GIÁO LÝ TÍN LÝ - BÀI 5: TIN KÍNH
Trong
Kinh Tin Kính, chúng ta nói : “Tin Kính”, chứ không nói : “tin có”. Đạo Công
Giáo không phải chỉ là “Đạo Hữu Thần” (tin có Thiên Chúa…), nhưng còn là “Đạo
Kính Thần” (Thờ Kính Thiên Chúa) đúng mức.
Có
những người, những lý thuyết chủ trương có Thần, có Chúa, nhưng ông Chúa ông
Thần đó không để tâm gì đến loài người chúng ta, chẳng cần gì loài người ; nên
loài người chỉ cần sống “đạo làm người” là đủ !
Đạo
Công Giáo tuyên xưng niềm tin khác hẳn : “Tôi tin Kính”. Nghĩa là tôi tin và
tôi tôn kính Chúa ! Thờ phượng Chúa ! Kính yêu Chúa! Sẵn sàng làm theo ý Chúa!
1. Tại sao Đạo Công Giáo lại có niềm Tin như vậy ?
Vì
Đức Tin Công Giáo đâu có dựa vào suy luận của trí khôn hay khám phá của con
người ! Đức Tin Công Giáo dựa vào Mạc Khải của Thiên Chúa trong lịch sử. Nên
khi nói lên niềm tin, người Công Giáo không chỉ nói lên sự tin vào thực hữu của
Thiên Chúa (có Chúa hay không ?). Nhưng là nói lên niềm tin của mình đối với
tất cả những điều Thiên Chúa tỏ ra cho loài người qua trung gian Chúa Giêsu
Kitô.
Chính
vì thế, Đức Tin Công Giáo không phải để trả lời câu : Đạo Công Giáo hữu thần
hay vô thần ?!… Vì như ta thấy, cả Kinh Tin Kính đều bao gồm những sự kiện lịch
sử, y như Chúa đã tỏ ra dần dần trong thời gian : đời sống Chúa Giêsu Kitô, sự
nghiệp biến cố trong đời Ngài, Giáo Hội Ngài lập, lời hứa đời sống vĩnh cữu…
Niềm
tin Công Giáo kèm theo ngay một thái độ rõ ràng : “Tôi tin Kính” !
2. Thái độ đó thế nào ?
Thánh
Kinh đã lên án gắt gao những người tin, biết Thiên Chúa, mà không có thái độ
tương xứng.
Rm 1,21: lên án “những người biết Chúa, mà không dành cho Chúa vinh danh và lời cảm tạ xứng đáng”.
Rm 1,21: lên án “những người biết Chúa, mà không dành cho Chúa vinh danh và lời cảm tạ xứng đáng”.
Chính
Chúa Giêsu trong Phúc Âm cũng lên án :
“Nếu
Ta không đến, nếu Ta không nói với chúng, thì chúng không có tội ; nhưng bây
giờ thì chúng không thể chữa mình được nữa”(Ga 15,22).
Đức Tin phải kèm theo thái độ !
Đức Tin phải kèm theo thái độ !
Thái
độ của người Công Giáo gói ghém trong chữ “Kính” đặt sau chữ “tin”, có thể diễn
tả ra bằng 2 cách : Sống phụng vụ và sống hành động.
Sống
phụng vụ: lòng tin kính Thiên Chúa được diễn tả bằng lời ca ngợi Thiên Chúa cực
thánh, cực hoàn hảo, toàn năng, toàn ái…, và đối với loài người, dựa theo tất
cả những điều Thiên Chúa đã ban bố trong chương trình tạo dựng và cứu chuộc,
lòng tin kính sẽ diễn ra trong sự nhìn nhận quyền tuyệt đối của Thiên Chúa và
sự biết ơn, lòng thần phục và trông cậy tuyệt đối của con người vào Thiên Chúa.
Sống
hoạt động: lòng tin kính Thiên Chúa sẽ được diễn tả trong sự chấp nhận và tận
hiến đời mình để thực thi ý Thiên Chúa như Ngài đã tỏ cho biết.
Nói
cách khác, nếu niềm tin Công Giáo là niềm tin vào Mạc Khải của Thiên Chúa trong
lịch sử, thì niềm tin đó có những tính cách của các sự kiện được mạc khải.
Mạc
khải của Chúa trong lịch sử là mạc khải một chương trình hạnh phúc cho nhân
loại do tình yêu vô biên của Thiên Chúa thực hiện và hứa hẹn bảo đảm trong Chúa
Kitô. Vậy Niềm Tin vào Mạc Khải đó nhất định là đi đôi với sự vui mừng, ngợi
khen, cảm mến Thiên Chúa để rồi diễn tả bằng sự sẵn sàng sống theo như ý Thiên
Chúa.
Đức
Tin Công Giáo luôn đi kèm với Đức Cậy, Đức Mến là vì thế !
Đề tài trao đổi
Người ngoài Kitô giáo tin Trời và người Kitô giáo tin Thiên Chúa, khác nhau thế nào ?
Tại sao Đức Tin, Cậy, Mến lại luôn đi với nhau ?
Lm. Anton Trần Văn Trường
(nguồn : giaolyductin.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét