Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

DẠY CON BÀI HỌC VỀ SỰ TRUNG THỰC

Hầu hết trẻ nhỏ đều có lúc không thành thật, có thể là đôi khi nhưng cũng có trường hợp là thường xuyên. Chúng nói dối bởi vì như vậy có thể tránh được nhiều rắc rối hay chỉ đơn giản là thu hút sự chú ý của cha mẹ và mọi người xung quanh. Thái độ và cách chỉ dạy của cha mẹ trong giai đoạn này hết sức quan trọng trong việc định hướng cho con. Vậy các cha mẹ đã và nên làm gì???

Đôi khi nói dối chính là một “bản năng” để bảo vệ bản thân. Ngay từ khi bé có ý thức, bạn hãy cùng các thành viên khác tạo nên những nguyên tắc trong gia đình nguyên tắc về long trung thức. Đã là nguyên tắc thì tất cả mọi người đều phải thực hiện, không ngoại lệ. Nếu nguyên tắc chỉ dành cho những đứa trẻ và chúng thấy bạn không thực hiện nghiêm túc thì nghĩa là bạn đã thất bại trong việc tạo lập và duy trì những nguyên tắc trong gia đình. Đôi khi những lời nói dối “trong sáng, thiện ý” mang lại hiệu quả tốt nhất định nhưng bạn không nên áp dụng bởi trẻ nhỏ không thể phân biệt chúng với những lời nói dối khác. Và tốt nhất là đừng bao giờ nói dối trẻ hay nói dối trước mặt trẻ,  vô hình chung bạn đang là một tấm gương thực tế để trẻ bắt chước, nhưng lại là một tấm gương xấu.


Ảnh minh họa

Hãy kể cho con nghe những câu chuyện về sự trung thực và giả dối. Đó thực sự là một cách giáo dục hay. Ví như ở Việt Nam, các cha mẹ thường kể câu chuyện về cậu bé chăn cừu. Cậu kêu gọi mọi người cứu đàn cừu vì sói tấn công nhưng trên thực tế lại không hề có nguy hiểm nào và cậu cảm thấy rất vui vẻ. Sau vài lần lừa dối như vậy mọi người đã mất lòng tin ở cậu và đến khi có sói tấn công cậu và đàn cừu thì không ai tới giúp vì hiển nhiên mọi người nghĩ cậu lại đang nói dối họ… Đây là một câu chuyện hết sức ý nghĩa mà bất cứ cha mẹ nào cũng thường kể cho con nghe. Ngoài ra, thực tế xung quanh bạn cũng có vô vàn câu chuyện thú vị để kể cho con nghe. Mỗi câu chuyện có một ý nghĩa nhân văn riêng nhưng thường hướng tới việc con người phải trung thực.  Hãy để cho bé biết giá trị của sự thật thà và ỹ nghĩ tốt đẹp của nó.

Khi trẻ trung thực trong bất cứ vấn đề gì thì đừng nên tiết kiệm những lời khen cho trẻ. Những lợi khen này phải thật cụ thể, khen vì bé đã làm gì, nói gì để bé khắc sâu hành động đó chứ đừng chung chung kiểu “ con giỏi lắm”. Và chắc hẳn khi bé nói dối thì bạn nên chỉ rõ ra bé nói dối điều gì, điều ấy gây hậu quả thế nào và có những hình thức kỷ luật nhất định. Kỷ luật chính là giúp bé nhìn nhận việc không trung thực có hậu quả rất xấu và bé cần phải kiểm điểm cũng như nhận hình phạt về việc đó.

Trẻ con nói dối có nhiều nguyên nhân: nói dối để tránh hình phạt ( bảo vệ mình), nói dối để thu hút chú ý ( vì chúng thấy thiếu tự tin..) Tìm được nguyên nhân bạn sẽ biết con cần được giúp đỡ như thế nào và có biện pháp hiệu quả hơn với con mình. Giáo dục sự trung thực ở trẻ nhỏ dễ mà thực rất khó. Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên trong đời của con.
(Nguồn: Alberomilk)