Nụ cười tươi.
Giá một nụ
cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm
bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai
đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác. Một nụ cười – vốn
liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó
mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ
còn mãi mãi ghi nhớ. Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười. Nụ
cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ
cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can
đảm cho người nản chí, hoang mang.
Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó không
cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà
nở một nụ cười với người đó. Bởi vì không ai cần đến nụ cười cho bằng người
không bao giờ biết cười.
Nụ cười của các
bà
Có
một câu chuyện kể rằng: Saint Exupery từng là phi công tham gia chống phát xít
trong Đệ nhị Thế chiến. Chính từ những nǎm tháng này ông đã viết ra tác phẩm
“Nụ cười”. Không biết đây là một tự truyện hay một truyện hư cấu, nhưng tôi tin
rằng nó có thật. Trong truyện, Saint Exupery là một tù binh bị đối xử khắc
nghiệt và ông biết nay mai có thể bị xử bắn như nhiều người khác. Ông viết:
“Tôi
trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu
thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy
một người cai tù. Tôi gọi: “Xin lỗi, anh có lửa không?”
Anh
ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt
tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm
thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này dường như có một đốm
lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con
người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm
cười đáp lại. Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và
miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà
chỉ là một con người. Anh ta hỏi tôi: “Anh có con chứ?”. Tôi đáp: “Có” và lôi
từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo
ra hình những đứa con và bắt đầu
kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng. Đôi mắt tôi nhoà lệ. Tôi biết
mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được người thân. Anh ta cũng bật
khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá và kéo tôi ra khỏi buồng
giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do
rồi quay trở về.
Thế
đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười”.
Tiểu sư phụ cười.
Từ
khi đọc được câu chuyện này tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên
dưới mọi thứ vỏ bọc chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn
còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn. Tôi tin rằng: nếu tâm hồn
bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ hãi hay cǎm
thù oán ghét nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với đồng loại qua sức
mạnh của nụ cười, thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi, đó là một phép lạ
nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau. Một nữ tu ở Calcutta đã cảm nhận được
điều này trong cuộc sống, và bà đưa ra lời khuyên chân thành:
“Hãy mỉm cười
với nhau, mỉm
cười với
vợ, với
chồng, với
con cái bạn và với mọi người dù đó là ai đi nữa, vì điều
này sẽ giúp bạn
lớn lên trong tình yêu của nhau…”
Diệu Liên sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét