Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ THIẾU NHI (5)


IV
PHONG TRÀO CỦA CHÚNG TA

I.              SỨ MỆNH CỦA PHONG TRÀO.
Sứ mệnh của Phong trào không tách rời khỏi sứ mệnh của Giáo hội. Trái lại, nó tham dự vào một cách sâu xa, chặt chẽ.

Sứ mệnh của Giáo hội chính là loan báo Chúa Giê su Ki tô và tỏ bày sự hiện diện của Ngài trong tâm hồn mọi người và trong thế giới. Tin Mừng phải được loan báo cho mỗi người trong những điều kiện cụ thể của cuộc sống, giàu, nghèo, có ân sủng hay tội lỗi. Mỗi người được tự do theo ý muốn đáp lại tiếng gọi của Chúa. Nhận Chúa Ki tô, đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa, cũng chính là nhận anh em, giúp họ, đến lượt họ, cũng đáp lại tiếng gọi đó.
Chính Giáo hội giúp loài người nghe tiếng gọi đó và trả lời :
_ Giáo hội là trung gian giữa Thiên Chúa và mỗi người,
_ Giáo hội chính là Chúa Giê su Ki tô hiện diện giữa mọi người.

A.- PHONG TRÀO THỰC HIỆN GIÁO HỘI TRONG THẾ GIỚI TRẺ CON : CHÍNH CHÚA GIÊ SU KI TÔ HOẠT ĐỘNG TRONG THẾ GIỚI TRẺ CON BẰNG CHÍNH TRẺ CON.
            Để đạt tới đó, Phong trào đồng thời chủ trương tất cả:
+ giúp trẻ em NẢY NỞ, thật sự là những TRẺ EM HẠNH PHÚC;
+ giúp trẻ em LÀM CHỨNG bên cạnh các trẻ em khác nơi chúng sống và KI TÔ HÓA tất cả cuộc sống giữa trẻ em với nhau;
+ giúp trẻ em tùy khả năng Ý THỨC những việc chúng làm chính là HÀNH ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI.
            Chúng ta nhắc lại ba điểm đó kế tiếp nhau.
1)    GIÚP TRẺ EM NẢY NỞ, THẬT SỰ LÀ NHỮNG ĐỨA TRẺ HẠNH PHÚC:
Chúng ta có hồn có xác. Tất cả hữu thể của chúng ta được Chúa kêu gọi. Tất cả con người được ràng buộc vào Chúa.
Sự phát triển của một hữu thể, sự nảy nở các năng lực của nó thiết cần cho sự thành công đời nó.
“Ân sủng không tái tạo bản tính, ân sủng nâng nó lên trên chính nó bằng cách khai thác các tài nguyên gặp thấy nơi nó. Trừ ra phép lạ, còn thì một con người ti tiện không bao giờ trở nên một đại ki tô hữu” (P.Sage).
Vì thế Phong trào phải giáo dục các giá trị người của trẻ em. Sự nảy nở trí tuệ, tâm hồn, ý chí đứa trẻ, tất cả những gì Thiên Chúa đã gieo mầm trong nó, không phải, cũng không thể là là cái gì tùy tiện, tạm bợ. Phong trào phải giúp mỗi đứa trẻ phát triển trong nó thiên chức làm người của nó. Làm như thế, Phong trào chuẩn bị các trẻ em đáp lại tiếng Chúa gọi cách hoàn hảo hơn. Tất cả sự nảy nở về con người đem đứa trẻ tiến lên gần Chúa và làm cho nó càng thêm sẵn sàng cho ân sủng hoạt động mà nó đã tiếp nhận khi chịu phép rửa tội hoặc nó được gọi tiếp nhận 
Việc huấn luyện người đó được thực hiện phụ thuộc vào cái nhìn sâu xa, cái khái niệm ki tô giáo của chúng ta về con người trong kế hoạch của Thiên Chúa .
Một nền giáo dục Ki tô giáo chân chính hướng dẫn đứa trẻ kết hợp chặt chẽ với Đức Ki tô và yêu thương những người khác trong đức Kitô. Hai chiều hướng đó không thể tách rời nhau.
“Nếu ai nói rằng: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại không yêu thương anh em hắn, là kẻ nói dối. Ai không yêu thương anh em mà hắn thấy, cũng không yêu mến Thiên Chúa mà hắn không thấy. Phải, đó là chỉ thị chúng ta đã nhận lĩnh nơi Ngài: là ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình” (I Gioan IV, 20).
+ Vì thế, Phong trào chủ trương giúp mỗi đứa trẻ tự bản thân đáp lại, hoàn toàn tự do, tiếng gọi của Chúa, tiến lên theo nhịp điệu riêng trong ơn gọi của nó.
+ Phong trào đồng thời cũng chủ trương giúp nó yêu thương những người khác, hết thảy những người khác tự nhiên nó gặp, “như Chúa Giê su đã yêu thương chúng ta”, nghĩa là sống trong bác ái.
            Việc giáo dục đó hướng dẫn trẻ em hành động và phản ứng với tư cách ki tô hữu trong những chi tiết của nếp sống hằng ngày.
2)    GIÚP TRẺ EM LÀM CHỨNG BÊN CẠNH CÁC TRẺ EM KHÁC NƠI CHÚNG SỐNG VÀ KI TÔ HÓA TẤT CẢ CUỘC SỐNG GIỮ TRẺ EM VỚI NHAU:
Ở khắp nơi, khắp năm châu bốn bể, trẻ em sống, chúng tự động tổ chức với nhau.
Giáo dục như chúng ta vừa phác họa đưa trẻ em đến chỗ tăng thêm giá trị bản thân, lớn khôn lên, cởi mở với những người khác, tiếp đón họ, trở nên động lực trong những môi trường chúng sống.
+ Các trẻ em sống phù hợp thêm với Phúc âm như thế, đối với những người chung quanh là một bằng chứng sống của Chúa Ki tô. Chúng là một câu hỏi cho những người khác.
+ Bằng hoạt động hăng say và được nâng đỡ bởi những phương tiện khác nhau mà Phong trào đem lại cho, chúng có thể ảnh hưởng sâu xa đến những nhóm khác nhau mà chúng tham gia, ki tô giáo hóa từ bên trong những nhóm đó, nghĩa là cho Đức Ki tô hiện diện thêm và hành động bằng bầu khí vui tươi, thân hữu, bác ái mà chúng góp phần gây nên.
            Đấy thật là Giáo hội hiện diện, một hành động Giáo hội mà chúng xác định như thế. Là những chứng nhân thật của Đức Ki tô trong thế giới trẻ con, chúng làm cho Nước Chúa tiến triển trong thế giới đó.
3)    GIÚP TRẺ EM TÙY KHẢ NĂNG Ý THỨC NHỮNG VIỆC CHÚNG LÀM ĐÃ LÀ HÀNH ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI.
Trẻ em có khả năng theo đuổi một việc tông đồ vừa tầm vóc chúng.
Điều quan hệ là giúp chúng khám phá dần dần ý nghĩa và giá trị việc chúng làm. Để bằng chứng của chúng đạt được tất cả sự phong phú của nó, nó cần phải bằng cách này hay cách khác dễ thấy, rõ rệt đối với những ai nó muốn nhằm.
Vì thế, trẻ em cần phải được sự giúp đỡ khám phá Chúa Giê su Ki tô hiện diện trong cuộc sống, ở giữa cuộc đời chúng. Chúng cần phải ý thức nhân danh những ai và cho những ai mà chúng hành động, để đến lượt họ, họ có thể cũng tuyên bố như thế. Thế giới trẻ con sẽ được giảng Phúc âm tùy theo mức độ chính trẻ em, những ki tô hữu ý thức, mạc khải Chúa Giê su Ki tô cho.

Những nhóm trẻ em, nhờ hành động cải tạo của chính chúng, có thể trở nên những cộng đồng thật sự, tiến bộ trong đức Tin, Cậy, mến. Những tế bào đích thực của Giáo hội, giúp trẻ em khám phá theo tầm vóc chúng. Giáo hội sống và hoạt động.

B.- PHONG TRÀO CŨNG GIÃI BÀY CHO GIÁO HỘI BIẾT THẾ GIỚI TRẺ CON.
          
         Để có thể suy nghĩ và tổ chức Mục vụ, Giáo hội cần biết rõ thêm về cuộc sống các cá nhân. Một phong trào như phong trào của chúng ta phải thường xuyên đem lại những gì nó ghi nhận về cuộc sống trẻ em.
          
           Trẻ em có thể phát biểu trực tiếp một cách khó khăn. Phong trào có phận sự tự đảm nhận làm phát ngôn viên của chúng, nói nhân danh chúng, đòi hỏi cho chúng.
+ PHONG TRÀO PHẢI MẠC KHẢI THẾ NÀO LÀ TRẺ EM: những phong phú, những yếu hèn. Phong trào cũng phải bày tỏ trước mặt mọi người trẻ em có khả năng thế nào, chúng làm được gì theo trình độ của chúng để Chúa trị đến.
+ PHONG TRÀO PHẢI GIÚP CÁC THANH NIÊN, NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Ý THỨC VỀ SỰ GIÚP ĐỠ họ có bổn phận đem đến cho trẻ em, bằng một hoạt động trực tiếp bên cạnh chúng hoặc bằng một hoạt động hữu ích cho chúng.
+ PHONG TRÀO PHẢI LÀ LỜI KÊU GỌI THƯỜNG XUYÊN GỬI ĐẾN GIÁO HỘI để người ta lưu tâm đến trẻ em, suy tư đến tình trạng của chúng, tìm tòi những giải pháp thích đáng…
+ PHONG TRÀO PHẢI GIÚP CÁC THANH NIÊN, NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH ĐẶT VÀO KINH NGUYỆN CỦA HỌ, phép Thánh Thể, toàn bộ cuộc sống của trẻ em.

            II.- NHỮNG Ý - LỰC:
            Trẻ em cần phải biết chúng thuộc về “Đức Ki tô”, chúng đã dấn thân theo Chúa, cùng với Chúa. Chúng cần ý thức toàn thể chúng là Giáo hội trên đường tiến và chúng có thể đặt tin tưởng vào sức mạnh của người, đồng thời đem lại cho người cái động lực của chúng. Đó là một lý tưởng cao cả, mà hoạt động trong Phong trào sẽ giúp khám phá sức mạnh cảm kích. Trẻ em cần phải khám phá ra rằng với những trẻ khác, đông đảo, chúng xây dựng một Phong trào của Giáo hội, chúng là Phong trào đó, chúng là Giáo hội.
            Những điều trên đây được thực hiện nhờ những phương tiện sẽ nói sau, quy tụ vào ba ý tưởng trung tâm, gọi là những ý lực:
            _ Thiên Chúa là CHA chúng ta. Chúng ta là con cái Chúa. Ngài gọi chúng ta tham dự vào sự sống thần linh của Ngài. Đấy là lý do khiến chúng ta VUI TƯƠI : GIÁNG SINH.
            _ Thiên Chúa gửi xuống cho chúng ta CON Ngài, Đức Ki tô đến cứu vớt chúng ta. Chúng ta tham dự vào sứ mệnh cứu chuộc của Ngài. Việc này đòi chúng ta phải can đảm, mạnh mẽ, HÙNG DŨNG : PHỤC SINH.
            _ Hết thảy chúng ta hợp nhất với nhau nhờ THẦN LINH của Ngài. Cùng với hết thảy bạn bè, cùng với mọi người, chúng ta xây dựng Nước Chúa khắp nơi, trong lớp học, trong làng xóm, trong khu phố chúng ta… Chúng ta xây dựng trong tình yêu thương BÁC ÁI : HIỆN XUỐNG.
            Những ý tưởng đó thấm nhuần tất cả cuộc sống, tất cả hoạt động, các phương tiện của Phong trào. Chúng có thể cảm hứng cả các châm ngôn, khẩu hiệu… nhưng phải coi chừng đừng làm mất cái ý nghĩa sâu xa của chúng vì quá lạm dụng chúng như thế hay biến chúng thành cái gì quá bề ngoài. Chúng để lại những xác tín còn mãi suốt đời.
            Đức Cha Pierard (1) đã diễn tả các điểm này khi nói với những người hữu trách khắp thế giới trong cuộc Họp mặt Quốc tế Hùng Tâm Dũng Chí tại Paris tháng bảy 1962: “Chúng ta được phép vui mừng ghi nhận rằng cái tinh thần, các phương pháp, các tìm tòi, hoạt động của các Phong trào Hùng tâm tham gia vào những nổ lực của Giáo hội; đáp ứng những nhu cầu của thế giới; khi cổ võ một cách hữu hiệu từ sự ưng thuận bên trong của đức tin bước sang sự dấn thân bên ngoài bằng cách giúp trẻ em thắng vượt thế giới trẻ con của chúng và cả thế giới người lớn với tư cách những người đã lĩnh phép rửa tội vui tươi, những người đã chịu phép thêm sức anh hùng, những người anh em đang nổ lực yêu thương và phụng sự như Chúa Giê su đã yêu thương chúng ta”.
                        III.- PHONG TRÀO LÀ MỘT PHONG TRÀO TÔNG ĐỒ CẢNH VỰC.
_ MỖI ĐỨA TRẺ CÓ CUỘC SỐNG RIÊNG CỦA NÓ VỚI NHỮNG PHONG PHÚ, NHỮNG GIỚI HẠN:
            + Nó có một tuổi, một tính khí nào đó…
            + Nó sống trong một hoàn cảnh gia đình nào đó, trong làng xóm, trong khu phố, trong nội trú…
           + Nó chịu ảnh hưởng khác nhau của tập thể mà thế giới chúng ta đem lại cho nó: báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh, quảng cáo, những luồng dư luận…
            + Nó sống những biến cố và những hoàn cảnh đụng chạm đến nó, gần hay xa…
            Nó sống tất cả những cái đó rất khác tùy ở nền giáo dục nó hấp thụ, tùy ở tâm trạng những người chung quanh nó, tùy ở môi trường nó tham gia.
_ NHỮNG NHÓM TRẺ EM TỰ PHÁT CŨNG ĐƯỢC ĐÁNH DẤU BỞI CHÍNH NHỮNG YẾU TỐ ĐÓ. Trẻ em gặp gỡ nhau thường thường do sự gần gũi: cùng trường, cùng xóm, cùng được hấp thụ một lối giáo dục…
            Vì thế, Phong trào chủ trương lúc thực hiện, phải quan tâm đến những môi trường xã hội của trẻ em, những cộng đồng sở tại, về văn hóa và tôn giáo mà chúng dự phần.
            Phong trào tự đặt mình trong hàng ngũ các Phong trào được gọi là “Tông đồ cảnh vực” hoạt động trên bình diện thanh niên và người trưởng thành bắt đầu đi từ những tiên kiến căn bản giống nhau.
            IV.- PHONG TRÀO NHẰM NHỮNG AI ?
            Các trẻ em đều bình đẳng trong kế hoạch của Thiên Chúa, thì các chúng không có lý do gì mà không thuộc phạm vi sứ mệnh của Phong trào :
+ chúng khỏe mạnh hay tàn tật,
+ ở bất luận môi trường, hoàn cảnh nào,
+ có học đạo hay không, ngoại giáo hay Ki tô hữu.
            Chắc hẳn cần phải châm chước, thích nghi, đặc biệt là đối với những em không công giáo, như sẽ nói rõ ở phụ lục I cuối tập này.
            CHÚNG TA CÓ THỂ TÓM TẮT TRONG MẤY TIẾNG BẢN CHẤT CỦA PHONG TRÀO KHI GỌI NÓ LÀ
+ MỘT PHONG TRÀO.
_ giáo dục, được thực hiện bằng phương thức một Phong trào thiếu nhi, như thế, bằng một cách độc đáo đối với các lực lượng giáo huấn khác, điều đó giả thiết một khoa sư phạm và một phương pháp thích hợp.
_ tông đồ, để cho chính trẻ em tham gia vào việc rao giảng Phúc âm cho thế giới trẻ con của chúng.
+ MỘT PHONG TRÀO
_ cho trẻ em khởi công hoạt động ngay từ giờ, từ hôm nay của cuộc sống trẻ con chúng :
            “Phong trào … lôi cuốn trẻ em làm việc tông đồ cảnh vực của chúng bằng sự luyện tập có tính cách giáo dục và đã có hiệu năng” (Đức Cha Garrone)
_ nhờ đó, chuẩn bị trẻ em ngày mai trở nên những thanh niên, những người trưởng thành chiến sĩ mà thế giới cần đến họ rất nhiều.


                                                                                             (Còn tiếp)
                                                                                            

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét