Thằng cuội
Nhạc : LÊ THƯƠNG
TỐ HÀ trình bày
Từ bé, chúng ta thường nghêu ngao ca hát :
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thời cầm bút cầm nghiên,
Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa.
Rằm tháng tám, năm nào cũng nghe giọng ca nhi đồng hồn nhiên tươi thắm :
Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già
Ôm một mối mơ...
Dù Cuội có sống đến già vẫn còn bị gọi là thằng. Người ta khinh thường Cuội quá. Chắc tại Cuội có tật hay nói dối. Tuy vậy cũng có người nổi ghen thấy Cuội được sống gần Hằng Nga. Chả thế mà Tản Đà nổi cơn ngông "Muốn làm thằng Cuội" :
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Cuội là ai ?
Các tự điển đều giải thích rằng Cuội là một nhân vật, có sách ghi là một đứa bé con của chuyện cổ tích, ngồi dưới gốc cây đa trên mặt trăng.
Tại sao Cuội đang sống đằng sau lũy tre làng tự dưng lại bay bổng lên tận mặt trăng, sống với chị Hằng như vậy ?
Chuyện kể rằng :
Một hôm Cuội vào đốn củi trong rừng gặp một ổ hổ con. Cuội lấy rìu đập chết. Chợt có tiếng hổ mẹ rống ở đằng xa, Cuội sợ quá leo tót lên một cây ngồi nấp. Hổ mẹ lồng lộn quanh đám hổ con, rồi bỏ đi về phía bờ suối. Cuội tụt xuống theo rình. Hổ mẹ đến cạnh một cây con, đớp ít lá, mang về nhai nát, rịt cho hổ con. Chỉ một lát hổ con tỉnh lại. Mẹ con hổ bỏ khu rừng đi chỗ khác.
Cuội ra bờ suối đào cây con mang về trồng trong vườn. Từ đấy Cuội có món thuốc cải tử hoàn sinh, cứu mọi người. Cuội rất quý cây thuốc, ngày nào cũng dặn vợ phải chăm sóc nó. Cuội cấm vợ không được đái vào gốc cây vì cây sẽ dông lên trời. Nghe dặn nhiều lần, vợ Cuội phát cáu. Đã vậy thì cứ đái xem chuyện gì xảy ra ?
Vợ Cuội vừa đái vào gốc cây xong thì cây bỗng rung động, tróc gốc bay lên trời. Đúng lúc Cuội ở rừng về, chỉ kịp bám rễ cây níu lại. Nhưng cây cứ bay lên, kéo Cuội tới tận mặt trăng.
Từ đó đến giờ Cuội vẫn còn ngồi ở gốc cây, sống bên cạnh chị Hằng.
Ý nghĩa câu chuyện thật là hóm hỉnh. Cuội là đứa chuyên nói dối, lừa ngừa khác. Lần nào cũng dùng mẹo đắc thắng đám cường hào, phú hộ. Đến khi Cuội muốn hoàn lương, ra tay cứu đời, thì lại bị thất bại. Cuội thay đổi bản chất nhưng cuộc đời xung quanh thì không thay đổi. Cuội phải đi sang một thế giới khác tìm đất sống.
Mỗi đêm sáng trăng, từ trời cao Cuội ngạo mạn ngó đám đàn em của mình đang khua môi múa mép, tung hoành nơi quê hương xa vời vợi.
(Theo Nghiêm Toản, Việt Nam văn học sử trích yếu, Khai Trí, Sài Gòn, 1968).
Cuội có mặt ở Việt nam từ lúc nào ? Chắc là đã từ lâu. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳng Tịnh Của (1895) đã nói đến Cuội. Tên Cuội từ đâu ra ? Lê Ngọc Trụ (Tầm Nguyên tự điển Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1993) cho rằng chữ Cuội có gốc Hán Việt là chữ "Quải". Chữ Quải (Thiều Chửu) hoặc Quảy(Đào Duy Anh) có nghĩa là lừa dối, dụ dỗ người khác mua hàng, bắt con nít đem bán (mẹ mìn).
Trong dân gian có chuyện thằng Quải và thần mặt trăng :
"Mặt trăng tính nóng nảy, lại hay xà xuống gần dòm ngó hạ giới làm cho dân chúng khốn khổ vì nóng bức. Bấy giờ có thằng Quải định tâm cho thần một vố. Nó nắm cát trèo lên cây cao ngồi đợi. Lúc mặt trăng xà xuống, nó ném cát túi bụi vào mặt thần. Mặt trăng từ đó bị cát làm mờ đi và cũng từ đó thần không dám xuống gần hạ giới, cho nên ở hạ giới đỡ nóng bức." (Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, Văn học dân gian tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1973).
Thằng Quải chống lại thần mặt trăng, trong khi thằng Cuội thì lại bay lên sống trên mặt trăng. Nội dung hai chuyện mâu thuẫn nhau. Hay là thằng Quải và thằng Cuội chỉ là hai anh em họ của dòng họ nói dối chứ không phải là cùng một nhân vật ?
Để giải quyết mâu thuẫn, tôi cho rằng chữ Cuội còn có thể là do chữ hán việt "Cuống" mà ra. Cuống nghĩa là nói dối, lừa dối (Thiều Chửu, Đào Duy Anh).
Cũng nên nói thêm rằng thằng Cuội không dính dáng gì với hòn cuội (sỏi đá) của tiếng Việt.
Mãi đến năm 1937, tự điển Việt-Hoa-Pháp của Gustave Hue vẫn chưa có chữ cuội nghĩa là sỏi đá. Năm 1940 nhà xuất bản Tân Dân cho in "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân, trong đó có truyện ngắn Hương Cuội, kể chuyện làm kẹo mạch nha bọc cuội. Chữ cuội (tiếng Pháp là galet, calcul) chính thức có mặt trong Dictionnaire vietnamien-chinois-fran硩s của Eugène Gouin (IDEO, Saigon, 1957) kể từ năm 1957. Đào Đăng Vỹ (Việt Pháp từ điển, Nguyễn Trung, Sài gòn, 1961) dịch chữ cuội là caillou, galet.
Phải chăng chữ cuội (sỏi đá) đã đến từ chữ calcul hoặc caillou của tiếng Pháp ? Và kẹo cuội của Nguyễn Tuân đã được gợi ý từ kẹo cuội (dragée) của Pháp ?
Ngày nay, sỏi và cuội được định nghĩa là "đá nhỏ tròn và nhẵn, thường ở lòng sông, lòng suối" và cuội là hòn sỏi lớn, sạn là hòn sỏi nhỏ (từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1977)
Về kích thước hòn cuội, hòn sỏi, từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1988) mô tả gần giống Larousse (cuội : 1-10 cm, sỏi : 2-10mm)
Chú Cuội cung trăng
Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi xông lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:
- Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!
Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.
Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.
Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được.
Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Đã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: "Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Đông, cây dông lên trời!". Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.
Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn, khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp lấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đạ..".
Dị bản Chú Cuội
Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé tên là Cuội. Cuội là một đứa trẻ thông minh, nhưng như cái tên của nó gợi cho bạn thấy, nó dùng phần trí thông minh để nói dối. Nó rất khoái đánh lừa những người chung quanh. Không một ai tránh khỏi bị nó lừa dối; thậm chí cả chú thím nó là những người đã mang nó về nuôi sau khi cha mẹ nó qua đời, nó cũng không tha.
Một hôm, chú nó đi cày ở cánh đồng xa, còn thím nó thì ở nhà lo toan công việc nội trợ. Nhìn thấy thím nó bận rộn, Cuội chợt nghĩ ra một trò dối trá để trêu chọc cả ông chú lẫn bà thím. Nó lẻn ra khỏi nhà, chạy thẳng ra đồng, nơi chú nó đang cày. Vừa chạy đến ruộng, nó đã gọi giật giọng:
- Chú ơi! Chú! Chú về nhà ngay! Thím bị ngã thang, máu chảy đầm đìa, cháu chẳng biết xoay xở thế nào.
Chẳng kịp nói năng, chú nó lao về nhà. Thằng Cuội theo đường tắt chạy tót về trước. Nó nhảy bổ vào trong nhà kêu tướng lên:
- Thím ơi! Thím! Chú bị trâu húc ở ngoài đồng. Hình như sừng trâu đâm xọc vào bụng chú. Thím đi nhanh lên không chú chết mất!
Cuội nói chưa dứt lời, thím nó đã chạy ra khỏi nhà. Cuội nhìn theo, toe toét cười khoái trá và đứng nấp đằng sau nhà.
Thím nó chạy vắt chân lên cổ mà vẫn sợ không kịp. Thế rồi đúng vào lúc thím nó vừa đến chỗ đường ngoặt thì đâm sầm phải một người, hóa ra đó chính là chồng mình đang thở hồng hộc và đầm đìa mồ hôi. Hai người nhìn nhau lặng người đi.
- Cái thằng Cuội! Hai người hiểu ngay ra là họ lại bị mắc lừa thằng cháu.
Chú thím nó nổi cơn thịnh nộ. Ông chú nói:
- Từ nay về sau, chúng ta quyết không để thằng nhãi con ấy đánh lừa nữa!
Hai vợ chồng trở về nhà và tìm thấy Cuội đang nấp ở sau nhà. Hai người đem nhốt nó vào trong một cái sọt tre to, buộc chặt nắp lại cho chắc chắn.
- Ở đấy cho đến tối! - Chú nó đe - Rồi thím mày và tao sẽ mang cái sọt này ra sông quẳng xuống nước để mày chẳng còn bao giờ nói dối được nữa!
Đến chiều, chú thím nó mang sọt ra sông. Nhưng đúng vào lúc họ định quẳng nó xuống nước, Cuội kêu lên:
- Chú thím ơi! Cháu biết mình có lỗi rồi. Cháu xin sẵn lòng chịu tội. Nhưng xin chú thím cho cháu một ân huệ cuối cùng: Cháu có một quyển sách dạy nói dối giấu kín ở đằng sau bồ thóc trong nhà. Nay cháu muốn mang theo để đọc ở dưới âm ti.
Cả chú và thím nó đều không nỡ chối từ. Vả lại, chú nó cũng còn tò mò muốn biết quyển sách đó nói gì. Thế là ông ta về nhà lục tìm.
Giữa lúc Cuội ngồi trong sọt chờ đợi, thì một người mù đang dò dẫm dọc bờ sông. Thằng bé liền gọi to:
- Ông mù ơi! ông mù! Nếu ông muốn lại được sáng mắt ra, thì hãy đến đây!
Nghe thấy thế, người mù liền dò đường đến chỗ cái sọt.
- Nhanh lên nào, nhanh lên! - Cuội nói - Ông hãy tháo cái nắp sọt này ra, rồi tôi sẽ bảo cho ông biết cách chữa bệnh mù.
Người mù dò dẫm quanh cái sọt và rốt cuộc cũng tìm cách mở được cái nắp ra. Nắp sọt vừa bật mở, Cuội nhẩy vọt ra ngoài chốn thẳng.
Khi chú thím nó trở lại bờ sông để nói cho nó biết là họ chẳng tìm thấy quyển sách đâu cả, thì thằng bé không còn ở trong sọt nữa. Chỉ có một người mù tội nghiệp đang đứng đợi để học cách chữa cho mắt mình khỏi mù. Chú thím nó lại bị lừa một lần nữa.
Thằng Cuội chạy đến bụi tre dày đặc ở gần bờ sông. Trong lúc đang tha thẩn quanh bụi tre, nó vớ được một cái hũ cổ đựng đầy vàng. Thật là may biết mấy, Cuội liền mang vàng về nhà cho chú thím.
