sầu (phần cuối thêm tinh thần Phúc âm vào ! các em H.T.D.C nhặt con ve sầu về nuôi.
b)    Phúc âm.
Trẻ chăn chiên viếng Hang đá - Đức Mẹ đi thăm Bà I-sa-ve. Người Samaritano nhân từ - Tám mối phúc thật – Lazaro – Làm bánh nên nhiều – Tha tội cho người trộm lành.
c)    Cựu Ước.
Ông Elia, miếng bánh và cút rượu…
d)    Bi kịch.
MẤY DIỆU KẾ KHÁC
TIẾNG CẢNH TỈNH.- Một câu hát, một tiếng kêu, một người hướng dẫn viên bắt đầu thì hết mọi trẻ đọc hay hát theo để cảnh cáo nhưng em đang lỗi luật Bác ái mà không biết.
NHỮNG X.K.- Là những xão kế ranh mãnh mà các trẻ em vui vẻ và tinh nghịch tổ chức để giúp ích hay để làm bỡ ngỡ những người chung quanh một cách bất ngờ.
Phương pháp đó rất có hiệu quả nơi các trẻ vì tâm lý chúng thích vừa làm chơi vừa việc lành hơn là phải vì nghĩa vụ.
3-    Ý tưởng phải tuyên truyền.
      Là những viên sống kết thành Mình Mầu Nhiệm Chúa Giê su chúng ta cùng nhau hợp nhất nơi Chúa Giê su. Với tinh thần Bác ái ta cùng nhau kiến thiết Đại đồng công giáo.
      Ý tưởng đó ta sẽ phô diễn như thế này:  Chúa Ki tô đại tướng của chúng ta, Người xuống thế không những để cứu chuộc chúng ta , mà còn để ban bố một luật mới : luật Bác ái .
       Luật đó , loài người vì quên mình là anh em với nhau , đã không giữ nữa . Phần ta hãy cố giữ hơn .(hãy vào mặt trận các X.K.)
       Xác vinh hiển của Chúa đã về giời hôm lễ lên giời . Chúng ta là phần Minh Mầu Nhiệm phải cùng nhau sống đời Bác Ái của Chúa .
       Trước khi Chúa Thánh Thần hiện xuống , các Tông đồ không làm nổi việc gì  . Một mình chúng ta cũng không làm gì nổi hơn . Nhưng nếu Chúa ở với chúng ta, chúng ta làm nổi những việc đại sự để hợp nhất chúng ta với nhau và hợp nhất chúng ta với Chúa Giê su .
       Luật Bác ái gồm tóm hết mọi luật Thực . Thực hành một luật đó , đủ rồi .

4-    Kế hoạch tuyên truyền
      Nhiều kế hoạch nói ở trên có sức tuyên truyền cũng như có sức gây bầu khí .
MẶT TRẬN BỠ NGỠ
      Ngày xưa , người Công giáo đã khiến những người chung quanh phải bỡ ngỡ vì Đức Bác ái của họ , người ta nói : “Đấy xem , chúng yêu nhau đến thế nào “ .
       Chúng ta cũng thế , phải khiến được kẻ chung quanh bỡ ngỡ vì đức Bác ái của ta .
      Vì thế có 2 mặt trận bỡ ngỡ :
1)    Tại gia đình  - (nhất là kỳ tháng 4 ) làm cho cha mẹ phải bỡ ngỡ vì những X. K.
2)     Khắp mọi nơi, làm người lân cận , nhà buôn, khách hàng , thợ làm ….. phải bõ ngỡ  .
CẤM PHÒNG NHỎ
      Dịp lễ Hiện xuống , cấm phòng (dành cho các phụ trách đội ) .

5-    Hoạt động ở ngoài các buổi họp .
     Bạn thấy rằng trong thời kỳ này chúng tôi chú trọng đến những việc hoạt động ở ngoài các buổi hội đến nỗi hình như chúng tôi lo việc tông đồ hơn là việc huấn luyện cho đoàn đang thành hình  . Phải đúng thế . Chúng ta đã làm như thế .

TÌM LUẬT
      Mặt trận bỡ ngỡ này cò thêm .
HỘI HỌP PHỤ HUYNH
     Đầu đề là  “ sự quan trọng của Đức Bác Ái  và việc giáo dục tâm hồn “ .

6-    Tổ chức phải thực hiện
SỬA SOẠN ĐỘI SỞ
     Xin công nhận chính thức cho Đoàn .
(Cùng nhau khảo cứu các câu hỏi để xin công nhận chính thức cho đoàn tờ câu hỏi xin trước ở Ban Chỉ Đạo Trung Ương )

DỰ BỊ .
“ Lễ Gia nhập đại đồng Công giáo “ mừng lễ long trọng gia nhập đại đồng Công giáo . (coi đoạn sau )
DỰ BỊ CHO KỲ NGHỈ HÈ .
“ Việc gây bầu khí đã tuần tự tiếp tục trong chín tháng giời . Nay đã tới kỳ nghỉ hè . Kỳ nghỉ hè rất có thể làm tiêu tan bầu khí chúng ta đã gây dựng , nếu chúng ta không đề phòng .

PHẦN III

GIA NHẬP ĐẠI ĐỒNG CÔNG GIÁO

ĐOẠN I
Để đi đến chỗ công nhận chính thức
         Bạn đã xem gần hết quyển này . Bạn cười thỏa mãn : “ Biết bao là ý tưởng ! “ vừa chán nản ; “ Gớm phải mất bằng ấy ngày giờ , trẻ con chúng tôi mới được chính thức gia nhập Phong trào H.T.D.C. , mới được đeo dấu hiệu “ .
        Phải . Mà như thế lại hay ! Vì chỗ quan trọng không phải là đeo dấu hiệu , là gia nhập Phong trào H.T.D.C. nhưng là các em dần dần nhích động và cùng nhau tiến bước thành cao trào nhi đồng .
        Việc gây bầu khí phải hoàn toàn đã . Rồi cuối cùng , lúc ấy mới nên nghĩ đến việc xin công nhận chính thức thành lập đoàn và xin tờ lục vấn .

ĐOẠN II
Tờ lục vấn
       Xin tờ đó tại Ban chỉ đạo trung ương .
       Bạn đừng thấy nó dài mà đã sợ . Nó là một dịp cho bạn biết mọi cái cho đâu vào đó tử tế . Và nó sẽ giúp Trung Ương biết lối chỉ dẫn cho bạn biết tiến bước một cách kết quả . Bạn cứ tin cậy . Bạn sẽ thấy .

ĐOẠN III
Dự bị xa lễ gia nhập đại đồng công giáo
         Tờ lục vấn Bạn đã hội các phụ trách khảo cứu và đã trả lời ; Bạn đã gửi cho ban chỉ đạo địa phận để sau khi tra xét lại gửi cho ban chỉ đạo trung ương .
         Bây giờ Bạn lo dự bị lễ Gia nhập  đại đồng Công giáo đi . Lễ đó phải tổ chức thực cẩn thận , không bao giờ nên để lễ đó xẩy đến một cách bất thần .
        Nhưng cẩn thận ! Xin công nhận chưa phải là công nhận  . Nên đừng chỉ định ngày nào trước , cũng đừng đem tin trước khi Bạn chưa chắc được sự chuẩn y của ban chỉ đạo . Nhiều khi các Trung ương có thể  vì ích riêng của Bạn giãn ngày đó ra một thời gian khác .
        Bạn nên nhớ rằng hoãn lại như thế có khi dài tới 6 tháng là cần nếu để nghiên cứu về tờ lục vấn và để tìm câu trả lời cho Bạn .

ĐOẠN IV
Lễ gia nhập đại đồng công giáo
          Đó là kết quả của bao công cố gắng gây bầu khí của Bạn và các trẻ em . Tất cả toàn thể sẽ trở nên đoàn Hùng Tâm Dũng Chí chứ không phải từng em một .
         Lễ đó cũng chỉ là một bước đầu đem đến một công việc còn khuếch  trương và xấu xa hơn nhiều .
          Nhưng được công nhận chính thức đã đem lại cho đoàn của Bạn quyền lợi dùng mọi dấu hiệu , cờ , áo của Phong trào như ý , không còn phải e lệ gì vì các chúng đã lên đường tiến đến sự hợp nhất với Chúa Giê su và với hết mọi anh chị em học sinh , thiếu nhi .

                                                                     Viết theo quyển :
                                                            Comment lancer un groupe
                                                         Coeurs Vaillants Ames Vaillante

                                                                             Imprimatur
                                                                   Saigon 22-11-1956

                                                                  P.M . Phạm Ngọc Chi 




@@@@@




NỘI DUNG 

1- Lời mở đầu
2-Lược sử Phong trào
3-Nội quy Phong trào HTDC Việt Nam
4-Khoa sư phạm của Phong trào .
5-Phương tiện để gợi ý .
6-Các phương pháp .
    * Cộng đồng cởi mở
           - sơ đồ một cộng đồng cởi mở
           - Sơ đồ một đoàn HTDC
    * Chiến dịch thường niên
     * Thăng tiến bản thân
7-Bắt tay vào việc lập đoàn
8-Quy chế Hữu Trách HTDC
9-Chương trình các khóa huấn luyện Huynh trưởng
10-Chương trình huấn luyện đoàn sinh
        Phụ lục :
          - Cờ đoàn
          - Kinh , Luật đoàn sinh và Huynh trưởng
          - Ca Phong trào .




Ghi chú :Trong tất cả các nội dung trên , các phần 1,2,3 ,4,5,6,8. đã được Anh Nguyễn công Khanh  góp nhặt và  HTDC GP ĐN  in  ra trong cuốn  PHONG TRÀO HÙNG TÂM DŨNG CHÍ  năm 2006  .Chúng tôi cũng đã tải lên trang này vào tháng 11/2012 trước . 
                                                                                                  cht
                                       


                   BÀI  I

              LỊCH SỬ
              PHONG TRÀO HÙNG TÂM DŨNG CHÍ QUỐC TẾ

A-   NGUYÊN NHÂN THÀNH LẬP

Vào cuối thế kỷ 19, kỹ nghệ bắt đầu phát triển, nhiều người bỏ miền quê ra tỉnh kiếm việc làm. Cha mẹ bận công việc suốt ngày, đa số không biết giáo dục con cái ra sao cho hợp với hoàn cảnh mới . Giới trẻ tiếp tục với môi trường mới khác hẳn với miền quê, từ  đó  hết tin tưởng vào cha mẹ, lao mình vào cuộc sống trác tang , ăn chơi biếng nhác .
Trước tình trạng đó nhiều người đã đứng ra lập các hội “Bảo Trợ Thiếu Nhi” để giúp trẻ vừa chơi vừa học , vừa chơi vừa làm .Họ kêu gọi các nhà trường mở các trại hè cho học sinh. Các trại hè được các em hưởng ứng rất đông, thâu đạt kết quả khả quan . Nhờ những trại hè này mà người ta khám phá ra tâm lý, nhu cầu và khả năng của giới trẻ, để từ đó họ giới thiệu cho giới trẻ những trò chơi, những khám phá mà trẻ thích thú .

B-   GIAI ĐOẠN I (1929 -1939 )

Phong trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ  được phát sinh do sự đề xướng đầu tiên của Cha GASTON COURTOIS, biệt hiệu là Jacques Coeur, khi Cha quyết định ấn hành một tập san mang tên “Journal Coeur – Vaillant “(Tập san Hùng Tâm) số đầu tiên ra ngày 08/12/1929, chủ trương dung những sự vui tươi của những truyện bằng tranh ảnh để phổ biến tinh thần Công giáo . Từ đó gây được nhiều ảnh hưởng trong quần chúng và nhất là trong giới thiếu nhi tại Pháp .
Hồi đó có đến 12.000 hội Bảo Trợ Công Giáo hướng dẫn 800.000 trẻ em, nhưng không có một đường lối chung .Vì thế năm 1933, để tranh ảnh hưởng với Phong trào thiếu nhi ngoài Ki tô giáo Cha Courbe Tổng thư ký Công Giáo Tiến Hành Pháp đã thúc dục Cha Courtois dùng tờ Hùng Tâm để tạo nên một phong trào đại chúng > Ảnh hưởng Hùng Tâm lên cao. Số độc giả tăng nhanh và hâm mộ tờ báo hết mình .
Song song với việc đó , nhiều nhóm trẻ trong các hội Bảo Trợ đã tự nhận lấy tên Hùng Tâm, thành những nhóm Hùng Tâm đầu tiên .
Năm 1935, Thầy Jean Pihan phụ trách một trang báo mang tên “Góc Đội” để huấn luyện các đội trưởng, đặt nền móng cho Phong Trào .
Năm 1936, trong thời gian đại hội của Hiệp Hội Các Phong Trào Công Giáo tại Marseille, đột nhiên các thiếu nhi trong các địa phận họp nhau lại dưới danh hiệu “Hùng Tâm” . Và sau bản tường trình của Cha Gaston Courtois, các vị Giám Mục Pháp trong một phiên nhóm vào năm 1936 đã yêu cầu Cha Gaston Courtois chính thức thành lập Phong trào “Hùng Tâm” . Và cũng năm 1936, thầy Jean Pihan đã nỗ lực xây dựng căn bản chủ thuyết cho Phong Trào “Hùng Tâm” .
Năm 1937, sau đó Cha Gaston Courtois chính thức thành lập một   ngành cho thiếu nữ gọi là “ Ames Vaillantes “ (Dũng Chí) với tờ Dũng Chí . Cũng như tờ Hùng Tâm , tờ Dũng Chí tiến triển rất nhanh . Chính nhờ hai tờ b áo này mà Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí được phát động ra bên ngoài nước Pháp . Đên đâu phong trào cũng thu họach được nhiều kết quả tốt đẹp v à sự hưởng ứng của giới trong và ngoài Công Giáo .
N ăm 1939, Hội nghị các Cha Tuyên úy HTDC Pháp v à 72 v ị Giám Mục chính thức nhìn nhận Phong Trào .


C-GIAI ĐOẠN II  ( 1939 -1945 )
Trong thời gian đại chiến thứ II, Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bành trướng.Các tờ báo Phong trào vẫn tiếp tục xuất bản mặc dù phải thay hình đổi dạng và làm việc lén .
Trong thời gian này tiếp diễn bao nhiêu đau khổ tưởng chừng có thể bóp nghẹt Phong trào, nhưng trái lại để thanh luyện Phong trào càng thêm sung sức và lớn mạnh .
Năm 1943 -1945 Phong trào rút được kinh nghiệm trong các môi trường khác biệt, ký kết những thỏa ước và liên kết với hai phong trào Công Giáo Tiến Hành chuyên biệt người lớn là Phong trào Thợ Thuyền và Công Giáo Tiến Hành Nông Thôn .

D- GIAI ĐOẠN III  ( 1945 -1956 )
Phong trào chỉnh đốn hàng ngũ và phát triển mạnh, nhiều tờ báo được Phon g trào phát triển thêm.
Phong trào ngày càng thích nghi vào các môi trường khác biệt, cho thấy tính cách rất uyển chuyển trong việc áp dụng về hình thức . Ngoài ngành Nông Thôn được thành lập từ thỏa hiệp năm 1944 và ngành Đô Thị  đã có từ trước . Năm 1946, Phong trào đã thỏa hiệp với Thanh niên Hàng Hải Công Giáo để thiết lập ngàng Hùng Tâm Thủy Thủ, và thỏa hiệp với Thanh Sinh Công Pháp để thành lập ngành Dũng Chí Thanh Sinh Công .
Như thế trong thời gian này Phong trào đã biến chuyển dần dần đền một hoạt động Công Giáo Tiến Hành Thiếu Nhi, làm việc chặt chẽ với các Phong trào khác .
Ngay từ các năm 1938-1939, các nhà truyền giáo Pháp đã rất tin tưởng Phong Trào HTDC nên đã không ngần ngại  tung ra các nơi họ làm việc, trong những nước chịu ảnh hưởng Pháp.
·         Tại Âu Châu : đã có Hùng Tâm Dũng chí các nước : Espagne , Italie ,Portugal, Suisse.
·         Tại Mỹ Châu : Hùng Tâm Dũng Chí cũng phát tiển không ngừng  : Brésil, Canada,Chili, Colombie, Equateur, Guadeloupe et Martinique, Mexique, Pérou, Uruguay, Venezuela ...
·         Tại Phi Châu : Hùng Tâm Dũng Chí bành trướng khắp nơi : Sénégal,Dakar, Ziguin, Guinée, Soudan, Côte d’Ivoire, Gabon, Congo thuộc Pháp, Dahomey, Madagascar, Bénin, Bukinafaso, Cameroun, République CentraFricaine, Egypte, Mali, I’lemaurice, I’le de la Réunion, I’Rodriguez, I’les Seychelles, Tchad, Togo .
·         Tại Á Châu : từ năm 1938, Phong trào đã khai sinh tại các nước Viễn đông thành một vết dầu loang : Đại Hàn, Hồng Kông, CaoMên, Ai lao, Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nhật Bản, Tích Lan , Jordanie, Liban, Syrie, Việt Nam .
·         Tại Việt Nam : Chợ Lớn, Sài Gòn, Đà lạt đều có hai nhóm : một cho trẻ em Viện Nam và một cho trẻ em Âu Châu . Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí cũng lan tới Hà nội năm 1942 .
Từ đó văn phòng HTDC các nước ngoài Pháp được thành lập . Hai tờ báo được xuất bản riêng cho HTDC các nước là “ Báo Hải Ngoại “ (1947) và “ Giao Điểm “ (1956) .
Năm 1953, nhiều Hướng dẫn viên và Tuyên úy HTDC các nước Algérie, Maroc, Việt  Nam, Côte d’Ivoire, Madagascar, Hartique, Bỉ , Áo .... đã về dự một cuộc họp mặt với tư cách Hữu Trách Hùng Tâm Dũng Chí Pháp .
Năm 1958 : Thành lập Ủy Hội Quốc Tế của Phong Trào .
Năm 1962 : Họp mặt Quốc tế lần thứ nhất của Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí gồm nhiều ngành thiếu nhi, gồm 23 phái đoàn của 25 nước có HTDC tham dự .
Năm 1963 tổ chức cho ngày Quốc Tế  HTDC vào ngày 5 tháng 5.
Năm 1965-1966 : Kỷ niệm 30 năm Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí . Đến đây Phong trào đã có mặt tại 50 quốc gia trên thế giới .
Cũng năm 1966, Phong trào HTDC họp mặt quốc tế lần thứ nhì tại La Mã và chính thức là một Phong Trào Quốc Tế với danh hiệu mới : “ PHONG TRÀO QUỐC TẾ TÔNG ĐỒ THIẾU NHI” .
Từ đấy Đại Hội Quốc Tế của Phong Trào cứ 4 năm nhóm một lần, năm 1970 tại Monaco, năm 1974 tại Yaounde Cameroun  v.v..... và Phong trào không ngừng lớn mạnh .

BÀI II


LỊCH SỬ
PHONG TRÀO HÙNG TÂM DŨNG CHÍ VIỆT NAM


Năm 1940 trong lúc Việt Nam đang bị Quân đội Nhật chiếm đóng, phần nhiều các trường công , tư đều bị đóng cửa, bị chiếm cứ làm nơi đồn trú cho quân đội .Tại Sài gòn Chợ lớn hầu hết các trường không còn cho học .
Cha Giuse BÙI VĂN NHO, chính sở nhà thờ ngã sáu Chợ lớn , nhà thờ Sainte Jeanne d’Arc thấy các trẻ trong họ không được đi học vì không trường, đi chơi lêu lổng, lang thang trong thành phố và có thể gặp nguy hại về mặt tinh thấn và đạo đức .
Cha muốn ngoài việc giáo dục chúng theo tinh thấn Công Giáo, còn dùng chúng làm việc tông đồ đem tinh thấn Công giáo vào chính gia đình chúng đang sống và các gia đình kế cận . Do đó Cha Giuse Bùi văn Nho mới đem Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí áp dụng trong các hoạt động của trẻ em trong họ đạo.
Phong trào được khai sinh với con số 10 em nhỏ . Qua bao nhiêu bước khó khăn sau 7 năm , con số đã lên 80, được Trung Ương HTDC Quốc Tế Paris cho hợp thức hóa và nhận làm chi nhánh .
Năm 1947, sau bao nhiêu kinh nghiệm về trẻ nam, Cha lại quay về phía trẻ nữ, người thành lập trong họ đạo đoàn Dũng Chí, và năm 1950 được sát nhập vào Trung Ương Quốc tế .Và từ đó PT Hùng Tâm Dũng Chí đã lan rộng trong nhiều Địa phận tại Việt Nam như : Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Xuân Lộc, Kin Tum, Ban Mê Thuật, Đà Lạt, Sài Gòn- Chợ lớn …. Và đã hoạt động mạnh mẽ cho tới mùa xuân 1975 .

BÀI III 


BÀI IV : KHOA SƯ PHẠM

1-    Hùng Tâm Dũng Chí là một Phong trào giáo dục quần chúng thiếu nhi . Khoa sư phạm của nền giáo dục này dựa trên tiêu chuẩn :

GIÚP CHO CHÍNH ĐỨA TRẺ HÀNH ĐỘNG

2-    Khoa này được gọi là Khoa sư phạm hoạt động , một phương pháp giúp khám phá gồm những giai đoạn :
·         Gợi lên sự ham thích
·         Tìm tòi để hiểu biết
·         Diễn tả việc tìm tòi  .
Người hướng dẫn cần biết :
·         tạo bầu không khí thích hợp chung quanh
·         Thức tỉnh, kích thích, hướng dẫn
·         Nâng đỡ …..

3-    Như vậy Khoa Sư Phạm Hoạt Động diễn tả bằng :
-       những trò chơi phát triển con người và tìm được thế quân bình .
-       những công việc do trẻ tự động tổ chức , người hướng dẫn chỉ gợi ý, khuyến khích . (Tân Thủ Bản , trang 55) .

PHƯƠNG PHÁP
Để giúp các em thiếu nhi sống đúng đường lối của Phong Trào, một số phương thế căn bản được đặt ra  :
I-             CHIẾN DỊCH THƯỜNG NIÊN :
Chiến Dịch Thường Niên là yếu tố định hướng, chủ động hóa, tinh thần hóa hành vi tự phát của trẻ em trong môi trường sống, nhằm giúp mỗi em và toàn thể quần chúng thiếu nhi tăng trưởng bản than, lành mạnh hóa cảnh vực để Chúa Ki tô được nhìn nhận, yêu mến và hiểu biết hơn . (Tân Thủ Bản , trang 73) .

II-            CỘNG ĐỒNG :
 Cộng đồng hay những nhóm trẻ em quây quần chung quanh một người hữu trách, là một trong những yếu tố căn bản của sinh hoạt Phong trào, nhờ đó chúng nhận thấy Đức Ki tô hiện diện trong đời chúng và những kẻ khác, nhờ đó chúng thay đổi thái độ , lối sống của chúng , và chiếu giải them đời sống bác ái ở chính nơi chúng sống . (Tân Thủ Bản , trang 81) .

III-           THĂNG TIẾN BẢN THÂN :
Phong Trào cụ thể việc lưu tâm tối đa đến từng cá nhân đứa trẻ, hầu hết đáp ứng những nhu cầu và khả năng của nó, giúp trẻ em tìm được chỗ đứng của mình bằng thăng tiến bản thân  .(Tân Thủ Bản , trang 84) .



                        BÀI V :
                       THÀNH PHẦN
                       ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP

I-             ĐOÀN SINH
                Tất cả trẻ em Công Giáo và thiện cảm với Công Giáo từ 6 tuổi đến 16 tuổi hoặc hơn nữa đều có thể gia nhập Phong trào  .
·         Ấu Hùng (Phượng)  -  Ấu Dũng (Ong)  :  từ 6 đến 8 tuổi
·         Kim Tâm  –  Hoan Dũng  :  từ 9 đến 11 tuổi
·         Nhiệt Tâm  - Quang Dũng  : từ 11 đến 13 tuổi
·         Chiến Tâm  - Chinh Dũng :  từ 13 đến 16 tuổi
               Tổng liên đoàn quy định  một cách khái quát hạng tuổi trên để các liên đoàn có mẫu số chung . Các Liên đoàn áp dụng hoặc thay đổi tùy theo môi trường, hoàn cảnh địa phương .

II-           BAN HỮU TRÁCH

Hữu Trách Phong trào gồm 4 thành phần : Tuyên úy, Trợ úy, Huynh trưởng, và Bảo trợ viên đang hoạt động cho Phong trào .
1)    TUYÊN ÚY  : là linh mục do Giáo quyền bổ nhiệm để lãnh đạo tinh thần cho Phong trào .
2)    TRỢ ÚY : là những tu sĩ nam nữ do các linh mục Tuyên úy mời cộng tác với các Ngài .
3)    HUYNH TRƯỞNG : là những giáo dân nam nữ ít nhất phải đủ 18 tuổi và đang hoạt động trong Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí .
4)    BẢO TRỢ VIÊN : gồm những vị có thiện chí giúp Phong trào về tinh thần và vật chất . (Tân Thủ Bản , trang 91) .


HỆ THỐNG TỔ CHỨC  VÀ CÁC BAN HỮU TRÁCH

-       Các Cộng đồng Hùng Tâm trong một Giáo xứ hay khu vực biệt lập họp thành ĐOÀN HÙNG TÂM .
-       Các Cộng đồng Dũng Chí trong một Giáo xứ hay khu vực biệt lập họp thành ĐOÀN DŨNG CHÍ  .
-       Đoàn Hùng Tâm và Đoàn Dũng Chí họp thành LIÊN ĐOÀN .
-       Các Liên Đoàn trong một Giáo Hạt họp thành một HẠT ĐOÀN
-       Các Hạt Đoàn họp thành một TỔNG LIÊN ĐOÀN  GIÁO PHẬN .
-       Các Tổng Liên Đoàn Giáo phận họp thành TỔNG LIÊN ĐOÀN, PHONG TRÀO HÙNG TÂM DŨNG CHÍ TOÀN QUỐC  .
-       Việc điều hành Phong trào toàn quốc do một Ban Hữu Trách Tổng Liên Đoàn đảm trách .
-       Các Ban Hữu Trách Liên Đoàn điều hành Liên Đoàn và trực thuộc Tổng Liên Đoàn .

                  
                            HỆ THỐNG TỔ CHỨC LIÊN ĐOÀN  

A-   LIÊN ĐOÀN :
·         Liên đoàn trực thuộc Tổng Liên Đoàn trong Phong trào .
·         Liên đoàn có Nội quy và Điều lệ riêng, áp dụng theo môi trường và hoàn cảnh địa phương nhưng căn bản phù hợp với Quy chế của Tổng Liên Đoàn và Nội quy Phong trào .
·         Liên đoàn có Kỳ hiệu, Huy hiệu (theo mẫu của Phong trào ), Thánh hiệu và Danh Thánh .
·         Liên Đoàn có  đầy đủ hệ thống điều hành từ Ban Lãnh Đạo đến các cấp đoàn sinh .
·         Liên đoàn gồm hai Đoàn .

B-   ĐOÀN :
-       Đoàn thuộc hệ thống Liên đoàn .
-       Đoàn có Kỳ hiệu (theo mẫu của Phong trào ) và có Danh Thánh .
-       Đoàn được điều hành bởi một Đoàn trưởng , một hay nhiều Đoàn phó .

a)    ĐOÀN HÙNG TÂM : Dành cho bên nam, gồm 4 Cơ :
1.    Cơ Ấu Hùng ( Phượng )
2.    Cơ Kim Tâm
3.    Cơ Nhiệt Tâm
4.    Cơ Chiến Tâm
b)    ĐOÀN DŨNG CHÍ  : Dành cho bên nữ , gồm có 4 Cơ :
1.    Cơ Ấu Dũng (Ong)
2.    Cơ Hoan Dũng
3.    Cơ Quang Dũng
4.    Cơ Chinh Dũng .

C-   CƠ :
-       Cơ trực thuộc Đoàn.
-       Cơ có Kỳ hiệu (theo mẫu của Phong trào ) và có Danh Thánh .
-       Cơ được điều hành bởi một Cơ trưởng , một hay nhiều Cơ phó .
-       Cơ gồm nhiều đội .

D-   ĐỘI :
-       Đội trực thuộc Cơ
-       Đội có Kỳ hiệu (theo mẫu của Phong trào ), và có Danh Thánh .
-       Đội được điều hành bởi một Đội trưởng , một hay nhiều Đội phó .
-       Đội gồm khoảng 8 đến 10 đội sinh .

E-   LIÊN CƠ, LIÊN ĐỘI :
Ngoài hệ thống căn bản trên, Cơ, Đội tùy nhu cầu của Liên Đoàn, còn được phân chia và gọi theo hệ thống Liên Cơ, Liên Đội .
 Được phân chia và được gọi dưới hình thức :
Liên Cơ gồm nhiều Cơ đồng màu khăn , hạng tuổi và phái tính hoặc khác phái tính hợp thành , được điều hành bởi một Liên Cơ trưởng , một hay nhiều Liên Cơ phó .

                        BÀI VI  :
                        NGHI THỨC -  ĐOÀN PHỤC  -  CẤP HIỆU


         Các Nghi thức, Đoàn phục và Cấp hiệu được thống  nhất  như sau :
I-             NGHI THỨC :
a.     Chương trình :
1-    Giái thích ý nghĩa
2-    Phụng vụ lời Chúa
3-    Phần chính yếu của nghi thức
4-    Cầu nguyện tạ ơn
b.    Các loại nghi thức :
1.    Gia nhập Liên đoàn
2.    Gia nhập Phong trào
3.    Thăng tiến bản thân4.    Thăng  Cơ
5.    Chuẩn nhận Đội trưởng
6.    Bổ nhiệm Trưởng 
II-           ĐOÀN PHỤC :
Căn cứ trên Nội quy Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí Quốc Tế và Việt Nam về Chương, Khoản, Điều, quy định vấn đề Đoàn phục , Tổng Liên Đoàn, Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí Việt Nam trong hoàn cảnh hiện tại quy định như sau :
A)   Y PHỤC :
1.    Đoàn Sinh : Mỗi Đoàn sinh trong khi sinh hoạt phải mang đồng phục với đầy đủ Huy hiệu, Bảng hiệu và Thánh hiệu của Phong trào và của Liên đoàn . Đồng phục Hùng Tâm và Dũng Chí giống nhau gồm có :
-       Một khăn quàng (màu theo cấp Cơ )
-       Áo quần : đồng phục học sinh
-       
-       Giầy thể thao
2.    Hữu Trách : Mỗi Hữu Trách trong khi sinh hoạt phải mang đồng phục với Huy hiệu, Bảng hiệu và Thánh hiệu (ngoài ra còn có những Trại hiệu ….) của Phong trào , Liên đoàn cũng như của Tổng Liên đoàn . Đồng phục Hữu Trách các cấp gồm có :
-       Một khăn quàng
-       Áo quần : đồng phục học sinh
-       
-       Giày thể thao .
B)   KHĂN QUÀNG :
Khăn quàng Hữu Trách và Đoàn sinh  theo 4 màu song song không viền với những ý nghĩa :
1.    Màu khăn :
-       Ấu Hùng - Ấu Dũng : màu xanh chuối non
-       Kim Tâm – Hoan Dũng : màu vàng
-       Nhiệt Tâm – Quang Dũng : màu cam
-       Chiến Tâm – Chinh Dũng : màu đỏ
-       Chuẩn Trưởng : màu đỏ
-       Hữu Trách các cấp : màu hạt dẻ 
2.    Ý nghĩa :
-      Ấu Hùng - Ấu Dũng : Tươi Trẻ – Vươn Lên
-      Kim Tâm – Hoan Dũng :  Yêu Mến – Vui Mừng
-      Nhiệt Tâm – Quang Dũng : Hăng Say – Trong Sạch
-      Chiến Tâm – Chinh Dũng : Chiến Đấu – Chinh Phục
-      Hữu Trách các cấp : Nhẫn nhục - Phục vụ 
C)   CẤP HIỆU :
Cấp hiệu đánh dấu bằng những Thánh giá Mauritio bằng kim loại hoặc bằng vải khác nhau :
-       Ấu Hùng - Ấu Dũng : màu đồng trơn
-       Kim Tâm – Hoan Dũng : màu dương
-       Nhiệt Tâm – Quang Dũng : màu lục
-       Chiến Tâm – Chinh Dũng : màu đỏ
-       Hữu Trách các cấp : màu trắng 



         BÀI VII :
                       CHÂM NGÔN - KHẨU HIỆU – CHÀO

A-   Những khẩu hiệu, châm ngôn của Phong Trào, Đoàn và Cơ :

1-    KHẨU HIỆU PHONG TRÀO :

Hùng Dũng    :    Sẵn Sàng
Nhất Trí   :    Đồng Tâm

2-    CHÂM NGÔN :

Hùng Dũng    :   Sẵn Sàng
Với Hùng Tâm   :    Không gì Khó
Với Dũng Chí    :    Vui Luôn

3-    KHẨU HIỆU :

Hùng Dũng   :   Sẵn Sàng
Với Hùng Dũng   :   Không Gì Khó
Càng Khó   :   Càng Hay
Khó Để Mà  :   Thắng

4-    PHƯƠNG CHÂM CỦA PHONG TRÀO  :

VUI  TƯƠI   -   HÙNG  DŨNG   -   BÁC ÁI

5-    KHẨU HIỆU  VÀ CHÂM NGÔN CÁC CƠ

-       Ấu Hùng ( Phượng )  :   Bay Cao
-       Ấu Dũng  ( Ong )   :   Hoạt động
-       Kim Tâm  :   Quảng Đại
-       Hoan Dũng  :   Vui Tươi
-       Nhiệt Tâm  :  Tiến
-       Quang Dũng  :  Sáng
-       Chiến Tâm  :   Thắng
-       Chinh Dũng  :  Thắng

B-   CHÀO :

1-    Khi chào tập thể :
Hô khẩu hiệu “ NHẤT TRÍ “ và khi đáp “ĐỒNG TÂM”  thì đưa tay ngang ngực, lòng bàn tay úp xuống đất, ngón tay cái gấp vào giữa.
2-    Khi chào cá nhân :
3-    Đưa tay ngang ngực như khi chào tập thể và không hô khẩu hiệu .
    
 ** Ý nghĩa lời chào :

Bốn biển anh em một nhà,  cùng  NHẤT TRÍ ĐỒNG TÂM   học HỎI -HIỂU – HÀNH  và tuân giữ cũng như sống đúng những Mục Đích, Tôn Chỉ và Ý Lực Căn Bản  của  Phong Trào .



MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM 
CỦA HUYNH TRƯỞNG HÙNG TÂM DŨNG CHÍ
 .
1- Huynh trưởng đại độ luôn luôn hy sinh bất kể .
2- Huynh trưởng hướng dẫn và làm gương 
     đi đầu mọi lúc mọi nơi .
3-Huynh trưởng nghĩ đến kẻ khác trước
    giúp các em không một tí gì kiểu cách.
4- Huynh trưởng biết tùng phục triệt để,
    để các em tùng phục mình.
5- Huynh trưởng biết tự chủ không mất nhẫn nại bao giờ.
6- Huynh trưởng vui luôn nhất là khi gặp trở ngại .
7- Huynh trưởng chịu lễ hy sinh ,
    cầu nguyện cho các em Doàn mình .
8- Huynh trưởng gánh phần trách nhiệm Đoàn mình .
9- Huynh trưởng xem Chúa Giêsu nơi thầy cả, 
    phụ giúp người trong việc tông đồ .
10- Huynh trưởng chỉ muốn phần thưởng 
      là được hướng dẫn các em đến củng Chúa Giêsu .
Đã là một HTDC thì bắt buộc phải thuộc  và thực hành :12 NGUYÊN TẮC CỦA HTDC
1- Hùng Dũng mọi lúc mọi nơi,
     là người Công giáo sống đời nết na.
2- Hùng Dũng ngay thẳng thật thà,
    Luyện lòng trong trắng nõn nà đẹp tươi.
3- Hùng Dũng vui vẻ tươi cười,
     dù khi nguy khó vẫn cười vui luôn.
4- Hùng Dũng sạch sẽ luôn luôn,
    tính tình cẩn thận ghi lòng sắt son.
5- Hùng Dũng tử tế vuông tròn,
    nói cười lịch thiệp đẹp lòng người ta.
6- Hùng Dũng thảo hiếu mẹ cha,
    là anh em bạn thiết tha mọi người.
7- Hùng Dũng mau mắn vâng lời,
     tuân theo triệt để ý lời cấp trên.
 8- Hùng Dũng chu đáo vẹn toàn,
     thực hành mọi việc toại lòng ước mong .
9- Hùng Dũng hăng hái chí lòng,
     Mê say làm việc hăng nồng vui chơi.
10- Hùng Dũng sung sướng giúp người,
      hiến thân phụng vụ tươi cười ngại chi .
11- Hùng Dũng ưa thích khó nguy,
      hy sinh can đảm ngại gì gian truân.
12- Hùng Dũng quyết chí hiến thân ,
      giao chinh cho Chúc toàn phần thế gian .


QUY CHẾ HỮU TRÁCH



………. Cuộc Đại Hội  HTDC các Giáo phận lần thứ nhất được tổ chức ỏ Tòa Giám Mục Nha Trang 22/07/1971 đã soạn được bản qui ước HTDC tại Việt Nam . Sau khi Cha Cố An tôn qua đời, một đại hội hữu trách các Giáo phận : Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Xuân Lộc, Kon tum, Ban Mê Thuộc, Đà Lạt từ ngày 27 – 29 /07/1974 đã tu chỉnh bản quy ước Nha Trang 1971 thành nội qui Phong trào HTDC Việt Nam, cùng với bản quy chế hữu trách và đang đợi được HĐGMVN phê chuẩn thì xẩy ra biến cố 1975 . ….
                                                       (Trích LỬA HỒNG SÁNG 11-12/07/2008, trang 19)


                   QUI CHẾ HỮU TRÁCH
                                  
                                      LỜI MỞ ĐẦU

1-    Phong trào Hùng Tâm Dũng chí nhằm qui tụ đại đa số trẻ em, để chúng phát triển bản thân và phát động đời sống đạo trong thế giới trẻ con của chúng. (Tiêu chuẩn 3 CGTH tuổi thơ).
Chính đứa trẻ tự nguyện theo tinh thần Kitô giáo và tự nó hoạt động tông đồ. Nhưng cần phải có những người hữu trách thanh niên cũng như trưởng thành trợ lực cho việc đào luyện và hoạt động đó . (Tiêu chuẩn 5 CGTH tuổi thơ ) .
Bản qui chế hữu trách này  sẽ gợi ra những nét chính về vai trò hữu trách và đề ra những nguyên tắc cơ bản cho các thành phần hữu trách HÙNG TÂM DŨNG CHÍ VIỆT NAM . Những nguyên tắc này nhằm thống nhất ý chì của những người xả than hoạt động cho trẻ em theo tiêu chuẩn của Phong Trào .


             CHƯƠNG I :  HỮU TRÁCH

2-    Hữu trách của  Phong Trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ  là những Kitô hữu trưởng thành, linh mục, tu sĩ giáo dân tha thiết với hoạt động tong đồ thiếu nhi theo đường lối của Phong trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ  và đang hoạt động trong Phong Trào .
3-    Những hữu trách phải là những nhà giáo dục  tùy theo vai trò đặc biệt của mình ( linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân thanh niên hay trưởng thành ) mỗi người cần :
a)    Yêu thương và hiểu biết trẻ em cũng như thế giới thiếu nhi , quan tâm đến cuộc sống của chúng hiểu biết tâm lý trẻ, đủ khẳ năng chuyên biệt của Phong Trào Thiếu Nhi .
b)    Có cái nhìn Ki tô hữu :
-        Về đứa trẻ
-        Về những vấn đề sống và tăng trưởng của nó
-        Về việc sử dụng những kỹ thuật giáo dục .
c)    Quan tâm đến hết mọi vấn đề về thiếu nhi để giúp đỡ và bênh vực khi cần .
d)    Thuộc về một Ban Hữu Trách
e)    Phải có một đời sống nội tâm và bí tích .
f)     Ước mong rằng các hữu trách giáo dân cũng là những thành phần hoạt động tong đồ giáo dân thích hợp với môi trường và lứa tuổi của họ .
(Tiêu chuẩn 5 CGTH - Hoạt động Tông Đồ Thiếu Nhi trang 125 -127 ) .
4-    Trong sinh hoạt Phong Trào, vai trò chính yếu của các hữu trách không ở tại “LÀM’ cho bằng giúp trẻ làm : hướng dẫn, nâng đỡ, và trợ lực cho các hoạt động của trẻ em trong Chiến Dịch Thường Niên, ở Cộng Đồng Phong Trào cũng như lúc thăng tiến bản thân . Như thế họ giúp đỡ trẻ em thực hiện trọn vẹn thiên chức của chúng trong kế hoạch của Thiên Chúa . (Tân Thủ Bản trang 91 -92) .
Phong trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ có  bốn thành phần hựu trách :
a-    Huynh Trưởng .
b-    Tuyên úy
c-    Trợ úy
d-    Bảo Trợ viên .



             CHƯƠNG II :  HUYNH TRƯỞNG


5-    Định nghĩa và vai trò huynh trưởng
Huynh trưởng là giáo dân nam nữ ít nhất phải đủ 18 tuổi đang hoạt động trong Phong trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ .(Qui ước Nha Trang chương IV).
Họ còn được gọi là Hữu Trách Cộng Đồng vì tùy theo khả năng của mỗi người, tùy nhu cầu Phong Trào đòi hỏi, họ thường hướng dẫn các Cộng Đồng Phong Trào trong các chức vũ ở Cơ , Đoàn ….
Họ cũng có thể giữ các chức vụ ở Ban Hữu Trách Hạt Đoàn, Giáo phận hay Văn phòng Tổng Liên Đoàn HÙNG TÂM DŨNG CHÍ .
6-    Tư cách của Huynh Trưởng :
Huynh trưởng là những nhà giáo dục và chiến sĩ đích thực, nên phải có đầy đủ khả năng và một đời sống gương mẫu để làm chứng cho Chúc Ki tô bên cạnh trẻ em .
Là những nhà giáo dục , họ yêu thương trẻ em, lưu tâm đến chúng, đến tất cả cuộc sống của chúng, họ tự cảm thấy mình có trách nhiệm. Họ còn có những tư chất thiết yếu cho chức vụ :quân bình – vui vẻ - hoạt động – cương quyết – vô vị lợi – hiểu biết trẻ em – tôn trọng bước tiến của từng trẻ em – có tài trong nhiều lãnh vực khác nhau …..họ biết nâng đỡ và khích lệ, định hướng những thiện chí, giúp đỡ vượt qua những khó khăn, họ biết chấp nhận những khác biệt của nhau để bổ túc cho nhau, biết kiên tâm bền chí ….(Tân Thủ Bản trang 92-93 ).
7-    Đào tạo Huynh Trưởng
Để được thế, Huynh trưởng cần phải được đào tạo không ngừng theo những tiêu chuẩn đã nói trong Tân Thủ Bản (trang 98) về tâm lý, sư phạm, kiến thức Phong Trào, kỹ thuật giáo dục, giáo lý, kiến thức tổng quát …..Việc đào tạo Huynh trưởng vừa là tự luyện vừa là thụ huấn, được thực hiện bằng những phương tiện chính yếu sau đây, dực trên những nguyên tắc đã ghi trong Tân Thủ Bản (trang 99-101) :
a-    Sổ Hữu Trách
b-    Buổi họp Hữu Trách
c-    Báo Hữu Trách
d-    Những buổi hội thảo và các khóa huấn luyện .
Ghi chú :
Các khóa huấn luyện sẽ gồm ba cấp :
-       Cấp I : Huấn luyện dự trưởng  (phụ tá Cơ trưởng )
-       Cấp II : Huấn luyện Cơ trưởng chuyên biệt cho từng lứa tuổi .
-       Cấp III : Huấn luyện Huynh trưởng thực thụ .
Ngoài ra còn có các khóa tu nghiệp Huynh trưởng và các khó tổng hợp .
Việc tổ chức các khóa huấn luyện các cấp cũng như chọn lực các huấn luyện viên phải được Ban Nghiên Huấn Giáo phận thừa nhận .
Các khóa huấn luyện sẽ được quy định trong Chương Trình Huấn Luyện  Huynh Trưởng HÙNG TÂM DŨNG CHÍ .
8-    Điều  kiện Huynh Trưởng
Thàn phần Huynh trưởng gồm Huynh Trưởng đặc cách và Huynh Trưởng Thực Thụ .
Huynh Trưởng Đặc Cách là những người trên 18 tuổi nhưng chưa có hoàn cảnh hay điều kiện để thăng cấp Huynh Trưởng Thực Thụ .
Huynh Trưởng Thực Thụ là những người hội đủ những điều kiện sau đây :
-       Trên 18 tuổi .
-       Đã sống trong Phong Trào tối thiểu 3 năm liên tục .
-       Đã trúng các khóa huấn luyện mà chương trình huấn luyện Huynh Trưởng HTDC đòi hỏi .
-        Đã thực hiện một Sổ Hữu Trách đầy đủ
-       Chứng tỏ là đã hiểu rõ Tân Thủ Bản qua một cuộc sát hạch .
-       Đã dấn thân .
-       Được Ban Nghiên Huấn Giáo Phận chấp nhận .
Trong những trường hợp đặc biệt, Ban Nghiên Huấn Giáo Phận có thể miễn chuẩn một số điều kiện trên để Huynh Trưởng Đặc Cách trở thành Huynh Trưởng Thực Thụ .
Huynh Trưởng có một thẻ Huynh Trưởng theo một mẫu chung có giá trị từng hai năm một . Thẻ Huynh tru7o73ngdo Văn phòng Giáo Phận cấp .Nếu còn hoạt động cho Phong Trào sẽ được tái cấp .


            CHƯƠNG III :  TUYÊN ÚY

11-  Tuyên úy của Phong trào là những linh mục do giáo quyền  bổ nhiệm  để lãn đạo tinh thần cho Phong Trào  (Qui ước Nha Trang chương IV) trong một Đoàn, một Hạt, một Giáo phận hay trên toàn quốc .
12- Tại giáo xứ Cha Quản xứ đương nhiên là Tuyên úy, nhưng Ngài có thể ủy thác cho một Cha khác đảm nhận vai trò này .
13- Banh Hữu Trách Liên Đoàn và  Ban Hữu Trách Tổng Liên Đoàn  sẽ thu xếp để có được những cuộc hội thảo hay những hình thức học hỏi khác về Phong Trào dành riêng cho các Tuyên Úy .
14- Các Cha Tuyên úy sẽ thừa nhận những cuộc bầu cử phân nhiệm trong Ban Hữu Trách .



                             CHƯƠNG IV : TRỢ ÚY

15- Trợ úy là các  tu sĩ nam nữ  do các linh mục mời cộng tác với các Ngài (Qui ước Nha Trang C.4) .
16- Ban Hữu Trách Liên Đoàn và Ban Hữu Trách Tổng Liên Đoàn sẽ tổ chức các cuộc hội thảo hay những hình thức học hỏi khác nhau về Phong Trào dành riêng cho các Trợ úy .



                                   CHƯƠNG V : BẢO TRỢ VIÊN

17- Các  Bảo trợ viên là những người có thiện chí giúp đỡ Phong trào về mặt tinh thần và vật chất  (Qui ước Nha Trang chương IV ).
18- Về mặt tinh thần, Bảo trợ viên là cố vấn góp ý xây dựng cho Phong trào, khuyến khích các sinh hoạt Phong trào của trẻ em cũng như vận động các giới giáo dục và phụ huynh tìm hiểu đường lối của Phong trào .
19- Về mặt vật chất, các Bảo trợ viên sẽ nâng đỡ cho Phong trào tùy khẳ năng của mỗi vị .
20- Khi hòan  cảnh đòi hỏi các Bảo trợ viên cho cùng một Đoàn, một Hạt Đoàn hay một Liên Đoàn  có thể hơp thành một hội bảo trợ với những điều lệ phù hợp với hoàn cảnh .


                    
                                    CHƯƠNG VI : CÁC BAN HỮU TRÁCH

21- Các hữu trách làm việc cho Phong trào trong những Ban Hữu Trách khác nau, ở cấp Đoàn,Hạt Đoàn, Liên đoàn hay Tổng Liên Đoàn .
Các Ban Hữu Trách này làm việc trong sự hợp nhất từ trung ương đến địa phương .
22- Ban Hữu Trách Đoàn
Mỗi Đoàn có một Ban Hữu Trách gồm các Huynh trưởng, Tuyên úy, các Trợ úy và các Bảo trợ viên . Ban Hữu Trách Đoàn bầu các chức vụ tại Đoàn : Đoàn trưởng, Đoàn phó Hùng Tâm, Đoàn trưởng Đoàn phó Dũng chí , Cơ trưởng … với sự chấp nhận của Cha Tuyên úy (Qui ước Nha Trang chương VI) .
23- Ban Hữu Trách Hạt Đoàn
Trong mỗi Giáo phận, nếu nhu cầu và hoàn cảnh đòi hỏi , có thể thiết lập các Ban Hữu Trách Hạt Đoàn để lo cho Phong trào trong Hạt .Ban Hữu Trách Hạt Đoàn gồm có : Một Hạt Đoàn trưởng, một hay nhiều Hạt Đoàn phó, một thư ký, một thủ quỹ, một Tuyên úy Hạt, một hay nhiều Trợ úy, những Bảo trợ viên .
Ban Hữu Trách Hạt Đoàn do đại diện các Đoàn Hạt bầu lên . Tuyên úy trong Hạt Đoàn do các Tuyên úy trong Hạt đề cử và được Giáo quyền chuẩn nhận .
24- Ban Hữu Trách Liên Đoàn .
Phong trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ trong mỗi Giáo phận được hướng dẫn do Ban Hữu Trách Liên Đoàn . Ban Hữu Trách Liên Đoàn gồm có : một Liên Đoàn trưởng , một hay nhiều Liên Đoàn phó , một thư ký , một thủ quỹ, một ban nghiên huấn, một linh mục Tuyên úy Phong trào , một hay nhiều Trợ úy, những Bảo trợ viên .Ban Hữu Trách Liên Đoàn hướng dẫn và điều hành Phong trào trong Giáo phận, liên lạc với các Phong trào và tổ chức giáo dục khác .
Ban Hữu Trách Liên Đoàn do đại diện các Ban Hữu Trách Đoàn bầu lên . Riêng Tuyên úy do các Tuyên úy trong Giáo phận đề cử và Giáo quyền bổ nhiệm (Qui ước Nha trang chương VI).
25- Ban Hữu Trách Tổng Liên Đoàn .
Ban Hữu Trách Tổng Liên Đoàn gồm có linh mục Tổng Tuyên úy, linh mục phụ tá Tổng Tuyên úy và văn phòng Tổng Liên Đoàn HÙNG TÂM DŨNG CHÍ VIỆT NAM .
26- Linh mục Tổng Tuyên úy do các Ban Hữu Trách HÙNG TÂM DŨNG CHÍ  Giáo phận đề cử và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bổ nhiệm bằng văn thư . Nhiệm kỳ của Tổng Tuyên úy là 4 năm  (Thông báo Hội Đồng Giám Mục ngày 10/01/1974)
27- Văn phòng Tổng Liên Đoàn HÙNG TÂM DŨNG CHÍ VIỆT NAM là cơ quan điều hành sinh hoạt toàn quốc  theo đướng Phong Trào . Văn phòng này gồm một Tổng thư ký , thường là giáo dân, hai phụ tá Tổng thư ký và một thủ quỹ, một trưởng Ban nghiên huấn và các ủy viên .
Tổng thư ký và trưởng ban nghiên huấn do đại diện Ban Hữu Trách Giáo phận bầu lên với nhiệm kỳ hai năm . Các chức vụ khác do Tổng thư ký chỉ định .




                            CHƯƠNG VII : HIỆU LỰC , SỬA ĐỔI, HỦY BỎ .

28- Bản quy chế này có hiệu lực từ ngày ký đối với những Giáo phận đã ký tên trong bản quy ước Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí  (Làm tại Nha Trang ngày 17 – 22/07/1971).
29- Riêng những điều khoản về Ban Hữu Trách Tổng Liên Đoàn sẽ tùy thuộc vào bản nội quy chính thức do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam  phê chuẩn sau này .
30- Bản quy chế này có thể được sửa đổi hay hủy bỏ do Đại Hội Hữu Trách của các giáo dân liên hệ đến Qui Ước Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí nói trên , hoặc Đại Hội Hữu Trách Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí Toàn Quốc .
31- Niềm vui của hữu trách  là biết rằng mình đang phụng sự Chúa và đang dẫn dắt trẻ em đến cùng Chúa . Người Hữu Trách sẽ lien lỉ cố gắng để đáp lại lời mời gọi của Chúa và những ơn Chúa ban .
Người Hữu Trách luôn nhớ rằng phần thưởng của họ là chính Đấng đã phán : “ Kẻ nào tiếp đón trẻ nhỏ này vì danh Ta tức là tiếp đón Ta, và kẻ tiếp đón Ta là tiếp đón Đấng đã sai Ta “ (Lc 9,84).


Làm tại Đà Lạt ngày 29.01.1974
Do Đại Hội Hữu Trách HTDC
(tiếp theo là chữ ký của đại biểu các phái đoàn )



CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG 

Ghi chú :

        1* Vì thời giờ ở Đại hội quá cấp bách , bản văn về chương trình Huấn luyện Huynh Trưởng in trong kỷ yếu Đại hội có mấy danh từ và chi tiết không đúng tinh thần Đại hội, xin quý vị sửa theo bản văn dưới đây .
        2* Danh từ Hữu Trách bao gồm: Tuyên úy, Trợ úy, Huynh trưởng, Bảo Trợ viên. Chương trình huấn luyện được biểu quyết không nhằm đào tạo Tuyên úy, Trợ úy, Bảo trợ viên, mà nhằm đào tạo Huynh trưởng, nên được mang tiêu đề: CHƯƠNG TRÌNH CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG HTDC .
                                                                                Ban Nghiên Huấn VPLL

PHẦN I 
CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP 

A. LỜI MỞ ĐẦU 

Các khóa huấn luyện không phải là hình thức duy nhất để huấn luyện Huynh trưởng, và nó cũng không thể thay thế cho những huấn luyện thường xuyên và liên tục khác bên cạnh những kinh nghiệm và tìm kiếm riêng tư của cá nhân người Huynh trưởng như Sổ Hữu Trách, buổi họp Hữu Trách, báo Hữu Trách, những buổi hay khóa hội thảo .
Nhưng các khóa huấn luyện là một hình thức nhằm khơi động việc học hỏi cũng như thao dượt, ôn lại và đánh dấu những gì đã học hỏi được. Các khóa huấn luyện cũng nhằm thống nhất và sửa sai những thiếu sót của người hữu trách .
Muốn đạt những mục tiêu này nhất thiết chúng ta phải có một chương trình các khóa huấn luyện quy củ với một phương pháp hữu hiệu .

B.
CHƯƠNG TRÌNH :

Chương trình huấn luyện Huynh trưởng HTDC ở đây được quan niệm như một việc đào tạo dài hạn gồm ba cấp và các khóa tu nghiệp, các Huynh trưởng bắt đầu vào nghề sẽ lần lượt qua các khóa từ cấp I đến cấp III và những khóa tu nghiệp nếu đủ điều kiện .
    Cấp I : Huấn luyện phụ tá Cơ trưởng .
    Cấp II : Huấn luyện Cơ trưởng chuyên biệt .
    Cấp III : Huấn luyện Huynh trưởng thực thụ .
    Các khóa tu nghiệp hữu trách .
Mỗi Huynh trưởng chỉ cần qua 3 khóa các cấp  đầu đã có thể được nhìn nhận là Huynh trưởng thực thụ . Khóa tu nghiệp dành cho các bạn muốn làm giàu kinh nghiệm và nung nấu lại lòng nhiệt thành . Ngoài ra bên cạnh khóa tu nghiệp này, chúng ta sẽ thực hiện một khóa đặc biệt được gọi là khóa Tổng hợp hay khóa cấp tốc dành cho các Tuyên úy, Trợ úy, hoặc những giáo dân đã cao niên muốn vào phục vụ Phong trào .

C.
PHƯƠNG PHÁP :

      Việc huấn luyện trong các cấp được dọn theo một phương pháp thực hành gọi là :
 “ SỐNG PHONG TRÀO NGAY TẠI KHÓA HUẤN LUYỆN “ .
Như thế, cách tổ chức điều hành và diễn tiến các khóa sẽ mô phỏng theo hình thức đời sống tại các đoàn .
Các khóa sinh sẽ vừa học lý thuyết vừa sống các áp dụng cụ thể và kiểu mẫu .


PHẦN II 
CÁC KHÓA CĂN BẢN

A-
KHÓA CẤP I :

I.
Mục đích :
Nhằm đào tạo phụ tá Cơ trưởng (dự bị Cơ trưởng).

II.
Khóa sinh :
Khóa này dành cho những người mới bước chân vào nghề hữu trách hoặc cho những em đoàn sinh đã ở Phong trào lâu năm và bây giờ đến tuổi ra khỏi Phong trào (hết 16 tuổi), đặc biệt là những em đã là đội trưởng hiến Tâm và Chinh Dũng.

III.
Trọng tâm :
Giới thiệu tổng quát về Phong trào qua một đời sống đoàn sinh từ Ong Phượng đến Chiến Tâm, Chinh Dũng.
Nhấn mạnh về phương thức I  (Tân Thủ Bản trang 81): sống cộng đồng .
Các khóa sẽ đề cập đến những khái niệm về phương  pháp, mục đích, cơ cấu và các nghi thức phong trào cũng như những nguyên tắc sơ khởi về hướng dẫn sinh hoạt .
Vài trạm (xưởng tí hon) như ca vũ, nút ….
Nhấn mạnh các buổi sinh hoạt mẫu .
Có tính cách thực dụng hơn là lý thuyết .

IV.
Hình thức và diễn tiến :
“Sống đoàn Hùng Dũng “
Khóa cấp I được điều hành như một đoàn HTDC gồm đoàn Hùng Tâm và đoàn Dũng Chí. Mỗi đoàn gồm một Cơ độc nhất chia thành nhiều đội được  coi như những em đoàn sinh cùng lứa tuổi theo tinh thần của Cơ trong ngày hôm đó. Các em sẽ qua một cuộc sống đoàn sinh từ Ong Phượng đến Chiến Chinh .
          Ngày 1 : Các em nhập đoàn và sống cơ Ong Phượng .
          Ngày 2 :  Lên Kim Hoan với một nghi lễ thăng Cơ
          Ngày 3 :  Lên Nhiệt Quang …..
          Ngày 4 :  Lên Chiến Chinh ….
Mỗi ngày sống theo phương pháp và lứa tuổi ngày đó .

V.
Các đề tài :
Như đã nói ở số III trên đây, khóa cấp I sẽ có một số giờ học sơ khởi, được phác họa như sau để khóa sinh dễ theo dõi :

Phong trào :
1-
Mục đích và bản chất .
2-
Phương thức giáo dục : cộng đồng cởi mở, chiến dịch thường niên, thăng tiến bản thân .
3-
Nguồn gốc và cách tổ chức .
4-
Nghi thức  (xem Quy ước Nha Trang chương VI) .
5-
Em làm Tông đồ thiếu nhi .

Con người Huynh trưởng :  
1-
Tinh thần phục vụ
2-
Căn bản đạo đức
3-
Tác phong đúng .
4-
Tinh thần tiền phong và học hỏi : kiến thức và khả năng chuyên môn .

Nguyên tắc hướng dẫn sinh hoạt: (sơ lược về nguyên tắc thực hành nhiều)
1-
Cách tập họp (thủ tục chỉ huy)
2-
Cách dọn buổi họp Cơ, Cách dạy chuyên môn, cách tập hát vũ, cách cho trò chơi …..v..v…

B-
KHÓA CẤP II :

I.
Mục đích :
Nhằm đào tạo Cơ trưởng  chuyên biệt cho các Cơ và giúp khóa sinh trau dồi nghệ thuật để
điều khiển Cơ .

II.
Khóa sinh :  
Để dự cấp II, khóa sinh tối thiểu phải đủ 17 tuổi  và đã qua cấp I hoặc đã phục vụ một đoàn HTDC trong vòng 6 tháng. Mỗi khóa sinh khi tên tham dự phải ghi rọ mình đi học để coi Cơ nào .
Các khóa sinh trúng cách cấp II sẽ được quyền làm  Cơ trưởng chính thức .

III.
Trọng tâm :
Nhấn mạnh sứ mệnh và cốt cách của Huynh trưởng .
Khóa sinh sẽ được huấn luyên đặc biệt về việc giáo dục cho lứa tuổi mình chọn: chương trình huấn luyện, tâm lý lứa tuổi, thăng tiến bản thân trong lứa tuổi đó, đời sống Cơ, sinh hoạt Cơ, và sử dụng các phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với lứa tuổi mình phụ trách .

IV.
Hình thức : 
“Sống Cơ”
Khóa cấp II sẽ điều hành như một đoàn có nhiều Cơ . Mỗi tiểu khóa huấn luyện cho Huynh trưởng của một lứa tuổi riêng với tất cả những gì liên hệ đến lứa tuổi đó . Mỗi Cơ cũng có Cơ trưởng phụ trách riêng do Khóa trưởng mời và có nhiệm vụ sống sát với khóa sinh. Hàng ngày các Cơ sẽ sống song song  và biệt lập nhau, trừ một số sinh hoạt chung như ẩm thực, phụng vụ, văn nghệ ….

THỰC TẬP THĂNG TIẾN BẢN THÂN :

Các Cơ trưởng Cơ phó sẽ theo sát tiến bộ của từng khóa sinh để giúp từng khóa sinh Thăng tiến bản thân, thay vì phiếu nhàn rỗi mỗi khóa sinh sẽ có một sổ Thăng tiến Bản thân (ví dụ Kim Hoan  có sổ tay Thánh giá màu dương) trong đó ghi những điều kiện và hướng dẫn cách Thăng tiến Bản thân của lứa tuổi, mà các khóa sinh phải thực hiện ngay trong các giờ rảnh. Theo sự hướng dẫn của các Cơ trưởng , các đoàn sinh sẽ ghi vào đó các quyết định của mình để thực hiện lòng yêu mến Chúa và mọi người , cũng ghi lại những tiến bộ về những điều đã quyết định (đây là điều cần thiết nhất) . Cơ trưởng cũng kiểm soát, khảo hạch về trình độ giáo lý, chuyên môn … của mỗi em theo đòi hỏi của mỗi lứa tuổi .
Buổi chiều cuối cùng ở khóa huấn luyện sẽ có một nghi thức tuyên hứa và gắn Thánh giá màu cho những khóa sinh có đủ điều kiện .

V.
Các đề tài :
Như đã nói ở số III , các đề tài của khóa này gồm những học hỏi về lứa tuổi, tổ chức sinh hoạt Cơ và vai trò Cơ trưởng .

Phong trào :
1-
Hướng dẫn trẻ em làm Tông đồ thiếu nhi .
2-
Quan niệm cộng đồng trong Phong trào HTDC .

Con người  Hữu Trách
1-
Trong đoàn với Tuyên úy, Trợ úy, Huynh trưởng bạn .
2-
Với phụ huynh đoàn sinh
3-
Với Cơ sinh, đội trưởng .

Học hỏi chuyên biệt về mỗi lứa tuổi :
1-
Tâm lý lứa tuổi : áp dụng giáo dục theo tâm lý như trò chơi, chuyên môn …..
2-
Thăng tiến bản thân : tiếp xúc và nâng đỡ từng em một, khám phá và khuyến khích khả năng mỗi em, giúp em đạt được trình độ của lứa tuổi mình .

Tổ chức các sinh hoạt trong Cơ :
1-
Tổ chức du ngoạn trại, lễ vui cho Cơ .
2-
Huấn luyện đội trưởng : tiếp xúc cá nhân nhờ họp riêng các đội trưởng, tạo cơ hội cho đội trưởng, hướng dẫn đội làm tông đồ thiếu nhi .

C-
KHÓA CẤP III :

I-
Mục đích : Nhằm đào tạo các Huynh trưởng thực thụ cho Phong trào .

II-
Khóa sinh : 
Để dự cấp III, khóa sinh tối thiểu phải đủ 18 tuổi, và đã trúng cách 2 khóa cấp II .  Khóa cấp III là một trong những điều kiện để được nhìn nhận là Hữu Trách thực thụ của Phong trào , đủ tư cách để làm huấn luyện viên trong đoàn và có thể nắm giữ những nhiệm vụ trong đoàn (có quyền làm huấn luyện viên khóa huấn luyện cấp I và cấp II ).

III-
Trọng tâm :
-
Giúp bạn Huynh trưởng biết tổ chức và điều hành đoàn, điều hành cộng đồng Huynh trưởng trong đoàn .
-
Giúp bạn Huynh trưởng định vị Phong trào : đoàn trong Phong trào, trong xứ , khu phố, trong tương quan với các đoàn thể khác .
-
Theo một ngan2nh chuyên môn (xưởng).
-
Lý thuyết huấn luyện phụ tá Cơ trưởng và tổ chức các khóa huấn luyện cấp I và II .

IV-
Hình thức :
Các toán ở cấp III sẽ được tổ chức theo hệ thống xưởng : các khóa sinh cùng xưởng sẽ ở cùng toán . Ngoài các giờ xưởng (1/2gio72) và các giờ học, có thể có vài giờ trao đổi kinh nghiệm dưới hình thức hội thảo .

V-
Các đề tài :

Phong trào : 
1-
Sứ mạng Phong trào .
2-
Khoa sư phạm Phong trào .
3-
Chiến dịch thường niên
4-
Báo chí, tranh ảnh cho các em .

Con người Huynh trưởng :
1-
Tinh thần Tông đồ .
2-
Nghệ thuật chỉ huy.

Tổ chức và điều hành Đoàn :
1-
Tổ chức và điều hành Đoàn .
2-
Điều hành cộng đoàn Huynh trưởng trong Đoàn , họp bạn Huynh trưởng .
3-
Đoàn trong Phong trào (Hạt, Giáo phận), trong xứ .
4-
Đoàn trong xứ, trong khu phố với các đoàn thể khác .
5-
Giữ cho đoàn sống và tiến, vượt những khó khăn .
6-
Các sinh hoạt đoàn có tính cách đặc biệt : trại, hội chợ, văn nghệ, ngày phụ huynh đoàn sinh …..

VI-
Các xưởng đề nghị :
1-
Xưởng chiến dịch thường niên .
2-
Xưởng truyền thông xã hội .
3-
Xưởng chuyên môn.
4-
Xưởng trò chơi .
5-
Xưởng ca vũ .
6-
Xưởng thủ công .
7-
Xưởng sư phạm giáo lý .
8-
Xưởng hành chánh tổng quát .
9-
Xưởng điều hành đoàn .
# Lưu ý : Vì có nhiều xưởng khác nhau, do đó các khóa sinh cùng một đoàn nên chia nhau dự đều các xưởng để bổ túc cho nhau khi về sinh hoạt ở Đoàn .


PHẦN III
CÁC KHÓA KHÁC 

Các khóa huấn luyện chính thức chỉ gồm ba cấp nói trên . Sau đó mỗi Huynh trưởng có thể dự các khóa tu nghiệp . Ngoài ra còn có các khóa đặc biệt cho các Tuyên úy, Trợ úy, Bảo Trợ viên .

A-
KHÓA TU NGHIỆP :

1-
Mục đích :
Khóa tu nghiệp giúp các Hữu Trách làm giàu thêm khả năng, kiến thức , kinh nghiệm, tăng thêm uy tín, gây tình huynh đệ .

2-
Khóa sinh :
Những người tham dự gồm những người đã qua khóa huấn luyện cấp III, hoặc đang làm Hữu Trách thuộc các đoàn trở lên, hoặc có thể mời những vị đứng tuổi tham dự để họ hiểu rõ Phong trào và giúp đỡ Phong trào .

3-
Tính chất :
Đây không hẳn là một khóa huấn luyện cho bằng một khóa hội thảo trao đổi kinh nghiệm và nung nấu lại lòng nhiệt  thành  phục vụ . Cũng có thể bàn về những vấn đề thời sự cấp bách của Phong trào . Có thể tổ chức ở một địa điểm du ngoạn hoặc mang hình thức lưu động .

4-
Hình thức :
Khóa này sẽ chia thành từng toán. Các sinh hoạt chính là hội thảo, nghe thuyết trình, du ngoạn, thăm các đoàn để quan sát , học hỏi .

5-
Tổ chức :
Khối Giám đốc, Khối Điều hành : do khóa sinh đảm nhận, có toán thay phiên nhau tự túc về y tế, ẩm thực, vệ sinh… Các Thuyết trình viên : Bác sĩ, Giáo sư, các Tâm lý gia, và các chuyên viên khác có thẩm quyền .

B-
KHÓA TỔNG HỢP :

Để cung cấp chất liệu và kiến thức  về Phong trào cho những nhà giáo dục bước ngang từ ngoài vào phục vụ Phong trào mà không thể qua hệ thống các cấp trên đây, sẽ có một khóa đặc  biệt nhằm giới thiệu cấp tốc, tổng quát và đầy đủ về Phong trào cũng như hệ thống các khóa huấn luyện ….
Tham dự khóa này sẽ là các Linh mục , Tu sĩ và các phụ huynh đứng tuổi muốn trở thành Tuyên úy, Trợ úy , Cố vấn các Đoàn . Nhờ khóa này họ sẽ hiểu rõ Phong trào và biết được vai trò của mình để có thể giúp cho việc giáo dục trong Phong trào đạt được kết quả hơn . Đặc biệt khóa này phải do những nhân vật kỳ cựu và đầy đủ uy tín trong Phong trào đứng ra tổ chức và huấn luyện .
Chương trình sẽ gồm lý thuyết tổng quát của Phong trào, qua các bài thuyết trình, hội thảo, giải đáp thắc mắc…. Có thể thực tập bằng quan sát sinh hoạt một đoàn, nên chọn một đoàn đang sinh hoạt mạnh, có nhiều đoàn sinh .

                                                                                         

                                                                     
 


CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN ĐOÀN SINH

LỜI  MỞ ĐẦU

Chương trình này cố gắng đúc kết những chương trình đã có trước, dựa trên những kinh nghiệm thực hành trong những năm qua. Chương trình này đã được soạn thảo và sửa đổi nhằm đạt ích lợi thiết thực cho trẻ em, chứ không nhằm một sự phân phối quy mô, chỉ đẹp mắt người lớn nhưng lại quá ảo tưởng.
Vì thế, chương trình này đề nghị cho các em những điều giản dị, dễ hiểu đối với chúng, tránh thêm thắt những điều quá sức lãnh hội của các em.
Chương trình soạn thảo theo từng lứa tuổi nhưng phải hiểu là mỗi lứa tuổi thường gồm ba năm, nên chúng ta có thể phân phối chương trình rải rác cho ba năm đó, và các em chỉ cần qua hết chương trình trước năm cuối cùng.
Một điểm quan trọng cần lưu ý thêm là chương trình này cần thiết, nhưng nó chưa phải là phần chính yếu. Nguyện vọng chính yếu của Phong trào là làm sao cho các em thực sự sống thiên chức làm con cái Chúa, mà không nhất định phải đòi hỏi một mớ kiến thức nào.
Trước mỗi khía cạnh của chương trình huấn luyện sẽ có một nguyên tắc chỉ dẫn cho việc thực hành về khía cạnh đó.
Hữu trách là người có nhiệm vụ hướng dẫn đoàn sinh, vì vậy phải thấu đáo tường tận chương trình này.

CHƯƠNG TRÌNH

I.              PHONG TRÀO.

Nguyên tắc:
Một cái nhìn tổng quát về phong trào (lý thuyết, lịch sử,.. chi tiết) chỉ là phần của các Hữu Trách, chứ không phải của đoàn sinh.  Vì thế đối với các em, ta chỉ cần dạy cho chúng biết những việc chúng đang làm trong cơ, đội có ý nghĩa gì mà thôi. Những điều này phải cắt nghĩa dần dần cho các em mỗi khi sinh hoạt chứ không dạy cho các em theo kiểu những bài học.

A.   KIM HOAN (9 – 11t)

Ta là đoàn con Thiên Chúa.

-       Biết tên vị sáng lập, năm, nơi sáng lập Phong trào.
-       Cắt nghĩa châm ngôn Phong trào, khẩu hiệu cơ, màu khăn quàng của cơ.
-       Cắt nghĩa Thánh giá màu dương và nghi thức.
-       Biết thế nào là một Hùng Tâm Dũng Chí.
-       Thuộc đoàn ca, ca tâm niệm, vài bài hát của Phong trào, thuộc Kinh Hùng Dũng.
-       Biết cách chào.

B.   NHIỆT QUANG (11 – 13t)

Tướng ta là Chúa Kitô.

-       Ba ý lực của Phong trào.
-       Cắt nghĩa châm ngôn, ba điều tâm niệm, khẩu hiệu của đoàn và cơ, màu khăn quàng của cơ.
-       Cắt nghĩa luật bác ái và 12 nguyên tắc.
-       Sơ lược lịch sử Phong trào HTDC Quốc tế và Việt Nam.
-       Hệ thống tổ chức Đoàn, Hạt Đoàn.
-       Cắt nghĩa Thánh giá màu lục và nghi thức.
-       Biết huy hiệu Phong trào.

C.   CHIẾN CHINH (13 – 16t).

Dựng xây đại đồng Công giáo, thiết tha đời sống Tông đồ.

-       Mục đích Phong trào.
-       Lịch sử Phong trào HTDC Quốc tế và Việt Nam.
-       Hướng dẫn tổ chức Phong trào HTDC Quốc tế, Tổng Liên đoàn, Liên đoàn, Đoàn.
-       Cắt nghĩa châm ngôn, ba điều tâm niệm, khẩu hiệu đoàn, cơ, cách hô khẩu hiệu, màu khăn quàng của cơ.
-       Cắt nghĩa Thánh giá đỏ và nghi thức.
-       Thuộc các bài ca và kinh Phong trào.

II.            TÔNG ĐỒ THIẾU NHI:
Nguyên tắc:
            Điều cần thiết là ta phải giúp các em biết làm Tông đồ thực sự (ở gia đình, lớp học, đường phố, khu xóm) và hiểu lý do mình làm, chứ không phải dạy các em những kiến thức về Tông đồ thiếu nhi (xem Tân Thủ bản trang 84 về Thăng tiến Bản thân). Ta phải dạy cho chúng biết hoạt động tông đồ thiếu nhi bằng sống chiến dịch thường niên.

A.            KIM HOAN.
Vì Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, nên em làm việc tông đồ bằng cách sống và lôi cuốn người khác sống vui tươi, bác ái.

B.            NHIỆT QUANG:
-       Biết tổng quát hiện tình Công giáo thế giới, Việt Nam, Giáo phận, Giáo xứ.
-       Làm tông đồ bằng sống can đảm, hăng hái.

C.            CHIẾN CHINH:
-       Thái độ phải có đối với các bạn và các tôn giáo ngoài Công giáo.
-       Thực hiện sứ vụ Tông đồ là thực hiện sứ vụ của Giáo hội.
-       Thực hành: sống Đức Tin, Đức Ái giữa môi trường của các em.

III.           ĐỨC TÍNH LÀM NGƯỜI:
Nguyên tắc
Ta giúp các em những đức tính trong 12 nguyên tắc HTDC, trong đó mỗi lứa tuổi sẽ nhấn mạnh về một số đức tính thích hợp hơn với lứa tuổi của mình.

A.   KIM HOAN:
Lễ phép, vâng lời, thật thà, thương người, vui vẻ, sạch sẽ.

B.   NHIỆT QUANG:
Bác ái, giúp đỡ, hy sinh, lịch sự, ăn nói thanh tao, hiền dịu, hăng say, làm việc, cẩn thận.

C.   CHIẾN CHINH:
Can đảm, quảng đại, trong sạch, nết na, phục vụ, chu toàn bổn phận, trọng thời giờ, ái quốc, khiêm tốn, biết ơn, hiếu thảo.

IV.          GIÁO LÝ:
Nguyên tắc:
1-    Ban Hữu trách mỗi đoàn phải liệu cách cộng tác với Giáo xứ để các em trong đoàn có thể học giáo lý cách đầy đủ, nghĩa là:
a.    Nếu trong Giáo xứ đã có sẵn những lớp Giáo lý cho các em thì Ban Hữu trách phải kiểm soát xem các đoàn sinh có tham dự nghiêm chỉnh không.
b.    Nếu trong Giáo xứ không có sẵn những lớp Giáo lý thì Ban Hữu trách đoàn phải liệu cách cộng tác với Giáo xứ để tổ chức những lớp Giáo lý. Các buổi sinh hoạt phải thấm nhuần tinh thần Giáo lý, nhưng những lớp Giáo lý chính thức phải độc lập với giờ sinh hoạt (cũng có thể trước hay sau giờ sinh hoạt, hay vào một ngày nào khác trong tuần).
2-    Lý do của điều vừa mới nêu lên:
-       Việc dạy Giáo lý đúng phương pháp phải có các Giáo lý viên đủ khả năng đảm trách chứ không phải ai cũng dạy được.
-       Các lớp Giáo lý phải dễ dàng cho cả các em ngoài đoàn đến học. Trong mỗi cơ có nhiều trình độ Giáo lý khác nhau, ta không thể dùng buổi họp để dạy Giáo lý.
-       Vừa họp, vừa dạy Giáo lý thì có lẽ cả hai việc đều dở dang và sẽ không đi đến đâu.
-       Chương trình Giáo lý ghi ở đây phải hiểu là khi muốn được thăng tiến bản thân theo Thánh giá cơ thì về phần Giáo lý các đoàn sinh phải có đủ trình độ theo lứa tuổi.

   A. KIM HOAN:
+ Học ôn của cơ Ong Phượng.
+ Sơ lược lịch sử cứu rỗi: Chúa sáng tạo vũ trụ - Nguyên tổ phạm tội - Hậu quả tội Tổ tông – Chúa hứa ban ơn cứu chuộc – Con Thiên Chúa làm người - Đức Trinh nữ Maria – Chúa Giê su chết để cứu chuộc – Chúa Giê su sống lại và lên rời – Chúa Thánh Thần hiện xuống – Chúa Thánh Thần với Giáo hội – Chúa Thánh Thần với mỗi người chúng ta – Thiên Chúa Ba Ngôi – Chúa trở lại trần thế - Bí tích tổng quát – Sơ lược các Bí tích khai tâm : Rửa tội, Giải tội, Thánh Thể, Thêm Sức.
+ Đời sống Đức Tin – Thiên Chúa Ba Ngôi - Tội – Ngôi Hai Thiên Chúa – Chúa Thành Thần - Chết – Phán xét riêng – Thiên đàng - Hỏa ngục - Luyện ngục - Tận thế - Phán xét chung.
+ Thuộc kinh chiều hôm, ban sáng và chuổi Môi Khôi.

      B. NHIỆT QUANG:
-       Luật sống Công giáo: Trật tự Chúa an bài trong vũ trụ; Lương tâm; Mười điều luật; Sáu điều răn Hội Thánh (sơ lược).
-       Ơn Chúa và Bí tích, năm phụng vụ, ba mầu nhiệm căn bản của Phụng vụ: Nhập thể, Phục sinh, Hiện xuống.
-       Kinh ngày Chúa nhật, biết một số thánh ca thông thường, biết giúp các nghi lễ phụng vụ.

C. CHIẾN CHINH:
-       Biết quảng diễn kinh Tin Kính.
-       Biết quảng diễn Mười điều răn Đức Chúa Trời, Sáu điều răn Hội Thánh, Tám mối phúc thật.
-       Kinh Thánh nhập môn : Nguồn gốc, tác giả, sổ bộ, lược qua các sách Cựu và Tân ước, Phúc âm, Thánh Thư, Tông đồ Công vụ.
-       Sự cần thiết phải đọc Thánh Kinh, thái độ phải có khi đọc, cách đọc.

 D.ONG PHƯỢNG:
Về xưng tội, rước lễ lần đầu, giáo lý khai tâm.




I.              CHUYÊN MÔN
·         Nguyên tắc :
Chuyên môn không phải chỉ học để biết mà cần phải áp dụng nên cần chỉ cho các em biết áp dụng điều đã học vào đời sống hằng ngày, đời sống trại, sinh hoạt . Phải dạy bằng thực hành .
A-   KIM HOAN :
1-    Vệ sinh thường thức :
Biết rửa mặt đánh răng mỗi sáng , biết cắt móng tay và chải tóc, biết giữ gìn quần áo sạch sẽ .
2-    Cách xử thế :
Chào hỏi thưa trình, luật đi đường (đi bộ và xe đạp) .
3-    Bếp : Biết dọn mâm cơm, lau chén bát, biết rửa bát .
4-    Xưởng : thủ công bằng giấy .
5-    Thủ tục tập họp :
Trình diện một mình, biết hiệu lệnh bằng còi, bằng tay của đoàn, nhận được cách tập họp .
6-    Đời sống ngoài trời :
-       Nút : Nút dẹt, thòng lọng, quai chèo, ghế đơn, nối dây câu .
-       Dấu đi đường : Biết nhận ra những dấu ghi bằng phấn (bắt đầu đi, phải đi lối này, đường cấm, mật thư cách …. bước ) .
-       Phương hướng : biết bốn phương chính nhờ mặt trời .

B. NHIỆT QUANG :
                1. Cách xử thế (bổ túc sau )
                2. Cứu thương :
                    Cách cầm máu một vết thương sâu đụng nhằm tĩnh mạch . Tự chữa những bệnh thông thường (đau đầu, đau bụng, chữa bong gân, chảy máu cam,phỏng nhẹ ).
                3. Bếp :
                    Nấu chín một nồi cơm cho đội, biết pha trà, biết nấu những thức ăn dễ (canh, rau luộc, tráng trứng …..), biết rửa xoong , nồi .
              4. Xưởng : Cho một thứ nghề thích hợp ( thêu, làm hoa vải, vẽ, nhạc, hát ) .
              5. Thủ tục tập họp : Cách tập họp trình diện đội .
              6. Đời sống ngoài trời :
        - Nút : Nút thợ dệt, ghế kép, cột cờ, chân chó buộc, gói hàng, nút vấn, nút hoa dài, nút garrot .
       -  Truyền tin : 24 chữ Morse, có thể nhận bản tin 5 chữ bằng còi đánh chậm, quốc ngữ điện tín .
     - Dấu đi đường : biết ghi dấu đi đường của Kim Hoan, biết nhận những dấu đi đường ghi bằng phấn và mực , thiên nhiên . Biết nhận nguy hiểm, chướng ngại vật, đi nhanh lên, đi chậm lại, nhận ra 5 dấu đi đường phố .
          C. CHIẾN CHINH :
     1-  Cách xử thế (bổ túc sau)
2-    Cứu thương :
Biết làm cáng bằng khăn quàng, nịt, dây ….. Biết vác một bệnh nhân, biết trang bị hộp cứu thương đội, chữa xây xẩm , choáng váng, chết ngạt….. Biết cách báo động khi gặp đám cháy, cứu người bị chết đuối …. Băng bàn tay, băng khuỷu tay, đầu gối, bàn chân bằng khăn quàng hay băng dài .
3-    Xưởng : Tập một nghề thích hợp, học nhạc lý .
4-    Bếp :
Các loại bếp, hấp khoai, nấu chè cho cả đội, chữa một nồi cơm khê, biết đi chợ, biết nấu một bữa cơm cho cả đội, biết sắp xếp bếp cách gọn gàng và an toàn .
5-    Đời sống ngoài trời :
-       Nút : Ghép ngang, ghép dọc, vành khăn cổ chai, thang dây, dây xích .
-       Dấu đi đường : Biết ghi những dấu đi đường của Nhiệt Quang bằng phấn, mực, thiên nhiên . Biết nhận những dấu đường bằng phấn, mực (nước độc, nước uống được ) . Nhận ra 5 dấu đi đường phố, luật đi xe gắn máy ở phố .
-       Phương hướng : Biết sao Bắc cực, chòm Liệp hộ để tìm phương chính Bắc . Biết ước lượng chiều cao một tháp .
-       Truyền tin : Sémaphore .  

·         BÍ CHÚ :
Những khẩu hiệu, châm ngôn của Phong trào, đoàn và cơ :
1.    Khẩu hiệu Phong trào :
Hùng Dũng             :        Sẵn sàng
Nhất trí                    :        Đồng tâm
2.    Châm ngôn  :
Hùng Dũng                 :        Sẵn sàng
Với Hùng Tâm            :         Không gì khó
Dũng Chí                    :         Vui luôn
3.    Khẩu hiệu :
Hùng Dũng                  :         Sẵn sàng
Với Hùng Dũng           :          Không gì khó
Càng khó                     :          Càng hay
Khó để mà                   :         Thắng
4.    Châm ngôn và khẩu hiệu cơ :
Phượng (Ấu Hùng)     :           Bay cao
Ong (Ấu Dũng)             :          Hoạt động
Kim Tâm                       :          Quảng đại
Hoan Dũng                   :          Vui tươi
Nhiệt Tâm                     :          Tiến
Quang Dũng                 :           Sáng
Chiến Tâm                    :           Thắng
Chinh Dũng                   :           Thắng

      ( Đã duyệt xét và biểu quyết tại Đại Hội Hữu Trách ngày 29/01/1974.Chương trình này được áp dụng kể từ ngày ký ) .  







 @@@@@



HUYNH TRƯỞNG
TỰ VẤN LƯƠNG TÂM


TRÍCH CUỐN LUẬT TRƯỞNG CỦA CHA G. COURTOIS
DỰA THEO BẢN DỊCH VIỆT NGỮ CỦA CHA G. BÙI VĂN NHO


Trưởng bồi tâm
Bạn hãy tự hỏi mỗi ngày:
Bạn có biết nhiệm vụ cao quý quan hệ của Bạn không?
-       Cao quý : Cha xứ, cha tuyên úy, cả xứ, thay mặt Hội Thánh, ủy thác cho Bạn đảm nhận đoàn em, để huấn luyện thành “những Kytô hữu trăm phần trăm”. Đó là cộng tác vào việc Tông đồ của Chúa Giê su. Cao quý thay!.
-       Quan hệ : Vì thanh công hay thất bại là tùy ở nơi Bạn. Mỗi người đều trông ngóng Bạn nỗ lực hay sinh như thế nào… Mà “Tội gia qui Trưởng”.
Bạn hãy hồi tâm mỗi ngày, suy tư và trả lời những câu hỏi dưới đây.
I.              Rộng rãi hy sinh.
Bạn có tận tụy hy sinh cho các em không? thời giờ, lo lắng.
Và hết lòng không so đo…
II.            Hướng dẫn.
1-    Bạn có phải là một hoa tiêu, hướng dẫn các em cách chu đáo, nêu gương cho các em trong hết mọi sự? rước lễ, viếng Chúa, lần hạt, cử chỉ, lời nói, trật tự đúng đắn, hứa hẹn và giữ lời không?
2-    Bạn có nhớ rằng: các em hay để ý bắt chước Bạn và dòm xét Bạn, nếu Bạn nói khác làm khác?
III.           Thân mật.
1-    Bạn có luôn luôn nghĩ đến các em để lo cho các em không?
Ngoài buổi họp, năng mở sổ tên các em để cầu nguyện, giữ tinh thần với các em, tìm cách sửa bảo mỗi người?
2-    Bạn có óc quan sát, trông nom các em, đảm bảo lúc dạo chơi, khi hội họp, cho khỏi những rủi ro, cho cha mẹ phiền trách và về phần hồn các em nhỏ tinh sạch?
3-    Cách Bạn đối đãi với các em có đủ thân mật, thanh tao, hay có lần bất nhẫn? – Nên nhớ rằng: đây là một gia đình thì mới vui sống êm đềm.
4-    Bạn có tính bất thường, vui buồn dễ biến đổi? Việc gì không thành hay nghịch ý, hoặc Bạn đồng nghiệp có chi bất bình, Bạn hay ngã lòng, bỏ việc, thối lui?
5-    Bạn có nhớ rằng: tinh thần Hùng Tâm Dũng Chí là can đảm, “lòng vàng”, anh dũng. Thường ở họ nào cũng hay xảy ra chuyện rắc rối, cần phải kiên nhẫn lướt thẳng? Nhất là Huynh Trưởng phải làm gương nhẫn nại.
IV.          Vâng lời.
1-    Để làm gương cho các em, Bạn có hay vâng lời Cha xứ, Cha Tuyên úy, Thầy hay Sơ Trợ úy, anh Liên Đoàn Trưởng không?
2-    Bạn có hay ép mình bỏ ý riêng, vâng lời người trên, anh em đồng nghiệp, nhiều khi phải nhường nhịn các em vì lẽ khôn ngoan không?
3-    Bạn có hay phàn nàn Cha xứ, Cha Tuyên úy, Thầy, Sơ Trợ úy trước mặt các em không? Bạn có biết: các em sẽ xử đối với Bạn như Bạn ở với cấp trên bạn không?
V.           Hòa nhã.
1-    Tính hòa nhã, xã giao, chí đoàn kết liên hiệp, không sống lẻ loi, là cần cho một Huynh trưởng không?
2-    Vậy Bạn phải là một con người chinh phục nhân tâm, không hay xung giận, không hay bắt lỗi?
3-    Bạn có nhớ: hễ các em thấy Bạn hay nóng nảy, tất nhiên bất phục Bạn? Đó là tật đem Bạn đến thất bại. Sau một cơn nóng nảy, lại phải ân hận.
VI.          Vui vẻ.
1-    Gương mặt Bạn bao giờ cũng luôn vui tươi? – Các em ưa gặp, tới gần hay đến nhà thăm, chơi và tận tình mến phục Bạn?
2-    Nhưng vui mà đằm thắm, hăng hái hoạt động, nhanh nhẹn mà không láu táu, làm kém thế giá, nhất là trong những buổi hội họp luôn luôn nghiêm chỉnh, tỏ thái độ đứng đắn?
VII.         Lòng đạo đức.
1-    Cuốn SỔ TRƯỞNG có ghi tên các em, Bạn có mở ra hằng ngày để nhớ đọc cho các em ít kinh không? Mỗi ngày có đọc kinh gì dâng các em cho Chúa ?
2-    Có xem lễ, rước lễ, viếng Chúa, lần hạt, hãm mình cầu cho các em và cho mình tròn phận sự không?
3-    Bạn có đưa các em vào nhà thờ viếng Chúa, làm giờ thánh riêng, hoặc thỉnh thoảng đi viếng các nhà thờ, có ý cho các em lòng sốt sắng?
4-    Mỗi khi họp, lúc chơi, khi đi dạo, có luyện tập các em cầu nguyện trong lời kinh tiếng hạt phông?
5-    Bạn có ân cần góp hằng tuần vào kho thiêng liêng của Đoàn, nhắc nhỡ các em nỗ lực gia tăng hãm mình, cầu nguyện cho lương dân, cho Giáo hội VN, cho chính Bạn, cho các Trưởng, Bạn cũng có số riêng việc hãm mình, cầu nguyện để làm gương cho các em không?
VIII.       Tinh thần trách nhiệm.
1-    Lương tâm Bạn khen hay trách về phần vụ Bạn thi hành đối với Đoàn? Khen: nếu Bạn tận tụy hy sinh cho các linh hồn thơ bé ký thác cho Bạn là vườn hoa tươi đẹp Bạn vun trồng sau sẽ đâm bông kết quả cho Chúa Giê su Cứu Thế và Hội Thánh. Trách: nếu Bạn không tròn phận sự.
2-    Cha xứ, bạn đồng nghiệp HTR trong Đoàn, quí chức, cha mẹ phụ huynh các em… cá trách Bạn điều gì không? Cử chỉ nào cần sửa chữa lại, việc giao tiếp có gì khiếm khuyết?
3-    Tại sao các em buồn xin ra hội? Tại sao hay có sự bất bình lôi thôi giữa các em hay đối với HTR?
4-    Đối với bạn thanh niên khác trong họ có hòa hợp? Tại sao các em ở ngoài Đoàn đôi khi chỉ trích, chọc ghẹo, kiếm chuyện gây gỗ phá phách?
5-    Nhiều khi thất bại, vì đi sai tôn chỉ HT-DC là phải quy tụ toàn thể thiếu nhi trong họ chứ không chỉ riêng một nhóm.
6-    Bạn có lưu tâm chăm sóc tâm hồn và thể xác các em cho tinh sạch, cách ăn bận, đi đứng, nhất là khi đi dự lễ trước mặt công chúng, có đoan trang, ăn mặc sạch sẽ, đàng hoàng khiến ai nấy khen phục?
7-    Bạn có đúng giờ hẹn? giữ lời đã hứa không? mỗi khi họp không để các em đợi phiền phức, tản mác, mất cả kỷ luật vì HTR đến trễ hay vắng mặt?
8-    Có chăm nom về sổ sách, đồ đoàn của Hội, cất kỹ hay lộn xộn hư hao? Phòng họp có trật tự, đẹp mắt hay có vẻ “buồn”? khách lạ đến tình cờ có khen hay chê?
9-    Bạn có kiểm soát phần việc người biên lỗi (đội phó) mỗi đội, giao sổ đúng mỗi Chúa nhật, để soạn trước bài khuyên nhủ, sửa chữa các em buổi chiều không?
10- Mỗi khi họp có soạn chương trình trước, ít là buổi sáng ngày họp, bàn với các HTR khác về trò chơi, bài hát, băng reo, kịch vui… để các em thích đi họp không chán ngán?
11- Bạn có mặt trong những buổi họp HTR (ít ra mỗi tháng 2 lần) không? Bạn có hiểu đoàn tiến hay lui vì HTR có khả năng hay thiếu?
Những câu tự vấn ở mục VII và VIII trên đây làm Bạn hồi tỉnh chứ? Bạn có giựt mình vì những cái thất bại của Đoàn Bạn, Cơ Bạn, Đội Bạn là do ở những khuyết điểm không thực hành những điều nói đó.
IX.          Phụ giúp Thầy Cả.
1-    Bạn có nhớ Thầy cả thông ơn Chúa cho các linh hồn; không Thầy cả, không giáo hữu. Đoàn ta phải theo sát Thầy cả. Phải cần lời giảng dạy của người, chẳng vậy, Đoàn thiếu “hồn sống” mà chỉ có “xác chết”. Đoàn Trưởng không thay thế phần việc thiêng liêng ấy được, vì thiếu ơn thần trợ chức Linh mục.
Bạn có ân cần mời Cha Tuyên úy hoặc Cha nào giảng dạy cho các em không? Thiếu sự sống bề trong thì không còn là Hùng Tâm Dũng Chí nữa.
2-    Bạn có nghĩ rằng: Đào luyện tâm hồn các em là cộng tác vào chức vụ Linh mục không?
3-    Bạn có cung kính Linh mục, làm gương cho các em, không bao giờ phàn nàn, chỉ trích, nhất là trước mặt các em?
4-    Bạn có cố gắng huấn luyện các em mến phục Thầy cả, hiểu tốt về người, nhất là đối với Cha Tuyên úy, Cha xứ, Thầy hay Sơ Trợ úy và cách chung về các bậc tu hành khác?
5-    Bạn có khuyến khích các em hâm mộ dâng mình cho Chúa làm Linh mục, Thầy dòng, Bà phước, để giúp Chúa cứu chuộc các linh hồn không?
6-    Bạn có sáng kiến hay tổ chức khéo luyện tập các em làm việc Tông đồ, như nói về đạo với các bạn đồng lớp trong trường, cho mượn sách đạo, rủ các em ngoại giáo dự các cuộc lễ ở nhà thờ? Ghi tên những người lương trong khu xóm hoặc quen biết, phía sau một ảnh giấy giữ trong sách kinh, để năng mở ra cầu nguyện cho họ?
X.           Phần thưởng bội hậu.
1-    Bạn có nhớ: bao nhiêu công phu khó nhọc Bạn đối với các em, Chúa đã ghi sổ vàng để sau công thưởng Bạn trên Thiên Đàng không? Lửa luyện ngục sau này cũng rút ngắn cho bạn? Bạn hãy vui mừng.
Chúa đã hứa: “Điều con làm cho anh em con là làm cho Cha đó”.
2-    Bạn tận lực, dầu có khi không kết quả như ý muốn, có tin rằng: Chúa cho kết quả nơi khác, cách khác, mặc dầu Bạn không hay biết hoặc Chúa để người đến sau sẽ hưởng công vất vả của Bãn, như lời Chúa phán: “Kẻ gieo, người gặt”. Nhưng:
“Phần thưởng con vô cùng trọng vọng”.
Vậy: Bạn hãy bền gan,
        Kiên nhẫn,
        Chu toàn phận sự của Bạn đến cùng.



PHẬN SỰ RIÊNG
  


I.  Đoàn Trưởng
Buổi họp:
1-    Mỗi tuần có họp chung Đoàn?
2-    Có họp riêng mỗi tuần các Cơ Trưởng, Đội Trưởng?
3-    Mỗi khi họp Đoàn có soạn chương trình kỹ lưỡng không? Những lời khuyến khích mỗi lần có dọn kỹ không?
4-    Có tới trước? – Khai mạc đúng giờ không?
5-    Cử chỉ đúng đắn, các em có mến phục không?
6-    Nhật ký có ghi lại buổi họp hằng tuần không?
Kiểm soát:
1-    Có để ý xem xét phần việc các chức vụ Đoàn: Thư ký, thủ quỹ, nhật ký viên, ban khánh tiết, âm nhạc…?
2-    Phòng họp của Đoàn có đủ cần thiết, trật tự, sạch sẽ?
3-    Có thu sổ kho thiêng liêng, tập biên lỗi của mỗi đội đủ mỗi tuần không?
4-    Có để ý về cử chỉ các em ngày ở ngoài Đoàn, lúc ở nhà, ở trường, đi đường, có đủ tư cách một HT-DC? Có ai trách gì không?
Tư cách.
1-    Có năng coi lại cuốn “LUẬT TRƯỞNG” và các sách về “tư cách Trưởng” không?
2-    Có cố gắng tự luyện tư cách ấy? Đó là:
a)    Biết rõ phận sự, trách nhiệm.
b)    Đủ năng lực điều khiển Đoàn.
c)    Có chí khí cương quyết.
d)    Tính kỹ lưỡng, đúng đắn.
e)    Hăng hái, hoạt động.
f)     Nhẫn nại, không hay nóng nảy.
g)    Chí đeo đuổi nhiệm vụ đến cùng.
h)   Giỏi giang, thông thạo.
i)     Đoán trúng, thấy xa.
j)     Đủ tâm lý học, biết tính tình các em và xã giao đối ngoại.
k)    Khoan dung, thương các em tận tình.
l)     Lễ độ, kính nễ kẻ khác.
m)  Ngay thẳng, công bình.
n)   Gương tốt trong mọi sự.
o)    Khiêm tốn, nhã nhặn.
p)    Sau hết, điều cần nhất: Lòng Đạo đức.
3-    Thỉnh thoảng có đem một ha đội đi thăm nhà cha mẹ các em, để tỏ tình thân thiện nhất là ngày Tết, dịp lễ gia đình hoặc tang chế?
4-    Có liên lạc thân hữu với các Đoàn khác không? – Thư từ chúc Tết, Lễ Giáng sinh. – Có ân cần tiếp đón khi anh em Đoàn khác tới họ mình?
                                      II. Cơ trưởng
1-    Có biết nghĩa vụ đại hệ khi Bề trên ký thác cho mình một Cơ gồm nhiều đội để hướng dẫn theo lý tưởng HT-DC?
2-    Có thương yêu các em trong Cơ như em ruột một nhà? cử chỉ, nói năng, thái độ âu yếm thật tình không?
3-    Có tập cho các em Cơ mình làm việc Tông đồ, yêu người, để chinh phục các bạn trẻ ở ngoài Đoàn, để hướng dẫn đến cùng Chúa Giê su không?
4-    Có kiểm soát phận vụ các Đội Trưởng dưới quyền, đồ đạc, tinh thần đội?
5-    Có họp riêng các Đội Trưởng mỗi tuần một lần? Nhớ rằng: các HTR càng chuyên môn, lão luyện, đủ tư cách, Đoàn càng tiến tới.
6-    Có lo học tập thêm để đủ khả năng chỉ huy Cơ mình, tự coi mình còn rảnh việc hơn các bạn HTR không?
7-    Có làm gương vâng lời cho các em bắt chước? - Lệnh trên truyền xuống có thi hành mau mắn trong mỗi đội?
8-    Tính hòa thuận với hết mọi người nhất là đối với các HTR, các Cơ Trưởng khác không theo ý riêng?
9-    Mười sáu đức tính khác của Đoàn Trưởng cũng là của Cơ Trưởng.

III. Đội trưởng
Phận sự:
1-    Phần việc càng quan hệ vì gần gủi các em hơn. Đoàn Trưởng có thể huấn luyện các em tới từng chi tiết và cả Đoàn tiến hay lui là đo ĐTR có hiểu rõ mối quan hệ đó hay không?
2-    Có siêng năng biên chép, học hỏi thêm các môn, để dạy lại các đội viên, như bài hát, chuyện vui, trò chơi…?
3-    Có lo cất đồ đạc của đội cho trật tự, giữ gìn sạch sẽ không?
4-    Có thu tập biên lỗi của đội phó mỗi tuần cũng như sổ kho thiêng liêng?
Với đội viên:
1-    Có hết tình yêu thương đội viên như anh em ruột thịt trong nhà, sẵn lòng hy sinh thời giờ, lo lắng để giúp các em không?
2-    Có rước lệ, cầu nguyện cho các em, mỗi ngày dâng đội mình cho Chúa không?
3-    Có nhã nhặn, không nóng nảy, la rầy trước công chúng, (đánh đập đội viên), gặp điều phiền phức biết bình tĩnh hy sinh? Nên nhớ: Cử chỉ ấy bao giờ cũng kết quả, cũng toàn thắng.
4-    Có năng họp đội riêng, mỗi khi có thể để càng thắt chặt dây thân ái với các em và huấn luyện các em mau tiến tới?
5-    Có hay đến nhà thăm anh em đồng đội, thỉnh thoảng biếu các ảnh tượng, bánh kẹo khi có thể được?
6-    Để thắt chặt tình thân thiện với các Đoàn khác, nên tổ chức chọn các em, HT hay DC nhỏ hơn thuộc những Đoàn đó “làm em” thỉnh thoảng viết thư, gửi tặng ...
7-    Có lưu tâm đến hạnh kiểm các em ngoài lúc họp; khi ở nhà, ngoài đường, nhà thờ, trường học, cho xứng đáng danh hiệu HT-DC (thường các em ở cùng khu sớm dễ chăm nom hơn.)?
Tư cách:
Mười sáu đức tính của Đoàn Trưởng nói ở trên, đội Trưởng cũng phải luyện tập, nhất là lòng đạo đức, gương sáng, khiêm tốn, nhẫn nại.



KINH HUYNH TRƯỞNG
        Lạy Chúa Giêsu, mặc dầu con bất xứng, Chúa cũng đã chọn con làm thủ lĩnh. Xin Chúa ban cho con những ơn cần để chu toàn phận sự.  Xin Chúa ban cho con lòng hăng hái nhiệt thành để dẩn dắt các em đến cùng Chúa, lòng vui vẻ để làm cho các em được hạnh phúc, lòng hiền lành và khiêm tốn để sai khiến mà không làm mất lòng các em, để phụng sự các em mà không bao giờ ngã lòng. Xin Chúa ban cho con ơn luôn luôn làm hài lòng các em, để giúp các em thêm yêu mến Chúa và nhất là xin Chúa ban cho con lòng tông đồ quảng đại, để chinh phục các em cho Chúa. Amen.

LUẬT NGƯỜI HỮU TRÁCH
1-    Huynh Trưởng đại độ luôn luôn hy sinh bất kể.
2-    Huynh Trưởng hướng dẫn và làm gương, đi đầu mọi lúc mọi nơi.
3-    Huynh Trưởng nghĩ đến kẻ khác trước, giúp các em không một tí gì kiểu cách.
4-    Huynh Trưởng biết tùng phục triệt để, để các em dễ phục tùng mình.
5-    Huynh Trưởng biết tự chủ không mất nhẫn nại bao giờ.
6-    Huynh Trưởng vui luôn nhất là khi gặp trở ngại.
7-    Huynh Trưởng chịu lễ, hy sinh, cầu nguyện cho các em đoàn mình.
8-    Huynh Trưởng gánh phần trách nhiệm đoàn mình.
9-    Huynh Trưởng xem Chúa Giê su nơi Thầy cả, phụ giúp người trong việc tông đồ.
10- Huynh Trưởng chỉ muốn phần thưởng là được hướng dẫn các em đến cùng Chúa Giêsu.

NGƯỜI ANH HÀO CỦA THIÊN CHÚA
(Bài ca Huynh Trưởng HT-DC của NGUYỄN HÀI ĐỒNG).

Đường trường mờ xa chân trời còn đen tối bao la,
Ra đi cùng nhau hát vang cho đời tươi thắm,
Đắm say cho mối tình ta thiết tha chan hòa trong tiếng vang ca.
Đời người vui khi luôn hy sinh quên mình,
Phụng sự cho Thiên Chúa uy quyền tối cao
Trời lòng ta tươi đẹp như vầng trăng tròn xinh,
Vì đời ta lao mình trên ngàn muôn vì sao, mà cùng đi gieo rắc nguồn yêu.
Dù ngàn nguy sẵn chờ đón đoàn ta đường xa,
Nào ngại chi khi lòng ta cùng chung tình yêu,
Một tình yêu Thiên Chúa oai hùng.
Mau lên đường vui đi xông pha xông pha !
Mau lên đường vang lên câu ca câu ca !
Nguyện thề chiến đấu cho khắp trời Việt Nam,
Biết tin yêu thờ Chúa Vua Trời đáng yêu
Hôm nao đoàn ta đi xôn xao xôn xao,
Luôn tươi cười trên bao gian lao gian lao,
Một lòng quyết tiến luôn trung thành tình yêu,
Anh sao trời đẹp chiếu Người Anh Hào.

œ



@@@@@


LƯỢC SỬ 

PHONG TRÀO HÙNG TÂM DŨNG CHÍ




Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí (Mouvement Coeurs Vaillants - Âmes Vaillantes) chính thức khai sinh do việc Hội đồng Giám mục Pháp, năm 1936, yêu cầu linh mục Gaston Courtois thành lập Phong trào Hùng Tâm (Mouvement Coeurs Vaillants). Một năm sau, năm 1937, cũng linh mục Courtois lập ngành nữ, Phong trào Dũng Chí (Mouvement Âmes Vaillantes). 
   Đồng sáng lập viên phong trào phải kể đến thầy Jean Pihan (cũng còn có tên Jean Vaillant, “Tagada”) được coi như là “lý thuyết gia” của phong trào. 
   Đến năm 1966, kỷ niệm 30 năm thành lập, phong trào đã có mặt trên 50 quốc gia. Một Đại hội Quốc tế Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí họp tại Roma vào dịp kỷ niệm này, đã đổi tên thành Phong trào Quốc tế Tông đồ Thiếu nhi (Mouvement International d’Apostolat des Enfants, viết tắt là M.I.D.A.D.E.). 
   Ngay từ những năm 1938-1939, các nhà truyền giáo Pháp đã đưa phong trào Hùng Tâm Dũng Chí sang các nước chịu ảnh hưởng của Pháp: 
   Tại châu Phi: Sénégal, Dakar, Ziguin, Guinée, Soudan, Côte d’Ivoire, Gabon, Congo, Dahomey,Madagascar… 
   Tại châu Á: Hàn Quốc, Hong Kong, Cambodia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Sri Lanka, Việt Nam… 
  Từ đó xuất hiện tờ báo riêng: tờ Báo Hải Ngoại (Feuillets d’Outre-Mer) 1947; sau đổi thành tờ Giao Điểm (Carrefours) 1956; và một Văn phòng Quốc tế của Phong trào (C.I.M.: Commission International du Mouvement) được thiết lập. 
  Theo thống kê năm 1987, phong trào M.I.D.A.D.E. có mặt trên gần 50 quốc gia: Phi Châu 21, Mỹ Châu 12, Âu Châu 6, Á Châu 9 (không có Lào, Cambodia và Việt Nam vì từ năm 1975, các hiệp hội không còn). 
   Tại Việt Nam, vùng Chợ Lớn, Sài Gòn, Đà Lạt là những nơi có Hùng Tâm Dũng Chí sớm nhất. Năm 1942, Hà Nội đã có Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí. Trước tháng 4-1975, 9 giáo phận có Hùng Tâm Dũng Chí: Sài Gòn, Xuân Lộc, Nha Trang, Đà Lạt, Quy Nhơn, Kontum, Ban Mê Thuột, Đà Nẵng, Huế, và quy tụ trên 30.000 thiếu nhi. Hiện nay có một Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí sinh hoạt rất mạnh và rất “Việt Nam” tại Hoa Kỳ, do các Trưởng Hùng Dũng Đà Nẵng thành lập và hướng dẫn.

  Bản chất
  Tổ chức Hùng Tâm Dũng Chí (viết tắt Hùng Dũng) là một “phong trào”, chứ không phải là một “đoàn” như các hội đoàn khác. Hay muốn nói hội đoàn, thì đó là một hội đoàn “mở”, có bản chất “mở”: vì đó là một hội đoàn thiếu nhi hướng về quần chúng thiếu nhi, cho quần chúng thiếu nhi! Khẩu hiệu sống của Hùng Dũng là: “Càng đông càng tốt”. Các trưởng, các đoàn viên được huấn luyện để phục vụ các em ở ngoài đoàn.

  Châm ngôn

- Đi đến với mọi thiếu nhi đang sống ở bất cứ môi trường nào. 
- Quan tâm và tôn trọng tất cả những gì làm nên đời sống của thiếu nhi. 
- Tìm phát triển khả năng tổ chức và hoạt động của tuổi thiếu nhi. 
- Tin tưởng vào khả năng làm việc tông đồ “của thiếu nhi, cho thiếu nhi”. 
   Để thực hiện những điều đó, phong trào dành ưu tiên cho sách báo thiếu nhi. Trong thực tế, khởi đầu phong trào là do một tờ báo viết hoàn toàn cho thiếu nhi của cha Gaston Courtois: tờ “Báo Hùng Tâm” (“Journal Coeurs Vaillants”) ra ngày 8-12-1929. Các độc giả tí hon thi nhau đọc, rất khoái… Và tự cho mình là “các Hùng Tâm”. Đúng là hợp với tuổi khoái “người hùng”, các em Hùng Tâm tự kết đoàn lại theo chiều hướng thích “lập nhóm” của các em. 
   Từ sau khi phong trào được chính thức thiết lập, năm 1936, tờ báo tiên khởi đã được thay thế bằng nhiều báo khác phong phú hơn, hợp từng lứa tuổi hơn, đặc biệt ở Pháp. Tại Việt Nam, có tờ Tre Xanh của Hùng Tâm Dũng Chí Sài Gòn (Ngã Sáu) và tờ Huynh Trưởng Hùng Dũng ở Đà Nẵng.

Lm. Antôn TRẦN VĂN TRƯỜNG
Thông tin Công giáo 9.3.2008
Trích nguồn: http://giaophandanang.org/









@@@@@@





NHỮNG KHÓA HỌC VỀ NGƯỜI HỮU TRÁCH




của cố Lm An tôn Bùi Hữu Ngạn.
(Sáng lập và giám đốc tiên khởi phong trào Hùng Tâm Dũng Chí – Giáo phận Đà Nẵng).

Đây là tài liệu do anh Phao lô Lê Quốc Dũng – Liên đoàn trưởng Hùng Dũng – 
Giáo xứ An Ngãi ghi lại.
Xin thành thật biết ơn.



NGƯỜI HỮU TRÁCH.
CHÚNG TA LÀ NHỮNG NGƯỜI TRƯỞNG.


            Tất cả chúng ta đã nhận lãnh sứ mệnh điều khiển, dạy dỗ, huấn luyện một nhóm trẻ em. Cho nên Người và nên Thánh.
            Sứ mệnh thật cao đẹp và hệ trọng biết bao...! Trong khi trao ban sứ mệnh đó cho ta, Thiên Chúa và cấp trên hy vọng ta sẽ đem lại cho Giáo hội và nhân loại những thiếu nhi thạo giỏi tư cách, đạo đức, thánh thiện. Những đứa trẻ có đủ tài đức để giúp ích cho đời và đạo. Những trẻ không những chỉ biết sống cho mình và còn biết sẳn sàng hy sinh phụng sự kẻ khác, để mai sau có thể trở nên những chiến sĩ nhiệt thành anh dũng của Thiên Chúa và Tổ quốc. Tương lai của Giáo hội và đất nước sẽ sáng lạng, vinh quang hay tăm tối bi đát một phần lớn là do những thiếu nhi đó...
            Vinh dự thay cho những ai đã được Thiên Chúa trao ban cho sứ mệnh cao đẹp...!
            Sứ mệnh cộng tác với Thiên Chúa và cấp trên để rèn luyện trẻ em nên Người và nên Thánh. Được cộng tác với Thiên Chúa và cấp trên... Chúng ta đã đương nhiên trở thành những nhân vật tai mắt, những người có địa vị trong xã hội loài người. Số người được tuyển chọn, số người đó có đủ tài năng và đức hạnh. Chúng ta lại được ở trong số người đó thật là vinh dự cho chúng ta biết bao!
            Những sứ mệnh đó cũng rất khó khăn và đòi hỏi nơi ta nhiều điều kiện. Muốn được như vậy, chúng ta phải chịu khó trì chí học hỏi và cần phải có đạo đức, tư cách, khả năng của một người chỉ huy. Có đủ 3 điều kiện đó, chúng ta mới có thể chu toàn sứ mệnh vừa cao đẹp và hoàn hảo.

                                                                                                                        Lm. Hoài Đức


1.     THUẬT CHỈ HUY.

Phần đông chúng ta không phải sinh ra để điều khiển, chỉ huy. Thế nên nếu muốn điều khiển, chỉ huy trẻ, ta cần phải học cách thức, phương pháp, kỷ thuật.
Trước tiên ta nên nhớ chỉ huy không cốt ở sự truyền lệnh, mà cốt ở sự làm thế nào cho cấp dưới sẵn sàng thi hành mệnh lệnh của mình. Điều đó không phải dễ.
Muốn được như thế, khi ta muốn truyền dạy một mệnh lệnh nào, khi muốn bảo trẻ làm sự gì, hoặc lánh điều chi. Ta phải biết rõ điều đó trước cách rõ ràng, minh bạch như hai với hai là bốn. Vì nhiều khi ta truyền một mệnh lệnh cho trẻ mà chính ta, ta cũng không biết ta nói gì, thì làm sao trẻ có thể biết mà thi hành.
Đã biết rõ mệnh lệnh rồi, ta hãy mạnh dạn truyền cho trẻ. Hãy truyền một cách mạnh mẽ. Không nên ấp úng, ngập ngừng, do dự. Đồng thời phải tin chắc rằng trẻ phải vâng phục và thi hành.
Không bao giờ nên truyền lệnh với một kiểu nói van nài, năn nỉ, vì ta không phải kẻ đi ăn mày sự vâng lời của trẻ. Ta là nhà giáo dục, là người huynh trưởng, là bậc chỉ huy. Ta nắm quyền hành trong tay.
Ta phải liệu cách nào để khi rao truyền một mệnh lệnh, ta khỏi phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì như thế tỏ ra ta yếu nhược, uy quyền ta kém cỏi. Muốn khỏi lặp lại, ta hãy truyền lệnh cho trẻ có thể nghe và hiểu được.
Muốn cho trẻ nghe được phải đợi lúc chúng im lặng và trật tự rồi hãy ra lệnh. Chớ lúc chúng đang la ó, ồn ào hay lăn xăn, lộn xộn thì không thể nào chúng có thể nghe mệnh lệnh của ta. Và để trẻ hiểu được mệnh lệnh của ta, ta hãy ra lệnh, cách rõ ràng, sáng sủa bằng những lời nói đơn sơ, gọn gàng.
Cho được biết chắc trẻ em đã nghe, đã hiểu rõ lệnh. Ta hãy bắt trẻ lặp lại mệnh lệnh của ta vừa truyền. Nếu chúng lặp lại đúng, đó là chúng đã nghe và đã hiểu.
Đừng bao giờ truyền dạy trẻ làm việc gì quá sức lực và khả năng của chúng. Thí dụ bắt trẻ ngồi không mà im lặng cả giờ đồng hồ, thì chắc chắn là chúng không thể làm được.
Muốn giúp trẻ thi hành mệnh lệnh của ta, ta hãy giải thích cho chúng hiểu rõ tại sao ta bảo chúng làm việc này, điều nọ, điều kia. Hiểu rõ lý do như thế trẻ sẽ sẵn sàng vâng lệnh ta. Vì biết rằng sở dĩ chúng làm như thế là vì ích lợi cho chúng hoặc cho đoàn thể.
Ta hãy ra sức tránh những mệnh lệnh tiêu cực, và cấm đoán trẻ làm một việc gì là cớ làm cho trẻ bị cám dổ, muốn làm việc đó:
-         Thay vì nói: “Đừng ở dơ”.
Hãy nói: “Phải ăn ở sạch sẻ”.
-         Thay vì nói: “Đừng nói chuyện”.
Hãy nói: “Im lặng”.
-         Thay vì nói: “Đừng đi trể”.
Hãy nói: “Đi đúng giờ”.
            Đôi khi ta cũng nên dùng những kiểu nói hài hước, để truyền dạy mệnh lệnh như:
-         Thay vì nói: “Cấm leo trèo trên cây, tường”.
Hãy nói: “Chỉ có em nào được phép đặc biệt của tôi mới được leo lên cây và lên tường”.
-         Thay vì nói: “Cấm chạy chơi ngoài đường”.
Hãy nói: “Các em được chạy chơi, trừ ra ngoài đường, vì sợ khi chạy chơi ngoài đó, các em sẽ đụng bể xe người ta”.
            Nếu muốn hướng dẫn trẻ làm việc gì theo ý ta, ta hãy khéo léo khêu gợi những cao vọng của chúng. Hãy trình bày cho chúng thấy rõ lý tưởng cao đẹp mà chúng có thể đạt tới. Và trong khi nói điều đó với chúng, ta hãy đặt ta vào hàng với chúng, để tỏ ra chính ta, ta cũng ham muốn, ta cũng làm. Ví dụ:
-         Thay vì nói: “Các em hãy làm cái này”.
Hãy nói: “Chúng ta sẽ làm cái này”.
-         Thay vì nói: “Lúc vào nhà thờ, các em phải giữ im lặng”.
Hãy nói: “Lúc vào nhà thờ, chúng ta phải giữ im lặng”.
            Lúc muốn bảo trẻ thinh lặng.
-         Thay vì nói: “Im lặng”.
Ta hãy tập hô một tiếng gì mà sau tiếng đó là im ngay.
Thí dụ: Ta gọi “Hùng dũng”, trẻ hô: “Sẵn sàng”, rồi tất cả im lặng...
Nhiều khi thay vì còi hoặc hô những câu trên, ta hãy tập trẻ im lặng bằng một cử chỉ kín đáo. Chẳng hạn ta đặt một ngón tay lên trên môi, trẻ phải hiểu đó là dấu bảo làm thinh.
Khi nào có thể được, thì nên tập trẻ thi đua tuân hành một mệnh lệnh ta rao bảo. Thí dụ sau khi bảo trẻ khi đứng, quỳ trong nhà thờ phải làm hết sức nhẹ nhàng và nghiêm trang, ta nói với chúng: “Chiều nay khi vào nhà thờ các em quỳ phía bên nam sẽ thi đua với các em quỳ bên nữ, coi bên nào đứng quỳ nhẹ nhàng và nghiêm trang hơn hết”.
Muốn tập hợp trẻ ta nên dùng luôn một thứ mệnh lệnh, một cách thức để trẻ dễ biết, dễ nhớ, dễ làm. Chẳng hạn ta nói cho chúng biết: “Khi tập hợp các em sẽ theo cách thức sau đây: Lúc các em nghe hồi còi dài thứ nhất, đó là hồi còi báo hiệu sẽ tập hợp. Lúc đó các em chưa phải tập hợp ngay, nhưng phải chuẩn bị sẵn sàng... Khi nào các em nghe hồi còi thứ hai: đó là hồi còi tập hợp, lập tức các em phải thinh lặng và chạy nhanh đến chỗ tập hợp”.
Đừng bao giờ để cho trẻ em cải lệnh ta trước mặt đám đông, vì nó sẽ làm cớ cho nhiều em khác bắt chước mà chống cưởng ta. Tuy nhiên ta cũng phải sẵn sàng nghe chúng bàn hỏi. Nhưng chỉ cho chúng bàn hỏi riêng thôi. Ta hãy tuyên bố cho chúng biết. Nếu em nào có điều chi muốn nói thì hãy đến văn phòng gặp riêng ta. Và nếu chúng đến một lượt hai, ba em, ta chỉ tiếp chuyện từng em một.
Sau hết nếu ta muốn biết có tuân hành mệnh lệnh của ta chăng, ta hãy chịu khó kiểm soát chúng. Truyền lệnh là điều rất dễ, nhưng lệnh đó có được mọi người tuân giữ hay không là do sự kiểm soát chặt chẻ của ta. Cha Gaston Courtois quả quyết: “Một mệnh lệnh đã ban truyền mà không kiểm soát cấp dưới có thi hành không thì lệnh đó sẽ ra vô ích”.
Khi thấy những em nào không thi hành đúng mệnh lệnh, ta hãy cảnh cáo ngay và giúp em đó làm lại cho đúng. Ta không nên làm ngơ trong việc này. Vì ta có nhiệm vụ phải bảo vệ quyền lợi chung.
Muốn kiểm soát cho công hiệu, chính ta phải làm việc đó, chớ đừng nhờ ai khác. Cùng cực lắm mới nhờ người trung gian thay thế. Nhưng không bao giờ nên dùng chính những trẻ có nhiệm vụ phải thi hành mệnh lệnh của ta mà kiểm soát.
Đó là tất cả những điều kiện cần thiết để giúp cho ta thành công trong công trình chỉ huy. Thiếu những điều kiện trên chúng ta sẽ thất bại. Nhưng muốn tạo những điều kiện đó không phải một sớm một chiều mà trong nhiều tháng, nhiều năm trong đời ta. Ta phải chịu khó xem xét, suy nghĩ, học hỏi, đọc sách báo và tiếp chuyện với những người giàu kinh nghiệm.
Ngoài ra ta cần phải học tập các nghệ thuật khác để hướng dẫn, giáo huấn các em đạt được kết quả mỹ mãn. Các nghệ thuật khác như là:
-         Thuật dạy cầu nguyện.
-         Thuật dạy giáo lý.
-         Thuật kể chuyện.
-         Thuật nói với trẻ.
-         Thuật hô khẩu hiệu.
-         Thuật tổ chức trò chơi.
-         Thuật tập ca vũ.
-         Thuật diễn kịch và đốt lửa.
-         Thuật tổ chức.
-         Thuật quở phạt.
-         Thuật khen thưởng.
-         Thuật cắm trại.



2.     THUẬT DẠY CẦU NGUYỆN.

Sứ mệnh của ta là dẫn dắt các em đến cùng Chúa Giêsu, là tập trung chúng sống gần gủi và thân mật với Chúa. Bao lâu trẻ còn sống xa Chúa, bao lâu chúng còn coi Chúa như một người xa lạ hay một ý tưởng mơ hồ là ta chưa chu toàn sứ mệnh của ta.
Ta phải làm thế nào cho trẻ coi Chúa Giêsu như một người bạn thân ái... là Đấng rõ biết chúng, là Đấng thương yêu chúng từng em một và là Đấng mà chúng có thể hầu chuyện được cách thân mật.
Đối với trẻ không nên định nghĩa cầu nguyện cách cao kỳ khó hiểu, mà hãy dùng những kiểu nói đơn sơ, giản dị, thích hợp với tầm hiểu biết của chúng. Theo kinh nghiệm định nghĩa sau đây được trẻ dễ hiểu và thích nhất: Cầu nguyện là hầu chuyện với Chúa.
Trước khi cho trẻ cầu nguyện, ta hãy để ý đến cử điệu bên ngoài của chúng. Hãy đặt chúng ở trước mặt Chúa. Thí dụ ta nói: Các em chú ý chúng ta sẽ hầu chuyện với Chúa. Chúng ta hãy khoanh tay lại, nhìn xem Chúa trên bàn thờ ở trong Nhà Tạm.
Sau khi thấy các trẻ đã khoanh tay nghiêm chỉnh và nhìn lên bàn thờ rồi ta mới bắt đầu cho trẻ cầu nguyện. Nếu muốn cho chúng đọc Kinh chung lớn tiếng ta đừng để cho chúng rống cổ la ó. Cũng đừng cho chúng đọc nhanh quá hay chậm lại, và sau mỗi câu nên bảo chúng nghỉ một chút.
Đừng bao giờ cho trẻ đọc một kinh nào mà ta chưa cắt nghĩa cho chúng trước. Cũng không nên bắt chúng đọc dài quá vì chúng không thể cầm trí lâu được. Chúng sẽ lo ra và nhàm chán sự đọc kinh cầu nguyện.
Cách hay nhất để giúp chúng cầu nguyện chung và bảo chúng lặp lại lớn tiếng những câu kinh vừa đơn sơ vắn tắt. Chẳng hạn như những câu dưới đây:
-         Lạy Chúa Giêsu, chúng con thờ lạy Chúa.
-         Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin kính Chúa.
-         Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin thật Chúa đang ở trong Nhà Tạm.
-         Lạy Chúa Giêsu, chúng con thương mến Chúa hết lòng.
Ngoài ra việc cầu nguyện chung, ta cũng nên tập cầu nguyện riêng, tập chúng một mình thỏ thẻ với Chúa. Ta hãy bảo chúng: Em hãy nhắm mắt lại, hãy nhớ Chúa ở trước mặt các em. Hãy thầm thì kêu xin Chúa, xin cho bản thân con, cho cha mẹ, bà con, bạn bè thân thuộc, cho Giáo xứ, cho Giáo hội…

3.     THUẬT DẠY GIÁO LÝ.

Thông thạo giáo lý chưa đủ để dạy giáo lý mà còn phải biết cách dạy nữa.
Trẻ em thích tranh vẽ, chuyện kể, những cái xem thấy, sờ mó, nếm ngửi được. Cái gì có qua tai mắt, tưởng tượng thì mới lọt vào tâm trí chúng được. Đáp lại đòi hỏi các em, người dạy giáo lý phải chịu khó tìm những thí dụ cụ thể trong Phúc Âm, trong đời song hàng ngày chung quanh ta. Dạy về Chúa trời đất chúng ta hãy bắt chước những bài trong Cựu Ước mà làm cho các em chú ý vào cảnh vật, cỏ cây, cầm thú. Những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình. Ta có thể mượn nhiều hình ảnh và thí dụ trong Thánh Kinh.
Mọi điều Giáo hội thay mặt Chúa mà giảng dạy cho ta điều cốt để ta kính thờ, tin cậy và yêu mến Chúa. Trẻ học giáo lý tốt nhất không phải em nào nhớ nhiều nhất mà là em nào hiểu nhận lấy lời Chúa vào tận đáy lòng và ngày thêm sốt sắng và ngoan ngoản vâng lời biết làm điều lành, lánh điều xấu.
Dạy cho các em hiểu và thực hành. Đức tin không có việc làm là đức tin chết.
Theo gương Chúa Giêsu, người dạy giáo lý phải bắt tâm trí trẻ em làm việc. Thí dụ nói đến cái gì ta đừng báo ngay cho trẻ biết, nhưng bắt đầu hãy đặt những câu hỏi làm cho chúng đoán ra, ta hãy để cho trẻ kết luận lấy.
Giáo lý có hiệu quả, khi nào các em học hiểu nhận Lời Chúa vào lòng mà đem ra thực hành.

4.     THUẬT KỂ CHUYỆN.

Trong việc huấn luyện trẻ, thuật kể chuyện đóng một vai trò quan trọng. Nó làm cho trẻ vui thích nghe lời ta dạy bảo. Nó giúp trẻ thêm hiểu biết và nhất là nó làm phương thế giáo dục rất hiệu nghiệm.
      Những mẫu chuyện hay và có tính cách luân lý không những sẽ đào luyện được óc tưởng tượng và lương tâm trẻ mà nó còn giúp chúng tập rèn nhiều đức tính và làm bao nhiêu việc tốt khác.
      Nhưng muốn thu hoạch được kết quả tốt đẹp như thế, ta phải chọn lựa kỹ lưỡng các mẫu chuyện và phải biết cách kể các truyện đó cho hấp dẫn, vui vẻ sống động.
      Về việc chọn lựa ta nên chú ý đến tính cách hấp dẫn, sống đọng, tâm tình và nhất là luân lý. Ta hãy chọn những mẫu chuyện tuy đơn sơ, nhưng có hể làm cho trẻ ham mê, có thể gợi lên những tâm tình tốt, có thể hướng trẻ đến những việc làm tốt.
      Ta biết những mẫu chuyện như thế không phải dễ kiếm mặc dầu có vô số chuyện. Nào là những giai thoại, những truyện vui cười, những truyện cổ tích, những truyện hoang đường, những truyện lịch sử. Nhưng nếu ta không thể tìm ra được một câu chuyện vừa hay vừa bổ ích để thuật cho các em, thì tốt hơn ta đừng kể. Ta chớ lấy cớ rằng các em thích nghe truyện rồi gặp truyện nào cũng kể cho chúng nghe. Làm như thế nhiều khi không có ích mà còn gây thêm tai hại cho chúng.
      Ta tránh tình trạng kể chuyện mà các em ngồi ngáp ruồi, câu chuyện lạc như bã mía, dài như dây thừng. Truyện phải bổ ích, ngắn gọn và phù hợp với đời sống của chúng.
      Trước khi kể chuyện ta phả rành câu chuyện đó nghĩa là ta phải biết kết cấu đầu duôi câu chuyện.
      Lời nói đơn sơ, giản dị vừa tầm hiểu của trẻ. Tâm tình chỗ buồn, chỗ vui, chỗ giận, chỗ hăng hái, chỗ can đảm ta phải diễn tả điệu bộ.
      Ta thuật chuyện luôn đứng trước mặt các em và nhìn thấy hết các em để xem xét phản ứng của chúng và để chúng thấy nghe ta rõ ràng.
      Kế thúc câu chuyện bằng một việc làm, một gương sáng cụ thể cho đời sống hàng ngày của chúng.

5.     THUẬT NÓI VỚI TRẺ.

Nói cho trẻ hiểu dễ dàng nhanh chóng, là việc rất khó. Nó đòi hỏi ta phải chịu khó tập luyện và để ý đến từng câu, từng tiếng.
Dưới đây là những điểm chính mà ta cần phải chú ý trong khi nói với trẻ.
-         Trẻ rất nghèo nàn ngữ vựng nên khi nói với chúng, ta chỉ nên dùng những tiếng thông thường dễ hiểu.
-         Trẻ không những chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng mắt nữa. Ta phải nói cách sống động, nghĩa là luôn luôn đổi giọng (lúc ta lúc nhỏ, lúc bổng lúc trầm) và nói cả bằng gương mặt của ta, vui buồn, bằng bộ điệu của ta.
-         Trẻ không thể hiểu những gì trừu tượng mỗi khi nói lên một ý tưởng. Ta hãy tìn thí dụ cụ thể để giải thích ý tưởng đó. Tốt nhất nên lấy những thí dụ trong đời sống hàng ngày của chúng trong lịch sử, Giáo hội, trong sách Thánh.
-         Trẻ chỉ hiểu được nghĩa đen của từ ngữ, chứ không hiểu được nghĩa bóng của nó. Nên khi nói với chúng ta không nói úp mở, nói mập mờ, nói vòng vo, ta nói thẳng, nói rõ ràng mạch lạc.
Muốn cho trẻ dễ nhớ và nhớ dai các điều ta dạy bảo, thỉnh thoảng ta nên ngưng nói và bắt chúng lặp lại một vài câu tóm tắt ý nghĩa của những điều ta nói.
Trẻ không thể ngồi yên lâu giờ nên trong một buổi họp, thỉnh thoảng ta nên cho chúng cử động một chút (cho hát, chơi trò chơi) rồi tiếp tục.

6.     THUẬT HÔ KHẨU HIỆU.

Hô khẩu hiệu tức là tập trung một ý lực để đánh thật mạnh vào tâm não hoặc để kích động trực giác của quần chúng cũng như của đoàn thể.
a.      Khẩu hiệu có tính cách gây tinh thần của đoàn thể.
-         Đề cao lý tưởng: Hùng dũng - Sẵn sàng.
-         Lấy tinh thần: Đường xa - quyết tiến.
b.      Khẩu hiệu có tính cách tri ân.
-         Làm vui nhộn.
-         Chào.
-         Cám ơn
c.      Khẩu hiệu có chủ đích đòi hỏi một cách thân ái.
-         Người hữu trách đoàn thể hô: “Khô cổ”.
-         Cả đoàn hô: “Nước chanh…nước mía”.
d.      Khẩu hiệu có tính cách tán dương tức là hoan hô, hoan nghênh.
Nguyên tắc chung:
a.      Trước khi hô khẩu hiệu: người hữu trách phải báo rõ cho đoàn thể hô lại tiếng nào.
b.      Tất cả phải hô lại cho mạnh dạn rập.
c.      Thường mỗi khẩu hiệu được hô lại 3 lần.
d.      Câu hô đừng dài quá, nó sẽ trở nên yếu ớt.

                                                      

(Hùng Tâm Dũng Chí  Gx An Hòa Đà Nẵng (1968 ?) đi cắm trại 


7.     THUẬT TỔ CHỨC TRÒ CHƠI.

              I.                   ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC CỦA TRÒ CHƠI.

Đối với trẻ, chơi là một việc quan trọng. Chơi là sức sống của hội đoàn. Chúng không thể sống mà không chơi được. Một đứa trẻ không chơi được thường đã mắc bệnh.
Trái lại người lớn chúng ta coi chơi là cuộc giải trí sau những giờ làm việc mệt nhọc. Trò chơi giúp cho óc não được khỏe khoắn, để bắt đầu làm việc lại cho có hiệu quả hơn.
Nghĩ như thế rất đúng, nhưng chưa đủ vì chơi không những để sống, để giải trí mà còn để giáo dục nữa.
Các cuộc chơi làm cho thể xác con người được vận động và nở nang điều hòa, được dẻo dai, được cứng rắn (chẳng hạn như những cuộc chơi: đuổi bắt, giành banh, đá bóng…).
Nó giúp cho trí tuệ mở mang, não phát triển quan sát nhanh nhẹn, sự chú ý bền bĩ như trò chơi đố chữ, tìm đồ vật… Nó cũng mở mang đức tính tốt đẹp như bác ái, hy sinh, can đảm, thành thật, vị tha vâng lời… giải thích ý nghĩa và ích lợi.

II.                TỔ CHỨC CUỘC CHƠI.

Trước khi chơi phải chọn chỗ, trò chơi và trọng tài.
-         Chỗ chơi thường nên chọn chỗ rộng, bằng phẳng, thoáng khí, trống trải.
-         Trò chơi tùy tình hình, sở thích, sức khỏe, hạng tuổi và nơi chỗ. Điều cần nhất là một khi đã chọn trò chơi nào thì phải giải thích cho trẻ biết rõ mục đích và ích lợi của nó để trẻ phấn khởi hăng hái hơn.
Tất cả trò chơi đều có tính cách giáo dục. Nhưng mỗi thứ đều có ích lợi riêng biệt của nó. Chẳng hạn như đá bóng thì có ích cho cơ thể nhiều hơn tâm trí. Đố chữ: giúp cho trí óc mở mang hơn thể xác. Trò chơi tập thể tạo nhiều đức tính hơn trò chơi cá nhân.
Vì thế nên khi chọn trò chơi chúng ta nên biết rõ trò chơi nào có ích lợi về phương diện nào hơn để thích nghi với nhu cầu của trẻ.
Trong khi trẻ chơi người điều khiển phải có mặt ở đó để một đàng khuyến khích, cổ võ, khen ngợi, đàng khác cũng để quan sát tìm hiểu tình hình của trẻ. Vì khi tổ chức chơi là để xem xét tình hình của các em mà giáo dục.
Sau khi chơi xong cần phải phê bình ưu khuyết điểm để sửa chữa hoặc khen thưởng.
Phê bình có 3 mục đích:
1.      Tự phê để sửa chữa những lỗi phạm của chính mình.
2.      Nếu chơi thua cũng vẫn vui vẻ, vì đã chơi tử tế, giữ đúng kỷ luật và nhất là vì thấy anh chị em đối phương hơn ta nhờ có tài lực và cố gắng của họ.
3.      Dốc lòng lần sau sẽ cố gắng thêm lên sẽ giữ đúng kỷ luật và tìm phương pháp hiệu nghiệm để thắng.


8.     THUẬT TẬP CA VŨ.

Ca vũ là một cuộc giải trí lành mạnh, nó còn là phương thế giáo dục hiệu nghiệm.
Những bài ca, những điệu vũ chọn lựa kỷ lưỡng và tập rèn cẩn thận sẽ làm cho tâm hồn trẻ được phấn khởi mạnh mẽ, được thêm hăng hái nghị lực. Ngoài ra còn giúp trẻ tập rèn thể xác và tinh thần. Thể xác thêm uyển chuyển, dẻo dai. Tinh thần được vui tươi hăng hái… Nó cũng giúp trẻ đào luyện nhân đức tính tốt đẹp.
Nhưng muốn thu được kết quả tốt đẹp ta cần phải chọn lọc các bài hát có điệu vũ, đồng thời ta phải thông thạo cách tập. Nên chọn các bài có ý nghĩa cao đẹp và có tính cách giáo dục trẻ.
Chọn xong đến việc tập cho trẻ hát, nên bắt đầu tập từng câu. Trẻ đã thuộc câu thứ nhất, mới tập câu thứ hai. Và cứ tiếp tục như thế cho đến hết bài.
Phải cẩn thận ngay từ bước đầu. Nghĩa là khi bắt đầu tập phải cho trẻ hát đúng nhịp, nếu sai thì sau sẽ khó sửa. Trong lúc trẻ hát đừng để trẻ la lớn tiếng.
Cách tập ca vũ:
1.      Người tập vũ phải thuộc bài nhạc và vũ điệu trước.
2.      Tập bài hát trước cho đúng nhịp.
3.      Tập vũ điệu riêng cho từng em theo mỗi phần và mỗi câu nhạc.
4.      Sau hết tập trọn bài chung cho các em, nhất là cách bắt đầu. Cách nhảy cho đúng nhịp mạnh nhẹ và cách kết thúc.
Nghệ thuật vũ rất bao la, ở đây nói đại khái một ít nguyên tắc phổ thông. Tùy sáng kiến các hữu trách có thể chế biến những điệu vũ khác hay hơn.



9.     THUẬT CẮM TRẠI.

Cắm trại là một cuộc giải trí lành mạnh thích thú, đưa các em vào đời sống thiên nhiên và tập cho các em biết tháo vác, thi thố tài năng qua tinh thần sống đồng đội.
Vì vậy muốn tổ chức một cuộc cắm trại người hữu trách cần phải biết những điều sau đây:
1- Trước khi đi trại người hữu trách phải đi tham quan đất trại trước. Nơi cắm trại cảnh thiên nhiên mát mẽ, có bãi rộng để sinh hoạt, gần nước uống trong lành.
2- Xin phép các cấp (chính quyền, giáo quyền, phụ huynh) nơi ở, nơi đến.
3- Thông báo cho đoàn sinh biết rõ ngày giờ, dụng cụ mang theo:
     - Đồ dùng cá nhân (chén, đũa, quần áo, chăn màn, ẩm thực).
     - Đồ tập thể (lều, cọc, dây, soong nồi, thùng đựng nước, hộp cứu thương…)
4- Phân chia trách nhiệm các ban:
     - Ban đời sống (ẩm thực)
     - Ban dời trại, cổng trại, lều.
     - Ban sinh hoạt (chương trình, điều hành).
     - Ban lửa trại.
     - Ban kỷ luật, thi đua.
5- Bế mạc trại, thường kết thúc một trò chơi lớn và khuyến khích, dạy bảo khen thưởng cá nhân, đồng đội khá nhất.
6- Dọn vệ sinh đất trại.
7- Cám ơn và chào hỏi chia tay những ân nhân giúp đỡ cuộc trại.


10.      LỬA TRẠI.

Lửa trại là tổ chức kịch ngắn (không có màn, ở ngoài trời, quanh một đống lửa, khi đi đóng lại tổ chức, nên gọi là lửa trại.

TỔ CHỨC LỬA TRẠI.

A. Trước lửa trại:
1. Chọn nơi trình bày cho thuận tiện.
2. Chọn lựa kịch và thảo chương trình (nên góp ý kiến nhiều người).
3. Phân công cho các đội viên:
    - Ban diễn kịch: lo thảo luận tập kịch và tự hóa trang lấy.
    - Ban giữ lửa: lo tìm củi và canh lửa khi chơi.
    - Ban trật tự: lo bố trí chỗ diễn kịch, làm ranh giới chỗ đốt lửa, chỗ diễn kịch, giữ cho khán giả được im lặng và trật tự trong cách đứng ngồi.
4. Tập những bài hát cần thiết (về lửa trại).
5. Phát chương trình và mời khán giả khi giờ diễn kịch sắp đến.
6. Tìm một chỗ kín ngay bên cạnh sân trại để các diễn viên có chỗ để hóa trang.
            B. Giờ lửa trại:
                        1. Khai mạc lửa trại bằng một bài nhảy lửa.
                        2. Những đoàn viên không có phận sự ngồi quanh phía trong sân khấu.
                        3. Sau mỗi vở, nên hát băng, hô reo luân khúc hoặc bài hát thích hợp do các đoàn viên ngồi quanh lửa hát (reo la cho náo nhiệt).
                        4. Người giới thiệu (quản trò) phải giới thiệu từng vở trò một, và lựa những câu nói thật khéo léo và thật có duyên, nếu cần cũng nên khôi hài.
                        5. Diễn viên phải luôn đứng diễn trên gió (không có khói) cũng là phía dành riêng cho khán giả danh dự.
                        6. Về thứ tự của các cuộc chơi nên để dành những cái hay ở sau; đồng thời cũng có thể liệu thay đổi môn chơi khi thấy lạnh nhạt. Có thể dùng những kịch ngắn, vui, hài, giáo dục, ảo thuật, vũ,nhạc cảnh, trò chơi.
                        7. Mỗi cuộc chơi không nên kéo dài, cả chương trình cũng thế vì sẽ làm mất hay thêm nhàm chán.
            C. Sau lửa trại:
                        1. Tuyên bố cuộc chơi bế mạc, cám ơn.
                        2. Hát bài tàn lửa, hoặc cùng nhau hát kinh tối trước khi đi ngũ.
                        3. Thu nhặt dụng cụ, tắt lửa, yên lặng đi nghỉ.
                        4. Ngày hôm sau cùng nhau phê bình lại đêm lửa trại vừa qua để rút kinh nghiệm.




Lễ Bao đồng ở Gx An Hòa cũ (196?) ??




11.   THUẬT QUỞ PHẠT.

Thường thì chúng ta khen thưởng trẻ nhưng lắm lúc ta cũng phải khiển trách và sửa phạt chúng.

I.             KHIỂN TRÁCH.

Ta cần có mức độ trong khi khiển trách rầy quở trẻ. Những lời rầy quở quá nặng nề với mục đích “đánh mạnh” vào tâm trí trẻ để giúp chúng đừng tái phạm, những lỗi lầm rất tai hại: nó sẽ làm cớ cho trẻ tưởng lầm một lỗi nhỏ là một trọng tội, hoặc nếu trẻ đã biết cân nhắc: chúng sẽ cho rằng ta quá gắt gao.
Nếu thấy trẻ nào lầm lỗi, ta nên cho đó là một việc vô tình, rủi ro, chớ không phải là cố ý. Và vì chúng đã vô tình phạm lỗi thì chắc chúng sẽ không còn tái phạm nữa. Nếu trẻ thấy ta đối xử với chúng như thế, chúng sẽ ra sức sửa chữa lỗi lầm và cố gắng sống tử tế hơn. Chúng sẽ tự nhủ: “Cấp trên đã cho rằng mình lầm lỗi vì rủi ro và tin mình ngoan ngoản tử tế thì mình phải lo sửa mình và cố gắng sống xứng đáng với lòng tin tưởng đó…”.
Muốn khiển trách trẻ nào, ta nên tìm dịp thuận tiện, đừng gặp đâu rầy đó, gặp đâu quở đó. Làm như thế trẻ coi thường lời nói của ta và rất có thể đôi khi chúng sẽ chống cưỡng lại ta.
Tốt nhất ta nên rầy quở từng em một, nói cho nó biết rõ lỗi gì, lỗi đó có hại gì cho nó và cho đoàn thể, nó có thể sửa bằng cách nào, nếu nó sửa được có lợi gì… Và sau mỗi lần khiển trách như thế, ta nên nhớ kết luậnmột vài lời khuyến khích và tỏ ra ta tin tưởng nó. Thí dụ ta nói: “Tôi biết em đã nhìn nhận và đã ăn năn về lỗi của em. Tôi tin chắc em sẽ sửa mình và sẽ ra sức sống tử tế hơn”.
Nếu cần rầy quở chung một nhóm trẻ, ta cũng phải biết hết sức thu bớt số trẻ đáng bị ta rầy. Vì nếu ta cho rằng tất cả chúng đã phạm lỗi thì chúng sẽ không lo sửa mình, vì chúng thấy đứa nào cũng lỗi hết. Trái lại nếu cho chúng biết chỉ có một số rất ít trong chúng đã lầm lỗi thì đứa nào xét mình thấy có lỗi chúng sẽ lo sửa chữa, vì chúng tin chắc chỉ có chúng làm lỗi, còn phần đông em nào cũng tử tế hết. Ta nên nói với chúng: Hầu hết các em đều cố gắng làm việc là giữ luật. Chỉ còn một số rất ít bê trễ, lười biếng thì phải ra sức sửa mình, ra sức làm việc và giữ luật cho tử tế….
Đừng bao giờ cho rằng tất cả nhóm trẻ đã phản loạn ta, chống cưỡng ta. Chẳng hạn như ta nói với chúng: “Hôm nay hết thảy các em đều muốn chống đối tôi. Tôi bảo gì các em cũng không chịu nghe. Thật là các em mất dạy”. Làm như thế tức là chúng ta vô tình “nối giáo cho giặc”. Chúng sẽ “đặng nước” mà phá rối ta, vì chúng thấy có cả một đạo binh hùng mạnh để bảo vệ chúng.
Ta cũng không nên rầy quở trẻ trong nhà thờ, trong nhà nguyện hay trong giờ đọc kinh cầu nguyện, nhất là khi đó ta la ó lớn tiếng. Trong những trường hợp như thế, nếu muốn khiển trách điều chi, ta hãy dùng những cử chỉ kín đáo, chẳng hạn như một cái liếc mắt, một cái vẫy tay, một gương mặt buồn của ta…
Muốn khiển trách một em nào đang chạy, ta đừng “cong giò” rượt theo nó, vì rất có thể xãy ra nhiều điều bất lợi và làm trò cười cho kẻ khác. Ta hãy gọi nó lại hoặc nếu gọi không được thì hãy nhờ người khác dẫn nó đến với ta.
Ta không nên rầy quở trẻ trong lúc “cơn xung thiên đang đùng nổi dậy” trong người ta. Trong những lúc đó, lối quở trách của ta thường không được nhã nhặn vì ta đã mất tự chủ. Hãy đợi cho cơn “lôi đình” lắng xuống rồi muốn rầy thì rầy, quở chi thì quở.
Hơn nữa ta phải tỏ ra cho trẻ biết ta rầy chúng không phải vì ta giận chúng, ghét chúng hay thù chúng, mà chính là muốn giúp chúng trở nên tốt lành tử tế hơn. Ta hãy làm cách nào cho chúng thấy mỗi lần ta phải rầy quở hay khiển trách chúng điều gì là ta làm một việc hết sức bất đắc dĩ. Ta không muốn rầy chúng chút nào, ta lấy làm đau đớn mà quở trách chúng.
Khi thấy trẻ lầm lỗi, ta chớ bỏ qua, ta phải sửa ngay và khi rầy quở, ta hết sức nhã nhặn hiền lành. Ta nói cách êm dịu, thong thả, chớ không quát mắng ầm ỉ như những cơn sét đánh long trời hay dùng những lời chua chát nặng nề.
Đừng mỗi chút mỗi rầy, mỗi chút quở trách làm cho trẻ điên đầu bể óc không còn dám làm, dám nói gì nữa, vì làm gì cũng bị la, nói gì cũng bị mắng, thì chúng chỉ còn có cách “bó tay” đầu hàng. Trẻ đã bực mình thì trở nên chán ghét ta và có thái độ phản đối ta, ta sẽ thất bại về sự giáo dục.
Ta đã khiển trách nhưng trẻ nào mà thấy chúng ăn năn sửa mình thì ta phải tha thứ cho chúng ngay. Không nên để bụng mà in trí xấu cho chúng mãi. Vì nếu trẻ nào bị ta in trí xấu, nó sẽ không còn muốn cố gắng mà sửa mình, cố gắng mà tiến tới nữa. Nó nói rằng: “Mình đã bị in trí xấu thì mình có sửa mình cũng vô ích”.

II.           SỬA PHẠT.

Có những trẻ lầm lỗi mà ta đã tìm hết cách để khuyên lơn, khiển trách, rầy quở mà chúng cũng không sửa mình, nên buộc lòng chúng ta phải dùng những hình phạt để sửa trị chúng. Nhưng điều trước tiên ta nên nhớ “đừng bao giờ đánh đập chúng. Nếu chúng không vâng lời ta, không chịu sửa mình đó cũng là một phần lỗi về ta: ta chưa hết sức chịu khó chỉ dạy cho chúng. Ta chưa biết cách giáo dục, để làm cho chúng hiểu sự lầm lỗi của chúng.
Ta không nên phạt các em giữa đường, hình phạt đó rất sĩ nhục và vô hiệu quả, có khi tác hại đến ta. Vì trẻ sẽ có sự căm tức và có hành động xấu đối với ta.
Trước khi phạt trẻ, ta hãy xét kỹ lại xem chúng có lỗi thật không. Nếu chúng có lỗi thật thì mới nên phạt chúng. Vì có khi chúng bị ta hiểu lầm hay bị kẻ khác cáo gian. Trẻ bị lỗi lầm lần đầu ta không nên phạt chúng, ta hãy để có thời gian chúng sửa mình.
Nói tóm lại trước khi ta rầy quở hay sửa phạt trẻ nào, ta phải hết sức thận trọng dè dặt, phải cân nhắc lỗi lầm của nó và giải thích rõ sự lỗi lầm của nó và làm cho nó hiểu sự lầm lỗi của nó. Nó tự nhìn nhận lỗi lầm và sẵn sàng nhận hình phạt để sửa mình.
Vô tình một lời khiển trách, một hình phạt bất công sẽ làm trẻ phẩn uất và mất tinh thần. Điều đó rất có hại cho công trình giáo huấn của chúng ta.

12.   THUẬT KHEN THƯỞNG.

Trẻ rất thích được kẻ khác khen thưởng. Sự khen thưởng giúp chúng nhận biết chúng đang ở trong đàng ngay nẻo chính và thúc giục chúng tiến bước mạnh mẽ hăng hái hơn.
Muốn thành công trong việc giáo dục trẻ, ta năng khuyến khích và khen thưởng trẻ. Trẻ cũng có lắm khuyết điểm lỗi lầm. Nhưng ta nên chú ý đến thiện chí và khuynh hướng tốt hơn là để tâm đến những thiếu sót của chúng. Chúng có tâm sửa mình thì ta nên tha thứ và khen thưởng chúng để chúng cố gắng tiến lên.
Nhưng ta cũng không nên khen thưởng hoài mỗi cái mỗi khen, làm như thế nó sẽ trở nên thường đi và cái khen của ta vô ích. Ta luôn luôn thận trọng lúc khen thưởng.

13.   THUẬT TỔ CHỨC.

Giáo dục trẻ em không những chỉ lo dạy dỗ điều khiển, mà còn lãnh đạo phong trào dành riêng cho trẻ nửa.
Nói đến lãnh đạo phong trào, tự nhiên phải nghĩ ngay đến chỗ khuếch trương phong trào làm cho nó mỗi ngày thêm sâu rộng hơn. Muốn được như vậy, ngoài năng lực lãnh đạo ra, nhà giáo dục còn cần phải rành về công tác tổ chức nữa.

A.   TỔ CHỨC LÀ GÌ?

Bất cứ làm việc gì, lớn hay nhỏ, luôn luôn nghỉ đến việc sắp đặt cho thứ tự. Việc sắp đặt ấy là tổ chức vậy:
-         Tổ là sợi tơ, có nghĩa là nối liền.
-         Chức là dệt thành.
Vậy tổ chức là gom góp, chắp liền lại những sợi tơ rời rạc để dệt thành một tấm lụa bền chắc.
Suy rộng ra, tổ chức là tập trung tất cả nguyên liệu, dụng cụ cần thiết, nghiên cứu và ấn định một chương trình hợp lý để từ đó có thể xây dựng nên một cái gì.

B.   CẦN THIẾT VÀ ÍCH LỢI CỦA TỔ CHỨC.

Muốn cất nhà ta không thể khởi đầu bằng cách dựng cây cột, kèo trong khi chưa biết phải cất cái nhà bao lớn, kiểu mẫu ra sao và vật dụng cần phải có những cái gì. Như vậy là làm việc vô tổ chức, là đặt cái cày đi trước con trâu nhất định không bao giờ thành công.
Vậy tổ chức là yếu tố căn bản của thành công, nó đem cho ta nhiu cái lợi như:
1-Thứ tự: Việc làm có tổ chức tự nhiên có thứ tự. Cái gì cần trước làm trước. Cái gì cần làm sau thì làm sau. Có thể tiết kiệm được tiền bạc và thời gian.
2-Thấy trước cái khó: Trong khi cứu xét chương trình, ta mới thấy rõ những trở lực do công việc gây ra mà ấn định phương pháp đề phòng, để khi vào việc ta phải vững lòng và bình tỉnh, không hoảng hốt, không cuống quít như người làm việc mơ hồ. Thống nhất ý chí hành động: Việc làm đạ được nghiên cứu kỹ lưỡng, phương pháp đã được ấn định rõ ràng, mọi việc đã được xếp đặt thứ tự thì lời nói đi đôi với việc làm, không còn mâu thuẫn nhau nửa. Sự thống nhất sẽ tăng uy tín cho người cán bộ trước quần chúng, cũng như trước người giúp việc mình.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC.

          1-Sát với thực tế: Việc tổ chức phải thích hợp với điều kiện địa phương, trình độ tinh thần và đời sống vật chất của trẻ, nhất là hợp với hoàn cảnh.
          2-Hợp lý: Cần phân tách kỹ lưỡng, nên làm gì, bỏ gì, và làm cách nào cho mau đạt tới mục đích.
          3-Co dãn: Tùy theo hoàn cảnh mà thay đổi cho thích hợp.
          Đứng trên 3 nguyên tắc này của phương pháp ta mới ấn định được chương trình. Mà chương trình phải:
a.    Rõ ràng và đầy đủ: làm cho ta không mất thì giờ, và đở tốn kém.
b.    Giản dị: không có những khoảng rườm ra, vô ích, tối nghĩa. Rõ ràng, đầy đủ những mục cần thiết làm cho việc thi hành được dễ dàng.
Làm việc có tổ chức thâu được những kết quả mong muốn.





@@@@@





KÝ ỨC

NHỮNG BẬC TRƯỞNG THƯỢNG
HÙNG DŨNG ĐÀ NẴNG

                                              Lm Giuse NGUYỄN TRUNG THÀNH

1-    CHA PHANXICO  XAVIE  NGUYỄN XUÂN VĂN

      Niên khóa 1966-1967 , tôi đi  “ giúp xứ “ năm thứ hai ở Phước Thành , Hòa Khánh . Nghe Cha Nguyễn Xuân Văn , cha sở Phước Thành , kể lại : sau đại lụt “ năm thìn , 1964 “ , cha con phải bỏ nhà cửa , ruộng vườn ra tạm trú ở đồi Hòa Cầm , rồi định cư ở Hòa  Khánh  . Vì vất vả lập nghiệp , nên cha bị bệnh đau dạ dầy . Ngài xin Đức Cha Phê rô Phạm Ngọc Chi  cho thầy đến giúp xứ  . Các thầy khác đã được các cha xin, chỉ còn hai anh em chúng tôi là tôi và cha Hạnh chưa có cha nào xin . Ngài xin cả hai . Ngài về kể lại cho Đức Cha Sách , cha sở Phước Quang . Đức Cha xin  ngài nhường cho một thầy . Ngài nhường cho Đức Cha muốn chọn thầy nào thì chọn  .  Đức Cha bảo ngài có công xin thì chọn trước , thừa mới đến ngài .Thât ra cả cha Hạnh và tôi đều là “ người thừa “ . Cả hai người cha Văn đều không quen biết , vì chúng tôi quê mãi miền Nam, nhập tịch Đà Nẵng . Cha Văn biết cha Thuận , cha quan thày của tôi , ngài nhận tôi . Nhờ “cái danh “ của cha bố , tuy là thừa, nhưng tôi chỉ “ thừa “ một lần , lần thứ hai thì cũng vinh dự được “ chọn “  ; chứ không như cha Hạnh bị “ thừa “  cả hai lần .
        Nhờ năm giúp xứ lần đầu ở Đông Mỹ, Phú Yên năm 1963-1964, tôi đã quen sinh hoạt thiếu nhi , nên về Phước Thành thiếu nhi Phước Thành có  “máu” hơn các xứ khác . Nói là “ quen “ cho oai, chứ có quen gì đâu . Sau khi ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cha xứ và các thầy bỏ về Sài gòn , chỉ còn cha phó và tôi . Đã hai đêm “ ai đó “đem súng vào bắn từng phòng , may mà đã trốn vào phòng mặc áo  , nên không chết . Thêm vào đó giáo dân sợ hãi đã bỏ đạo gần như mt nửa . Buồn và chán lắm . Mình đã buồn chả nhẽ lại làm cho bổn đạo chán ?  Nên lập đoàn thiếu nhi cho hết buồn , hết chán . Nhờ những giờ sinh hoạt trước giờ đọc kinh chiều, giáo xứ quên nỗi “ buồn “ , và thêm hứng khởi .
           Cha Văn muốn thiếu nhi  có “ danh “ , có “ bảng hiệu “ cho oai . Ngài bảo tôi liên lạc với cha Bùi Hữu Ngạn lập Hùng Dũng . Phương tiện  đi lại hạn hẹp, xe đạp cũng không có . Có lần đi tĩnh tâm , tôi và cha Hạnh đi bộ từ Hòa Khánh xuống Đà Nẵng , Đến An Hòa gặp cha Ngạn . Cha Ngạn đưa cho mấy cuốn sách về đọc . Đọc cũng chẳng hiểu , may nhờ có cha Hạnh ở bên Phước Quang chỉ bảo .

2-    CÁC CHA SỞ QUẢNG NAM

      Lúc đó giáo phận Đà Nẵng cũng có Hiệp Hội Thánh Mẫu . Họ sinh hoạt rất “ le lói “ , nhất lại là con cái của cha Vinh sơn Đinh Duy Trinh , Giám đốc Công Giáo Tiến Hành  giáo phận . Vậy mà không hiểu sao hầu hết các cha sở của các xứ đạo quảng Nam đều thích lập Hùng Tâm Dũng Chí . Phải chăng HTDC đã có thời các cha , từ thờ Pháp ? HTDC tuy ngoại lai, từ Pháp nhập cảng vào , nhưng nhập đã lâu, nên đã trở thành  “ hàng nội “ , không còn “ hàng ngoại “ nữa . Do đó tất cả các xứ hạt “ Tam  Kỳ “ , hạt Hội An  và hạt An Ngãi đều thành lập Hùng Tâm Dũng Chí , thậm chí có nhiều xứ đạo  di cư năm 54 cũng lập HTDC . Các cha đã trở “về nguồn” , về “  tắm ao ta “ , về mua “  hàng nội “.
        Xin kể các xứ đã lập HTDC : An Hòa năm 1962 , Trà kiệu 1964 , Hội An 1964 , An Ngãi 1964 , Hòa Cường 1964 , Thanh Đức 1964 , Phú lộc 1964 , Phú Thượng 1964 , Tam kỳ 1964 , Nội Hà 1965 , Cồn Dầu 1965 , Tín Đức 1965 , Nhượng Nghĩa 1965 , Phước Thành 1965 , Phước Quang 1966, Phước Nghĩa 1966, Phước Tân 1966 , Vĩnh Điện 1967, Ái Nghĩa 1967 , Gia Phước 1968 , Chu Lai 1967 , Phước Hà 1968 , Phước Xuân 1968 , Hòa Thuận 1968 , Hòa Cường 1968 , Ngọc Quang 1968 , Chánh Tòa 1972 , Hoa Lam 1972 , Cẩm Hòa 1972 ……

3-    CHA AN TÔN TRẦN VĂN TRƯỜNG  

      Năm 1971 vì cứng đầu cứng cổ  , tôi bị phạt đi “ giúp xứ “ năm thứ tư và thứ năm , . Tôi được cha Trần Quang Châu đưa về Nhà Thờ Chánh Tòa  . Cha Châu bảo tôi : “Cha bề trên Nguyễn Quang Xuyên  rất muốn lập HTDC tại Nhà Thờ Chánh Tòa . Bác nó không có khả năng , chú mày về giúp bác “ . Thế là mục đích giúp Chánh Tòa là để lập HTDC .
      Cái rủi có cái may . Tôi được gặp ông chuyên gia  HTDC , cha Trần văn Trường , đang là phó Chánh Tòa . Cha Trần Văn Trường thì ai cũng biết rồi : sâu sắc  và dễ thương , làm việc gì cũng “ ngâm cứu “đàng hoàng .
     Trước hết , ngài dẫn một số tình nguyện viên đi điều tra môi trường sinh sống của thiếu nhi . Ngài vẽ bản đồ với các chấm xanh đỏ để biết các thiếu nhi ở chỗ nào, hoàn cảnh ra sao . Sau đó , ngài tuyển lựa các Hữu trách .
     Ngài chọn ngày HTDC Chánh Tòa “ Gia Nhập Đại Đồng “  . Ngày đó chính là ngày 27-12-1972 , ngày lễ thánh Gioan Tông Đồ , bổn mạng Cha Bề trên Nguyễn Quang Xuyên . Từ đó mỗi chiều chúa nhật các em tới sinh hoạt đầy sân nhà thờ và sân trường Thánh Tâm của các sơ Phao lô . Nhưng dường như các em ít thích tới sinh hoạt , mà tới để nghe cha Trường kể chuyện , tập vũ , ra trò chơi …… nhiều hơn .

4-    CHA AN TÔN BÙI HỮU NGẠN

      Cha Bùi Hữu Ngạn mở  “ Chiến dịch K.78 “ . Ngài xuất bản tờ “ Tương Lai “  để phục vụ chiến dịch  . “Tương Lai “ tên tờ báo , tên tờ báo , do cha Trườngđặt . Mỗi tuần ra một số , Cha Ngạn , cha Trường là chủ bút . Tôi là cổ động viên , là “ chú bán báo “ . Báo để phục vụ chiến dịch , nên truyện , thơ , nhạc …..phải phù hợp với nội dung của chiến dịch . Từ “ chú bán báo “ , cha Ngạn khuyến khích tôi đi tìm những cộng tác viên …. Mỗi tuần kiếm cho được câu chuyện , bài thơ , bài nhạc …..
     Chúng ta biết cha Bùi Hữu Ngạn . Con người mảnh khảnh , nhưng ôm nhiều mộng đẹp . Chẳng vậy mà ngài có nhà in, có trại gà Dân Tiến lớn nhất Miền Trung , có đài phát thanh ……
      Ngài là người không ngại bỏ tiền . Kỷ niệm 30 năm Hùng Tâm Dũng Chí , ngài xin cha Phục , dòng  Chúa Cứu Thế , đi sang Pháp dự hội nghị .  Ở nhà ngài tổ chức Vũ khúc “ Mặt Trời “ biểu diễn tại sân Nhà Thờ Chánh Tòa  và in tập sách “ 30 năm Hùng Dũng “ .

5-    ÔNG ĐAMINH TRƯƠNG VĂN THẠNH

      Báo ra lò thì phải có người mua . Tôi không là chú bán báo cho Đà nẵng mà là cho mọi xứ . Xứ gần thì chở báo bằng Honda, xứ xa phải có xe hơi . Khỏi lo , xe hơi đã có ông Đaminh Trương văn Thạnh  , chủ tịch HTDC giáo phận , cung cấp  . Xe của ông trở thành xe của Hùng Dũng, xe báo của Tương Lai . Nhiều khi đi xa , như đi vào bán tận Chu Lai , ông cung cấp cả thức ăn đi đường …..
      Con người ông ít nói, nhưng có nụ cười tươi , nhất là có tấm lòng yêu thiếu nhi . Đi Mỹ rồi , ông vẫn nhớ . Hằng năm vẫn gửi quà về .

6-    ÔNG TRẦN VĂN MẦU

      Hai người giáo dân đem lại sinh khí cho HTDC Đà Nẵng là ông Thạnh và ông Mầu . Ông Mầu là người len lỏi các ngõ hẻm , các khu phố , để tìm các hữu trách , các Hùng Dũng .  Ông là người hâm nóng tinh thần Hùng Dũng cho mọi lứa tuổi lớn cũng như nhỏ . Ông không những là người anh , mà có thể như người cha lo lắng cho sự lớn mạnh của gia đình Hùng Dũng .
      Ông Thạnh đã về với cha Courtois và cha Ngạn , còn ông Mầu đến ngày Chúa gọi chắc cũng được Cha Courtois và cha Ngạn đón đem vào thiên đàng ?

7-    CHA ĐAMINH PHẠM MINH THỦY

      Người họa sĩ cho báo Tương Lai  là cha Đaminh Thủy , cha phó Chánh Tòa . Cha cũng ít nói như ông Thạnh , nhưng rất chăm chỉ làm việc . Anh Ân , con ông Trưởng Ty Thanh Niên , thỉnh thoảng ngoáy cho Tương Lai vài nét vẽ , còn tất cả do mười ngón tay tài hoa của cha Thủy .
      Nay cha ở Sài gòn , nhưng Hùng Dũng vẫn đến với cha .

8-    CHA GIOAN BAOTIXITA ĐÀO DUY KHẢI

     Sau khi cha Ngạn qua đời , cha Trường cũng từ chức Phó Giám Đốc , để nhường cho người trẻ . Các cha đã bầu cha Gioan Baotixita Đào Duy Khải , tuyên úy HTDC Hội An, làm Giám Đốc .
     Mình còn nhớ ; khi ở mái trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn , nghe tin cha Ngạn qua đời , chính cha Khải lấy xe dzíp (jeep) chở mình về Đà Nẵng . Dầu không kịp ngày đưa cha ra mộ , nhưng  có thể về tổ chức ngày giỗ đầy tháng cho cha .
    Trên đường về , đêm đó trăng sáng . Mình nhìn trăng chưa ngủ . Còn cha Khải đã ngủ . Mình cảm hứng bài ca  “Ai Bảo Người Chết  ? “ Mình đánh thức cha dậy . Mình hát cho ngài nghe . Ngài bảo mình  : “ Bao giờ bác chết , chú mày làm cho bác một bài nhé ! “ . Bác đã đi xa , thế mà chú chẳng làm cho bác một bài nào như bác dặn .
     Sau năm 75, bác đi học tập . Học tập về , bác ở Đồng Tiến . Bị người ta đuổi , bác về ở nhà bà con . Bác không còn cha mẹ, anh chị em . Bác buồn . Bác đi vượt biên . Không biết bác đã làm mồi cho cá mập , hay hải tặc Thái Lan đã chôn bác trên bãi cát nào đó .
     Thời cha Khải làm Giám đốc , mình làm phó Trà Kiệu . Có thể nói cha Khải thường xuyên đến chở mình ra cha Hạnh ở An Hòa bàn về Hùng Dũng . Cha sở Nguyễn Thành Tri đêm một mình buồn và hãi . Nhiều khi ngài giận , la , không muốn  có  người đến chở mình đi .
     Khi tổ chức trại HD cho cả hạt Hội An , ngài bảo mình làm một bài hát cho ngày trại . Suốt tháng nặn đầu nặn óc chẳng ra . Ngày mai trại , chiều nay xuống Hội An , trên xe nặn mãi lại ra bài  “ Giã từ Hội An “ . Chị Tuyết , người hữu trách nhiệt tình của Hội An , an ủi mình : “ Chắc chưa có chè bắp , nên nhạc chưa ra ? “ Chị đi mua chè bắp . Lạ lùng ăn xong, bài ca “ Hội An Đất Thiêng Máu Hồng “ tự động tuôn ra . Sau năm 1975 gia đình chị vô Sài Gòn . Nhạc sĩ Đỗ Lễ là em của chị . Nhớ Hùng Dũng thỉnh thoảng chị ra Đà Nẵng thăm . Chẳng ngại đường xa khó khăn , chị vào cả Lệ Sơn thăm . Chị cũng vượt biên . Chị cũng đồng số phận như cha Khải , cha tuyên úy của chị .
      Viết lại những hình ảnh của  Các Bậc Trưởng Thượng Hùng Dũng Đà Nẵngđể bớt nhớ , để noi gương các đấng bậc tiếp tục hy sinh cho Hùng Dũng .

                                                                 Sài Gòn Mùa Vọng 27 -11-2011
                                                               Lm Giuse NGUYỄN  TRUNG THÀNH                                         
                                                            ( Trích trong Đặc San VƯƠN LÊN –
                                                             MỪNG CHÚA GIÁNG SINH 2011
                                                            của Liên Đoàn  HTDC Thánh Linh        
                                                             Giáo Phận Đà Nẵng )    





@@@@@


NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO


Vài dòng về tác giả :
Phanxico Xavie TRẦN DUY NHIÊN (1941-2009) sinh ở  Kontum, tốt nghiệp ĐH Sư Phạm SG 1967, dạy học ở TH Nông Lâm Súc Cần thơ , sau đó dạy ở trường Bùi thị Xuân, trường Lâm viên , Đà Lạt . 1988 về SG và dạy ngoại ngữ tại các Trung Tâm NN và ở vài Cộng đồng tu .
Ông là tác giả của cuốn “ 13 NGƯỜI THAY ĐỔI THẾ GIỚI “, là soạn giả của khoảng 20 kịch bản lấy ý trong Thánh kinh được rất nhiều Giáo phận trong nước biểu diễn các năm vừa qua như : “Phúc âm thứ năm”, “ Đâu có tình yêu thương “…..Ông còn là tác giả của rất nhiều bài báo trên các trang mạng VN , là chủ nhân của trang MARANATHA -  LẠY CHÚA , XIN NGỰ ĐẾN , một diễn đàn cho giới trẻ CG  . Ông cùng với Lm Nguyễn tiến Lộc  lập ra nhóm RABBONI , một nhóm quy tụ các bạn trẻ  để cùng nâng đỡ nhau về tâm linh , trình diễn những vở kịch đặc sắc , ý nghĩa về thánh kinh , về cách sống đạo ….
“ Anh là người của ý chí vươn lên”,“ là một người có trách nhiệm với  xã hội”, “ là một người kết nối “, “ là một người yêu mến Giáo hội ….” đó là lời   của Đức cha Phao lô Bùi văn Đọc ,GM địa phận Mỹ Tho trân trọng nói lời từ biệt  trong tang lễ của Trần duy Nhiên được cử hành tại  Nguyện đường Dòng Nữ tử Bác ái Vinh sơn , 43 Nguyễn Thông , SG, ngày  11-02 -2009 , nơi cũng là  “ mái ấm ” của Ông khi sinh thời .
Mời các Trưởng  đọc, suy ngẫm và so sánh 10 bài khóa viết rất súc tích, ngắn gọn , sâu sắc của Trần duy Nhiên  trong  “NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO” – viết theo ý tưởng và tinh thần của cuốn “ L’ART  D’ÊTRE CHEF” của Cha Gaston Courtois -, Ông tổ Hùng Tâm Dũng Chí .
Và hơn nữa …hãy làm theo : RÈN LUYỆN .
Huynh trưởng đại độ luôn luôn hy sinh bất kể .
Huynh trưởng  làm gương đi đầu mọi lúc mọi nơi ……
                                                                                         cuuhuynhtruong







LỜI NGỎ 
..........
Trong những ngày tới, tôi lần lượt chia sẻ với bạn tài liệu này; hy vọng cung cấp những nét căn bản để bạn so sánh với việc lãnh đạo của mình, đồng thời truyền lại cho thế hệ trẻ, bằng cách này hay bằng cách khác.

Nếu bạn là một người trên 50 tuổi, thì hẳn bạn sẽ nhận ra rằng những tư tưởng và hình thức trong tài liệu này xuất phát từ cuốn L’ART D’ÊTRE CHEF của linh mục Gaston Courtois, một cuốn sách rất được yêu thích vào thập niên 60, và hiện nay vẫn còn mang tính thời sự.

Và bây giờ, mời bạn tham khảo các bài khóa.

Xin Chúa Kitô, vị thủ lãnh tối cao, dùng Thần Khí của Ngài để dạy dỗ chúng ta cách lãnh đạo theo gương của Ngài.

TRẦN DUY NHIÊN

KHÓA 1


CÓ NIỀM TIN



I.- GỢI Ý


Một người trưởng, nghĩa là một thủ lãnh, muốn thành công thì phải tin tưởng vào những gì mình làm, phải tin tưởng vào những gì mình kêu gọi người khác làm. Ta chỉ thành công trong việc thực hiện một dự định với điều kiện chính ta là người đầu tiên tin tưởng vào mục tiêu mà ta nhắm đến và tự tin rằng ta có thể đạt được mục đích đó.

Tin tưởng vào mục đích: đó là điều kiện tiên quyết, bởi vì người lãnh đạo là người có trách nhiệm đưa một nhóm người cùng thực hiện một mục đích chung, đòi hỏi mỗi người phải vươn lên, phải phấn đầu liên tục. Ta thừa hiểu rằng trong một công cuộc như thế, ta sẽ gặp phải những trở ngại, những sự thiếu thông cảm, những sự ù lì của những người cùng cộng tác với mình. Tất cả những khó khăn đó đòi hỏi ta phải hy sinh; nhưng ta chỉ có thể hy sinh cho một ai đó hay cho một cái gì trổi vượt chúng ta và lôi cuốn chúng ta: đó là quy luật tâm lý sở đẳng.

Một người trưởng muốn cho cộng đoàn, cho nhóm mình tiến bộ thì phải ý thức tính chất cao quý của công việc mà tập thể đang tiến hành; chỉ có thế, người trưởng mới đủ sức tiến lên và cùng đưa bạn hữu mình tiến lên.

Nhưng tin tưởng vào mục đích thôi thì chưa đủ, còn phải tin tưởng vào khả năng biến mục đích đó thành hiện thực. Dĩ nhiên, giữa ‘những gì có thể thực hiện được’ và ‘thực tế’ có một khoảng cách đôi khi khá lớn (nếu không thì cần gì đến người lãnh đạo?); nhưng muốn thực hiện được một mục tiêu thì bước đầu tiên là phải tin rằng mục tiêu đó có thể thực hiện được.

Một người không tin tưởng ở thành công là một người chắc chắn sẽ thất bại. Chỉ có những thủ lãnh hăng say mới có những quyết định táo bạo (cố nhiên có suy nghĩ) và những quyết định này được thực hiện với trọn niềm tin; kết quả là họ làm được những điều mà người khác cho là không thể làm được. Để có thể trở thành một thủ lãnh như thế, ta phải khơi dậy nơi mình lòng ham thích trách nhiệm, vì tính chất cao cả của nó. Phải hun đúc lòng mình bằng những ước mơ cao quí. Người nào thấy lý tưởng của mình bị thu hẹp, người ấy dần dần đánh mất niềm tin. Người nào để niềm tin mình tiêu hao, người ấy sẽ không bao giờ là một thủ lãnh thực sự.

II. - CÂU HỎI TỰ KIỂM:


  • 1. Vì sao bạn muốn trở thành một trưởng đích thực, nghĩa là một thủ lãnh? Phải chăng vì muốn thỏa mãn ý thích được ra lệnh, được tổ chức, được quyền lợi - ít ra là về tinh thần -, được mọi người chú ý? Hay vì muốn biến cuộc đời mình thành một cuộc đời cao đẹp và hữu ích?
  • 2. Nếu phải ghi lại lý tưởng của bạn trong một hai hàng, bạn sẽ ghi thế nào?
  • 3. Bạn có thấy mình đủ khả năng sống chết cho lý tưởng đó ngay bây giờ không?
  • 4. Bạn có xem lời dạy: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con!” là đèn soi cho mọi hành vi của bạn khi thi hành nhiệm vụ không?
  • 5. Bạn có chọn một phương châm để sống và thường xuyên nhớ đến nó không?
  • 6. Bạn có dễ dàng bỏ qua khuyết điểm của mình không?
  • 7. Bạn có muốn nhóm mình, cộng đoàn mình, Giáo Hội mình ngày càng tốt đẹp hơn không? Bạn có muốn góp phần thay đổi bộ mặt thế giới này không?
  • 8. Bạn có thấy đủ sức làm cho thế giới này tốt hơn một tí, đẹp hơn một tí, sạch hơn một tí, hạnh phúc hơn một tí không?
  • 9. Bạn có tin tưởng vào những gì mình làm không?
  • 10. Bạn có dễ dàng bỏ cuộc, nhụt chí không?

III. ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


Vì sao có niềm tin là phẩm chất đầu tiên của một thủ lãnh? Làm thế nào để giữ vững niềm tin đó? Hãy nêu lên những việc làm cụ thể.

IV. - RÈN LUYỆN


  • Chọn một việc làm cụ thể nêu ra trong giờ thảo luận và thực hành trong tuần.
  • Chọn một câu làm phương châm sống trong tuần. Ghi lớn và dán vào nơi thường thấy nhất hoặc thuận tiện nhất để có thể đọc lại nhiều lần trong ngày.
  • Mỗi ngày chọn một việc khó hơn cái bình thường một chút và hoàn tất nó với niềm tin là mình sẽ làm được.

V. - PHƯƠNG CHÂM


Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, thì các con có bảo núi này: hãy bỏ đây qua đó! nó cũng sẽ chuyển qua, và các con sẽ không bất lực trước một điều gì. (Mt 17,20)




KHÓA 2 : LÀM CHỦ BẢN THÂN

TRẦN DUY NHIÊN

KHOÁ 2

                                                                                                               

LÀM CHỦ BẢN THÂN



I. GỢI Ý.

Một trưởng muốn người khác tuân phục mình thì trước hết người đó phải có khả năng bắt mình tuân phục chính mình; nói cách khác: người ấy phải biết làm chủ bản thân. Thiếu tự chủ, không ai có thể làm chủ được sự vật chứ đừng nói đến làm chủ con người. Người thủ lãnh đặc biệt phải biết làm chủ miệng lưỡi, làm chủ thần kinh, làm chủ trái tim mình.

Người thủ lãnh đúng nghĩa làm chủ miệng lưỡi mình. 

Họ thường ít nói, không phải vì không biết ăn nói, nhưng vì họ tránh nói những điều thừa hoặc vô ích. Họ không cần phải kể lể cho mọi người những việc mình làm hay tâm tư tình cảm của mình. Họ hiểu rằng phải nghe nhiều và nói ít để hành động hữu hiệu. Người khéo nói có thể tạo một ảo tưởng nào đó, nhưng khi thực hiện không bằng điều mình nói, người đó sẽ bị xét đoán nghiêm khắc. Không có gì nguy hiểm cho người thủ lãnh bằng nói để mà nói: điều này thể hiện một sự thiếu tự chủ. Một người trưởng như thế không sớm thì chầy sẽ bị những thành viên trong nhóm coi thường.

Người thủ lãnh đúng nghĩa làm chủ chủ hệ thống thần kinh của mình. 

Là người đi đầu, nên trong giờ phút khó khăn nhất, các thành viên trong nhóm nhìn vào người trưởng, nhìn vào cơ bắp trên gương mặt người thủ lãnh, để nhận định tình hình. Chỉ cần một thoáng do dự, một mảy may sợi hãi là cả tập thể nản chí, buông xuôi, đầu hàng. Sự trầm tĩnh của người trưởng là nơi an toàn cho mọi bước đi của nhóm. Muốn giữ được thần kinh vững chắc, người trưởng không có quyền để cho công việc chôn vùi mình. Một căn bệnh thường thấy nơi người trưởng là có cảm giác mình còn có quá nhiều việc phải làm. Hình như đó là một căn bệnh tưởng hơn là một căn bệnh thật sự. Thực ra, điều là cho ta uể oải và bực dọc không phải là những việc ta làm mà là những việc ta không thể làm được vì thiếu tiên liệu và thiếu tổ chức.

Người trưởng phải biết sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên: việc nào quan trọng, việc nào ít quan trọng, việc nào làm trước, việc nào làm sau. Dành một số thời gian (bắt buộc!) để suy nghĩ trong yên lặng mà không ai có quyền quấy rầy. Phương cách bình tâm hay nhất là đặt mình trong trạng thái suy niệm và cầu nguyện. Nhưng dù dùng phương cách nào thì yêu cầu là luôn để đầu óc minh mẫn và tâm hồn bình thản.

Người thủ lãnh đúng nghĩa làm chủ trái tim mình. 

Dĩ nhiên, người trưởng phải độ lượng, khả ái, thông cảm, nhưng không bao giờ có quyền để cho thiện cảm hoặc ác cảm dẫn dắt. Không bao giờ để tình cảm lên tiếng trước khi lý trí ngỏ lời; nếu không người ấy sẽ phải cải chính, phải phân trần, từ đó, sẽ bị mọi người coi thường và uy tính cũng mất theo.

Tóm lại, người trưởng muốn trở thành một thủ lãnh đích thực thì phải biến mình thành ông chủ chân chính, nghĩa là làm chủ được bản thân mình. 

I. - CÂU HỎI TỰ KIỂM:


  • 1. Bạn có phải là người mà các hữu trách tin cậy trao đổi khi thiết lập kế hoạch không?
  • 2. Buổi sáng bạn có dậy đúng giờ đã định và ra khỏi giường ngay không?
  • 3. Bạn có khả năng ngồi nghe một người khác quan điểm phát biểu trong vòng 10 phút mà không ngắt lời không?
  • 4. Bạn có khả năng tỏ ra bình tĩnh khi bực tức, tỏ ra khả ái khi bất bình đối với cộng sự viên của mình không?
  • 5. Bạn có hay than van kể lể không?
  • 6. Bạn có bao giờ từ chối hoặc hoãn lại một thú vui chính đáng (không xem một cuốn phim, đọc trễ một lá thư đang mong...) để làm chủ ý chí, tình cảm mình không?
  • 7. Khi bạn đang làm một việc gì thích thú, bạn có thể ngưng ngay mà không bực bội không?
  • 8. Bạn có tìm được cho mình ít ra là một cách thức để tự chủ trong những trường hợp căng thẳng không?
  • 10. Bạn có dành thì giờ để im lặng, suy tư, cầu nguyện một cách đều đặn không?

III. - ĐỀ TÀI THẢO LUẬN.


  • 1. Tự chủ có thật sự cần thiết cho người lãnh đạo không? Tại sao?
  • 2. Bạn nghĩ rằng mình phải làm gì để có thể phát triển phẩm chất ‘tự chủ’?

IV. - RÈN LUYỆN.


  • Mỗi sáng dự định một vài việc hãm mình’ trong ngày để bắt thân thể mình quen phục tòng ý chí. (Ví dụ: không nói một tiếng nào trong một buổi sáng, nếu không ai hỏi; mỉm cười liên tục trong một giờ; nhịn một bữa ăn....)
  • Tìm ra và tập thành thói quen một hai biện pháp để tự chủ khi mọi việc căng thẳng hoặc khi mình bối rối. (Ví dụ: im lặng thở thật sâu; chuyển bực bội vào cơ bắp; gợi trong đầu mình một hình ảnh, một kỷ niệm; đọc một câu châm ngôn...)

V. - PHƯƠNG CHÂM


Ai muốn làm đầu thì hãy ở cuối hết mọi người, và làm tôi tớ mọi người. (Mc 9,34

KHÓA 3 : VÔ VỊ LỢI

TRẦN DUY NHIÊN


KHÓA 3


VÔ VỊ LỢI




I.- GỢI Ý:


Vô vị lợi: một yêu cầu thật cao, nhưng đó là yêu cầu cần thiết. Dưới một khía cạnh nào đó, ta có thể nhắc lại châm ngôn của khóa trước làm nền tảng cho những suy tư hôm nay: “người lãnh đạo là người tôi tớ”. Thế thì người chủ chính là những người mình chịu trách nhiệm. Người tôi tớ đúng nghĩa không bao giờ hành động vì quyền lợi của mình, mà luôn luôn thực hiện quyền lợi của chủ.

Người trưởng được giao nhiệm vụ là để phục vụ tập thể; đấy là người đại diện và người thi hành các quyết định vì quyền lợi của tập thể.

Người trưởng không có quyền tìm kiếm quyền lợi hoặc tìm tiếng tăm cho mình. Người ấy đi đến đích vì đó là nhiệm vụ chứ không phải là để chứng minh tài năng của mình. Người trưởng đúng nghĩa là một người vô vị lợi. Khi người trưởng tìm kiếm quyền lợi cho chính mình dưới hình thức này hay hình thức khác, người đó là một người phản bội tập thể. Dĩ nhiên, với tư cách là trưởng, người ấy có một số quyền lợi và cũng có một số quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ của mình... Điều đó là phải lẽ. Thế nhưng, nếu quyền hạn và quyền lợi trở nên mục đích chính yếu thì đó là điều nguy hiểm. Người nào nghĩ đến mình thì quên tập thể. Ngày nào mà quyền lợi bản thân và quyền lợi tập thể không còn khớp nữa thì người đó sẽ phản bội tập thể. Và điều này không phải là chưa từng xảy ra.

Cao vọng, hiểu theo nghĩa ‘ước mơ cao cả’, là một điều tốt đẹp; nó giúp mình vượt trở ngại để phục vụ tốt hơn, nhưng nó trở nên nguy hiểm nếu nó có nghĩa là làm cho mình thỏa mãn tính hiếu thắng, cái xu hướng muốn ngồi trên đầu trên cổ người khác.

Người thủ lãnh là người tôi tớ, người phục vụ, chứ không phải là người bắt kẻ khác phục vụ mình. Một danh nhân đã chia loài người thành 4 hạng sau:

  • Dưới hết là hạng người muốn làm giàu.
  • Cao hơn một tí là hạng người muốn trở thành một cái gì đó.
  • Cao hơn nữa là hạng người muốn trở thành một ai đó.
  • Và trên đỉnh là hạng người lãnh đạo, nghĩa là những người muốn phục vụ tập thể, lớn hay nhỏ, bằng cách quên mình.

Vô vị lợi: đức tinh có thể là khó tìm thấy tinh ròng ở mọi người trưởng. Nhưng đó là hòn đá thử vàng để biết được ai là người thủ lãnh chân chính. 

II. CÂU HỎI TỰ KIỂM


  • 1. Bạn có để ý đến quyền lợi người khác trong quá trình thi hành quyền lãnh đạo không?
  • 2. Bạn có dễ dàng đặt mình vào chỗ người khác không?
  • 3. Khi tranh luận, bạn có cố gắng nhìn vấn đề dưới khía cạnh của người đối thoại không?
  • 4. Bạn có thích đem cái tôi ra ‘trưng’ không? Bạn có hay nói đến quá khứ của bạn, thành công của bạn, dự kiến của bạn không?
  • 5. khi sự việc xảy ra đúng như bạn dự kiến, bạn có thốt ra một cách tự mãn: “Tôi đã tính trước rồi!” hoặc một câu tương tự không?
  • 6. Bạn có bị ảnh hưởng lời khen đến độ biết rằng lời khen đó không hoàn toàn đúng sự thật mà mình vẫn thích nghe không?
  • 7. Bạn có chấp nhận phục vụ mà không cần ai biết đến không?
  • 8. Bạn có bao giờ giúp ai một cách vô danh không?
  • 9. Bạn có thường tỏ cho mọi người biết rằng thành công của tập thể là do công của mọi người chứ không phải của bạn không?
  • 10. Khi một công việc bị thất bại, bạn có thấy ngay mình là người duy nhất phải chịu trách nhiệm và phải trả giá không?

III. - ĐỀ TÀI THẢO LUẬN



“Vô vị lợi là một đức tính khó tìm thấy tinh ròng ở mọi người trưởng”. Đúng hay sai? Tại sao?

.“Con người không thể sống hoàn toàn vô vị lợi, mà chỉ có thể ngụy trang quyền lợi của mình thôi”. Bạn nghĩ sao?

IV. - RÈN LUYỆN



- Trong một tuần, tìm đủ mọi cách để tránh dùng chữ ‘tôi’ trong mọi câu chuyện.

- Mỗi tối, xét lại công việc mình làm và động cơ khiến mình làm việc đó, đặc biệt là những việc làm ‘vì người khác’.

V. - PHƯƠNG CHÂM


Con Người đến không phải để được phục vụ, mà là để phục vụ và thí mạng sống mình. (Mt 20, 28)

KHOÁ 4: QUẢ QUYẾT VÀ KIÊN TRÌ

TRẦN DUY NHIÊN



KHÓA 4



QUẢ QUYẾT VÀ KIÊN TRÌ


I. GỢI Ý


Chọn lựa. Dĩ nhiên cần suy nghĩ, nhưng phải chọn lựa. Có nhiều người sợ hãi khi cần phải bước tới, do dự khi cần phải cương quyết. Có thể họ là những thuộc hạ tốt, nhưng không bao giờ là người lãnh đạo tốt. Một người trưởng trước hết là một người biết lãnh nhận trách nhiệm và đôi khi cần phải quyết định dứt khoát. Trong đời sống, người ta cần giải quyết những vấn đề lớn nhỏ và giải quyết không ngừng. Đôi khi các vấn đề đó có một tầm mức quan trọng, nhất là khi đối tượng của vấn đề là con người. Chính vì thế, trước khi quyết định cần phải tiên liệu, cân nhắc mọi giải pháp.

Thường thì nhiều giải pháp đều có vẻ hợp lý như nhau nhưng không có giải pháp nào tuyệt hảo; thế là ta do dự và quyết định nửa vời. Không có gì nguy hiểm cho bằng. Một người trưởng do dự thế nào cũng đi đến thất bại và làm cho các bạn trong nhóm mình chùn bước.

Bổn phận của người trưởng là xác định rõ ràng một điểm mà mọi sức lực phải tập trung vào để đạt thành công hay thực hiện một bước tiến bộ. Một quyết định đúng lúc, dù bất toàn, tiếp theo là biện pháp sít sao để triển khai, luôn luôn tốt hơn là chờ đợi một giải pháp lý tưởng nhưng không bao giờ đem ra thực hiện. Dưới khía cạnh này, quyết định thì tốt hơn là sự chính xác. Nhưng quyết định tự nó thì chưa đủ.

Điều quan trọng không phải là lệnh ban ra nhưng là lệnh được chấp hành. Kết quả tùy thuộc vào sự kiên trì thực hiện hơn là biện pháp.

“Kế hoạch 1 - Biện pháp 10 - Quyết tâm 100”

Một số trưởng hiện nay, ít nhiều, còn mắc phải cái bệnh xuề xòa thiếu quả quyết (vì không ý thức hết tầm mức nhiệm vụ hay vì cả nể bạn bè); họ không biết mình muốn gì. Những người trưởng chạy theo vui buồn của những người mình chịu trách nhiệm - những phần tử chậm tiến nhưng lớn mồm -; nhưng người trưởng thay đổi quyết định như chong chóng thì làm sao có thể là thủ lãnh được? Tại sao một số trưởng lại dễ chán nản vì nói không ai nghe? Lý do là những người ấy thiếu kiên trì và quả quyết.

Muốn kiên trì và quả quyết thì người thủ lãnh phải tự rèn luyện những phẩm chất cơ bản: Người ấy phải làm chủ bản thân và có một ý chí sắt thép.

II. CÂU HỎI TỰ KIỂM


  • 1. Bạn thích hay sợ trách nhiệm?
  • 2. Khi đem một quyết định mới ra thi hành, bạn vui thích hay khổ sở?
  • 3. Khi có nhiều công việc phải hoàn tất, bạn có do dự lâu trước khi quyết định khởi sự một công việc nhất định không?
  • 4. Bạn có thường gác lại ngày mai những gì có thể làm ngày hôm nay không?
  • 5. Khi phải làm một việc không lấy gì thích thú, bạn có khuynh hướng hoãn lại hay bạn khởi công một cách quả quyết?
  • 6. Bạn có để cho một trở ngại làm chùn bước hay vui tươi vì thấy đó là một khó khăn phải vượt qua?
  • 7. Bạn có thay đổi ý kiến thường xuyên không?
  • 8. “Người này biết mình muốn gì và những gì người ấy muốn, người ấy biến thành hiện thực". Người ta có thể nói về bạn như thế không?
  • 9. Khi gặp một thất bại, bạn chán nản bỏ cuộc hay bật dậy và bắt đầu lại ngay?
  • 10. Bạn có sẵn sàng bỏ thì giờ và công sức để thực hiện cho bằng được một điều mình đã quyết định không?

III. - ĐỀ TÀI THẢO LUẬN.


“Sống là chọn lựa, và chọn lựa là hy sinh”
Trong nhiệm vụ làm trưởng, bạn đã có hành động chọn lựa nào? Bạn đã hy sinh những gì? Có cần chăng kiên trì và quả quyết để chọn lựa như thế?

IV. - RÈN LUYỆN


Trong một tuần, hãy làm kế hoạch từng ngày (càng chi tiết càng tốt) và cố gắng theo thời khóa biểu đó một cách sít sao.

V. - PHƯƠNG CHÂM


Ai bền chí đến cùng, người ấy sẽ được cứu. (Mt 24, 13)

KHOÁ 5


TINH THẦN TỔ CHỨC KỶ LUẬT


I. GỢI Ý


Một người trưởng không hành động một mình. Người trưởng làm việc với một tổ chức. Người ấy phải biết phục tùng cấp trên, ít nhất là để nêu gương cho những người trong quyền điều động của mình.

Trong các tổ chức tự nguyện, cấp trên thường nói năng nhẹ nhàng, giải quyết mọi việc trong tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm. Vì thế, trưởng nào tự giác chưa cao và tinh thần trách nhiệm chưa vững thì sẽ thi hành mệnh lệnh một cách chiếu lệ. Từ đó xảy ra một bầu không khí chậm chạp, uể oải. Không khí này rất tai hại cho quyền lợi tập thể, nhất là trong trường hợp người trưởng đòi hỏi mọi người một quyết tâm cao để khắc phục một khó khăn nào đó. Nếu tư cách đạo đức và khả năng của cấp trên sáng ngời khiến ta khâm phục, người trưởng sẽ vâng lệnh một cách thoải mái: đó là điều hay nhất. Nhưng cũng có trường hợp người cấp trên không hội đủ các đức tính làm ta khâm phục, thì sự vâng lời cấp trên vẫn là điều không thể thiếu được để cho tập thể thăng tiến.

Cố nhiên, tinh thần dân chủ đòi hỏi ta có bổn phận trình bày mọi khía cạnh của vấn đề để cấp trên có cái nhìn rõ ràng và chính xác trước khi quyết định.

Nhưng khi quyết định đã được ban hành, dù cho quyết định ấy đi trái với ý kiến của mình, người trưởng phải thi hành một cách đúng mức, không bực bội, không phàn nàn.

Mọi hành vi hay lời nói làm giảm uy tín của cấp trên đều làm giảm uy tín của người trưởng; đồng thơi làm giảm sức bật của tập thể mình chịu trách nhiệm.

Sự vâng phục không làm giảm giá trị của bản thân nhưng giúp cho mọi người thấy chỗ đứng của mình. Khi người trưởng thi hành tốt một mệnh lệnh ban ra thì, dưới một khía cạnh nào đó, người ấy đã đồng hàng với người ra lệnh.

II. - CÂU HỎI TỰ KIỂM


1. Qua các cấp lãnh đạo, bạn có biết nhìn vào nhiệm vụ chứ không nhìn vào con người của họ không?

2. Bạn có chống lại xu hướng chỉ trích cấp trên không?

3. Bạn có đem một hai nhược điểm của cấp trên để làm đề tài vui cười không?

4. Bạn có coi cấp trên như một người mà mình không nên gây chuyện để tránh phiền phức hay một người giúp đỡ mình làm tốt nhiệm vụ?

5. Bạn có thấy rằng nghi ngờ cấp trên làm mất niềm vui phục vụ và phê bình cấp trên làm nhóm mình mất tin tưởng và nhiệt huyết không?

6. Bạn có nghĩ rằng cấp trên bạn cũng lo lắng đến tập thể nhỏ của bạn bằng bạn không?

7. Bạn có hiểu rằng vâng phục cấp trên là một cách làm tăng uy tín đối với nhóm mình không?

8. Bạn có thể thoải mái thi hành đúng đắn một mệnh lệnh trái với sở thích và quan niệm của mình không?

9. Khi truyền một lệnh, bạn truyền như một cái máy hay đặt mình vào vị trí người ban lệnh?

10. Bạn có biết rằng thiếu tinh thần tổ chức kỷ luật thường là biểu hiện của người thiếu sức mạnh tinh thần không?

III. Đề Tài Thảo Luận


“Nghệ thuật lãnh đạo là nghệ thuật vâng lời: Ai không biết tuân lệnh, sẽ không biết ra lệnh”. Hãy phân tích và bình luận tư tưởng ấy.

IV. - RÈN LUYỆN


- Trong một tuần, cố gắng không phê bình chỉ trích cấp trên 
(dù lời phê bình có cơ sở)

- Tập vâng lời một cách nhanh nhẹn và vui tươi trong mọi trường hợp.

V. - Phương Châm.


Ngài vốn là Thiên Chúa, nhưng đã không nghĩ phải giành cho được chức vụ đồng hàng cùng Thiên Chúa, Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết, và chết trên thập giá. (Pl 2, 6-8).

KHÓA 6 : TỔ CHỨC KỶ LUẬT

TRẦN DUY NHIÊN

TỔ CHỨC KỶ LUẬT



I. - GỢI Ý


Tinh thần tổ chức kỷ luật đối với cấp trên là bổn phận của một thủ lãnh, một người trưởng. Nhưng tinh thần ấy không bao giờ lại là tinh thần vuốt ve, nịnh hót, luồn cúi.

Thường thường, nhưng người quá săn đón cấp trên lại là những người đòi hỏi cấp dưới một cách quá đáng. Điều này đi ngược lại với quan niệm về lãnh đạo. Người lãnh đạo phải là người biến trôn trọng giá trị của con người, giá trị cấp trên cũng như giá trị cấp dưới.

Có hai động cơ khiến ta tuân lệnh cấp trên:

1. Động cơ tình cảm: Ta vâng lời vì tin tưởng, vì người ấy biết làm cho ta phấn khởi, hăng say... Tóm lại, vì ta thích người ấy.

2. Động cơ lý trí: Ta vâng lời cấp trên vì ý thức rằng nhiệm vụ của người ấy là phối hợp những cố gắng của tập thể để hướng về một mục tiêu nhất định.

Trên thực tế hai động cơ này không mâu thuẫn đối kháng. Tốt nhất là hai động cơ tồn tại cùng một lúc.

Nhưng điều cần lưu ý là động cơ thứ hai phải là động cơ nền tảng và phải được đặt ưu tiên.

Nếu ta nghe lời cấp trên vì người ấy có một nhân cách xứng đáng thì rủi một ngày nào đó, vì một lý do khách quan, người ấy không còn như xưa, ta sẽ cảm thấy mình bị lừa gạt.

Dù sao đi nữa, vâng lời một người chỉ vì nhân cách người đó thường là dấu hiệu cho thấy rằng mình chưa có lòng tự trọng cao. Người trưởng nào phải dựa vào nhân cách của cấp trên mới có thể vâng lệnh, người đó là một người thiếu cá tính và sẽ tiếnđến tình trạng dựa vàouy tín người cấp trên đế hành động, để quyết định. Một người như thế khó trưởng thành về mặt tâm lý.

Vì vậy, một người trưởng biết tự trọng sẵn sàng vâng lời cấp trên mà không cần ai thuyết, vì nếu người trưởng không biết tự trọng thì không thể nào mong mỏi người khác tôn trọng mình, và nhũng người khác đó, trước tiên, là những thành viên trong tập thể mình chịu trách nhiệm.

II. - CÂU HỎI TỰ KIỂM


1. Thái độ cộng tác của bạn có khác nhau khi cấp trên có mặt và cấp trên vắng mặt không? Nếu có thì vì sao có sự cách biệt đó?

2. Bạn có chăng cái khuynh hướng không muốn thi hành mệnh lệnh của người mình không thích, thậm chí còn muốn làm ngược lại, dù bạn không thấy lệnh ấy có gì sai?

3. Bạn có hiểu rằng tuân lệnh không phải là phục tùng một cách tiêu cực nhưng mà là hợp tác một cách tích cực với cấp trên vì quyền lợi của tập thể không?

4.Bạn có suy nghĩ về một lệnh mình phải truyền cho thật kỹ trước khi truyền lại để cho mệnh lệnh ấy biến thành một lệnh của chính mình ban ra chăng?

5. Bạn có biết rằng người tự trọng không phải là người nhiều tự ái nhưng mà nhiều tự tin?

6. Bạn có khuynh hướng qua nhún nhường trước cấp trên và quá đòi hỏi ở cấp dưới chăng?

7. Khi bạn yêu cầu tập thể mình làm tốt một nhiệm vụ, bạn làm thế vì muốn giữ uy tín với cấp trên hay vì nghĩ đến quyền lợi tập thể?

III. ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:


1. Tại sao con người tự trọng vâng lời cấp trên vì lý trí hơn là tình cảm?

2. Tại sao vâng lời một cách mù quáng thường giảm uy tín của mình và bất lợi cho tập thể?

IV. - RÈN LUYỆN.



  • Đối với cấp trên, giữ thái độ đúng mức, không khép nép sợ hãi.
  • Trả lời khẳng khái, nhìn thẳng vào mặt cấp trên.
  • Phát biểu chính xác, không để tình cảm dính vào.

V. - PHƯƠNG CHÂM:


Mẹ Ngài nói với các người hầu: ‘Ngài có bảo gì thì hãy làm theo’ (Yn 2,5)



KHÓA 7


TINH THẦN ĐOÀN KẾT


Trần Duy Nhiên

I. - GỢI Ý


Muốn thành công, người trưởng phải có tinh thần đoàn kết. Có đoàn kết mới phát huy trí lực và ý chí tập thể. Khi các trưởng thiếu đoàn kết thì cả tập thể trở nên lục đục bời vì hai trường hợp có thể xảy ra:
- Một là tập thể sẽ chia làm hai phe để ủng hộ người này chống lại người kia và những gì phe này xây dựng thì phe kia đạp đổ.
- Hai là cả tập thể sẽ coi thường cả nhóm trưởng vì họ không đủ tư cách lãnh đạo.
Giữ tinh thần đoàn kết: đó là vấn đề sống chết. Trong lời nguyện hiến tế, chúa Yêsu đã xem sự hiệp nhất là yếu tố căn bản của các tông đồ, nghĩa là nhóm trưởng mà Ngài để lại trong thế gian. Ngài cầu nguyện: “Xin cho họ hiệp nhất nên một như Cha và Con là một”.
Chúng ta không ngây thơ đến độ tưởng rằng gìn giữ sự đoàn kết giữa các trưởng là một điều dễ dàng, nhất là khi đoàn kết mà vẫn phải thẳng thắn đấu tranh, phê bình.
Các trưởng đều là những người có cá tính và vì vậy họ dễ va chạm nhau. Biết như thế, mỗi người trưởng phải quyết tâm thông cảm người khác, mỗi người phải biết đứng vào chỗ của bạn mình để xem xét vấn đề, chỉ có thế thì lời phê bình góp ý mới thật sự là một phương tiện giúp nhau cùng tiến bộ.
Tuy nhiên, thông cảm không phải là xuề xòa, ba phải, bỏ qua những hạn chế của nhau; nếu thiếu đấu tranh thẳng thắn thì không có một sự đoàn kết thực sự. Sự dối trá luôn luôn làm hỏng tinh thần đoàn kết vì sẽ làm cho các trưởng nghi ngại lẫn nhau. Thế nhưng phải thẳng thắn trong tinh thần yêu thương và cởi mở, nghĩa là không bao giờ lên án người trưởng khác.
Các trưởng của một tập thể đều cùng nhắm một mục tiêu mà phấn đấu, vì vậy, những điều khác biệt phần nhiều là khác biệt về hình thức hơn là về nội dung; chỉ cần nhắc lại cho nhau mục tiêu ấy là mọi chuyện sẽ được giải tỏa dễ dàng.
Đối với các trưởng trong những tổ chức Tin Mừng, thì mục tiêu thật rõ: làm cho hình ảnh Chúa Kitô rõ nét hơn trong lòng mọi người.
Ý thức liên tục như thế, các trưởng sẽ biết đấy tranh thẳng thắn và cởi mở. Có được tinh thần thẳng thắn và cởi mở thì các trưởng sẽ là một khối đoàn kết. Và đoàn kết là sức mạnh.

II. - CÂU HỎI TỰ KIỂM.


  1. Bạn có đặt mình vào chỗ người khác dễ dàng không?
  2. Bạn có cố gắng nhìn ưu điểm của những người quanh bạn hơn là những nhược điểm của họ chăng?
  3. Bạn có chấp nhận dễ dàng là người khác có quyền suy nghĩ không giống như bạn không?
  4. Trong những lần tranh luận, bạn có cố gắng tìm hiểu lý lẽ của người đối thoại không?
  5. Bạn có nghĩ rằng khi có một sự bất đồng thì đương nhiên phải có một bên hoàn toàn đúng và một bên hoàn toàn sai không?
  6. Hay ngược lại bạn nghĩ rằng mỗi bên đều có phần lý và có phần cần phải bổ túc?
  7. Khi tranh luận, giọng nói bạn có gắt gỏng không?
  8. Bạn có biết rằng làm cho ai đó đóng cửa miệng thì cũng làm cho họ đóng cửa lòng không?
  9. Khi có một mối bất hòa với một trưởng khác, bạn có nghĩ rằng mình phải là người đi bước trước để giải quyết càng sớm càng tốt không?
  10. Bạn có bao giờ biết ‘xin lỗi’ vì đã từng cố chấp chưa?

III. - ĐỀ TẠI THẢO LUẬN


Tinh thần đoàn kết đòi hỏi mình từ bỏ cá tính hay giúp mình triển nở cá tính?

IV. - RÈN LUYỆN


Trong tuần này, tìm đến một trưởng mà mình thấy ít thông cảm nhất để trao đổi và đấu tranh trong tinh thần đặt mình vào vị trí của người ấy.

V. - PHƯƠNG CHÂM.


Điều Thầy truyền cho anh em là hãy yêu thương nhau. (Gn 15, 17)

KHOÁ 8


UY QUYỀN


I. - GỢI Ý


Người trưởng luôn ở vị thế phải ra lệnh hay ít ra là phải truyền lệnh, nghĩa là xác định cho mọi người trong tập thể vị trí và công việc mình phải làm để biến tập thể thành một khối thống nhất, hướng về một mục tiêu nhất định. Điều này không phải là dễ, vì người trưởng trong nhiều trường hợp cũng chỉ là một thành viên của tập thể và không có gì trổi vượt trên người khác. Vả lại, ra lệnh là đòi hỏi hành động, mà hành động có nghĩa là tập thể phải bỏ thêm công sức. Ra lệnh là đòi buộc mọi người vượt qua chính mình, đòi hỏi người khác đi ngược lại với cái quy luật lười biếng luôn luôn tiềm tàng trong mỗi con người. Đòi hỏi như thế thật là khó. Nhiệm vụ của người trưởng là taọ một bầu không khí thuận lợi để cho mỗi người đóng góp hết sức mình. Một thủ lãnh có tài là người mà chỉ sự hiện diện là đủ cho mọi người tiến lên.

Đừng tưởng các thành viên trong tập thể đồng tình với một trưởng xuề xòa ba phải. Cố nhiên, có một số người sẽ lạm dụng nhưng rồi sau đó lại phê phán khắt khe và chỉ trích người trưởng không biết tổ chức và quản lý. Người trưởng qua dễ dãi, để cho tập thể sa sút, không bao giờ nhận được cảm tình thực sự của các thành viên, nhưng chỉ là sự coi thường. Những thành viên tích cực nhất dần dần cũng trở nên tiêu cực vì không ai muốn góp sức và một tập thể mà ai muốn làm gì thì làm. Sự cứng rắn của một trưởng là một đảm bảo và một động lực cho các thành viên có tinh thần, đồng thời cũng là một sức ép đối với những thành viên tiêu cực mà bất cứ tập thể nào cũng có, không nhiều thì ít. Những người này chỉ mong trưởng chùn bước là họ buông xuôi. 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Một trưởng yêu cầu cao nhiều khi có lợi cho tập thể hơn vì tránh cho tập thể những vấp váp nặng nề trong chuyện lớn. Nhiều trưởng có những điều kiện bẩm sinh như vóc dáng, nét mặt, giọng nói dễ làm cho tập thể sẵn sàng nghe lời, nhưng người trưởng nào cũng có thể tự rèn luyện cho mình các phẩm chất tạo nên uy tín.

Một người trưởng càng xác tín vào mục đích mà mình hướng dẫn tập thể đi đến, thì uy quyền mình càng gia tăng. Uy quyền người trưởng gia tăng thì không hề phương hại đến cá tính từng thành viên trong tập thể, ngược lại, uy quyền ấy giúp mỗi người mau trưởng thành hơn vì đã được tập luyện để quên mình mà hiến dâng cho tập thể nghĩa là cho tha nhân.

II. - CÂU HỎI TỰ KIỂM


1. Bạn có biết rằng uy quyền không nằm trong nghệ thuật truyền lệnh mà là nghệ thuật làm cho người khác thi hành mệnh lệnh không?

2. Bạn có sợ hãi khi phải ra lệnh hoặc ngược lại, bạn thích ra lệnh để mà ra lệnh không?

3. Trước khi ra lệnh, bạn có cân nhắc chăng để thấy: 
- lệnh ấy cần thiết
- những người nhận lệnh có khả năng thực hiện.

4. Bạn có phải là hạng trưởng năn nỉ thành viên thi hành một mệnh lệnh, hoặc ngược lại, bạn có tỏ ra vênh váo vì có người thi hành mệnh lệnh của mình không?

5. Khi ban hành một lệnh, bạn có quyết tầm theo đuổi để lệnh đó được thực thi không?

6. Bạn có hiểu rằng người trưởng không có quyền đánh mất uy thế của mình, và có bổn phận làm cho người khác tôn trọng uy thế đó không?

7. “Một lệnh đưa ra phải ngắn gọn, nhưng rõ ràng và đầy đủ”. Bạn có tôn trọng nguyên tắc đó không?

8. Khi ban hành lệnh, bạn có phân công người chịu trách nhiệm thi hành, nói rõ yêu cầu và thời hạn không?

9. Khi chưa chắc người thừa hành đã hiểu lệnh, bạn có yêu cầu họ nhắc lại không?

10. Khi tập thể không tôn trọng uy quyền của bạn, bạn có nghĩ rằng bạn có lỗi đối với tập thể không?

III. - ĐỀ TÀI THẢO LUẬN



Muốn có uy tín và uy quyền, người trưởng phải có những điều kiện gì?

IV. - RÈN LUYỆN


1. Nhiều lần trong ngày, khi làm một việc hay bảo người khác làm một việc, bạn hãy trả lời thật nhanh những câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Lúc nào? Thế nào?

2. Tưởng tượng một số mệnh lệnh phải truyền rồi viết lại trong một nôi dung ngắn gọn nhất, nhưng đầy đủ và rõ ràng.

V. - PHƯƠNG CHÂM



Ngài dạy dỗ người ta như Đấng có uy quyền chứ không như các ký lục. (Mt 7, 28)

KHÓA 9: CÔNG MINH

TRẦN DUY NHIÊN

CÔNG MINH


I. - GỢI Ý


Khi người trưởng đã có uy thế thì các thành viên đòi hỏi được đáng giá một cách công minh. Chỉ cần một sự bất công là uy thế của người đó có nguy cơ sụp đổ.

Công minh là tuyên dương hay phê bình chính xác, là hiểu được sự cố gắng của mỗi người, và nếu cần, hiểu được nguyên do đã làm cho một người không thể tiến thêm được nữa.

Công minh là không thiên vị bất cứ trường hợp nào, là đánh giá theo sự kiện chứ không theo tình cảm.

Công minh là tôn trọng quyền hạn mà mình đã giao phó.

Công minh là không qui trách nhiệm cho người khác khi mọi việc không xảy ra tốt đẹp, nhất là khi người thừa hành đã nỗ lực thi hành một mệnh lệnh vượt khả năng hoặc khi người ấy thi hành không đạt yêu cầu vì lệnh của mình ban ra không rõ ràng chính xác.

Cuối cùng, công minh là trung thực, là thực hiện thật tốt những gì mình đòi hỏi người khác làm, là không dành về mình một quyền lợi vật chất hay tinh thần trên công sức của người khác.

Người trưởng cần phải công minh. Thiếu công minh, người trưởng sẽ mất cả uy tín lẫn uy quyền, và bao nhiêu phẩm chất khác cũng bị tập thể quên đi.

II. - CÂU HỎI TỰ KIỂM


1. Bạn có thường bênh vực cho thành viên khi gặp bất công không?

2. Bạn có thích làm nổi bật những thành tựu của thành viên mình không?

3. Bạn có ghê tởm sự giả dối không?

4. Khi bạn có một khuyết điểm hay phạm một sai lầm, bạn có nhận dễ dàng hay tìm cách chối quanh?

5. Bạn có trọng chữ Tín không?
6. Bạn có bao giờ tha thứ cho bản thân một lỗi lầm mà mình khiển trách người khác không?

7. Khi gặp một thất bại, bạn lãnh trách nhiệm hay đổ lỗi cho người khác hoặc cho hoàn cảnh?

8. Khi thành công, bạn có nhớ lại công sức của thành viên hay qui tất cả vào cho mình.

9. Có bao giờ bạn thiên vị vì cản tình hay vì cả nể không?

10. Có bao giờ bạn lấy một sáng kiến của thành viên làm của mình và tự hào về sáng kiến đó không?

III. - ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


- Bạn hiểu sự công minh như thế nào?

- Đối với bạn, sự công minh có tầm quan trọng như thế nào trong các phẩm chất của người trưởng?

IV. - RÈN LUYỆN



Hãy ghi lại những hạn chế trong khi trả lời những câu hỏi tự kiểm và tìm biện pháp xóa bỏ những hạn chế đó cho đến khi dứt hẳn.

V. - PHƯƠNG CHÂM



Lời của anh em phải là: có thì nói có, không thì nói không, kỳ dư là tự ác tà mà ra. (Mt 5, 37)


KHÓA 10: TẾ NHỊ

TRẦN DUY NHIÊN

TẾ NHỊ


I. - GỢI Ý


Đối tượng hành động của một trưởng không phải là cái máy những là con người với tình cảm, với ý chí, với lòng tự trọng... Vì thế, bổn phận của người trưởng là biết rõ từng người trong tập thể mình chịu trách nhiệm. Không những biết tên tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, mà còn phải biết tính tình, khả năng, xu hướng của họ. Điều này không phải là một chuyện quá khó nhưng nhiều khi trưởng không làm vì không nghĩ rằng quan trọng. Mặt khác, khi biết rõ về một người nghĩ rằng quan trọng. Mặt khác, khi biết rõ về một người thì người trưởng tỏ ra ‘thông cảm’ qua mức, nghĩa là tỏ ra dè dặt, cả nể và không dám yêu cầu cao... Cả hai thái độ - hoặc không muốn biết gì, hoặc biết rồi không muốn đòi hỏi mảy may - cảh ai thái độ ấy đều không phải là thái độ tế nhị. Người tế nhị luôn luôn tôn trọng phẩm giá của thành viên mình những không vì thế mà trở nên yếu hèn, không dám phê bình, không dám đặt yêu cầu cao. Người tế nhị là người biết thuyết phục mà không lớn tiếng, biết phê bình mà không nhục mạ.

Các trưởng của các tập thể tự nguyện thường rơi vào một trong hai thái cực sau:

- Một là nói lên khuyết điểm của thành viên, nhưng liền sau đó kể ra trăm ngàn lý do để biện bạch và bênh vực người có khuyết điểm đến độ khuyết điểm hầu như trở thành ưu điểm.

- Hai là phê bình hằn học hạn chế của thành viên khiến lòng tự ái của họ bị tổn thương.

Trong hai trường hợp, người trưởng đều thiếu tế nhị. Người trưởng là người có lý có tình. Tế nhị là phẩm chất của một người tự tin và tin tưởng vào mục đích của mình. Thiếu tự tin, người trưởng xử sự như một người hèn nhát chứ không phải là một người tế nhị. Người trưởng tế nhị là người biết tạo ra bầu không khí phấn khởi để tiến bộ, để mọi người góp sức vào việc chung; mọi hành vi khiến cho bầu không khí đó mất đi đều là hành vi thiếu tế nhị. Người trưởng tế nhị biết dùng lý trí để cưỡng bách và dùng tình cảm để kêu gọi, như thế người trưởng vừa được kính trọng vừa được mến thương.

Tóm lại, người tế nhị là người mà các thành viên cảm thấy giá trị mình được nâng cao khi cùng cộng tác trong việc chung.

Người trưởng thường bị phân vân khi thấy cần làm mất lòng một thành viên và bảo vệ nỗ lực của tập thể. Người trưởng tế nhị cần tôn trọng nguyên tắc này: sự tế nhị đối với mọi người cho phép mình tổn thương người làm cản trở công việc chung trong ý hướng giúp người ấy thăng tiến, nhưng người trưởng không có quyền gây tổn thương cho một người, vì lý do cá nhân của mình hoặc gây tổn thương một cách vô ích. Xét cho cùng, ta chỉ có quyền làm đau một người để khuyết điểm người đó không gây đau cho nhiều con người khác chứ không bao giờ có quyền tổn thương một con người để cho một công việc xảy ra vừa ý mình.

II. - CÂU HỎI TỰ KIỂM


1. Bạn có cân nhắc kỹ càng những cách đối xử với tập thể để các thành viên đồng thời giữ được vừa tinh thần hăng say vừa tinh thần kỷ luật không?

2. Lời ăn tiếng nói của bạn có nhã nhặn không?

3. Khi có một thành viên làm hỏng việc tập thể, bạn có muốn ‘trả thù’ cho hả giận, hay muốn giúp đỡ để cho người ấy tiến lên cùng với tập thể?

4. Bạn có đủ uy tín khiến cho mọi lời tuyên dương của bạn là một sự động viên và mỗi lời phê bình của bạn là một khích thích vươn lên không?

5. Khi phê bình, bạn hằn học hay bạn trầm tĩnh nhưng dứt khoát?

6. Khi một thành viên có lỗi, bạn có gặp riêng người ấy trước để tìm hiểu rõ lý do không?

7. Có bao giờ phải phải hối hận vì đã phê bình không đúng chỗ, hay bỏ qua một lỗi lầm vì cả nễ không?

8. Khi một thành viên bị khó khăn, đau ốm, tai nạn, bạn có chạy ngay đến với người đó không?

III. - ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


1. Hãy nêu lên một vài trường hợp cụ thể để chứng minh rằng tế nhị không phải là xuề xòa, buông thả.

2. Tế nhị có đi ngược lại với uy quyền không? Tại sao?

IV. - RÈN LUYỆN


Tưởng tượng một trường hợp cụ thể mà bạn phải phê bình. Bạn hãy phê bình vào máy cassette, sau đó tự đặt mình vào vị trí của người được phê bình nghe lại cassette và xét xem cách cư xử ấy có làm cho bạn tiến bộ không? Rút kinh nghiệm cho những lần động viên các thành viên của tập thể mình chịu trách nhiệm.

V. - PHƯƠNG CHÂM


Anh em muốn được người ta làm cho anh em thế nào thì anh em hãy làm cho người ta như vậy (Lc 6, 31).






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét