Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

25/1 LỄ KÍNH THÁNH PHAO LÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI


KÍNH THÁNH PHAO-LÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI (25/01)

Thánh Phaolô đã viết:" Tôi biết tôi tin vào ai và xác tín rằng: Ðức Kitô là Vị Thẩm Phán chí công có đủ quyền năng bảo toàn Giáo lý đã được giao phó cho tôi. Mãi cho tới ngày Người ngự đến"( 2Tm 1.12; 4, 8 ). Thánh Phaolô đã có một cảm nghiệm sâu xa về Chúa Kitô khi Ngài bị đánh ngã ngựa trên đường đi Ðamas.


1/Rất nhiều người trong số các trẻ em đường phố bị dính vào ma túy, nhiều em đã hiểu được tác hại của ma túy sau thời gian dài khốn khổ vì nghiện ngập. Nhiều em đã quyết tâm cai nghiện, nhiều em đã nhận ra, đã làm lại cuộc đời; nhiều em sau khi cai nghiện thành công đã hợp tác mở ra những trung tâm cai nghiện, để quy tụ các em đường phố về đây để giúp họ thay đổi cuộc đời.
2/Hôm nay Giáo hội long trọng mừng lễ Thánh Phaolo Tông Đồ trở lại.  Trước đây tên ông là Saolo, vào khoảng năm 33-35, khi ông đang trên đường từ Yerusalem đi Damas để bắt bớ các tin hữu Kito giáo, Saolo đã bị một luồn ánh sáng từ trời quật ngã, sau đó ông hoàn toàn thay đổi.
3/Chính Chúa Kito Phục sinh đã đích thân chọn ông làm Tông Đồ. Từ sau cuộc trở lại cho đến hết đời, Thánh Phaolo đi truyền giáo khắp các thành thị của Đế quốc Roma.
4/Chúng ta cũng được Chúa Yesus kêu gọi như Thánh Phaolo. Chúa muốn chúng ta hoán cải để trở về với Chúa và hăng say loan báo Tin Mừng của tình yêu.
5/Trước khi gặp một biến cố đưa Ngài trở lại đạo công giáo bằng một cuộc biến đổi xoay Ngài 180 độ. Đây là một biến cố mà nôm na ta gọi là cải tà quy chính.
6/Thánh Phaolo sinh tại Taxo, thuộc xứ Kilikia vào khoảng năm thứ 5 sau công nguyên. Ngày Ngài chịu phép cắt bì theo luật đạo Do Thái, cha mẹ đặt tên cho Ngài là Saolo, sau này mới đổi thành Phaolo.
7/Cha mẹ ông thuộc nhóm bảo thủ nghiêm ngặt, khắt khe. Vì thế Ngài được giáo dục theo kiểu Do Thái giáo rất cặn kẽ, đồng thời cho ông học thêm nghề dệt để mưu sinh. Năm 15 tuổi, ông được gởi đến Yerusalem theo học với một ông thầy nổi tiếng, đó là Gamali-en.
8/Ở đây ông theo nghề của Cha mình, là nghề Biệt phái và trở thành người nhiệt thành số một lúc bất giờ. Ông thông thạo 2 thứ tiếng: tiếng mẹ đẻ Aram và tiếng Hy lạp. Đó là hai nền văn hóa đúc kết nên con người của ông, làm cho ông có thể đứng vững chắc trong hàng ngũ Do Thái giáo lúc bấy giờ.
9/Ông có hai quốc tịch: Do Thái và Roma. Ông đã lập gia đình nhưng lại góa vợ rất sớm, ông là người hăng say đến độ cuồng tín đối với luật lệ của tiền nhân.
10/Ông từng tham dự vào tiệc đổ máu Thánh Stephano, ông từng hứa sẽ tiêu diệt hết đám tà đạo do Chúa Yesus sáng lập. Ông nhất quyết lôi tất cả những ai tin theo Chúa Yesus ra công nghị và nếu cần thì ông sẵn sàng giết họ.
11/Vào mùa hè năm 36, ông xin phép các lãnh đạo Do Thái và đang khi cầm trát để bắt bớ giết hại người Kito giáo. Lúc ấy ông lên đường đi Damas, một thành phố cách Yerusalem 200km, ông dẫn theo một nhóm tùy tùng hăng say không kém gì ông.
12/Khi xưa khi đến gần Damas vào khoảng giữa trưa thì một sự kiện khác lạ xảy đến đột ngột, một luồn ánh sáng chói lòa ập xuống bao trùm lấy ông, khiến ông ngã ngựa té xuống đất và hai con mắt trở nên mù không thấy gì nữa.
13/Đúng vào lúc đó thì có tiếng gọi đích danh tên ông “Saolo, Saolo, sao ngươi bắt bớ ta?” Theo trí hiểu của dân Do Thái thời đó thì tiếng gọi từ trời như thế chỉ có thể đến từ Thiên Chúa, và được lập lại đúng tên Saolo hai lần. Cũng theo quan niệm Do Thái thì tiếng gọi ấy là của Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa thường gọi tên người ta hai lần trong những lần Ngài muốn nói chuyện với con người.
14/Lúc đó Saolo biết ngay đó là tiếng Thiên Chúa gọi mình, nên ông kính cẩn thưa:“Thưa Ngài, Ngài là ai?”. Bình thường khi Thiên Chúa trả lời thì Ngài thường tự xưng mình là Yave, là Đấng tự hữu, nhưng lần này câu trả lời lại khác hẳn: “Ta là Yesus Nazaret mà ngươi đang tìm bắt”.
15/Câu trả lời này thật là khủng khiếp! Vì sao Saolo biết câu trả lời này là của Thiên Chúa, nhưng ông không ngờ Thiên Chúa chính là Đấng xuống thế làm người mang tên Yesus và bằng lòng chịu chết trên Thập Giá để cứu chuộc nhân loại.
16/Theo truyền thống Do Thái dạy rằng: Chúa là Chúa, người là người chứ không thể có chuyện Thiên Chúa nhập thể và trở nên người-Chúa, và có thể chịu khổ nhục như thế, Đấng mà ông ghen ghét, khinh dễ và cố sức xóa sổ, xóa tên trong lịch sử Do Thái.
17/Câu trả lời ấy chính là một sự thật mà ông không hề ngờ tới. Bắt hại người tin theo Chúa là bắt hại chính Chúa, nếu động chạm đến người tin Chúa là đụng chạm đến con mắt của Chúa, đến chính thân mình Chúa.
18/Hoặc nói theo kiểu vị thầy Gamalien của Saolo: Đánh giặc với Môn Đệ của Chúa Yesus là liều mình đánh giặc, chống lại chính Đức Chúa Trời.
19/Saolo lúc này quá khiếp sợ vì lúc này ông mới khám phá ra sự thật. Nhưng Saolo đã chỗi dậy đi tiếp vào Thành để gặp ông Khanania, là người mà ông được Thiên Chúa báo trước để ông ấy nói cho Phaolo phải làm gì, Phaolo đã đổi đời từ đây.
20/Phaolo đổi đời là quay 180 độ. Ông từ bỏ đạo Do Thái và trở lại Đạo Kito giáo, sau đó Ngài trở thành vị Tông Đồ vĩ đại để truyền bá Tin Mừng của Đức Kito.
21/Qua sự kiện này, chúng ta thấy ở mọi lãnh vực Thiên Chúa đều có thể can thiệp được. Tại sao Saolo đang bắt hại đạo Chúa mà đột nhiên sau đó lại trở thành một Tông Đồ nhiệt thành của Chúa? Đây không phải là một trạng thái tâm lý bệnh hoạn, ảo tưởng, mà đây chính là một phép lạ của Thiên Chúa.
22/Những ai hôm nay đang sống trong tội lỗi, chúng ta hãy xin Chúa can thiệp vào đời sống của chúng ta, đời này không thiếu những con người chống đối, bách hại đạo Chúa, gây muôn vàn khó dễ cho Hội thánh. Xin Chúa hãy là ánh sáng chiếu soi chân lý, xin hãy lấy đi đôi mắt u mê của thân xác chúng con và thay vào đó đôi mắt tâm hồn sáng suốt hơn. Để chúng con nhận ra Chúa là ai và anh em là ai, để con sống như Thánh Phaolo. Amen.
Bài viết của Giuse Luca Trương Đình Nghi
(http://ditimchanly.org/)