Trong "NĂM ĐỨC TIN " và nhất là trong những ngày sửa soạn cho Trại Thánh Linh III với chủ đề "SỐNG ĐỨC TIN " sắp tới , để kỷ niệm 50 năm thành lập HTDC ĐN , và ngày giỗ 40 năm Cha Anton Bùi Hữu Ngạn ;
Chúng tôi xin phép được trích đăng lại loạt bài của Lm. ANTÔN TRẦN VĂN TRƯỜNG - một trong những Lm cộng tác chặt chẽ với Cha cố Antôn trong việc thành lập Phong trào HTDC ở Đà Nẵng lúc khởi đầu - về Đức Tin và sự tuyên xưng Đức Tin của người Công giáo trong KInh Tin Kính . Loạt bài này đã được đăng vào đầu năm 2012 trong trang giaolyductin.net của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuôc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam .
Mời các bạn theo dõi .
cuuhuynhtruong
ĐỨC TIN CÔNG GIÁO LÀ MỘT ƠN CHÚA
1. Nhận định về Đức Tin
Chúng ta cùng ôn lại
đoạn 9 của Phúc Âm theo Thánh Gioan. Đây là câu truyện phép lạ Chúa làm cho
người mù từ khi mới sinh thấy được. Và kết quả là người mù được sáng mắt thể
xác, và nhất là anh ta đã nhận ra Chúa Giêsu (Ga 9,38) ; trái lại, những
người Pharisiêu sáng mắt thể xác, nhưng trở thành mù tâm hồn(Ga 9,39). Và
Chúa coi cái mù tâm hồn này là do chính họ và đó là một tội (Ga 9,41).
Quả thực, cùng đứng
trước cùng một sự lạ hiển nhiên : một người ăn xin mù từ khi lọt lòng mẹ, nay
chốc lát được xem thấy…, và người làm sự lạ đó không dùng thuốc men hay dụng
cụ y khoa nào, có chăng là chút bùn bôi vào mắt (một thứ làm cho mù thêm thì
có !) để rồi đi rửa ở giếng Siloe, một giếng công cộng, nước thường, chẳng
làm sáng mắt được ai bao giờ!… Đứng trước sự kiện đó, người ăn mày dốt nát
nhận ra : Người mở mắt người mù nhất định phải là do Thiên Chúa mà đến và có
quyền năng của Thiên Chúa, Đấng toàn năng là chủ mọi sự ! (Ga 9,33). Trái lại
những người Pharisiêu cố chấp không biết suy nghĩ nhận định gì hơn là chiều
theo tính tự ái nhục mạ anh mù (Ga 9,34).
Kết quả : anh mù tin, còn người Pharisiêu không tin, cố chấp !
Nhận định về câu
truyện trên hay những câu truyện khác giống vậy, ví dụ truyện Lazarô được
sống lại (Ga, 11), chúng ta có thể kết luận :
a.
Đức Tin không phải là hậu quả tất yếu, hay máy móc : thấy sự lạ, nghe nói
đúng, là tin ! Nhưng là còn tuỳ thuộc sự tự do của con người nữa. Chính sự tự
do của con người này là nguyên nhân trực tiếp của Đức Tin.
b.
Đức Tin là một ơn Chúa ban : Chúa đi trước, Chúa đề nghị…, nhưng con người có
thể từ chối, cản lại ; và đấy chính là gốc rễ của tội.
2. Đức Tin là ơn Chúa ban
Tại sao chúng ta lại
nói Đức Tin là Ơn Chúa ? Và nói như vậy, ta phải hiểu thế nào ?
Trước hết ta không
thể đi vào cái vòng luẩn quẩn : vì Đức Tin là Ơn Chúa ban, tôi không có được
Đức Tin là vì Chúa không ban ơn Đức Tin, để rồi kết luận : nên tôi cũng chẳng
có tội gì !
Sở dĩ luẩn quẩn như
vậy chỉ vì chưa hiểu rõ “Đức Tin là Ơn Chúa” thế nào ?
Đức tin là Ơn Chúa
vì :
-
Chính Chúa là Đấng cao cả như thế mà đã đoái hoài đến tôi : nói truyện với
tôi, tỏ cho tôi biết Ngài, biết ý định của Ngài, và hơn hết là tỏ tình yêu
thương tôi và yêu cầu tôi tin Ngài ! Trong đời sống con
người với con người, cách cư xử như thế chẳng phải là một ân huệ sao ?
-
Người làm Trung Gian giữa Chúa và loài người, chính đó còn là một Ơn Chúa !
hay là hiện thân của Ơn Chúa ! Địa vị Trung Gian này, đặc biệt và hoàn hảo
nhất phải kể Chúa Giêsu : Ngài là Trung Gian để tỏ Thiên Chúa cho ta, mà còn
là Trung Gian để thực hiện những điều Chúa tỏ ra nữa.
Vì thế, Chúa Giêsu
trở thành đối tượng của Đức Tin. Mà chính Chúa Giêsu là Ơn Chúa :
“Một con trẻ đã được ban
cho ta” (Is
9,5) ; “Chúa yêu trần gian đến nỗi đã ban cho trần
gian Con Một Ngài”(Ga 3,16).
-
Đức Tin chứa đựng bao hồng ân : làm nghĩa tử Chúa, hưởng gia tài Chúa, sống
lại vinh hiển…
Đức Tin là Ơn Chúa
xét theo cả nguồn gốc lẫn hậu quả ! Và đó là một ơn hoàn toàn ban nhưng
không; Chúa không ban ta không thể có Đức Tin được ! Nếu Chúa Con không xuống
thế, nếu Chúa không lập ý định yêu thương về loài người, làm sao ta tin được
? Vì có đối tượng đâu mà tin ?
Và ở đây, ta cần nhớ
câu Chúa Giêsu nói với người đàn bà ở Samaria : “Nếu Chị biết Ơn Chúa
!” (Ga 4,10).
“Ơn Chúa” đây là Ơn
Đức Tin, mà ở cuối đoạn Phúc Âm đã nói tới (Ga 4,42).
3. Những
cản trở đón nhận Đức Tin
Ơn Chúa ban, nhưng
là ban cho con người có tự do, và Chúa tôn trọng sự tự do đó, vì Chúa đã dựng
nên sự tự do.
Chúng ta thấy Chúa
Giêsu, hiện thân của Thiên Chúa và cũng là hiện thân của Ơn Đức Tin, đã ăn ở
thế nào trong việc đề nghị Đức Tin cho nhân loại ?
Chúa đi rao giảng
tối ngày, Chúa làm những sự lạ để dẫn chứng : ai tin, Chúa bằng lòng, khen,
thưởng (Mt 15,28 ; 16,17 ; Lc 7,9…) ; ai không tin, Chúa trách móc la rầy (Mt
11,20-24 ; Ga 8,24…) ; chưa tin, Chúa dẫn chứng lập luận (G 7,18 ; 5,39 ; Lc
24,27…) ; cố chấp không tin, Chúa lên án (Mt 21,18-19.23-33) và Chúa khóc
thương than vãn (Mt 23,37-39 ; Lc 19, 41-44).
Tóm lại, đối với
Chúa, con người thực sự có tự do, mặc dầu Chúa vẫn biết trước cái tự do ấy
sẽ như thế nào: Chúa biết trước Phêrô sẽ chối Chúa 3 lần, Giuđa sẽ phản bội,
các môn đệ bỏ Chúa trốn đi…
Vì thực sự có tự do,
nên con người thực sự có trách nhiệm, thực sự có tội hay có công.
Vậy cái gì đã làm
cho con người không chấp nhận Ơn Đức Tin do Chúa đề nghị ?
Dụ ngôn “người gieo
giống” (Mt 13,4-8.18-23) đã nói rõ những nguyên nhân cản trở việc chấp nhận
đó : tính nhẹ dạ, hay thay đổi, thiếu bền chí, rồi tiền tài, danh vọng, bận
tâm lo việc đời, quyến rũ của khoái lạc. Chỗ khác Chúa nói thẳng : “Các người
tin sao được, vì các người ham danh vọng loài người ?! (Ga 5,44)
Về tiền tài cũng thế
(Mt 19,16-24). Dụ ngôn các người được mời dự tiệc tìm cách thoái thác (Lc
14,16-20) cũng giúp ta thấy thực trạng những con người từ chối Đức Tin : con
người bận tâm để ý đủ mọi chuyện, trừ ra tiếng gọi Đức Tin !
Đề tài trao đổi
1. Dụ ngôn “người gieo giống” giúp chúng ta
phải sống Đức Tin thế nào ?
2. Giúp người khác có được Đức Tin (truyền
giáo) ta cần phải lưu ý những điều gì ?
Lm. Antôn Trần Văn Trường
|
Nguồn :
giaolyductin.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét