Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

CHIA SẺ VỚI CÁC CỤ BÀ TẠI MÁI ẤM THIÊN ÂN - PHỤC SINH 2013




         CHÚA NHẬT TƯƠI HỒNG ,

      TT Nuôi Dưỡng Người Già Thiên Ân hay  Mái Ấm Thiên Ân được các soeur dòng Trinh Vương thành lập từ năm 1993, nuôi các cụ bà trên 60 tuổi và không có người nuôi dưỡng; không phân biệt tôn giáo nhưng cho đến nay, cũng có nhiều bà cụ đã xin được rửa tội và cùng tham dự đọc kinh, dự thánh lễ với các bà cụ khác. Đến nay đã được 135 cụ bà.
        Theo động từ chia sẻ của Phục Sinh 2013, nhóm cựu Hùng Dũng Hòa Hưng (Sài gòn ) và một vài bạn trẻ có một bữa ăn mừng Phục Sinh “muộn”, là do chúa nhật Phục Sinh, các soeur bận phục vụ trong khi chúa nhật đầu tháng 4/4, các soeur phải về tĩnh tâm hàng tháng tại nhà Mẹ (Bùi Môn)
        Bữa trưa mừng Phục Sinh “muộn” là bún thịt nướng (đã phải thảo luận trước vì các cụ bà ở khắp mọi miền nên cữ ăn măng, cà tím, thịt bò, thịt vịt,…) với 100 bà ăn tại nhà ăn (8 người/bàn) và một số bà, yếu chân nên ăn tại phòng hoặc có người “đút” dùm. Có cả dưa hấu, rau câu tráng miệng; nước uống là Sprite hoặc Coca (các bà dung ít loại nước ngọt này và ít dung đá)
        Rất ngăn nắp và sạch sẽ, các cụ bà luân phiên làm vệ sinh và lo cho các cụ bà đau yếu. Có những cộng tác viên giúp đõ Trung Tâm hoặc nửa buổi, hoặc chúa nhật…Sáng chúa nhật này, có các bạn trẻ sinh viên, nhóm đồng hương Mộ Đức-Quảng Ngãi đến thăm hỏi, ca hát cho các cụ bà, giúp các cụ bà ăn trưa, làm vệ sinh,…những công việc nhẹ nhàng và thầm lặng nhưng nhiều ý nghĩa cho sự chia sẻ
        Cám ơn các cha, các ace bằng cách này hay cách khác, đã giúp cho nhóm cựu Hùng Dũng Hòa Hưng thực hiện công việc trên .

                                                                     ninh nguyen 
                                                          (cựu Hùng Dũng Hòa Hưng Sài gòn )






SƠ CẤP CỨU KHI ĐI CẮM TRẠI, DÃ NGOẠI (4)



1 

4- BỊ ONG CHÍCH 

         1- Sơ lược về ong 

          Nước ta có nhiều loại ong, các loại ong thường gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi.

         Ong mật còn gọi là o­ng khoái, to con , đốt đau, tổ thường ở các hốc cây, hốc đá, có thể bắt về nuôi được.
         Ong ruồi cũng  thuộc họ 
ong mật 
         Có 2 loài : một loài được gọi là ong ruồi bụng đỏ
 và một loài khác là ong ruồi bụng đen . Ong nhỏ con (bằng con ruồi trâu). Đàn ít con, nọc ít độc . Trong tự nhiên hay làm tổ trong hang hốc, bọng cây, bụi cỏ hay dưới cành cây to hoặc cũng ở trên cây dừa, sống hoang dại .

         Ong vò vẽ (bò vẽ), "ong mướp", "ô phong", "hùng phong", "tượng phong .
         Ong đất:  dân gian còn gọi là "ong bắp cày", "thổ phong", "mã phong" . 
         Ong đất có 3 loại: Loại màu đen, đen vằn vàng và mầu vàng.  Loài ong này hay làm tổ dưới đất nên thường gọi là "ong đất" (thổ phong). Tuy nhiên, nó còn có thể làm tổ trong thân cây mục.
         Tại đất nước ta, ong đất sinh sống ở các  nơi có khí hậu ẩm ướt, thường làm tổ dưới những gốc cây, hốc đá, vách núi cao…  
        Loại ong đất  đen vằn vàng cực độc .Các nhà khoa học cho rằng, 
một người dù khoẻ đến mấy cũng không thể chịu nổi 5 con ong đất đốt cùng một lúc. Đặc biệt, với một con trâu trưởng thành cũng chỉ có thể sống vài giờ khi bị 20 con ong đất đốt cùng một thời điểm.  

 
       Thông thường, ong đốt không gây nguy hiểm, nhưng nếu vết đốt nhiều hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ: bị dị ứng với nọc ong, bị sốc hoặc bị nhiễm độc… có thể nguy hiểm đến tính mạng.
        Không hiếm trường hợp do bị ong đốt không xử lý kịp thời và đúng cách dẫn đến nguy hiểm , nhất là với trẻ em và người có tuổi do sức đề kháng, chịu đựng kém, người có mẫn cảm với phấn hoa.
        Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Độc ít như  ong mật nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như vong vò vẽ, ong đất, do đó tuyệt đối không được xem thường khi bị ong đốt vì người bị đốt khó phân biệt là mình bị loại ong nào đốt.


        Ong mật sau khi đốt không để lại kim chích .Ong mật thông thường chỉ chích được một  lần; sau đó mũi kim dính luôn vào da nạn nhân, con ong sẽ chết. Phần cây kim dính trên da cần thêm 2-3 phút nữa để hoàn thành nhiệm vụ bơm tất cả chất độc vào người nạn nhân. Đó là lý do vết ong chích thường nhức nhối rất lâu.
       Ong vò vẽ , ong đất , ong tò vò không có móc ở đầu mũi kim ,  khi đốt không để lại ngòi (kim chích ) ở da  . Một con có thể chích nhiều nốt .

       2. Sơ cứu ong đốt:

        Khi bị ong đốt, nạn nhân tuyệt đối phải nhanh chóng sơ cấp cứu và đến cơ sở y tếgần nhất để thăm khám. Nạn nhân chỉ cần nhận dạng con ong đã đốt mình để cung cấp cho bác sĩ biết, tìm hướng điều trị hợp lý, không nên tự mình phán đoán rồi xem thường bệnh trạng mà dẫn đến những nguy cơ khó lường.

        Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.
       Người bị ong đốt tự làm hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác, nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách có thể như sau:
 
               a) khi  chỉ bị một , hai  nốt chích 


        * Nhanh chóng lấy kim chích ra 

          Nên nhớ là nọc độc càng để lâu càng thấm sâu vào máu và gây nhức nhối, khó chịu nhiều hơn. Vì thế, khi bị ong mật chích (vì chúng ta thường gặp loại ong này nhất), mũi kim dính vào da tiếp tục bơm chất độc trong vài phút. Vì thế, cần lấy kim ra càng nhanh càng tốt. Có thể dùng móng tay hoặc nhíp để gắp ra cũng có thể dùng cạnh sắc của miếng bìa, thẻ tín dụng, thẻ điện thoại,…để gạt và lấy ngòi ong ra. Đa số trường hợp thông thường, mũi kim cắm vào da không sâu lắm, chỉ cần dùng móng tay cào nhẹ theo chiều kim là có thể kéo ra.







        *  Sát trùng vết chích

        Ong cũng như ruồi, thường bay lang thang và đậu lại trên nhiều nơi. Không có gì bảo đảm rằng vi khuẩn gây bệnh sẽ không bám vào thân ong. Vì thế, sau khi lấy kim ra, hành động kế tiếp là sát trùng với cồn hoặc xà phòng và nước.

         * Xoa dịu vết chích

        Bây giờ thì bạn có thể làm việc mà bạn muốn làm là xoa dịu vết thương cho bớt nhức nhối hơn. Có nhiều cách:
·                                         -  Dùng aspirin: Lúc vết thương còn ướt (sau khi rửa hoặc sát trùng), nhúng nước một viên aspirin chà lên vết chích. Đây là một trong những phương pháp công hiệu nhất để làm giảm sự nhức nhối.
·                                         -  Dùng bột than: Bột này có bán tại các tiệm thuốc tây (gọi là activated charcoal capsule), có công dụng khử độc rất thần tốc. Đây là loại được dùng trong những phòng cấp cứu tại bệnh viện. Lấy một viên bột than, mở đôi viên thuốc và lấy bột ra. Có thể đổ thẳng lên vết chích nếu còn ướt, hoặc trộn với vài giọt nước cho sệt rồi đắp lên vết thương. Bạn có thể tìm mua bột than tại tiệm thuốc địa phương dưới dạng bột hoặc đóng thành viên bán trong chai.
·                                           -  Dùng chất amonia: Chất này là công thức chính yếu của thuốc bôi "After Bite" dùng xoa dịu vết nhức bán trên thị trường. Bạn mua nó hoặc để tiết kiệm, có thể dùng amonia nguyên chất bán trong các chai với mục đích lau chùi bàn ghế, nhà bếp..., thấm bông gòn bôi vào vết chích.
                 - Uống thuốc antihistamine hoặc chlorotrimeton
Hai loại thuốc này được bán tự do tại các tiệm thuốc tây, chuyên trị các triệu chứng của bệnh dị ứng (alergy). Công dụng chính của chúng là làm cho bớt sưng, bớt ngứa.
                - Cho bệnh nhân uống đủ nước. 
                - Gọi cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay nếu số lượng vết đốt nhiều (từ 10 nốt trở lên). 

                   b) Khi bị ong đốt nhiều. 


         Nhất là khi bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt). Bệnh nhân có biểu hiện khó chịu, ví dụ: 


- Đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt.
- Mẩn ngứa.
- Khó thở.
- Mệt nhiều.
- Đái ít.
- Vàng mắt, vàng da.

       Bệnh nhân khó thở: hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng phương tiện hiện có. 
       Không tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), không cố tìm vôi, các thuốc khác ...... để bôi vì tốn thời gian, không tốt nếu vết cắn nhiều, vết đốt ở mặt, cổ, miệng.
      Mà khẩn cấp chở ngay nạn nhân đến cơ sở y tế để cứu chữa .

      3. Phòng tránh bị ong đốt:


Phát hiện tổ ong vò vẽ cao khoảng 7 m trong nhà  bỏ hoang



- Tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. 
- Không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong . Ngoài ra, khi bị ong đt, đng tìm cách đp chết chúng vì khi đp chết 1 con ong bò vẽ cnh tổ cũng có thể tiết ra các cht kích thích  làm cả tổ ong bay ra đt.

- Không để hoang nhà cửa, các tầng nhà hoặc phòng (ong dễ đến làm tổ).
- Phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ ong mới xây (còn nhỏ, thường tháng 3-4) ; vì  ong (ong bò vẽ ) là côn trùng sống xã hội nhưng nó phát triển mạnh vào các tháng 7 - 11, đến mùa đông các ong thợ bị chết đi chỉ có các ong chúa đã thụ tinh còn lại. Mỗi con sống trong một tổ nhỏ. Lúc này tiêu diệt 1 con tại tổ dễ dàng hơn tiêu diệt cả đàn vào mùa hè, mùa thu.
- Không nên coi ong vào nhà hoặc làm tổ trong nhà là báo hiệu điều tốt lành. 
- Khi đi vào rừng, đi dã ngoại , tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,… có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín nếu có thể. 
- Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không nhìn thấy nữa).
-
  Đừng chạy ra đồng trống khi bị tấn công: Khi bị một đàn ong tấn công, tốt nhất là nhảy xuống nước. Trường hợp chỉ có thể chọn giữa đồng trống và rừng rậm, nên chọn rừng rậm, vì ong có khuynh hướng tản lạc và mất dấu bạn khi vào rừng.
- Nếu bị ong tấn công có thể dùng bất cứ loại bình xịt nào có sẵn có mùi khó chịu hoặc dùng khói để xua đuổi (không làm nếu nguy cơ cháy rừng).
- Cách loại bỏ tổ ong: 
      * dùng khói (không làm nếu nguy cơ gây cháy), thông thường ong rt sợ khói. Nếu ong làm tổ trong nhà, gn nhà không nên dùng gy chc vào tổ mà nên hun khói cho ong bỏ đi.
      * bình xịt diệt côn trùng (ví dụ bình xịt muỗi) để xua ong đi hết. 
Sau đó dùng màn hoặc lưới mắt nhỏ để bọc tổ ong và gỡ đi (để tránh trường hợp ong còn trong tổ). 
Người làm mặc quần áo dày hoặc áo mưa (loại nhựa dày) và đầu đội mũ kín, đi găng. 

                       (tổng hợp từ skydoor.net , eboi.net và giaoduc.net.vn )