Từ thời thượng cổ người ta đã biết dùng những
tiếng hú , tiếng kêu riêng biệt để gọi nhau mà chỉ những người cùng bộ lạc mới
hiểu được .
Lần lượt theo nhu cầu mà con người nghĩ ra cách truyền tin nhanh chóng hơn và
xa hơn.
Các bộ lạc da đỏ Châu
Mỹ có cách liên lạc với nhau bằng khói, cũng như người thổ dân Phi Châu dùng nhịp trống
ngắn và dài để báo tin.
Ngay từ cuối thế kỷ
XII, với hệ thống giao thông
liên lạc hết sức khó khăn nhưng Thành Cát Tư Hãn đã tổ chức một hệ thống trạm
dịch theo các trục lộ chính, sử dụng các kỵ sĩ cỡi thiên lý mã suốt đêm ngày gọi
là “ mã khoái” để đảm bảo liên lạc xuyên suốt, đã góp phần lớn vào chiến thắng
của quân Mông Cổ lúc bấy giờ.
Ở Việt Nam, Trần
Nguyên Hãn trong thời kỳ chống giặc Minh đã sử dụng bồ câu liên lạc góp phần
chiến thắng chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Tại Anh, tướng John Smith là người đầu tiên phát minh lối dùng lửa để truyền
tin trong quân đội.
Những phương tiện thông tin trên dù sao cũng
xem là chậm và đôi khi còn sai lạc .
Đến năm 1835, ông Morse khám phá ra
một cách truyền tin mơí và có tính cách khoa học hơn, đó là phép truyền tin
bằng mật mã Morse.
Samuel Finley Breese Morse (1791 -
1872) ,là con của một mục sư nổi tiếng. Thời niên thiếu Morse học tại Anh Quốc.
Năm 1832, Morse trở về Mỹ sau khi được tuyển làm Giáo Sư Ðại Học New York .Trên chuyến về Mỹ này, Morse đã đươc
nghe những bàn luận sôi nổi về một phát minh mới thời đó, là nam-châm- điện (electromagnetics); và đây là ý tưởng để Morse thực hiện phát minh
chiếc máy điện tín đầu tiên của mình trên thế giới vào năm 1835 .
Tới đây, Morse bèn nghĩ làm cách nào
để có thể chuyển “Thư Tín” bằng máy điện tín của mình, và Morse bắt đầu sáng
tác cuốn “Từ Ðiển” chuyển các mẫu tự ABC
thành mật mã “chấm-gạch”.
Tới năm 1837, dưới sự trợ giúp của 2
người bạn thân, cùng là Giáo Sư, Leonard Gale và Alfred Vail, Morse hoàn chỉnh
máy điên tín và hoàn tất cuốn “từ điển” mật mã “chấm-gạch”.
Năm 1843, được sự trợ giúp của Chính
Phủ, Morse khởi sự công trình xây đường giây thép xuyên thành phố, từ Baltimore
đến Washington DC
Tháng 5
năm 1844: Bản tin Morse đầu tiên trên thế giới được phát đi từ
Washington đến Baltimore (khoảng 60 km) với nội dung lấy trong sách Phúc Âm là “What Hath God Wrought!” nghĩa là “Vinh danh những kỳ công của Thiên chúa”.
Mấy năm kế tiếp, máy Ðiện tín và mật mã của Morse ngày càng lan rộng, cho
tới năm 1851, tại nước Mỹ, đã có trên 50 công ty điện tín. Tín hiệu Morse được
truyền đi khắp thế giới được xem như một phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ 19.
Trong một thời gian dài gần 2 thế kỷ, nó đã giúp cho biết bao nhiêu người ở những
vị trí khác nhau trên thế giới liên lạc được
với nhau .
Ngày nay, với
sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của KHKT đã hiện đại hóa việc
liên lạc. Bây giờ, chúng ta có thể trò chuyện thoải mái hàng giờ bằng hệ thống
điện thoại.
Cao hơn nữa, trong những năm của thập kỷ 90 thế kỷ XX con người có thể cùng lúc liên lạc với nhiều người khác bằng hệ thống INTERNET toàn cầu.
Cao hơn nữa, trong những năm của thập kỷ 90 thế kỷ XX con người có thể cùng lúc liên lạc với nhiều người khác bằng hệ thống INTERNET toàn cầu.
Đến năm 1998, trên thế giới đã tuyên bố chấm dứt thời kỳ liên lạc
bằng Morse, mở ra thời kỳ liên lạc hiện đại bằng kỹ thuật số.
Tuy nhiên, trong trò
chơi sinh hoạt tập thể của các đội nhóm hiện nay, chúng ta vẫn còn sử dụng tín
hiệu Morse như một công cụ để phát triển trí tuệ, tập luyện sự nhạy bén và phản xạ
nhanh. Nhưng lớn hơn hết, khi sử dụng tín hiệu Morse để giải mã, ta cũng trân
trọng gìn giữ một di sản qúy báu của nhân loại. Nhờ vào đó mà cả thế giới đã đi
một bước khá lớn trong công nghệ thông tin toàn cầu.
I-
Ký hiệu Morse
1. Bảng morse (đối
xứng):
2. Quốc ngữ điện tín:
Trong tiếng Việt có đặc trưng là có dấu như: dấu sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng và các chữ Â, Ă, Đ, ƯƠ.... cho nên ta cần phải tìm hiểu một số quy ước như sau:
* Dấu:
Sắc là chữ S.
Huyền là chữ F.
Hỏi là chữ R.
Ngã là chữ X.
Nặng là chữ J.
* Một số chữ đặc biệt:
AA = Â
AW = Ă
EE = Ê
DD = Đ
OO = Ô
OW = Ơ
UW = Ư
UOW = ƯƠ
3. Dấu hiệu trong sinh hoạt tập thể (Việt Nam):
- Bắt đầu phát : AAA hoặc NW
- Sai, phát lại : HH hoặc 8E
- Cấp cứu : SOS
- Hết bản tin : AR ( 3 lần )
- Chưa hiểu ( xin nhắc lại ) : IMI
Trong khi chúng ta truyền tin cho nhau từ những khoảng cách xa hay khi thời tiết xấu khiến cho việc nhận không rõ, do đó chúng ta xin ngắn bản tin. Do vậy ở đây xin được đề cập hệ thống nhận và phát tin của quốc tế.
* Dấu chấm câu:
- Chấm : AAA - Phẩy : MIM
- Gạch đầu dòng : THT – Dấu hỏi : IMI
- Dấu 2 chấm : OS – Gạch dưới : UNT
- Gạch phân số : DN – Mở đóng ngoặc : KK
* Dấu hiệu cầu cứu quốc tế:
SOS ( Chữ viết tắt của SAVE OUR SOULS)
Trong tiếng Việt có đặc trưng là có dấu như: dấu sắc, huyền, hỏi, ngã và nặng và các chữ Â, Ă, Đ, ƯƠ.... cho nên ta cần phải tìm hiểu một số quy ước như sau:
* Dấu:
Sắc là chữ S.
Huyền là chữ F.
Hỏi là chữ R.
Ngã là chữ X.
Nặng là chữ J.
* Một số chữ đặc biệt:
AA = Â
AW = Ă
EE = Ê
DD = Đ
OO = Ô
OW = Ơ
UW = Ư
UOW = ƯƠ
3. Dấu hiệu trong sinh hoạt tập thể (Việt Nam):
- Bắt đầu phát : AAA hoặc NW
- Sai, phát lại : HH hoặc 8E
- Cấp cứu : SOS
- Hết bản tin : AR ( 3 lần )
- Chưa hiểu ( xin nhắc lại ) : IMI
Trong khi chúng ta truyền tin cho nhau từ những khoảng cách xa hay khi thời tiết xấu khiến cho việc nhận không rõ, do đó chúng ta xin ngắn bản tin. Do vậy ở đây xin được đề cập hệ thống nhận và phát tin của quốc tế.
* Dấu chấm câu:
- Chấm : AAA - Phẩy : MIM
- Gạch đầu dòng : THT – Dấu hỏi : IMI
- Dấu 2 chấm : OS – Gạch dưới : UNT
- Gạch phân số : DN – Mở đóng ngoặc : KK
* Dấu hiệu cầu cứu quốc tế:
SOS ( Chữ viết tắt của SAVE OUR SOULS)
DẤU
HIỆU CẤP CỨU: SOS CHỈ DÙNG TRONG VIỆC KHẨN CẤP VÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGUY HIỂM. KHÔNG
DÙNG ĐỂ ĐÙA GIỠN. KHI THỔI TÍN HIỆU NÀY NÊN THỔI NHANH DỒN DẬP, ĐỀU
* Một số ký hiệu thường dùng của thế giới:
- Bắt đầu : AAA
- Hết tin : AR
- Khẩn : DD
- Dấu hay chữ và đã hiểu : E
- Xin đợi : AS
- Truyền sai tin bỏ chữ đó : HH
- Chưa hiểu xin nhắc lại : IMI
- Sẵn sàng nhận : K
- Nhận không rõ nghĩa : SO
- Chữ hay dấu không hiểu : T
- Điện tín Télé Gramme : TG
- Đã hiểu bản tin của bạn : VE
- Tôi phải xin ngưng : XX
- Xin vui lòng phát chậm : VL
- Xin nhắc lại sau mỗi dấu : QR
- Xin nhắc lại toàn bộ bản tin : QT
- Xin để thêm ánh sáng : LL
- Xin bớt ánh sáng : PP
* Một số ký hiệu thường dùng của thế giới:
- Bắt đầu : AAA
- Hết tin : AR
- Khẩn : DD
- Dấu hay chữ và đã hiểu : E
- Xin đợi : AS
- Truyền sai tin bỏ chữ đó : HH
- Chưa hiểu xin nhắc lại : IMI
- Sẵn sàng nhận : K
- Nhận không rõ nghĩa : SO
- Chữ hay dấu không hiểu : T
- Điện tín Télé Gramme : TG
- Đã hiểu bản tin của bạn : VE
- Tôi phải xin ngưng : XX
- Xin vui lòng phát chậm : VL
- Xin nhắc lại sau mỗi dấu : QR
- Xin nhắc lại toàn bộ bản tin : QT
- Xin để thêm ánh sáng : LL
- Xin bớt ánh sáng : PP
II- Hướng dẫn truyền tin bằng Morse:
- Cách phát tín hiệu
bằng còi:
Còi Morse thường được
chế tạo bằng kim loại (thau) hoặc bằng nhựa, chúng ta phải dùng môi ngặm kín miệng
còi. Đầu lưỡi đè kín lỗ thổi.
Khi thổi âm thanh ngắn
(TIC), chúng ta nhả lưỡi ra và đậy lại ngay. Động tác này xảy ra thật nhanh,
làm cho người nghe thấy rõ một tiếng TIC thật đanh gọn.
Khi thổi âm thanh dài
(TE), chúng ta nhả lưỡi ra một lúc và đậy lại sau khoảng ½ giây. Động tác này xảy
ra thật thong thả, làm cho người nghe thấy rõ một tiếng TE dài hơn tiếng TIC.
1- Các bước thực hiện phát một bản tin bằng
tín hiệu Mosre:
+ Chuẩn
bị: Một hồi te thật dài
+ Tín
hiệu bắt đầu bản tin: Có một số tài liệu sử dụng nhiều chữ A để khởi đầu
bản tin. Nhưng chính xác nhất là ta thổi 2 chữ NW khoảng mấy lần, như thế người
dịch chỉ cần lấy giấy bút ra để chuẩn bị nhận tin.
+ Nội
dung bản tin: Tùy theo trình độ người dịch mà thổi nhanh hoặc chậm. Với
bậc 1 thì tốc độ khoảng 15 ký tự/1 phút. Thổi rành mạch từng ký tự, hết một chữ
thì nghỉ một chút, hết một câu thì nghỉ lâu hơn một chút. Thường thì nên thổi 2
lần. Có đôi lúc cũng phải thổi lại đến lần thứ 3.
+ Hiệu
chấm dứt bản tin: Thổi chữ AR mấy lần.
2- Bên
nhận tin:
+ Sơ đẳng thì nhận bằng kiểu chấm gạch
(ban đầu, các điện tín viên của ông Morse cũng nhận tin bằng kiểu chấm gạch).
Nhưng kiểu này sẽ làm tốc độ giải mã sẽ chậm lại nhiều, vì ta còn phải có thêm
một thao tác tiếp theo là lấy bảng mẫu tự Morse ra dò từng chữ một. Cuối cùng mới
có một bản tin hoàn chỉnh.
+ Trước đây khá lâu, có một người điện
tín viên nghĩ ra một cách dịch tháp Morse, cách sử dụng tháp Morse như sau:
CÁCH SỬ DỤNG THÁP MORSE
* Nếu chữ khởi đầu bằng
TE (-), ta sử dụng phần NỬA
THÁP BÊN TRÁI. Theo đó:
- Nếu âm tiếp theo là
TE (-), ta sẽ đi theo hướng
ngang.
- Nếu âm tiếp theo là
TIC (.), ta sẽ đi
theo hướng lên.
