Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

MUỐN GÂY DỰNG MỘT ĐOÀN HÙNG TÂM DŨNG CHÍ (2)


ĐOẠN III

BIẾT NHỮNG
PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM CỦA GIÁO DỤC



Có 3 phương pháp :

1)    Phương pháp những người không có phương pháp .
·         Đó là phương pháp của nhiều cha mẹ
·         Đó là phương pháp của số ít nhà giáo dục , thiếu lương tâm . Họ dẫn đưa việc giáo dục ngày nào qua ngày ấy thôi , không theo một chương trình , một phương pháp nhất định .
Bạn hãy tự hỏi một cách thật thà , Bạn có vào sổ đó không .  ( Rồi khi đọc xong quyển này , Bạn nên hỏi lại Bạn câu hỏi đó ) .

2)    Phương pháp những người độc đoán .
Họ một mình định đoạt , sai khiến và cứ chung mà nói họ thường được vâng lời . Họ sung sướng và tự phụ về chỗ đó . Nhưng họ không bao giờ tự hỏi  : Mục đích của giáo dục là ở chỗ vâng lời hay phải hơn là ở chỗ đem các trẻ em đến chỗ tự hiến thân tuân theo mệnh lệnh .

3)    Phương pháp hoạt động , một phương pháp dẫn đứa trẻ đến chỗ biết cộng tác mỗi ngày một nhiều vào công cuộc đào luyện nó , bằng cách khôn khéo tập cho nó biết sáng kiến mỗi ngày một nhiều và dần dần trao cho nó những trách nhiệm một ngày một quan trọng .
Phương pháp này đã được Đức PI-Ô XI  thông qua trong thông điệp “ Giáo dục tuổi trẻ “  và Phong trào chúng tôi chủ trương .






ĐOẠN IV

HIỂU TÂM LÝ CÁC TRẺ VÀ TỪNG TRẺ


Hiểu tâm lý các trẻ và từng trẻ . Hai cái không giống nhau .

1)    Tâm lý các trẻ .
Đó là tất cả vấn đề huấn luyện về khoa tâm lý , Bạn cần phải qua . Bạn đã là một nhà tâm lý biệt tài chưa ?  Bạn đã dự mấy cuộc hội học ?  Đã xem bao nhiêu sách ?
           Nếu Bạn chưa sở trường , Bạn hãy liệu tăng thêm mãi lên  . Bạn hãy dùng  mọi                                
phương sách .

2)    Tình cảnh từng em mà Bạn có trách nhiệm coi sóc .
Có 2 thứ trẻ em .
Hạng trẻ mà Bạn quen biết , hay đến với Bạn và có lẽ Bạn đã hi sinh rất nhiều cho chúng ., còn đối với những trẻ khác Bạn và có lẽ  99% nhà giáo dục , thì không hơi làm gì cho các chúng .
Với hạng trẻ không đến , Bạn  hãy cố gắng để nhận trách nhiệm hạng này cũng như hạng trên .  Bạn đọc tỉ dụ con chiên lạc . Bạn suy nghĩ  . Đột  xướng Phong trào không phải là nhờ mấy cái  thuật hay , hay đổi mới cho nhóm trẻ của Bạn nhưng là lo lắng dìu dắt những trẻ khác cũng là con cái của Cha trên trời như các trẻ yêu quí của Bạn .
Như thế không phải là các chúng sẽ làm H.T. hay D.C. cả , sẽ đều đặn đi dự những hội họp của Bạn đâu .
Nhưng là xin Bạn ngay từ lúc này đây cố gắng bằng mọi phương cách để ảnh hưởng đến các chúng .
Nhưng là một phần lớn các hoạt động của Bạn và của các trẻ yêu qu1i của Bạn kia phải chung qui vào một mục đích là ảnh hưởng đến những trẻ em không đến với Bạn .



ĐOẠN V

QUEN BIẾT MỌI NGƯỜI GIÁO DỤC TRẺ EM



a-    PHỤ HUYNH

Bạn phàn nàn vì cố gắng của Bạn được ít kết quả : “ Phụ huynh không làm gì trợ lực với tôi , có khi lại công kích nữa “ .

-       Này họ không phải giúp Bạn chính Bạn phải giúp họ . Vì theo sự xếp đặt của Thiên Chúa , họ phải có trách nhiệm con cái họ rồi mới đến Bạn .
-       Bạn phàn nàn . Nhưng Bạn đã đi thăm họ chưa  -  đã tổ chức những buổi hội họp phụ huynh  theo lối của  Phong trào để thêm quan niệm giáo dục cho họ chưa .
Bạn đừng bảo là không thể được và họ sẽ không tới đâu . Nhiều chỗ đã tin lời chúng tôi , đã lượm được những kết quả không ngờ .

b-   THÀY DẠY :

“ Học đường dạy chữ chứ không giáo dục “Điều này có thực . Nhất là ở những trường công . Nhưng nếu Bạn đi đúng tinh thần của Phong trào, Bạn phải làm quen với các giáo viên , cho họ biết rõ chương trình giáo dục . Nhiều người thử như thế đã thành công và có nhiều giáo viên bằng lòng cộng tác ít nhiều vào chương trình đó .
Còn đối với thày dạy các trường công giáo nếu họ cũng lo đến việc giáo dục , có lẽ họ sẽ đi một lối khác với Bạn . Như thế sẽ có cuộc phân tranh và lắm thày thối ma . Cho nên Bạn phải thỏa thuận với họ . Bạn đến thăm họ , thăm nữa , thăm mãi cho đến khi đã chinh phục được và bằng lòng cộng tác với Bạn .
Đối với những người dạy bổn cũng thế  .




ĐOẠN VI

CHIÊU TẬP VÀ ĐÀO LUYỆN HƯỚNG DẪN VIÊN
(HUYNH TRƯỞNG )



Mặc dầu giá trị của Bạn to đến đâu , thời giờ dư đến mấy , chuyên môn sở trường thể nào , Bạn cũng không thể đột xướng  Phong trào cho tới cùng được  , nếu Bạn không nhờ đến ít nhiều hướng dẫn viên cộng tác  với Bạn . ( Tôi nói cộng tác chứ không phải là giúp đỡ , hai tiếng không như nhau đâu ) .

Bởi vì :

1)    Phong trào là một tổ chức của Công Giáo Tiến Hành (đại cao trào Công Giáo Tiến Hành của tuổi trẻ đi học ) . Nếu không để giáo hữu tham gia vào việc tông đồ của giáo sĩ thì sao gọi  được là Công Giáo Tiến Hành .

2)    Hướng dẫn viên , lựa chọn trong khắp hoàn cảnh sinh hoạt của các trẻ , sẽ gần các trẻ hơn  . Bạn sẽ là tiêu biểu của tâm tưởng từng nơi , sẽ dẫn đưa các em của họ nhiệt thành gia nhập các Phong trào Thanh niên  .
Bạn chiêu tập hướng dẫn viên .

-       Nơi các học sinh của trường trung học hay ký túc xá .
-       Nơi các nam nữ sinh viên .
-       Nơi các cô gái nhà buôn  những ngày nghỉ chúa nhật  và ngày nghỉ .
-       Nơi ít nhiều công chức có giờ dư .
-       Nơi các bà mẹ trẻ tuổi .
Nhưng người hướng dẫn viên đặc biệt sẽ giúp được Bạn là người mà Bạn chăm lo đào luyện kỹ lưỡng hơn là đối chung với các trẻ .
-       Bảo họ đến học ở ban chỉ đạo hay viết thư học với trung ương .
-       Cùng họ làm việc trong những hội đồng .


                                            ********

Làm được bấy nhiêu cho tử tế , kể là đã đủ dọn đường sẵn rồi , Bạn có thể bắt đầu hành động  .

                       NƠI CÁC TRẺ

                       VỚI CÁC TRẺ

                       NHỜ CÁC TRẺ

Chúng tôi nói với các trẻ và nhờ các trẻ hơn là  “ nơi “ các trẻ . Các trẻ không có đột nhiên kéo nhau vào Phong trào , vì người huynh trưởng đã nhất định đột xướng Phong trào đâu . Nhưng vì đã xướng xuất Phong trào một cách dần dà mà đột nhiên người huynh trưởng thấy các trẻ đã ở trong Phong trào rồi .
Việc đột xướng Phong trào đích thực đó là một việc lâu la chúng tôi gọi là ; “ gây bầu khí “ (climatisation ) .




ĐOẠN VII

GÂY BẦU KHÍ

VIỆC NÀY QUAN TRỌNG , XIN DÀNH CHO ĐOẠN SAU




ĐOẠN VIII


BIẾT CÁCH TỔ CHỨC CỦA PHONG TRÀO


Chúng tôi có ý nói là cần phải biết cách tổ chức đích thực của toàn thể Phong trào , lúc này Bạn chưa cần biết . Cần đến đâu Bạn cứ coi quyển “ Phong trào H.T.D.C. “
Nay xin Bạn để trí tới mấy điều quan trọng sau đây :

1)    Nhất là Bạn đừng chia trẻ làm từng đội hay từng kíp ngay . Như thế chỉ là chia trẻ thành những gói nhỏ và không hợp ý tưởng của Phong trào . Bạn vội vàng chia đội ngay khi chưa gây được một bầu khí tức là phá đổ cả hệ thống . Trái lại Bạn chia trẻ thành Cơ ngay đi  (chia theo tuổi)  .

2)    Bạn giữ đừng phát hay giương giang dấu hiệu , cờ đoàn, cờ đội, quần áo gì cả . Đó là vấn đề liêm chính  và khôn ngoan . Nếu giương giang dấu nọ hiệu kia các trẻ tưởng thế đã là Hùng Tâm Dũng Chí rồi  . Lầm tưởng đó sẽ làm hại cho Bạn đó .

3)     Bạn cứ nói : “ Khi mà chúng ta đã thành Hùng Tâm …. “ để cho trẻ biết rằng còn cái gì đẹp hơn nữa cơ …..


Bạn nên nhớ , Phong trào không phải là việc căn cứ vào tổ chức nhưng căn cứ vào tinh thần .