Nhờ có hũ vàng, gia đình chú thím Cuội trở nên giàu có. Chú thím nó giờ đây hiểu rằng có mắng mỏ mấy cũng không làm cho thằng bé thay đổi được tính nết. Họ nghĩ: hay cưới cho nó một cô vợ tử tế, có thể nó sẽ thôi nói dối và bỏ cái tật ăn không ngồi rồi. Vì vậy hai người cưới cho Cuội một cô gái người làng. Dường như trong một thời gian, việc cưới xin đó có làm cho Cuội đỡ nói dối đi nhưng chỉ mấy tháng sau, khi thím nó chết, Cuội lại tiếp tục nói dối và đánh lừa mọi người như trước.
Một hôm, Cuội đi lang thang trong rừng, bắt gặp mấy con hổ con đang nằm trên cỏ. Vốn là một người xấu tính, Cuội bắt đàn hổ con và bẻ gẫy chân của chúng. Đau quá, lũ hổ con kêu lên, liền nghe có tiếng gầm kinh rợn từ một nơi nào gần đó. Chắc là hổ mẹ! Cuội vội ẩn ngay vào đằng sau một bụi cây. Một lát sau, hổ cái xuất hiện. Khi thấy con bị đau, nó cắp từng con đến dưới một gốc cây non cành lá xanh tốt. Nó bứt vài chiếc lá rồi nhai nhỏ và rịt vào chỗ chân bị gãy của đàn con, Cuội vô cùng sửng sốt, lũ hổ con chỉ sau ít phút đã lành lặn.
Cuội rình cho đến khi đàn hổ đi hết, rồi đào cây vác về nhà. Cuội trồng cây đó ở trong sân và đặt tên cho nó là cây đa. Từ đấy trở đi, Cuội chăm bón cây rất cẩn thận. Nó nói với vợ rằng, cái cây này là của một vị thần đã cho nó, lá cây có thể chữa lành các vết thương, chữa khỏi mọi chứng bệnh và còn có thể cải tử hoàn sinh. Cuội dặn vợ phải giữ cho cây đa được luôn luôn sạch sẽ. Nhiều lần Cuội đe vợ:
- Cấm có đổ rác vào gốc cây, kẻo nó bay đi mất!
Thoạt đầu vợ Cuội làm theo lời chồng dặn. Nhưng dần dần về sau, ả đâm ra bực mình với chồng vì thấy Cuội tỏ ra quý cây hơn vợ. ả cũng phát ngấy về những lời chồng răn dạy. Thế rồi một hôm, xảy ra chuyện cãi cọ về cái cây, ả không còn kiềm chế được nữa, hét lên:
- Đây cứ đổ rác vào gốc cây nếu như đây muốn.
Tức tối, ả mang một thúng rác đầy từ trong nhà bếp ra, đổ cả đóng vào gốc cây đánh rầm một cái. Đột nhiên, cây đa bắt đầu lung lay, rồi từ từ bật rễ khỏi mặt đất và bốc lên cao.
Nhìn thấy sự thể xảy ra, Cuội lao sấn đến cây đa, bám chặt vào một cái rễ. Nhưng cây đa cứ tiếp tục bốc lên cao. Nó cứ bay lên mãi, cao vút trên bầu trời cùng với chú Cuội bím chặt lấy rễ.
Cây đa bay mãi, bay mãi cho đến khi tới mặt trăng và đứng ở đấy suốt từ đó cho đến bây giờ.
Nếu bạn nhìn kỹ mặt trăng, bạn vẫn còn có thể trông thấy bóng cây đa ở trên đó, có chú Cuội ngồi dưới gốc cây, nhất là vào lúc trời quang và gặp kỳ trăng tròn và sáng
Lời bình
Nếu như ở truyện Thần Trụ Trời ta thấy có những điểm tương đồng và khác biệt so với truyện "Thần Bàn Cổ" của Trung Quốc thì ở truyện Chú Cuội cung trăng cũng có thể tìm thấy những điểm chung và riêng so với truyện "Hằng Nga và Hậu Nghệ". Sự giống nhau và khác nhau trong truyện thần thoại cũng như trong truyện dân gian nói chung của các dân tộc, nhất là các dân tộc gần nhau, là hiện tượng phổ biến và dễ hiểu. Điều quan trọng đáng chú ý không phải là sự giống nhau hay khác nhau của từng chi tiết mà là tính hoàn chỉnh và sự độc đáo của mỗi đơn vị tác phẩm.
Trong "Văn học dân gian Việt Nam", nhân vật Cuội xuất hiện khá sớm và tồn tại, phát triển khá lâu dài, phong phú trong nhiều thời kỳ và ở các thể loại khác nhau. Cuội có trong thần thoại, trong cổ tích, trong truyện cười và phần nào trong cả truyển ngụ ngôn. Trong ca dao, dân ca cũng có khá nhiều bài, nhiều câu với những dị bản khác nhau về Cuội:
Ví dụ:
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa kêu cha ời ời!
Mẹ Cuội cắt cỏ trên trời
Cha Cuội cưỡi ngựa đi mời quan viên
Tay thì cầm bút cầm nghiên
Tay thì cầm tiền, đi chuộc lấy trâu
Hoặc:
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Bỏ chân xuống giếng được ba đồng tiền
Đồng thì mua trống, mua kèn
Đồng thì mua mỡ thắp đèn thờ vong.
Sáng mai rước Cuội ra đồng.
Cuội ngồi Cuội khóc những chồng Cuội đâu?
Chồng Cuội còn mắc chăn trâu ...
Cuội còn có trong hội họa, trong các loại trò chơi dân gian, trong tục ngữ và thành ngữ. Câu "Nói dối như Cuội" hoặc "Nói Cuội" có lẽ không mấy người nói thạo tiếng Việt không biết.
Tại sao vậy? Tại sao nhân vật Cuội đi vào nhiều lĩnh vực khác nhau của văn học nghệ thuật dân gian và đời sống tinh thần ngiời Việt Nam như vậy?
Đó là một câu hỏi, một vấn đề rất đáng đặt ra cho hoạt động nghiên cứu văn học và văn hóa dân gian Việt Nam. Và để giải quyết vấn đề này thì trước hết phải đi vào từng tác phẩm, từng lĩnh vực có nhân vật Cuội.
Truyện "Chú Cuội cung trăng" có lẽ là tác phẩm xuất hiện sớm nhất về nhân vật Cuội.
Có người xếp truyện này vào thể loại cổ tích. Xét trên nhiều phương diện và yếu tố thì truyện "Chú Cuội cung trăng" gần với thần thoại hơn cổ tích, nó là một thần thoại đã ít nhiều bị cổ tích hóa nhưng đề tài, chủ đề và nội dung cốt lõi vẫn là thần thoại.
Cuội đã tìm được cây thuốc quý, chữa cho nhiều người chết đi sống lại, đó là thuốc trường sinh hay thuốc cải tử hoàn sinh. Đặc điểm này khiến cho Cuội gần với các nhân vật anh hùng văn hóa, những người có công sáng chế phát minh, được nhân dân thời cổ đại suy tôn, ca ngợi và thần thánh hóa ở mức này hoặc mức khác. Đây là lớp truyện ra đời muộn trong kho tàng thần thoại các dân tộc nên nó gần với cổ tích và dễ bị cổ tích hóa.
Ngoài việc tìm được cây thuốc quý, Cuội còn làm được việc thứ hai quan trọng là đem được giống cây ấy về trồng ở trong vườn, thành công (cây sống được và giữ nguyên công hiệu, dược tính). Hơn nữa Cuội còn có một kỳ tích thứ ba đáng kể, đó là việc thử nghiệm thay ruột người bằng ruột chó và nặn một bộ ruột chó bằng đất sét để thay thế. Hiển nhiên đó là chuyện hoang đường, hồ tưởng (vì đó là thần thoại). Nhưng rõ ràng những chi tiết hoang đường, hồ tưởng ấy đã phản ánh những ước mơ và giả thiết táo bạo về y học của người xưa. Những tiến bộ, phát minh mới gần đây của y học hiện đại (như thay thận nhân tạo, thay ruột, thay tim, thay mắt...) càng chứng minh rằng những ước mơ giả thiết nói trên không phải là hoàn toàn là vô lý.
Chi tiết vợ Cuội hay quên, sau khi bị thay ruột chị lú lẫn nói trước quên sau, đã đi giải vào gốc cây thuốc quý để cho nó bay đi mất (!) - thật độc đáo, thú vị và giàu ý nghĩa. Như vậy là tác giả dân gian đã chú ý đến mối quan hệ giữa sinh lý và tâm lý của con người. Cơ thể của người và vật có thể thay thế chuyển đổi từng bộ phận, nhưng đã chuyển đổi thì sẽ có ảnh hưởng đến tâm sinh lý! Điều đó không phải là chân lý hay sao? Lại nữa, cây thuốc cải tử hoàn sinh không ưa bẩn thỉu, uế tạp. Người xưa muốn nói gì qua chi tiết ấy? Thuốc quý là cần nhưng chưa đủ, phải ăn ở sạch sẽ, hợp vệ sinh nữa.
Cuội biết như vậy nhưng không thể, hay chưa thể thực hiện được vì vợ Cuội lú lẫn, không sáng suốt, nói trước quên sau! Muốn kéo dài sự sống nâng cao tuổi thọ phải có nhiều điều kiện khác nhau, trong đó việc nâng cao dân trí là một điều kiện quan trọng không thể thiếu.
Việc Cuội bám lấy gốc cây thuốc quý kéo xuống nhưng không được, cây thuốc đã lôi Cuội bay thẳng lên cung trăng cùng với nó để Cuội trở thành con người trường sinh bất tử, trẻ mãi không già, là một sáng tạo hết sức độc đáo và giàu ý nghĩa. Nó vừa kết thúc rất khéo quá trình tìm cây thuốc quý để chữa bệnh cứu người của Cuội ở trần gian vừa mở đầu cho việc đưa Cuội bay vào cõi trường sinh trên một tinh cầu khác. Hình tượng "Chú Cuội - Cây đa" trên mặt trăng là sự hình tượng hóa, nhân cách hóa và thi vị hóa những vết đen trên mặt trăng trong trí tưởng tượng phong phú hồn nhiên và rất nên thơ của người Việt cổ. Và như vậy là trong truyện "Chú Cuội cung trăng" có sự kết hợp khá chặt chẽ và tài tình những yếu tố của thần thoại suy nguyên và thần thoại về anh hùng văn hóa ở trong nhân vật Cuội.
Cứ theo truyện kể thì Cuội không bao giờ chết, đến nay Cuội đã có hàng vạn tuổi, nhưng không bao giờ già, vì lúc nào cũng ngồi dưới gốc cây thuốc "trường sinh bất lão". Và cũng vì vậy, mà trong tất cả những sáng tác dân gian về Cuội, nhân dân Việt Nam đều quen gọi trực tiếp riêng tên Cuội hoặc kèm theo từ "Chú" từ "Thằng" một cách thân mật, âu yếm (chứ không ai gọi Cuội là "ông" hay "bác" Cuội bao giờ!)
Nguyễn Dư
Nguyễn Đổng Chi
Nguyễn Văn Y
Hoàng Tiến Tựu
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thời cầm bút cầm nghiên,
Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa.
Rằm tháng tám, năm nào cũng nghe giọng ca nhi đồng hồn nhiên tươi thắm :
Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già
Ôm một mối mơ...
Dù Cuội có sống đến già vẫn còn bị gọi là thằng. Người ta khinh thường Cuội quá. Chắc tại Cuội có tật hay nói dối. Tuy vậy cũng có người nổi ghen thấy Cuội được sống gần Hằng Nga. Chả thế mà Tản Đà nổi cơn ngông "Muốn làm thằng Cuội" :
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Cuội là ai ?