Ví dụ: TE – TE – TIC
– TE sẽ là NỬA THÁP TRÁI – NGANG – LÊN – NGANG: sẽ là chữ Q.
* Nếu chữ khởi đầu bằng
TIC (.), ta sử dụng phần NỬA
THÁP BÊN PHẢI. Theo đó:
- Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta
sẽ đi theo hướng ngang.
- Nếu âm tiếp theo là
TIC (.), ta sẽ đi
theo hướng lên.
Ví dụ: TIC – TIC – TE – TIC sẽ là NỬA THÁP PHẢI – NGANG – LÊN – NGANG:
sẽ là chữ F.
+ Hay dùng bảng Morse sau để dịch :
BẢNG MORSE
.
Tic
|
_
Te
|
||||||||||||||
E
|
T
|
||||||||||||||
I
|
A
|
N
|
M
|
||||||||||||
S
|
U
|
R
|
W
|
D
|
K
|
G
|
O
|
||||||||
H
|
V
|
F
|
L
|
P
|
J
|
B
|
X
|
C
|
Y
|
Z
|
Q
|
||||
Cách đọc:
. Khi bạn gặp 1 mã Tic (.), dò theo bảng bạn sẽ xuống 1 dòng và theo về bên trái
. Khi bạn gặp 1 mã Te (_), dò theo bảng bạn sẽ xuống 1 dòng và theo về bên phải
ví dụ:
. . . là chữ S
_ . _ _ là chữ Y
_ _ . là chữ G
III- PHƯƠNG PHÁP HỌC :
Người học phải nắm vững bảng mẫu tự Morse và các quy ước truyền tin . để học mẫu tự Morse có rất nhiều cách tuỳ theo từng người mà có thể chọn các cách khác nhau như : tháp morse , các mẫu tự đối , phản , đảo…
- Sau khi học bảng mosre thì bắt đầu học nhận tin: cách nhận tin trước đây thường là theo lối chấm, gạch ( ngay cả những người đầu tiên cũng nhận bản tin theo lối này ). Tuy nhiên khi nhận tin theo lối này sẽ làm cho tốc độ nhận tin giảm đi rất nhiều vì phải qua 3 công đoạn nhận dưới dạng chấm gạch , viết lại chữ rồi mới ghép bản tin, nhiều khi không chính xác . Vì vậy nên huấn luyện đoàn sinh ngay từ đầu nhận theo lối thổi chữ nào viết chữ đó. Ví dụ: thổi . - nhận ngay chữ A.
- Cần phải luyện tập thật từ từ, học từng ít một , nắm vững chữ này rồi qua chữ khác, lưu ý các chữ khó nhớ, dễ nhầm lẫn.
- Tập nhận các bản tin ngắn rồi nâng
dần lên tới những bản tin dài cho quen khoảng 80 từ hay hơn (1 từ ít nhất 2 ký
tự trở lên).
- Hãy tập luyện liên tục, kiên trì
- Hãy tập luyện liên tục, kiên trì
Song song với nhận tin
là kỹ thuật truyền tin: để truyền tin bạn phải nắm rõ các mẫu tự, quy ước và
phương pháp, tuỳ hoàn cảnh mà sử dụng cho thích hợp. Thông thường khi dùng còi
bạn dùng đầu lưỡi bịt kín đầu còi, khi thổi nhả lưỡi ra theo từng nhịp. Nếu
dùng đèn pin thì dùng loại có nút chớp tắt thường có trong loại đèn bằng hợp
kim, tuy nhiên nếu như chỉ là một đèn pin bình thường chúng ta có thể mở đèn
rồi dùng 1 vật chắn sáng để điều khiển theo nhịp.
- Trước khi phát tin phải viết rõ bạch văn ra giấy rồi nhìn theo đó mà phát (nên viết dưới dạng quốc ngữ điện tín).
- Khi tập phát tin nên phát từ, đều, tập thật quen rồi phát nhanh dần. Không nên vội vàng.
- Tập cho tới khi nào việc phát tin trở thành thói quen.
- Nên thử nhiều phương pháp để có thể dùng trong cách trường hợp khác nhau.
- Trước khi phát tin phải viết rõ bạch văn ra giấy rồi nhìn theo đó mà phát (nên viết dưới dạng quốc ngữ điện tín).
- Khi tập phát tin nên phát từ, đều, tập thật quen rồi phát nhanh dần. Không nên vội vàng.
- Tập cho tới khi nào việc phát tin trở thành thói quen.
- Nên thử nhiều phương pháp để có thể dùng trong cách trường hợp khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét