Claude Chappez (1763-1805)
Sémaphore
Sémaphore là phương thức truyền tin dùng cờ hoặc bất cứ vật gì có
thể nhìn thấy (mũ, nón, sách, vở…) được sắp xếp theo vị trí quy ước để người đứng
xa có thể nhận biết dễ dàng.
Hệ thống này được ông Claude Chappez người Pháp
lập ra (có trước morse).
Sémaphore không có âm
thanh như còi, khoảng cách lại xa hơn, tốc độ truyền tin nhanh hơn Morse và là
phương tiện vẫn còn hữu hiệu trong thời đại khoa học ngày nay đặc biệt đối với
ngành hàng hải và địa chất
1.Cách học Sémaphore :
- Có nhiều cách học Sémaphore nhưng tương đối dễ tiếp thu nhất, đó là cách đánh
theo vòng.
- Mỗi mẫu tự Sémaphore được cấu tạo bằng cách đặt hai cờ theo một góc nào đó mà
quốc tế đã quy định sẵn. Khi đánh cánh tay phải thẳng hàng với cờ.
- Các chữ được xếp theo vòng.
Vòng thứ 1 : A . B
. C . D . E .
F . G
Vòng thứ 2 : H . I . K . L . M . N
Vòng thứ 3 : O . P . Q . R . S
Vòng
thứ 4 : T . U .
Y . Xóa chữ
Vòng thứ 5 : Báo số . J (
Báo chữ ) . V
Vòng thứ 6 : W . X
Vòng thứ 7 : Z
Đối với trường hợp đánh số, ta báo số và đánh từ A => J để thay thế cho 1
=> 0
Với bảng này ta có 2
phân tích dưới đây:
A. Đối nhau bên phải và trái
(đối xứng theo trục đứng)
1/ Những chữ dùng một tay đối nhau (bên phải và bên trái) gồm:
A-G, B-F, C-E, D-Đ
2/ Những chữ dùng 2 tay đối nhau (bên phải và bên trái) gồm:
H-Z, I-X, O-W, J-P, K-V, L-BỎ CHỮ, M-S, T-SỐ THỨ TỰ.
3/ Chữ đối đặc biệt : U-N
4/ Chữ độc lập: R
B. Chữ xuất phát từ một vị trí
gốc
1/ Ở vị trí chữ A, ta có A, H, I, K, L, M, N
2/ Ở vị trí chữ B, ta có B, H, O, P, Q, R, S
3/ Ở vị trí chữ C, ta có C, I, O, T, U, Y, BỎ CHỮ
4/ Ở vị trí chữ D, ta có D, J, K, P, T, V, SỐ THỨ TỰ
5/ Ở vị trí chữ E, ta có E, L, Q, U, W, X, SỐ THỨ TỰ
6/ Ở vị trí chữ F, ta có F, J, M, R, W, Y, Z
7/ Ở vị trí chữ G, ta có G, N, S, V, X, Z, BỎ CHỮ
Các chữ xuất phát từ một gốc
này thực chất là sự kết hợp chữ gốc và một chữ khác thí dụ như chữ H là kết hợp
A + B hay như chữ N là A + G.
2. Cách đánh Sémaphore :
- Bắt đầu đánh bằng cách để cờ ngang thắt lưng và đánh 2 vòng số 8 nằm ngang cùng 1 lúc
- Khi đánh các bạn đánh liên tục không gián đoạn giữa các chữ cái , khi đánh xong một từ bạn bắt chụm cờ ngang thắt lưng và nghỉ khoảng 2 -3 giây và
(Nghỉ / Cách khoảng )
- Khi lỡ tay đánh sai bản tin bạn làm như con bướm
ý để thông báo là mình đánh sai.
- Tiếp tục , nếu sai 1 chữ cái bạn đánh 3 chữ E liên tục sau đó đáng lại chữ cái vừa sai . Nếu bạn sai trầm trọng quá rồi thì đánh chữ ngược với L
để xóa toàn bộ nội dung bản tin vừa đánh
- Để thông báo mình sẽ dùng số trong bản tin , bạn đánh ngược với chữ T
- Khi hoàn thành bản tin bạn làm đánh 2 vòng số 8 nằm ngang như bắt đầu .
* Lưu ý’ :
- Vì mục đích quan trọng của Semaphore là truyền tin nên :
+ Người phát tin: Khi đánh các chữ trong cùng một từ thì không cần hạ tay xuống, nhưng khi đánh xong 1 từ phải chụm tay lại phía trước . Tùy trình độ của người nhận mà người phát điều chỉnh tốc độ của mình lại
+ Người nhận: vì mình lúc nào cũng trong thế bị động nên lúc nào cũng sẳn sàng và tập trung để nhận bản tin , bởi vậy ngoài bảng Semaphore phải học nằm lòng trên bạn cần trang bị thêm một số “mẹo” như sau :
+ Người nhận: vì mình lúc nào cũng trong thế bị động nên lúc nào cũng sẳn sàng và tập trung để nhận bản tin , bởi vậy ngoài bảng Semaphore phải học nằm lòng trên bạn cần trang bị thêm một số “mẹo” như sau :
- Dùng các nét gạch ( tốc kí ) để ghi lại ví trí tay của người phát hết 1 từ thì gạch 1 khoảng để báo hiệu .
- Chú ý thật kĩ các kí hiệu đặc biệt như : đánh số , sai 1 chữ , xóa bản tin. Đặt biệt là đánh số vì rất dễ nhầm với chữ T và U ( nếu tay người đánh không chuẫn ) . Bạn nên hoc thuộc luôn số thứ tự của chữ cái vì sau này còn sử dụng rất nhiều nhất là trong mật thư.
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét