Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

NHỮNG CẤM KỴ TRONG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ



1/ KỴ VIỆC THIẾU PHONG ĐỘ

Trong xã hội hiện tại, hình tượng của một người có ảnh hưởng rất lớn đối với sự thành công trong giao tiếp và công việc của người đó. Phong độ là một phần quan trọng của hình tượng con người nói chung. Phong độ không đẹp, chẳng những tổn thương đến vẻ được tổng thể, mà còn bất lợi cho các mặt khác. Nếu bạn cảm thấy mình yếu kém về mặt này, bạn phải sửa chữa bằng cách nào?

Trước hết cần làm rõ thế nào là phong độ? Đó là sự thể hiện phẩm chất, sự tu dưỡng của một con người qua dáng vẻ bên ngoài. Phong độ không đơn giản chỉ là nét đẹp về ngoại hình, ăn mặc, mà còn bộc lộ qua hình tượng, cử chỉ, lời nói. Một lời nói, một ánh mắt, một hình ảnh, những bước đi, tư thế cầm đũa, thần thái khi nghe nhạc, giọng điệu qua điện thoại, cử chỉ xử sự với bạn bè … Tổng hợp lại, đó chính là phong độ của bạn. Nó phản ánh đặc điểm nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thói quen cá tính, kể cả tâm trạng của bạn lúc đó. Phong độ còn mang bản sắc của một dân tộc và có tính thời đại.
Phong độ đẹp đẽ được tạo bởi nhiều yếu tố. Một tâm hồn tốt đẹp là nhân tố nội tại quan trọng quyết định phong độ. Phong độ là vỏ ngoài của tâm hồn. Một con người có tâm hồn xấu xa, dù có mặc đẹp thế nào, vẫn khiến người khác ghê tởm. Nhưng như vậy không có nghĩa là một con người có tâm hồn đẹp thì có phong độ khá. Một nhân tố quan trọng khác tạo nên phong độ đẹp là trình độ văn hóa, và phẩm chất đạo đức. Có nhiều kẻ chỉ tạo cho người khác ấn tượng đẹp trước khi họ mở miệng thốt nên lời.  Sau khi họ nói, cái dung tục, thiếu lịch sự va sự rỗng tuếch bên trong sẽ bộc lộ, xóa sạch thiện cảm ban đầu của mọi người.
Tóm lại những cử chỉ, lời nói có văn hóa và có đạo đức là những yếu tố rất quan trọng cấu thành phong độ đẹp của mỗi con người.
Ngoài ra cách ăn mặc lịch sự hợp thời, thể hình được rèn luyện, cũng có vai trò quyết định không nhỏ đến phong độ. Điều này rất quan trọng với các bạn trẻ. Nếu mất dáng vẻ bên ngoài, thì không thể hiện được phong độ bên trong. Trái lại, nếu thiếu phẩm chất bên trong, phong độ trở thành vỏ ngoài rỗng tuếch. Phong độ hoàn toàn không có nghĩa là làm bộ làm tịch, là một nét đẹp tự nhiên, được rèn luyện, tích lũy qua hàng tháng.

2/ KỴ SỰ THIẾU SỨC HẤP DẪN

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người ước ao mình có một sức hấp dẫn đối với người khác, vì vậy họ thường tiếc rẻ khi mình không có được điều đó. Muốn khắc phục vấn đề trên, trước hết phải tìm hiểu khái niệm về sức hấp dẫn.
Một con người có sức hấp dẫn hay không được quyết định bởi phong cách của người đó. Phong cách là một nhân tố phẩm chất nội tại, sâu sắc, không thể mô phỏng mà có được. Mô phỏng gượng gạo chỉ khiến bộc lộ ra sự kém hiểu biết và nông cạn mà thôi. Cho nên, các bạn trẻ muốn tạo cho mình một sức hấp dẫn, không cần phải mô phỏng kẻ khác, mà là ra sức bồi dưỡng và làm tăng thêm phẩm chất bên trong của mình. Đến một lúc nào đó, phong cách riêng của bạn sẽ tạo nên một sức hấp dẫn kỳ lạ.
Tính tình cởi mở, lạc quan, vui nhộn, sẽ  giúp bạn có một sức hấp dẫn, khiến người khác ưa thích đến gần. Hơn nữa, sức hấp dẫn “hướng ngoại” này là cách thể hiện độ sâu sắc của nội hàm. Vì tính lạc quan chân chính bắt nguồn từ sự thông suốt của việc lĩnh hội mọi yếu tố trong cuộc sống. Vui nhộn thật sự xuất phát từ sự hiểu biết thấu đáo nhân tình thế thái. Nếu bạn chỉ mô phỏng, bề ngoài tỏ ta lạc quan và vui nhộn, chẳng những bạn không tạo được sức hấp dẫn, mà còn tạo cho người khác cảm giác bạn đóng kịch và ranh mãnh.
Nếu bạn có học thức uyên bác, thông minh lanh lợi, lại khiêm tốn, bạn sẽ dễ dàng bộc lộ sức hấp dẫn tài hoa và trí tuệ. Điều này khiến người khác say mê và khó quên.

3/ KỴ THÁI ĐỘ KHÔNG TRỌNG CHỮ TÍN VÀ KHÔNG THÀNH THẬT

Giao tiếp với người khác, cần giữ thái độ “suy bụng ta ra bụng người”. Hãy nghĩ đến lợi ích của người khác trước khi nghĩ đến lợi ích của chính mình. Cần nhớ một điều: nếu mình không muốn thì chớ đẩy sang cho kẻ khác. Cần chú ý 3 mặt dưới đây:
1) Giữ chữ tín, bao gồm sự tin tưởng người khác. Điều mình đã hứa, phải thực hiện cho bằng được, đừng bao giờ hứa suông.
2) Trung thành, không giả dối, không xu nịnh, không trọng lợi khinh nghĩa, lời nói phải thực lòng, trước sau như một, uốn nắn giúp đỡ bạn bè khi họ có sai lầm.
3) Khiêm nhường: Nhường nhịn bạn bè, tránh xung đột chỉ vì những chuyện cỏn con, không cố chấp hoặc ức hiếp kẻ yếu hơn mình.
Nhưng, chúng ta cần làm rõ: Đối với những kẻ vi phạm pháp luật, không trọng đạo đức, phá hoại sự an ninh, đoàn kết của xã hội, chúng ta phải tỏ rõ lập trường, dũng cảm đứng ra đấu tranh với họ. Làm như vậy, bạn sẽ được mọi người yêu mến và tâm hồn cũng được thanh thản.

4/ KỴ SỰ NHẸ DẠ - CẢ TIN

Khi kết bạn, cần nghiêm túc thận trọng, chớ nên tùy tiện nhẹ dạ.
Trong cuộc sống, tuy cũng có những người kết bạn, kết duyên từ giây phút quen nhau đầu tiên, nhưng không vì thế mà luôn nhẹ dạ cả tin.
Đối với người bạn mới quen, tuy rất hợp nhau, nhưng bạn vẫn cần đối xử có chừng mực, nhất là đối với người chưa tìm hiểu kỹ, càng không thể tin tưởng một cách mù quáng.
Các bạn trẻ mới vào đời, thiếu năng lực phán xét và kinh nghiệm cuộc sống, không dễ phân biệt thế thái nhân tình dưới trạng thái đặc thù, dễ bị những kẻ xấu thừa cơ lợi dụng. Nhất là đối với những người đàn ông mới quen chưa rõ về lai lịch thân thế thực sự của họ mà bạn gái cả tin, mù quáng thì dễ đưa đến hậu quả khó lường.
Có những thanh niên rất mến mộ những người nổi tiếng, mong muốn được làm quen với họ thì sự đeo đuổi này dễ đánh mất sự tự tôn và lòng tự trọng, dễ tạo điều kiện cho những kẻ giả danh có cơ hội lừa gạt.
Ngoài ra trong cách đối xử với bạn mới quen, cần chú ý phép lịch sự; nhiệt thành nhưng vững vàng, thắn thắn nhưng cẩn thận, rồi dần dần tìm hiểu sâu hơn, đoàn kết, hỗ trợ, thương yêu nhau, làm tăng tình hữa nghị sau này. 

5/ KỴ SỰ XUNG ĐỘT GIỮA CHỦ VÀ KHÁCH

Quan hệ giữa bạn với người nhà, hàng xóm, bạn học, đồng sự được hình thành trong quá trình tiếp xúc hàng ngày ở gia đình, chòm xóm, bạn học, đồng sự được hình thành trong quá trình tiếp xúc hàng ngày ở gia đình, chòm xóm và đơn vị học tập công tác, nên có tính ổn định tương đối và tính dung hòa rất lớn.
Nhưng trong quá trình hoạt động của các ngành nghề, quan hệ giữa chủ và khách hoàn toàn khác nhau. Giao thiệp giữa chủ và khách, nhìn chung tuy nhiều, và được tiến hành từng ngày một, nhưng đa số, mang tính ngẫu nhiên, ngắn ngủi, thuần sự vụ. Đứng về phía khách mà nói, mượn sách trả sách từ tay ai, mua hàng giao tiền cho nhân viên nào, được phục vụ bởi tiếp viên nào đều không đáng kể, chỉ cần xong việc và đạt được ý muốn. Đứng vào phía chủ (tức nhân viên dịch vụ) mà nói, phục vụ cho vị khách nào cũng thế, không cần lựa chọn, cho nên giữa đôi bên đôi lúc chưa tìm hiểu rõ đã chia tay. Sự giao thiệp giữa khách và chủ thường được xử sự như người không có tính cách. Họ ít chú ý đến ấn tượng để lại cho đối phương hoặc ảnh hưởng đối với hoàn cảnh xung quanh.
Chính vì những cử chỉ song phương quá tùy ý, nên họ dễ thốt ra lời nói thiếu lịch sự hoặc cử chỉ lơ là thiếu trách nhiệm gây nên sự không vui, nóng giận, thậm chí xảy ra xung đột.
Nhân viên phục vụ cho rằng, tiếp xúc với khách chỉ là yêu cầu công việc, nên thường xử sự máy móc và miễn cưỡng. Những ai thiếu tu dưỡng hoặc có tâm trạng không vui họ đều tỏ thái độ “lạnh lùng”, “miệt thị” khách, để được giải tỏa về tâm lý. Hơn nữa, khi họ cảm thấy sức lao động của mình không được người khác tôn trọng, họ lại càng tức giận, và tìm cách nạt nộ khách để tỏ thái độ phản kháng.
Còn khách lại có thái độ hoàn toàn khác. Họ chỉ mong nhanh chóng hoàn thành công việc của mình, ít chú ý đến việc cảm ơn sự tận tụy của nhân viên phục vụ, chỉ trừ những trường hợp nhân viên phục vụ đưa ra một đề nghị gợi ý hay, giúp khách giải quyết được một vấn đề khó khăn nào dó. Mặc khác, họ cho rằng, phục vụ là bổn phận của nhân viên, nên họ rất nhạy cảm về phản ứng khi có cảm giác không được phục vụ chu đáo, gặp điều bất mãn, rất dễ xảy ra xung đột từ hai phía.
Tóm lại, vì yếu tố tâm lý, tính đặc thù của hoàn cảnh, điều kiện giao thiệp và khoảng cách về hành vi và mục đích mà hai phía chủ và khách đều có sẵn nhân tố  “bùng nổ”. Tuy nhiên nhân tố tiềm năng kia chỉ là sự có thể gây ra xung đột, chứ chưa phải là điều tất yếu.

6/ KỴ VIỆC TRANH CÃI KHÔNG CẦN THIẾT

Một khi xuất hiện mâu thuẫn trong giao thiệp thì thường xảy ra tranh cãi. Tranh cãi dễ khiến người ta suy nghĩ  hỗn độn, cuộc sống bị quấy rầy ảnh hưởng đến sức khỏe và còn khiến vấn đề trở nên phức tạp, mâu thuẫn gay gắt đánh mất tình bạn, khiến cho con người dễ mất lý trí, tạo ra bất hạnh… Trừ những kẻ có tâm lý bệnh hoạn, ít ai muốn tranh cãi với người khác. Khi mẫu thuẫn xuất hiện, một số người vì tìm không được cách giải quyết thỏa đáng, đành đi tới tranh cãi.
Phải khác phục bằng cách nào?
1/ Với trái tim rộng mở, không quá tính toán thiệt hơn. Vì tranh cãi là chuyện đôi bên, nếu đối phương vô lý, bạ bỏ qua cho; nếu đối phương nói quá vài câu, bạn không cự lại, sẽ không thể xảy ra tranh cãi.
Nếu đối phương gây sự, mắng chửa, bạn xem như họ là người có bệnh. Đối phương sẽ cảm thấy cụt hứng, cuối cùng đành bỏ cuộc. Thực ra, tranh cãi, hành hung đều là biểu hiện của sự dã man và lạc hậu, một con người có đạo đức và văn minh không bao giờ làm như thế.
2/ Gặp chuyện cần bình tĩnh: Khi xảy ra mâu thuẫn hoặc tranh chấp với mọi người khác, bạn cần giữ bình tĩnh, đừng nên hấp tấp, vì nếu hấp tấp bạn dễ nóng giận; không tránh khỏi cãi vã. Nếu mâu thuẫn là do hiểu lầm bạn cần nói rõ nguyên nhân, giải thích đầu đuôi câu chuyện, để xóa đi sự hiểu lầm của đối phương. Nếu có người cố tình xúi dục, tạo ra mối nghi ngờ, bạn phải phân tích kỹ càng, làm rõ phải trái, để đối phương thông cảm.
3/ Cười xòa cho qua: Khi có ai chọc tức bạn, có thể bạn mặc kệ hoặc cười xòa bỏ qua. Cách làm này nhiều lúc có thể giúp bạn tránh được ngượng ngùng, hoặc cãi vả. Trong tình huống đặc biệt, bạn cần tỏ ra nghiêm túc thì chỉ cần trừng mắt nhìn đối phương là đã đủ. Cũng có thể kêu cứu, nhưng tránh cả vã riêng với đối phương. Hơn nữa, nụ cười  vốn có nhiều hàm ý, có thế là cười tự nhiên, cười khinh bỉ, cười châm biếm nên nó có tác dụng làm tiêu tan sự phẫn nộ, khiến cho sự vô lý và không trong sáng của đối phương được bộc lộ.
4/ Lời nói cử chỉ thích đáng:  Một lời nói quá đáng, đủ trở thành nguyên nhân gây nên sự tranh cãi. Việc làm tổn thương lòng tự trọng, vạch ra chỗ yếu của kẻ khác, đều dễ khiến người khác tỏ ra nóng giận, gây nên tranh cãi. Phê bình cũng cần đúng mức, không thể chỉ trách người khác, nhắc lại chuyện xưa. Dù là bạn bè quen thân, cũng cần giữ phép tắc, chớ nên giấu đồ đạc hoặc đụng chạm đến thân thể đối phương trước đám đông, sẽ gây sự mất tình cảm.
5/ Chú ý quan sát: Đối với những ai đang có tâm trạng buồn bực hoặc gặp điều không may, bạn chớ tranh cãi với họ. Nếu không, bạn dễ bị họ trút cơn giận lên đầu. Lúc này cần tránh xa họ, chờ họ bình tâm lại rồi mới tranh luận. Những kẻ say rượu nói nhảm, kẻ hấp tấp nóng này, kẻ hay giận dỗi ,… bạn đều nên bỏ qua và tránh cãi vã với họ. Tóm lại cần chú ý đến tính cách và tâm lý của đối phương để có xử sự đúng mức. Đó là biện pháp tránh phát sinh  cãi vã tốt nhất.

7. KỴ VIỆC NGỘ NHẬN

Ngộ nhận dễ làm tổn thương đến hình tượng của một con người. Chỉ cần nắm vững các nguyên tắc sau, ta có thể tránh sự ngộ nhận.
Đứng trước bất cứ một vấn đề, nếu có thể giải quyết sau khi quan sát rõ ràng, thì ta nên quan sát tìm hiểu kỹ càng, ví dụ như anh A cho rằng răng của phụ nữ ít hơn nam  giới; anh ta chỉ cần nhờ vợ mình mở miệng để đếm thử thì sẽ có kết quả chính xác, và sẽ không lầm tưởng như trước nữa. Nhưng nếu anh ta có cố chấp, cho rằng mình nghĩ đúng, không chịu kiểm tra, thì anh ta sẽ ngộ nhận mãi mãi.
Tự cho mình là hiểu biết, thực ra chẳng biết gì là một sai lầm nghiêm trọng, nhưng chúng ta thường dễ phạm sai lầm này.
Nếu gặp phải kinh nghiệm của mình thì sao? Lúc đó làm sao phát hiện được sai lầm? Hãy chú ý một khi bạn tỏ ta phẫn nộ về một quan điểm ngược lại với suy nghĩ ban đầu của mình, thì đó chính là dấu vết, một dấu vết tỏ rõ bạn cảm thấy quan điểm của mình xuất hiện nguy cơ một cách không tự giác. Lúc đó bạn nên cảnh giác, hãy tự kiểm tra tư duy của mình, có thể bạn sẽ phát hiện niềm tin của bạn còn thiếu căn cứ.
Hãy tham khảo ý kiện của người khác. Nếu bạn phát hiện kẻ khác cũng có cách nhìn phiến diện, sai lầm như vậy, bạn càng phải tự thức tỉnh. Cách này giúp bạn học được tính thận trọng.
Đối với những người giàu trí tưởng tượng, hãy giả định mình đang tranh luận với người khác ý kiến với mình, để vừa tập năng lực tư suy logic, vừa kiểm tra lại quan điểm của mình xem có chính xác hay không.
Cần đề phòng những ý kiến xu nịnh vì nó khiến bạn dễ đi đến tư duy mù quáng. Hãy khắc phục tâm lý tự phụ bằng cách luôn tự nhắc nhở: Trái đất chỉ là một hành tinh nhỏ trong vũ trụ, cuộc đời của một con người chỉ là giây phút ngắn ngủi so với xã hội loài người. Trong thế giới bao la này, có thể còn có sự sống ưu việt hơn mình.

8. KỴ VIỆC KHÔNG CẦU CÁI “CHUNG”, GIỮ CÁI “RIÊNG”

Nếu hai người hoàn toàn không có lời nói chung, thì không thể kết bạn. Nhưng chữ “chung” ở đây có tính tương đối, ví dụ như có sự yêu thích chung, nhưng cá tính, thói quen, phong cách vẫn có thể “riêng”. Vì giữa người với người, không thể đòi hỏi hoàn toàn giống nhau. Cho nên cần vừa có cái chúng, vừa có cái riêng, mới có thể kết bạn, giúp đỡ và bổ sung cho nhau, vun đắp tình hữu nghị tốt đẹp.
Khi kết bạn, cần xem đối phương là một con người độc lập, không thể đòi hỏi người khác hết lòng chiều bạn.
Có người thích làm quen với những ai giỏi hơn mình, điều này tuy có mặt tốt, nhưng nếu cho rằng ai “kém” hơn là không đáng kết bạn thì quá sai lầm, vì “giỏi” và “kém” chỉ là tương đối, trên thế gian này không có ai là hoàn toàn tốt đẹp. Chỉ chạy theo bạn giỏi, sẽ khiến bạn vừa khiêm tốn, vừa ngạo mạn, dần dần bạn sẽ đánh mất bản thân.
Thật ra, sự chệnh lệch về tính cách, học thức, địa vị, tuổi tác, giới tính, không ngăn cản việc kết bạn. Nếu một mực cố chấp, bạn sẽ mất đi nhiều bạn tốt mà còn tự cô lập chính mình.
Hãy chú ý “cầu cái chung và giữ cái riêng” khi kết bạn.

9. KỴ SỰ THIẾU ĐỘ LƯỢNG

Tính tình hẹp hòi, không độ lượng, thường do những nguyên nhân sau đây gây ra:
1) Dựa vào cái nhìn đầu tiên để đánh giá con người. Con người trên thế gian muôn màu muôn vẻ, tiếc rằng kẻ hẹp hòi lại chia người ta làm từng loại, bỏ qua sự khác biệt của từng người. Ví dụ có người làm quen với vài người miền X, cảm thấy họ rất là tiết kiệm, thì cho rằng tất cả những miền X đều có tính keo kiệt. Thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng đến thái độ giao thiệp của người đó.
2) Đòi hỏi quá đáng: Ví dụ anh A thích sạch sẽ, đòi hỏi mọi người đều phải như vậy, anh ta tỏ ra khó chịu dù chỉ là một chấm đen ở trên áo người khác. Hiện tượng này gọi là “tỏa chiếu tâm lý”, khiến anh ta luôn đo lường hành vi cử chỉ của kẻ khác theo cách riêng của mình, chỉ cần lệch đi một chút là đã tỏ ra đối địch và ghét bỏ.
3) Phóng đại nhược điểm kẻ khác: Con người hoàn thiện là không thể có. Nếu chi vạch lá tìm sâu, thì nhìn người khác sẽ thấy toàn là khuyết điểm và thiếu sót. Từ đó sẽ có ngộ nhận và thiên lệch trong việc đánh giá, điều đó cũng giống như bông hồng có gai, người có định kiến sẽ ghét bỏ bông hồng.
4) Tính tình hấp tấp nóng nảy: Người có thiên kiến hẹp hòi thường có tính nóng nảy, suy nghĩ giản đơn, không quen suy nghĩ vẫn đề trên lập trường của kẻ khác.
Tôn trọng nhược điểm của người khác là tiền đề cơ bản để xây dựng quan hệ tốt đẹp với mọi người. Khoan dung độ lượng hoàn toàn không có nghĩa là nhu nhước vô dụng. Chỉ có những người có tự tin, mới độ lượng với người khác, biết chú ý đến ưu điểm của người khác, không chê bai đủ điều hoặc đòi hỏi quá đáng, ép buộc người ta làm theo ý mình, rập khuôn theo mình. Bởi vì làm như vậy là ích kỷ, đi tới thất bại. Muốn khắc phục tâm trạng này,c ác chuyện gia tâm lý kiến nghị hãy nên biết phục vụ cho người khác, nghĩ nhiều về người khác. Qua đó, giúp bản thân giảm bớt sự phiền não, để mình cảm thấy yên tâm thoải mái và qua đó cũng phát hiện ưu điểm của người khác. Hoặc có khi cần kiên nhẫn chờ đợi để đối phương có cơ hội thức tỉnh, tự thể hiện, điều đó sẽ làm giảm bớt sự căng thẳng trong quan hệ giữa người với người.
Học cách khen ngợi ưu điểm của người khác, là sự biểu hiện của lòng khoan dung độ lượng. Có người cho rằng khen ngợi là giả dối, là xu nịnh. Đây là quan điểm sai lầm, chỉ có những ai có trái tim nhân ái mới thưởng thức được ưu điểm của người khác. Luôn chê bai và khinh miệt, dễ làm mất lòng người khác. Hơn nữa khen ngợi còn là biện pháp tốt để điều tiết quan hệ trong giao tiếp.
Đa số mọi người đều không thích bị chê bai, khinh thị và do đó dễ nảy sinh tâm lý đề kháng. Chỉ có sự khoan dung mới đem lại cho chúng ta niềm vui trong cuộc sống.

10. KỴ TÍNH XẤU

Tính xấu cản trở việc kết bạn, làm bất lợi cho sự đoàn kết và hợp tác với người khác. Đặc trưng của tính xấu là:
1) Không tôn trọng nhân cách người khác, xử sự thiếu tình cảm, không quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của người khác, xem họ như công cụ sai khiến của mình.
2) Những người có tính “tự tôn chủ nghĩa”, chỉ chăm chú đến lợi ích và sự yêu thích của mình, phớt lờ lợi ích và hoàn cảnh của người khác. Họ chỉ tạo được quan hệ nông cạn với người khác.
3) Thiếu chân thành,  giao du kết bạn chỉ nhằm mục đích có lợi cho bản thân mình.
4) Phục tùng quá đáng và luôn tìm cách lấy lòng người khác hoặc chỉ sợ cấp trên, thiếu quan tâm đến cấp dưới.
5) Quá ỷ lại và đánh mất tự trọng.
6) Có tính phản kháng và tính ganh tỵ quá đáng.
7) Có tính đa nghi, luôn đối địch và thiên kiến, dễ đưa mỗi quan hệ với người khác đi vào ngõ cụt.
8) Quá tự ty, thiếu tự tin, xử sự nhạy cảm thái quá, phê bình người khác quá đáng, tự khoe khoang sau mỗi lần hoàn thành công việc.
9) Có tính cô lập, không thích giao du với người khác.
10) Thiên kiến, cố chấp, không nghe lời khuyên, luôn muốn phục thù trả hận.
11) Đề ra yêu cầu, mục tiêu xa vời không thiết thực, luôn có yêu cầu khắc khe với người khác.
Thưa các bạn, nếu bạn mắc phải một trong các tính xấu nêu trên, hãy mau chóng sửa đổi, để khỏi ảnh hưởng đến việc kết bạn, quan hệ giao tiếp, và để khỏi bị người khác đánh giá thấp. Mỗi con người đều cần tự hoàn thiện để đi lên, nhằm thích ứng với cuộc sống xã hội và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
(Nguồn : ditimchanly.org)