Các tự điển đều giải thích rằng Cuội là một nhân vật, có sách ghi là một đứa bé con của chuyện cổ tích, ngồi dưới gốc cây đa trên mặt trăng.
Tại sao Cuội đang sống đằng sau lũy tre làng tự dưng lại bay bổng lên tận mặt trăng, sống với chị Hằng như vậy ?
Chuyện kể rằng :
Một hôm Cuội vào đốn củi trong rừng gặp một ổ hổ con. Cuội lấy rìu đập chết. Chợt có tiếng hổ mẹ rống ở đằng xa, Cuội sợ quá leo tót lên một cây ngồi nấp. Hổ mẹ lồng lộn quanh đám hổ con, rồi bỏ đi về phía bờ suối. Cuội tụt xuống theo rình. Hổ mẹ đến cạnh một cây con, đớp ít lá, mang về nhai nát, rịt cho hổ con. Chỉ một lát hổ con tỉnh lại. Mẹ con hổ bỏ khu rừng đi chỗ khác.
Cuội ra bờ suối đào cây con mang về trồng trong vườn. Từ đấy Cuội có món thuốc cải tử hoàn sinh, cứu mọi người. Cuội rất quý cây thuốc, ngày nào cũng dặn vợ phải chăm sóc nó. Cuội cấm vợ không được đái vào gốc cây vì cây sẽ dông lên trời. Nghe dặn nhiều lần, vợ Cuội phát cáu. Đã vậy thì cứ đái xem chuyện gì xảy ra ?
Vợ Cuội vừa đái vào gốc cây xong thì cây bỗng rung động, tróc gốc bay lên trời. Đúng lúc Cuội ở rừng về, chỉ kịp bám rễ cây níu lại. Nhưng cây cứ bay lên, kéo Cuội tới tận mặt trăng.
Từ đó đến giờ Cuội vẫn còn ngồi ở gốc cây, sống bên cạnh chị Hằng.
Ý nghĩa câu chuyện thật là hóm hỉnh. Cuội là đứa chuyên nói dối, lừa ngừa khác. Lần nào cũng dùng mẹo đắc thắng đám cường hào, phú hộ. Đến khi Cuội muốn hoàn lương, ra tay cứu đời, thì lại bị thất bại. Cuội thay đổi bản chất nhưng cuộc đời xung quanh thì không thay đổi. Cuội phải đi sang một thế giới khác tìm đất sống.
Mỗi đêm sáng trăng, từ trời cao Cuội ngạo mạn ngó đám đàn em của mình đang khua môi múa mép, tung hoành nơi quê hương xa vời vợi.
(Theo Nghiêm Toản, Việt Nam văn học sử trích yếu, Khai Trí, Sài Gòn, 1968).
Cuội có mặt ở Việt nam từ lúc nào ? Chắc là đã từ lâu. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳng Tịnh Của (1895) đã nói đến Cuội. Tên Cuội từ đâu ra ? Lê Ngọc Trụ (Tầm Nguyên tự điển Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1993) cho rằng chữ Cuội có gốc Hán Việt là chữ "Quải". Chữ Quải (Thiều Chửu) hoặc Quảy(Đào Duy Anh) có nghĩa là lừa dối, dụ dỗ người khác mua hàng, bắt con nít đem bán (mẹ mìn).
Trong dân gian có chuyện thằng Quải và thần mặt trăng :
"Mặt trăng tính nóng nảy, lại hay xà xuống gần dòm ngó hạ giới làm cho dân chúng khốn khổ vì nóng bức. Bấy giờ có thằng Quải định tâm cho thần một vố. Nó nắm cát trèo lên cây cao ngồi đợi. Lúc mặt trăng xà xuống, nó ném cát túi bụi vào mặt thần. Mặt trăng từ đó bị cát làm mờ đi và cũng từ đó thần không dám xuống gần hạ giới, cho nên ở hạ giới đỡ nóng bức." (Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, Văn học dân gian tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1973).
Thằng Quải chống lại thần mặt trăng, trong khi thằng Cuội thì lại bay lên sống trên mặt trăng. Nội dung hai chuyện mâu thuẫn nhau. Hay là thằng Quải và thằng Cuội chỉ là hai anh em họ của dòng họ nói dối chứ không phải là cùng một nhân vật ?
Để giải quyết mâu thuẫn, tôi cho rằng chữ Cuội còn có thể là do chữ hán việt "Cuống" mà ra. Cuống nghĩa là nói dối, lừa dối (Thiều Chửu, Đào Duy Anh).
Cũng nên nói thêm rằng thằng Cuội không dính dáng gì với hòn cuội (sỏi đá) của tiếng Việt.
Mãi đến năm 1937, tự điển Việt-Hoa-Pháp của Gustave Hue vẫn chưa có chữ cuội nghĩa là sỏi đá. Năm 1940 nhà xuất bản Tân Dân cho in "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân, trong đó có truyện ngắn Hương Cuội, kể chuyện làm kẹo mạch nha bọc cuội. Chữ cuội (tiếng Pháp là galet, calcul) chính thức có mặt trong Dictionnaire vietnamien-chinois-fran硩s của Eugène Gouin (IDEO, Saigon, 1957) kể từ năm 1957. Đào Đăng Vỹ (Việt Pháp từ điển, Nguyễn Trung, Sài gòn, 1961) dịch chữ cuội là caillou, galet.
Phải chăng chữ cuội (sỏi đá) đã đến từ chữ calcul hoặc caillou của tiếng Pháp ? Và kẹo cuội của Nguyễn Tuân đã được gợi ý từ kẹo cuội (dragée) của Pháp ?
Ngày nay, sỏi và cuội được định nghĩa là "đá nhỏ tròn và nhẵn, thường ở lòng sông, lòng suối" và cuội là hòn sỏi lớn, sạn là hòn sỏi nhỏ (từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1977)
Về kích thước hòn cuội, hòn sỏi, từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội, 1988) mô tả gần giống Larousse (cuội : 1-10 cm, sỏi : 2-10mm)
Chú Cuội cung trăng
Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi xông lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:
- Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!
Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.
Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.
Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được.
Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Đã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: "Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Đông, cây dông lên trời!". Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.
Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn, khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp lấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đạ..".
Dị bản Chú Cuội
Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé tên là Cuội. Cuội là một đứa trẻ thông minh, nhưng như cái tên của nó gợi cho bạn thấy, nó dùng phần trí thông minh để nói dối. Nó rất khoái đánh lừa những người chung quanh. Không một ai tránh khỏi bị nó lừa dối; thậm chí cả chú thím nó là những người đã mang nó về nuôi sau khi cha mẹ nó qua đời, nó cũng không tha.
Một hôm, chú nó đi cày ở cánh đồng xa, còn thím nó thì ở nhà lo toan công việc nội trợ. Nhìn thấy thím nó bận rộn, Cuội chợt nghĩ ra một trò dối trá để trêu chọc cả ông chú lẫn bà thím. Nó lẻn ra khỏi nhà, chạy thẳng ra đồng, nơi chú nó đang cày. Vừa chạy đến ruộng, nó đã gọi giật giọng:
- Chú ơi! Chú! Chú về nhà ngay! Thím bị ngã thang, máu chảy đầm đìa, cháu chẳng biết xoay xở thế nào.
Chẳng kịp nói năng, chú nó lao về nhà. Thằng Cuội theo đường tắt chạy tót về trước. Nó nhảy bổ vào trong nhà kêu tướng lên:
- Thím ơi! Thím! Chú bị trâu húc ở ngoài đồng. Hình như sừng trâu đâm xọc vào bụng chú. Thím đi nhanh lên không chú chết mất!
Cuội nói chưa dứt lời, thím nó đã chạy ra khỏi nhà. Cuội nhìn theo, toe toét cười khoái trá và đứng nấp đằng sau nhà.
Thím nó chạy vắt chân lên cổ mà vẫn sợ không kịp. Thế rồi đúng vào lúc thím nó vừa đến chỗ đường ngoặt thì đâm sầm phải một người, hóa ra đó chính là chồng mình đang thở hồng hộc và đầm đìa mồ hôi. Hai người nhìn nhau lặng người đi.
- Cái thằng Cuội! Hai người hiểu ngay ra là họ lại bị mắc lừa thằng cháu.
Chú thím nó nổi cơn thịnh nộ. Ông chú nói:
- Từ nay về sau, chúng ta quyết không để thằng nhãi con ấy đánh lừa nữa!
Hai vợ chồng trở về nhà và tìm thấy Cuội đang nấp ở sau nhà. Hai người đem nhốt nó vào trong một cái sọt tre to, buộc chặt nắp lại cho chắc chắn.
- Ở đấy cho đến tối! - Chú nó đe - Rồi thím mày và tao sẽ mang cái sọt này ra sông quẳng xuống nước để mày chẳng còn bao giờ nói dối được nữa!
Đến chiều, chú thím nó mang sọt ra sông. Nhưng đúng vào lúc họ định quẳng nó xuống nước, Cuội kêu lên:
- Chú thím ơi! Cháu biết mình có lỗi rồi. Cháu xin sẵn lòng chịu tội. Nhưng xin chú thím cho cháu một ân huệ cuối cùng: Cháu có một quyển sách dạy nói dối giấu kín ở đằng sau bồ thóc trong nhà. Nay cháu muốn mang theo để đọc ở dưới âm ti.
Cả chú và thím nó đều không nỡ chối từ. Vả lại, chú nó cũng còn tò mò muốn biết quyển sách đó nói gì. Thế là ông ta về nhà lục tìm.
Giữa lúc Cuội ngồi trong sọt chờ đợi, thì một người mù đang dò dẫm dọc bờ sông. Thằng bé liền gọi to:
- Ông mù ơi! ông mù! Nếu ông muốn lại được sáng mắt ra, thì hãy đến đây!
Nghe thấy thế, người mù liền dò đường đến chỗ cái sọt.
- Nhanh lên nào, nhanh lên! - Cuội nói - Ông hãy tháo cái nắp sọt này ra, rồi tôi sẽ bảo cho ông biết cách chữa bệnh mù.
Người mù dò dẫm quanh cái sọt và rốt cuộc cũng tìm cách mở được cái nắp ra. Nắp sọt vừa bật mở, Cuội nhẩy vọt ra ngoài chốn thẳng.
Khi chú thím nó trở lại bờ sông để nói cho nó biết là họ chẳng tìm thấy quyển sách đâu cả, thì thằng bé không còn ở trong sọt nữa. Chỉ có một người mù tội nghiệp đang đứng đợi để học cách chữa cho mắt mình khỏi mù. Chú thím nó lại bị lừa một lần nữa.
Thằng Cuội chạy đến bụi tre dày đặc ở gần bờ sông. Trong lúc đang tha thẩn quanh bụi tre, nó vớ được một cái hũ cổ đựng đầy vàng. Thật là may biết mấy, Cuội liền mang vàng về nhà cho chú thím.
Nhờ có hũ vàng, gia đình chú thím Cuội trở nên giàu có. Chú thím nó giờ đây hiểu rằng có mắng mỏ mấy cũng không làm cho thằng bé thay đổi được tính nết. Họ nghĩ: hay cưới cho nó một cô vợ tử tế, có thể nó sẽ thôi nói dối và bỏ cái tật ăn không ngồi rồi. Vì vậy hai người cưới cho Cuội một cô gái người làng. Dường như trong một thời gian, việc cưới xin đó có làm cho Cuội đỡ nói dối đi nhưng chỉ mấy tháng sau, khi thím nó chết, Cuội lại tiếp tục nói dối và đánh lừa mọi người như trước.
Một hôm, Cuội đi lang thang trong rừng, bắt gặp mấy con hổ con đang nằm trên cỏ. Vốn là một người xấu tính, Cuội bắt đàn hổ con và bẻ gẫy chân của chúng. Đau quá, lũ hổ con kêu lên, liền nghe có tiếng gầm kinh rợn từ một nơi nào gần đó. Chắc là hổ mẹ! Cuội vội ẩn ngay vào đằng sau một bụi cây. Một lát sau, hổ cái xuất hiện. Khi thấy con bị đau, nó cắp từng con đến dưới một gốc cây non cành lá xanh tốt. Nó bứt vài chiếc lá rồi nhai nhỏ và rịt vào chỗ chân bị gãy của đàn con, Cuội vô cùng sửng sốt, lũ hổ con chỉ sau ít phút đã lành lặn.
Cuội rình cho đến khi đàn hổ đi hết, rồi đào cây vác về nhà. Cuội trồng cây đó ở trong sân và đặt tên cho nó là cây đa. Từ đấy trở đi, Cuội chăm bón cây rất cẩn thận. Nó nói với vợ rằng, cái cây này là của một vị thần đã cho nó, lá cây có thể chữa lành các vết thương, chữa khỏi mọi chứng bệnh và còn có thể cải tử hoàn sinh. Cuội dặn vợ phải giữ cho cây đa được luôn luôn sạch sẽ. Nhiều lần Cuội đe vợ:
- Cấm có đổ rác vào gốc cây, kẻo nó bay đi mất!
Thoạt đầu vợ Cuội làm theo lời chồng dặn. Nhưng dần dần về sau, ả đâm ra bực mình với chồng vì thấy Cuội tỏ ra quý cây hơn vợ. ả cũng phát ngấy về những lời chồng răn dạy. Thế rồi một hôm, xảy ra chuyện cãi cọ về cái cây, ả không còn kiềm chế được nữa, hét lên:
- Đây cứ đổ rác vào gốc cây nếu như đây muốn.
Tức tối, ả mang một thúng rác đầy từ trong nhà bếp ra, đổ cả đóng vào gốc cây đánh rầm một cái. Đột nhiên, cây đa bắt đầu lung lay, rồi từ từ bật rễ khỏi mặt đất và bốc lên cao.
Nhìn thấy sự thể xảy ra, Cuội lao sấn đến cây đa, bám chặt vào một cái rễ. Nhưng cây đa cứ tiếp tục bốc lên cao. Nó cứ bay lên mãi, cao vút trên bầu trời cùng với chú Cuội bím chặt lấy rễ.
Cây đa bay mãi, bay mãi cho đến khi tới mặt trăng và đứng ở đấy suốt từ đó cho đến bây giờ.
Nếu bạn nhìn kỹ mặt trăng, bạn vẫn còn có thể trông thấy bóng cây đa ở trên đó, có chú Cuội ngồi dưới gốc cây, nhất là vào lúc trời quang và gặp kỳ trăng tròn và sáng
Lời bình
Nếu như ở truyện Thần Trụ Trời ta thấy có những điểm tương đồng và khác biệt so với truyện "Thần Bàn Cổ" của Trung Quốc thì ở truyện Chú Cuội cung trăng cũng có thể tìm thấy những điểm chung và riêng so với truyện "Hằng Nga và Hậu Nghệ". Sự giống nhau và khác nhau trong truyện thần thoại cũng như trong truyện dân gian nói chung của các dân tộc, nhất là các dân tộc gần nhau, là hiện tượng phổ biến và dễ hiểu. Điều quan trọng đáng chú ý không phải là sự giống nhau hay khác nhau của từng chi tiết mà là tính hoàn chỉnh và sự độc đáo của mỗi đơn vị tác phẩm.
Trong "Văn học dân gian Việt Nam", nhân vật Cuội xuất hiện khá sớm và tồn tại, phát triển khá lâu dài, phong phú trong nhiều thời kỳ và ở các thể loại khác nhau. Cuội có trong thần thoại, trong cổ tích, trong truyện cười và phần nào trong cả truyển ngụ ngôn. Trong ca dao, dân ca cũng có khá nhiều bài, nhiều câu với những dị bản khác nhau về Cuội:
Ví dụ:
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa kêu cha ời ời!
Mẹ Cuội cắt cỏ trên trời
Cha Cuội cưỡi ngựa đi mời quan viên
Tay thì cầm bút cầm nghiên
Tay thì cầm tiền, đi chuộc lấy trâu
Hoặc:
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Bỏ chân xuống giếng được ba đồng tiền
Đồng thì mua trống, mua kèn
Đồng thì mua mỡ thắp đèn thờ vong.
Sáng mai rước Cuội ra đồng.
Cuội ngồi Cuội khóc những chồng Cuội đâu?
Chồng Cuội còn mắc chăn trâu ...
Cuội còn có trong hội họa, trong các loại trò chơi dân gian, trong tục ngữ và thành ngữ. Câu "Nói dối như Cuội" hoặc "Nói Cuội" có lẽ không mấy người nói thạo tiếng Việt không biết.
Tại sao vậy? Tại sao nhân vật Cuội đi vào nhiều lĩnh vực khác nhau của văn học nghệ thuật dân gian và đời sống tinh thần ngiời Việt Nam như vậy?
Đó là một câu hỏi, một vấn đề rất đáng đặt ra cho hoạt động nghiên cứu văn học và văn hóa dân gian Việt Nam. Và để giải quyết vấn đề này thì trước hết phải đi vào từng tác phẩm, từng lĩnh vực có nhân vật Cuội.
Truyện "Chú Cuội cung trăng" có lẽ là tác phẩm xuất hiện sớm nhất về nhân vật Cuội.
Có người xếp truyện này vào thể loại cổ tích. Xét trên nhiều phương diện và yếu tố thì truyện "Chú Cuội cung trăng" gần với thần thoại hơn cổ tích, nó là một thần thoại đã ít nhiều bị cổ tích hóa nhưng đề tài, chủ đề và nội dung cốt lõi vẫn là thần thoại.
Cuội đã tìm được cây thuốc quý, chữa cho nhiều người chết đi sống lại, đó là thuốc trường sinh hay thuốc cải tử hoàn sinh. Đặc điểm này khiến cho Cuội gần với các nhân vật anh hùng văn hóa, những người có công sáng chế phát minh, được nhân dân thời cổ đại suy tôn, ca ngợi và thần thánh hóa ở mức này hoặc mức khác. Đây là lớp truyện ra đời muộn trong kho tàng thần thoại các dân tộc nên nó gần với cổ tích và dễ bị cổ tích hóa.
Ngoài việc tìm được cây thuốc quý, Cuội còn làm được việc thứ hai quan trọng là đem được giống cây ấy về trồng ở trong vườn, thành công (cây sống được và giữ nguyên công hiệu, dược tính). Hơn nữa Cuội còn có một kỳ tích thứ ba đáng kể, đó là việc thử nghiệm thay ruột người bằng ruột chó và nặn một bộ ruột chó bằng đất sét để thay thế. Hiển nhiên đó là chuyện hoang đường, hồ tưởng (vì đó là thần thoại). Nhưng rõ ràng những chi tiết hoang đường, hồ tưởng ấy đã phản ánh những ước mơ và giả thiết táo bạo về y học của người xưa. Những tiến bộ, phát minh mới gần đây của y học hiện đại (như thay thận nhân tạo, thay ruột, thay tim, thay mắt...) càng chứng minh rằng những ước mơ giả thiết nói trên không phải là hoàn toàn là vô lý.
Chi tiết vợ Cuội hay quên, sau khi bị thay ruột chị lú lẫn nói trước quên sau, đã đi giải vào gốc cây thuốc quý để cho nó bay đi mất (!) - thật độc đáo, thú vị và giàu ý nghĩa. Như vậy là tác giả dân gian đã chú ý đến mối quan hệ giữa sinh lý và tâm lý của con người. Cơ thể của người và vật có thể thay thế chuyển đổi từng bộ phận, nhưng đã chuyển đổi thì sẽ có ảnh hưởng đến tâm sinh lý! Điều đó không phải là chân lý hay sao? Lại nữa, cây thuốc cải tử hoàn sinh không ưa bẩn thỉu, uế tạp. Người xưa muốn nói gì qua chi tiết ấy? Thuốc quý là cần nhưng chưa đủ, phải ăn ở sạch sẽ, hợp vệ sinh nữa.
Cuội biết như vậy nhưng không thể, hay chưa thể thực hiện được vì vợ Cuội lú lẫn, không sáng suốt, nói trước quên sau! Muốn kéo dài sự sống nâng cao tuổi thọ phải có nhiều điều kiện khác nhau, trong đó việc nâng cao dân trí là một điều kiện quan trọng không thể thiếu.
Việc Cuội bám lấy gốc cây thuốc quý kéo xuống nhưng không được, cây thuốc đã lôi Cuội bay thẳng lên cung trăng cùng với nó để Cuội trở thành con người trường sinh bất tử, trẻ mãi không già, là một sáng tạo hết sức độc đáo và giàu ý nghĩa. Nó vừa kết thúc rất khéo quá trình tìm cây thuốc quý để chữa bệnh cứu người của Cuội ở trần gian vừa mở đầu cho việc đưa Cuội bay vào cõi trường sinh trên một tinh cầu khác. Hình tượng "Chú Cuội - Cây đa" trên mặt trăng là sự hình tượng hóa, nhân cách hóa và thi vị hóa những vết đen trên mặt trăng trong trí tưởng tượng phong phú hồn nhiên và rất nên thơ của người Việt cổ. Và như vậy là trong truyện "Chú Cuội cung trăng" có sự kết hợp khá chặt chẽ và tài tình những yếu tố của thần thoại suy nguyên và thần thoại về anh hùng văn hóa ở trong nhân vật Cuội.
Cứ theo truyện kể thì Cuội không bao giờ chết, đến nay Cuội đã có hàng vạn tuổi, nhưng không bao giờ già, vì lúc nào cũng ngồi dưới gốc cây thuốc "trường sinh bất lão". Và cũng vì vậy, mà trong tất cả những sáng tác dân gian về Cuội, nhân dân Việt Nam đều quen gọi trực tiếp riêng tên Cuội hoặc kèm theo từ "Chú" từ "Thằng" một cách thân mật, âu yếm (chứ không ai gọi Cuội là "ông" hay "bác" Cuội bao giờ!)
Nguyễn Dư
Nguyễn Đổng Chi
Nguyễn Văn Y
Hoàng Tiến Tựu
(blog Nguyễn Đỗ Hoa)
Thằng Cuội
Sáng tác: Lê Thương
Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ
Lặng im ta nói Cuội nghe
Ở cung trăng mãi làm chi
Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước ta
Lặng nghe trăng gió bảo nhau
Chị kia quê quán ở đâu
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước ta
Các con dế mèn suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ
Đền công cho dế nỉ non,
Trời cho sao chiếu ngàn muôn
Các con dế mèn suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ
Sáng rơi xuống đời, sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây
Cùng trông ánh sáng cười vui
Chị em ta hãy đùa chơi
Sáng rơi xuống đời, sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây
Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Mười lăm tháng Tám trời cho
Một ông trăng sáng thật to
Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Cho mượn cái thang
Thằng Cuội
Sáng tác: Lê Thương
Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ
Lặng im ta nói Cuội nghe
Ở cung trăng mãi làm chi
Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước ta
Lặng nghe trăng gió bảo nhau
Chị kia quê quán ở đâu
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước ta
Các con dế mèn suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ
Đền công cho dế nỉ non,
Trời cho sao chiếu ngàn muôn
Các con dế mèn suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ
Sáng rơi xuống đời, sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây
Cùng trông ánh sáng cười vui
Chị em ta hãy đùa chơi
Sáng rơi xuống đời, sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây
Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Mười lăm tháng Tám trời cho
Một ông trăng sáng thật to
Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Cho mượn cái thang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét