Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Ý NGHĨA CHIẾC ÁO DÒNG



          Các bạn ạ, chúng ta quá quen thuộc với hình ảnh một linh mục, một chủng sinh, một tu sĩ mặc chiếc áo dòng màu đen dài, trông các ngài thật đẹp trong "thời trang độc nhất" ấy phải không ạ! Vậy các bạn có biết gì về chiếc áo đen ấy không?? Tôi xin chia sẻ với các bạn bằng một bài viết sưu tầm được:

           Qua một số tài liệu từ tự điển Kinh thánh đã đọc, thì màu đen biểu tượng cho sự đau buồn và tang tóc trong khi màu trắng lại tượng trưng cho sự vui mừng và thanh khiết. Vì thế điều này làm cho tôi thắc mắc không hiểu bởi đâu mà có tục lệ chiếc áo dòng mang màu đen? Tại sao các linh mục lại mặc áo dòng và tại sao lại là màu đen, màu không phải tựơng trưng cho sự vui mừng và hy vọng?



          Ngày mà tôi nhận được chiếc áo dòng là một ngày đặc biệt nhất trong đời tôi. Mặc dù lúc đó tôi chưa thật sự là một linh mục (thật ra chúng tôi được mặc áo dòng vào năm thứ ba tại đại chủng viện), trong mắt của thế giới và của mọi người thì chúng tôi là giới tu sĩ. Đó là một ngày thật tuyệt vời! Một số người đã chúc tụng Chúa Kitô khi họ nhìn thấy tôi và họ không ngại ngùng chia sẻ những sự khó khăn trong đời sống của họ. Chiếc áo dòng đã giúp cho địa vị của tôi được rõ rệt hơn là tôi đã thuộc về Chúa một cách đặc biệt. Vì thế, tôi rất ủng hộ cho những ai lên tiếng bảo vệ chiếc áo dòng của các giới tu sĩ, tôi cũng biết rằng “chiếc áo không làm nên thầy tu”, tôi luyến nhớ những thời gian khi mặc chiếc áo dòng là một thông lệ bình thường hằng ngày. Tôi rất yêu thích khi mặc chiếc áo dòng của tôi ---

           Vào thế kỷ thứ nhất của Kitô Giáo (trải qua hơn bốn thế kỷ) y phục của các vị linh mục cũng tương tự như những người giáo dân thường. Áo cổ cao là một y phục rất thông thường trong thời đại đó. Đến thời đại mà áo thụng ngắn hơn trở thành một thời trang cho nhiều người nhưng một số các vị linh muc vẫn giữ chiếc áo cổ cao cho riêng mình, và chính điều này đã khiến cho các vị đó nổi rõ hơn những người khác. Hội đồng Giám mục ở Braga vào năm 572 sau Công Nguyên, đã yêu cầu các vị linh mục nên thay đổi y phục khác biệt mỗi khi đi ra ngoài. Chiếc áo dòng đã được chính thức hóa và trở thành một phong tục trong một khoảng thời gian rất lâu. Bước sang thế kỷ thứ 15 và 16 thì tục lệ mặc áo thụng được gọi là “tu sĩ“ (chữ này phát nguồn từ tiếng La Mã). Vào khoảng thời gian này, phái nam giới thường mặc áo thụng dài, đặc biệt là giới quý tộc thường thích mặc áo thụng dài: áo Zupan (một loại y phục dài bằng vải màu vàng) và áo kontusz (loại áo choàng xẻ dọc theo tay áo) và mang dây thắt lưng. Áo dòng của các vị tu sĩ đã được chính thức hóa vào thế kỷ thứ 17 and 18. Màu sắc của áo dòng có liên quan đến phẩm trật của hàng giáo sĩ, điều này vẫn còn được tồn tại cho đến nay: Đức Thánh Cha mặc áo màu trắng, Đức Hồng Y mặc áo màu đỏ (đỏ tươi), Đức Giám Mục thì mặc áo màu đỏ sẫm và các linh mục thì mặc áo màu đen.

             Đúng như bạn nghĩ, màu đen chính là màu của sự đau buồn, nhưng đối với áo dòng thì màu này mang một ý nghĩa tượng trưng khác. Sở dĩ áo dòng mang màu đen vì muốn nhắc nhở các vị linh mục một điều là họ chết đi cho nhân gian mỗi ngày và thấm ngập trong sự viên mãn. Màu đen còn tượng trưng cho sự từ bỏ những màu sắc tươi sáng, cũng chính là từ bỏ những gì thế gian mang lại, sự lộng lẫy, danh giá và thú vui.

           Cổ áo của các vị tu sĩ cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Các học sinh của tôi thường nêu câu hỏi: Tại sao vòng đai trắng trên cổ áo của thầy lại mang tên là cổ áo tu sĩ mặc mặc dù nó không có màu sặc sỡ (tiếng Ba Lan ‘koloratka’ có nghĩa là màu sặc sỡ)? Chữ này có nguồn gốc từ tiếng La Tinh collare có ý nghĩa là cổ áo (cũng có nghĩa là dây đeo cổ của loài vật). Vòng đai trên cổ áo có màu trắng nhắc nhở cho các tu sĩ nhớ đến ý nghĩa của chiếc nhẫn và cổ áo – sự kết hôn của họ với Chúa Giêsu và với Giáo Hội và tận hiến sự tự do của họ cho Chúa, như thế họ để Chúa hoàn toàn làm chủ cuộc đời của họ. Chúng tôi, những tu sĩ, mặc áo có vòng đai trên cổ bởi vì đó là biểu tượng cho sự đầu phục Chúa trong tất cả mọi phương diện. Hãy để ý thì sẽ thấy sự tương phản của màu trắng trên cổ áo với màu đen của áo dòng. Trên màu nền đen của chiếc áo dòng, cổ áo trắng là biểu tượng cho ánh sáng của Phục Sinh. Chúng tôi đi qua thế gian từ bỏ những sự màu mè và sặc sỡ, để thay vào đó bằng sự sống trong hy vọng mong được góp phần vào ánh sáng của Phục Sinh.

           Màu trắng của cổ áo trên nền đen của chiếc áo dòng thực sự là dấu chỉ cho những ước muốn và nguyện vọng của chúng tôi. Đó chính là ý nghĩa tuyệt vời của chiếc áo dòng và vì thế mà tôi rất buồn khi thấy ngày nay các tu sĩ ít mặc áo dòng hơn, và không thường xuyên mặc áo dòng vì chiếc áo dòng đã tự nó tuyên xưng những điều chân lý quan trọng của đức tin. Thêm vào đó, các tu sĩ đều mặc quần dài dưới chiếc áo dòng và áo dòng không bắt buộc phải có 33 nút khuy trên áo.

Sưu tầm từ Internet
http://giaolyphutrung.com/forum/arch...hp/t-1318.html


TẤM BÁNH CHIA SẺ

SUY NIỆM 
CHÚA NHẬT 18 MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM A 
                                        Tgm Ngô Quang Kiệt


        Bài Tin Mừng hôm nay chứa đựng rất nhiều bài học.
 Như về Nước Trời, về Dân Thiên chúa, về bí tích Thánh Thể. Nhưng có lẽ bài học thiết thực nhất cho chúng ta hôm nay là bài học liên đới. Đó cũng chính là bài học Chúa muốn dạy cho các môn đệ của Người.

        Liên đới là biết cảm thương. Nhìn thấy đám đông, Chúa Giê su chạnh lòng thương. Đó là một đám đông nghèo khổ, đói khát, bệnh tật,  vơ không người chăn dắt. Đám đông tội nghiệp đi tìm Chúa không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được an ủi, được dạy dỗ, được chỉ bảo. Khi chạnh lòng thương, Chúa Giê su dạy ta hãy nhìn những người chung quanh bằng ánh mắt liên đới. Những người này đói vì tôi đã ăn quá nhiều. Những người kia rách vì tôi đã mê mải đuổi theo “mốt”. Những đứa trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo.Những đứa trẻ kia rơi vào tội phạm vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt một phần có trách nhiệm của tôi. Thế giới này chưa công bằng trong đó có phần lỗi của tôi.

         Liên đới là nhận lấy trách nhiệm. Các môn đệ đã nhìn thấy đám đông đói khát. Các ngài muốn thoái thác, phủi tay: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thày giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. Đó là một giải pháp hợp lý. Lo cho năm ngàn người ăn là ngoài tầm tay của các môn đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng.Ai lo phần nấy. Thật dễ dàng. Nhưng đó là giải pháp không được Chúa chấp nhận, vì thiếu tình liên đới. Chúa muốn các môn đệ Chúa nhận lấy trách nhiệm: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy lo cho họ ăn”. Họ đói, các con phải lo cho họ ăn. Một trách nhiệm nặng nề vượt quá sức các môn đệ. Nhưng đã cảm thương thì phải có trách nhiệm.Trái tim cảm thương thật sự phải hướng dẫn bàn tay làm việc.

        Liên đới là đóng góp phần của mình. Chúa không cần những phép tính  mô. Năm ngàn người thì cần bao nhiêubánh ? Những tính toán lớn lao là không thực tế và làm ta lo sợ. Chúa dạy các môn đệ khởi đi từ thực tế: “Ơ đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá”.Thật là ít ỏi, nghèo nàn. Nhưng Chúa không chê cái ít ỏi nghèo nàn đó: “Đem lại đây cho Thày”. Có ít hãy đóng góp ít. Nhưng quan trọng là phải bắt đầu, là phải góp phần của mình. Liên đới không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta thật sự có trách nhiệm, góp phần của mình vào việc chung.

         Liên đới là chia sẻ. Chúa chúc tụng để làm phép bánh và cá như cho ta thấy, những đóng góp dù ít ỏi của ta đã thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho mọi người tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao cho nhau. Bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên bao lâu mắt con người vẫn còn nhìn nhau. Những tấm bánh của tình liên đới. Những đàn cá của sự chia sẻ. Chúng nhân lên theo nhịp của trái tim. Khi tráitim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dư thừa.

          Thế mà các môn đệ đã vội lo. Cũng như ta thường lo thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ cho mọi người. Cũng như ta vẫn thường lo lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực.Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.

Lạy Chúa xin mở trái tim con để con biết cảm thương và chia sẻ. Amen.