Năm 2006, Anh Phê rô Nguyễn công Khanh đã góp nhặt và xuất bản cuốn “PHONG TRÀO HÙNG
TÂM DŨNG CHÍ GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG “ , nội dung gồm :
- Bài 1
: Lịch sử Phong trào Hùng tâm Dũng Chí Quốc tế .
- Bài
2 : Lịch sủ Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí Việt Nam .
- Bài
3 : Danh hiệu, mục đích, tôn chỉ, ý lực cơ bản .
- Bài
4 : Khoa sư phạm .
- Bài
5 : Thành phần , điều kiện gia nhập.
- Bài
6 : Nghi thức, đoàn phục , cấp hiệu .
- Bài
7 : Châm ngôn, khẩu hiệu , chào .
- Bài
8 : Điều luật, kinh nguyện, ca phong trào .
- Bài
9 : Qui chế hữu trách .
Đây là đóng góp rất lớn của Anh Ba Khanh trong thời gian các Hôi đoàn hoạt động rất khó khăn những năm trước . Mong Chúa trả công bội hậu cho anh và cho
anh bớt bệnh , khoẻ mạnh mãi để còn đóng
góp cho PT .
Chúng tôi sẽ từng
bước chuyển lên trang blog này những tư liệu của anh .
cuuhuynhtruong
BÀI I
LỊCH SỬ
PHONG TRÀO HÙNG TÂM DŨNG CHÍ QUỐC
TẾ
A-
NGUYÊN
NHÂN THÀNH LẬP
Vào cuối thế kỷ 19, kỹ nghệ bắt đầu phát
triển, nhiều người bỏ miền quê ra tỉnh kiếm việc làm. Cha mẹ bận công việc suốt
ngày, đa số không biết giáo dục con cái ra sao cho hợp với hoàn cảnh mới . Giới
trẻ tiếp tục với môi trường mới khác hẳn với miền quê, từ đó hết
tin tưởng vào cha mẹ, lao mình vào cuộc sống trác tang , ăn chơi biếng nhác .
Trước tình trạng đó nhiều người đã đứng
ra lập các hội “Bảo Trợ Thiếu Nhi” để giúp trẻ vừa chơi vừa học , vừa chơi vừa
làm .Họ kêu gọi các nhà trường mở các trại hè cho học sinh. Các trại hè được
các em hưởng ứng rất đông, thâu đạt kết quả khả quan . Nhờ những trại hè này mà
người ta khám phá ra tâm lý, nhu cầu và khả năng của giới trẻ, để từ đó họ giới
thiệu cho giới trẻ những trò chơi, những khám phá mà trẻ thích thú .
B-
GIAI
ĐOẠN I (1929 -1939 )
Phong trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ được phát sinh do sự đề xướng đầu tiên của
Cha GASTON COURTOIS, biệt hiệu là Jacques Coeur, khi Cha quyết định ấn hành một
tập san mang tên “Journal Coeur – Vaillant “(Tập san Hùng Tâm) số đầu tiên ra
ngày 08/12/1929, chủ trương dung những sự vui tươi của những truyện bằng tranh ảnh
để phổ biến tinh thần Công giáo . Từ đó gây được nhiều ảnh hưởng trong quần
chúng và nhất là trong giới thiếu nhi tại Pháp .
Hồi đó có đến 12.000 hội Bảo Trợ Công
Giáo hướng dẫn 800.000 trẻ em, nhưng không có một đường lối chung .Vì thế năm
1933, để tranh ảnh hưởng với Phong trào thiếu nhi ngoài Ki tô giáo Cha Courbe Tổng
thư ký Công Giáo Tiến Hành Pháp đã thúc dục Cha Courtois dùng tờ Hùng Tâm để tạo
nên một phong trào đại chúng > Ảnh hưởng Hùng Tâm lên cao. Số độc giả tăng
nhanh và hâm mộ tờ báo hết mình .
Song song với việc đó , nhiều nhóm trẻ
trong các hội Bảo Trợ đã tự nhận lấy tên Hùng Tâm, thành những nhóm Hùng Tâm đầu
tiên .
Năm 1935, Thầy Jean Pihan phụ trách một
trang báo mang tên “Góc Đội” để huấn luyện các đội trưởng, đặt nền móng cho
Phong Trào .
Năm 1936, trong thời gian đại hội của Hiệp
Hội Các Phong Trào Công Giáo tại Marseille, đột nhiên các thiếu nhi trong các địa
phận họp nhau lại dưới danh hiệu “Hùng Tâm” . Và sau bản tường trình của Cha
Gaston Courtois, các vị Giám Mục Pháp trong một phiên nhóm vào năm 1936 đã yêu
cầu Cha Gaston Courtois chính thức thành lập Phong trào “Hùng Tâm” . Và cũng
năm 1936, thầy Jean Pihan đã nỗ lực xây dựng căn bản chủ thuyết cho Phong Trào
“Hùng Tâm” .
Năm 1937, sau đó Cha Gaston Courtois
chính thức thành lập một ngành cho thiếu
nữ gọi là “ Ames Vaillantes “ (Dũng Chí) với tờ Dũng Chí . Cũng như tờ Hùng Tâm
, tờ Dũng Chí tiến triển rất nhanh . Chính nhờ hai tờ b áo này mà Phong Trào
Hùng Tâm Dũng Chí được phát động ra bên ngoài nước Pháp . Đên đâu phong trào
cũng thu họach được nhiều kết quả tốt đẹp v à sự hưởng ứng của giới trong và
ngoài Công Giáo .
N ăm 1939, Hội nghị các Cha Tuyên úy
HTDC Pháp v à 72 v ị Giám Mục chính thức nhìn nhận Phong Trào .
C-GIAI ĐOẠN
II ( 1939 -1945 )
Trong thời gian đại chiến
thứ II, Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bành trướng.Các
tờ báo Phong trào vẫn tiếp tục xuất bản mặc dù phải thay hình đổi dạng và làm
việc lén .
Trong thời gian này tiếp
diễn bao nhiêu đau khổ tưởng chừng có thể bóp nghẹt Phong trào, nhưng trái lại
để thanh luyện Phong trào càng thêm sung sức và lớn mạnh .
Năm 1943 -1945 Phong
trào rút được kinh nghiệm trong các môi trường khác biệt, ký kết những thỏa ước
và liên kết với hai phong trào Công Giáo Tiến Hành chuyên biệt người lớn là
Phong trào Thợ Thuyền và Công Giáo Tiến Hành Nông Thôn .
D- GIAI ĐOẠN III (
1945 -1956 )
Phong trào chỉnh đốn
hàng ngũ và phát triển mạnh, nhiều tờ báo được Phon g trào phát triển thêm.
Phong trào ngày càng
thích nghi vào các môi trường khác biệt, cho thấy tính cách rất uyển chuyển
trong việc áp dụng về hình thức . Ngoài ngành Nông Thôn được thành lập từ thỏa
hiệp năm 1944 và ngành Đô Thị đã có từ
trước . Năm 1946, Phong trào đã thỏa hiệp với Thanh niên Hàng Hải Công Giáo để
thiết lập ngàng Hùng Tâm Thủy Thủ, và thỏa hiệp với Thanh Sinh Công Pháp để
thành lập ngành Dũng Chí Thanh Sinh Công .
Như thế trong thời gian này Phong trào đã biến chuyển dần
dần đền một hoạt động Công Giáo Tiến Hành Thiếu Nhi, làm việc chặt chẽ với các
Phong trào khác .
Ngay từ các năm 1938-1939, các nhà truyền giáo Pháp đã rất
tin tưởng Phong Trào HTDC nên đã không ngần ngại tung ra các nơi họ làm việc, trong những nước
chịu ảnh hưởng Pháp.
·
Tại Âu Châu
: đã có Hùng Tâm Dũng chí các nước : Espagne , Italie ,Portugal, Suisse.
·
Tại Mỹ
Châu : Hùng Tâm Dũng Chí cũng phát tiển không ngừng : Brésil, Canada,Chili, Colombie, Equateur,
Guadeloupe et Martinique, Mexique, Pérou, Uruguay, Venezuela ...
·
Tại Phi
Châu : Hùng Tâm Dũng Chí bành trướng khắp nơi : Sénégal,Dakar, Ziguin, Guinée,
Soudan, Côte d’Ivoire, Gabon, Congo thuộc Pháp, Dahomey, Madagascar, Bénin,
Bukinafaso, Cameroun, République CentraFricaine, Egypte, Mali, I’lemaurice,
I’le de la Réunion, I’Rodriguez, I’les Seychelles, Tchad, Togo .
·
Tại Á
Châu : từ năm 1938, Phong trào đã khai sinh tại các nước Viễn đông thành một vết
dầu loang : Đại Hàn, Hồng Kông, CaoMên, Ai lao, Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba,
Nhật Bản, Tích Lan , Jordanie, Liban, Syrie, Việt Nam .
·
Tại Việt
Nam : Chợ Lớn, Sài Gòn, Đà lạt đều có hai nhóm : một cho trẻ em Viện Nam và một
cho trẻ em Âu Châu . Phong trào Hùng Tâm Dũng Chí cũng lan tới Hà nội năm 1942
.
Từ đó
văn phòng HTDC các nước ngoài Pháp được thành lập . Hai tờ báo được xuất bản
riêng cho HTDC các nước là “ Báo Hải Ngoại “ (1947) và “ Giao Điểm “ (1956) .
Năm
1953, nhiều Hướng dẫn viên và Tuyên úy HTDC các nước Algérie, Maroc, Việt Nam, Côte d’Ivoire, Madagascar, Hartique, Bỉ
, Áo .... đã về dự một cuộc họp mặt với tư cách Hữu Trách Hùng Tâm Dũng Chí
Pháp .
Năm
1958 : Thành lập Ủy Hội Quốc Tế của Phong Trào .
Năm
1962 : Họp mặt Quốc tế lần thứ nhất của Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí gồm nhiều
ngành thiếu nhi, gồm 23 phái đoàn của 25 nước có HTDC tham dự .
Năm
1963 tổ chức cho ngày Quốc Tế HTDC vào
ngày 5 tháng 5.
Năm
1965-1966 : Kỷ niệm 30 năm Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí . Đến đây Phong trào đã
có mặt tại 50 quốc gia trên thế giới .
Cũng
năm 1966, Phong trào HTDC họp mặt quốc tế lần thứ nhì tại La Mã và chính thức
là một Phong Trào Quốc Tế với danh hiệu mới : “ PHONG TRÀO QUỐC TẾ TÔNG ĐỒ THIẾU
NHI” .
Từ đấy
Đại Hội Quốc Tế của Phong Trào cứ 4 năm nhóm một lần, năm 1970 tại Monaco, năm
1974 tại Yaounde Cameroun v.v..... và
Phong trào không ngừng lớn mạnh .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét