Hầu hết trong chúng ta đều quen thuộc với cây bút chì, dù bạn có là dân thiết kế, hay kỹ thuật. Cây bút chì đồng hành với chúng ta từ khi vụng về tập cầm bút, cho tới khi trưởng thành. Đối với những người thiết kế thì cây bút chì càng không thể thiếu, hầu như tất cả những tác phẩm sáng tạo trên thế giới đều bắt đầu từ những nét vẽ chì. Nhưng để nói về lịch sử của nó thì không phải ai cũng biết.
Khái niệm về cây bút chì
Bút Chì là một đồ dùng để viết, vẽ trên giấy hoặc gỗ v..v, lõi thường được cấu tạo bởi than chi, hoặc những hợp chất từ than hoặc tương tự.
Lịch sử hình thành của cây bút chì.
Thời La Mã xưa, các nhà truyền giáo đã dùng một que kim loại gọi là stylus để viết ra những kí hiệu màu trắng trên một tờ giấy làm từ vỏ cây papyrus (hay còn loại là giấy cói, được tạo nên từ loại cây papyrus mọc ở châu thổ sông Nine). Sau đó, than chì được phát hiện, và hình ảnh cầm cục than viết được coi là hành động sử dụng cây bút là ta gọi là bút chì được tạo nên. Đến năm 1564, tại Borrowdale, Anh, người ta đã phát hiện ra than graphite, loại than để lại nét vẽ đậm hơn, tuy nhiên vì các que than mềm và dễ gãy, nên ban đầu người dùng bọc than trong giấy, hoặc cột lại với nhau, cho đến khi than chì được đưa vào thanh gỗ rỗng ruột, vậy là cây bút chì gỗ đầu tiên ra đời.
Ngành công nghiệp sản xuất bút chì
Thời gian đầu, Ruột bút chì (loại thường) trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán. Nuremberg, Đức được coi là nơi sản xuất cây bút chì gỗ hàng loạt đầu tiên vào năm 1662, sau đó được phát triển mạnh mẽ bởi Faber- Castell(thành lập vào năm 1761), Lyra, Steadtler và các công ty khác, hoạt động sản xuất phát triển cực kì mãnh mẽ vào thể kỷ 19.
Phân loại bút chì theo màu
Về màu sắc, bút chì được phân làm 2 loại, bút chì thường màu đen và bút chì màu có nhiều màu sắc. Bút chì đen thường được sử dụng để viết nháp hoặc tập viết còn bút chì màu được dùng trong hội họa, tô màu là chủ yếu.
Phân loại bút chì theo độ cứng
Độ cứng của bút chì tại Việt Nam sử dụng theo hệ thống phân loại độ cứng bút chì Châu Âu hiện đại, trải từ 9H (cứng và nhạt nhất) đến 9B (mềm và đậm nhất). Tuy thang phân loại khá dài nhưng người ta chỉ thường dùng loại từ 2H đến 5B mà thôi.
Phân loại theo ứng dụng
- Bút chì viết
- Bút chì kỹ thuật: bút chì kim
- Bút chì màu học sinh
- Bút chì màu nước dùng cho hội hoạ
- Bút chì màu dầu
- Bút chì trang điểm
Câu chuyện về “Giải quyết vấn đề dùng bút chì”
Trong các khóa huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, người ta thường dùng ví dụ về bút chì để minh họa cho ý kiến “Đơn giản là sức mạnh”. Câu chuyện được kể như sau: Vào thập niên 1970, NASA đã chi hàng triệu đô la Mỹ để nghiên cứu một loại bút áp lực để các phi hành gia có thể viết được trong tình trạng không trọng lực. Trong khi đó, người Liên Xô sử dụng một phương pháp đơn giản hơn để đạt được mục đích là viết trong tình trạng không trọng lực: sử dụng bút chì truyền thống.
Vì sao bút chì được sơn màu vàng?
Bút chì được sơn vàng từ những năm 1890 và màu vàng sáng này để tìm cho dễ vì nó dễ bị lẫn lộn trên bàn gỗ cùng màu. Trong những năm 1800, graphite tốt nhất được nhập cảng từ Trung quốc. Bởi vậy các hãng chế tạo muốn cho mọi người biết rằng bút chì của họ làm bằng than graphite của Trung quốc. Bên Trung quốc, màu vàng là màu vua chúa, là màu được trọng vọng. Người Mỹ sơn màu vàng sáng trên bút chì để có cảm nhận “vua chúa” và cho thấy rằng cái ruột chì phẩm chất tốt của nó có liên hệ với Trung quốc. Hiện nay hết 75% số bút chì tại Hoa kỳ được sơn màu vàng.
Những danh nhân đã dùng bút chì
John Steinbeck viết quyển The grapes of wrath và Cannery Row, đã dùng mỗi ngày cỡ 60 bút chì gỗ cedar. Ernest Hemingway, tác giả The old man and the sea và The snow of Kilimandjaro rất thích dùng bút chì để ghi tư tưởng của mình. Trước khi viết Walden, Henry David Thoreau chế ra bút chì trong xưởng của cha ông. Bút chì của Thoreau được nổi tiếng là cứng nhất và đen nhất Hoa kỳ. Thomas Edison có sáng kiến giữ trong túi áo vest mình một đoạn bút chì dài 3,5 inches để ghi. Bút chì là lối thoát tiêu biểu cho những người lính trong thời kỳ nội chiến Nam Bắc Mỹ Leonardo Da Vinci thường dùng bút chì để phác họa, vẽ tranh.
Bút chì có cục gôm (Cục tẩy)
Mẫu viết chì đầu tiên có gắn cục gôm (Cục tẩy) nơi đầu là do Hyman Lipman ở Philadelphia chế ra năm 1858. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các cây bút chì được bán không có cục tẩy ! Cục gôm (Cục tẩy) đầu tiên làm bằng nhựa cây cao su. Càng ngày gôm được chế bằng cao su nhân tạo và thêm đá bọt (pumice, là loại nham xốp nhẹ dùng để tẩy các vết dơ) nhưng sau đó được thay thế bằng vinyl. Vinyl là một loại chất dẻo bền và dai.
Bút chì bấm
Viết chì bấm có cấu tạo phức tạp hơn viết chì chuốc. Thân viết dc làm bằng nhiều chất liệu, thường là nhựa cứng, nhẹ mà lại rất bền, chắc. Thân có hình tròn, bán kính có khi tới 0,75cm, để cho những người có bàn tay to cầm vừa. Có loại thân mảnh dẻ hơn, phù hợp với bàn tay của những em hs, sinh viên. Trên đầu viết chì bấm có loại có một cục tẩy nhỏ, có loại chỉ có một cái nắp cùng chất liệu với thân, giúp cho việc bấm, đẩy ngòi. Sau lớp vỏ thân viết là một ống nhựa dẻo hoặc cứng chạy dài theo thân viết, có chức năng giữ cho những cây ngòi đi thẳng từ trong thân ra ngoài. Vỏ viết thì dc trang trí bằng nhiều loại hoa văn từ đơn giản đến cầu kì và có nhiều màu sắc sặc sỡ. Có loại có lò xo ở gần ngòi viết để độ đàn hồi, đẩy cây ngòi ra được ăn, chắc hơn. Có loại chỉ có 1 ống nhựa có thể giữ cây ngòi, và khi bấm viết, nó sẽ đẩy cây ngòi dài ra và giữ lại. Ngòi viết là phần quan trọng nhất, có chức năng định vị, giữ cho cây ngòi yên, không run, dịch chuyển khi dùng. Ngòi viết nhỏ, hình như một cái nắp hay cái chuông tí hon, bằng thiết hoặc sắt. Viết chì bấm thì nếu giữ gìn cẩn thận thì dùng sẽ lâu hơn viết chì chuốt. Vì viết chì chuốc khi chuốt ngắn đi thì sẽ không còn dùng được nữa, phải mua cây mới. Còn viết chì bấm thì chỉ cần thay ngòi, dùng được lâu, bền hơn
(Nguồn : idesign.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét