Hang Đá Bê Lem – Nhà Thờ Giáng Sinh
Mời xem hình ảnh nơi Chúa sinh ra đời, nay thuộc phần đất của Palestine. Dù quý vị thuộc tôn giáo nào… cũng nên xem “thánh tích”… qua Internet.. cho biết!!!
Hình ảnh hang đá Bê Lem, nơi Chúa Giêsu sinh ra 2000 năm trước
Tọa lạc cách thành phố Jerusalem 8 km về hướng Nam, nhà thờ Giáng Sinh ở Bêlem là một trong những nhà thờ cổ nhất trên thế giới có sinh hoạt liên tục từ lúc xây dựng vào thế kỷ thứ tư đến nay.
Nhà thờ được xây cất ngay trên hang đá Bê lem. Chứng cứ đầu tiên về hang Bê lem được tìm thấy trong quyển sách của ông Justin Martyr viết vào khoảng năm 160. Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh.
Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nỗi dậy Samaritan. Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay.
Khi Bê lem bị người Ba Tư xâm chiếm vào năm 614, viên chỉ huy Shahrbaraz đã không ra lệnh tiêu hủy nhà thờ này vì nhìn thấy hình ba vị Vua phương Đông với trang phục của dân Ba Tư.
Trong các lần chiến tranh với Hồi giáo, nhà thờ đã ngụy trang bằng cách làm cổng vào nhỏ lại và mặt tiền không có vẽ là nhà thờ. Đó là lý do tại sao ngày nay nhà thờ Giáng Sinh không có chút gì uy nghi cao cả. Có lẽ nhờ thế, nhà thờ Giáng Sinh đã giữ được tinh thần đơn sơ khó nghèo như lúc Chúa sinh ra cách nay 2000 năm !
1/- Khu nhà thờ Giáng Sinh nhìn từ quảng trường Máng Cỏ (Manger Square).
2/- Phải lại gần hơn mới thấy cổng vào nhà thờ. 3/- Và phải cúi mình xuống mới vào được
2/- Phải lại gần hơn mới thấy cổng vào nhà thờ. 3/- Và phải cúi mình xuống mới vào được
4/- Chánh điện bên trong nhà thờ – Trên nền nhà là nơi khai quật…
5/- các nhà khảo cổ đã tìm được nền nhà thờ cũ từ năm 327.
6/- Tới gần bàn thờ – chú ý phía bên phải nơi có người đứng là cổng xuống hang đá Bê Lem
5/- các nhà khảo cổ đã tìm được nền nhà thờ cũ từ năm 327.
6/- Tới gần bàn thờ – chú ý phía bên phải nơi có người đứng là cổng xuống hang đá Bê Lem
9/- Bước xuống các bậc thang là nơi Con Chúa Ra Đời. Bên phải : nơi Chúa sinh ra – Bên trái : máng cỏ. 10/- Nơi Chúa Giêsu sinh ra được đánh dấu với ngôi sao 14 cánh.Các chữ vòng quanh bên trong ngôi sao: Hicde Virgine Maria Jesus Christus Natus Est. Có nghĩa là : Nơi đây Trinh Nữ Maria đã hạ sinh Đức Giêsu Kitô.
11/- Chính diện hang đá Bê Lem.
12/- Các hàng cột bên trong nhà thờ.
13/- Xen kẻ các bình đèn theo kiểu Chính Thống Giáo.
14/- Tạm biệt hang đá Bê Lem,nhà thờ Giáng Sinh.
13/- Xen kẻ các bình đèn theo kiểu Chính Thống Giáo.
14/- Tạm biệt hang đá Bê Lem,nhà thờ Giáng Sinh.
Về nơi Chúa Jesus ra đời
Cái cổng vào bằng đá bé tí xíu, thấp lè tè nằm khuất nẻo, khiến một lữ khách vô tâm có thể dễ dàng bỏ qua. Cổng này có tên là Khiêm nhường (Humility), chỉ được xây cao chừng 1,2m vốn để ngăn không cho xe kéo và trâu bò đi qua.
Từ xa xưa khoảng hơn 3.000 năm trước, góc phía Tây bán đảo Ả Rập là nơi sinh sống của một số tộc người Ả Rập và cũng là điểm đến của một số bộ lạc di cư. Hai trong số những bộ lạc di cư này là tộc người Israel tìm đến miền đất mới do Chúa hứa ban tặng (Kinh thánh), và một số tộc người từ vùng đảo Crete phía nam của Hy Lạp vượt biển tìm nơi sinh sống mới. Người từ đảo Crete mạnh mẽ, thiện chiến, trở thành kẻ thù của nhiều tộc người khác, do chiếm được nhiều đất đai, thậm chí gây hấn cả với Pharaoh Ai Cập. Họ được người Israel gọi theo tiếng Do Thái là Peleshet (tiếng Anh - Philistine), có nghĩa là những người di cư và chiếm đóng. Cái tên Palestine lần đầu tiên được nhắc đến bởi một nhà sử học Hy Lạp, ám chỉ vùng đất nơi những người của nhiều bộ tộc khác nhau cùng đến di cư và tranh chấp.
Hơn 1.000 năm sau đó, khu vực này nằm dưới sự trị vì của đế chế Roma rộng lớn. Tộc người Israel khi đó đã lớn mạnh và lập nước vững vàng nhưng cũng không thoát khỏi ách đô hộ của Roma. Họ liên tục nổi dậy. Hoàng đế Roma sau khi đập tan một cuộc cách mạng của dân Do Thái Israel thì quyết định đổi tên quốc gia này thành Palestine, sát nhập vào với cả vùng đất rộng lớn của các tộc người Ả Rập gốc quanh đó nhằm xóa bỏ triệt để dấu ấn của nhà nước Do Thái. Cái tên Palestine và người Palestine tiếp tục được đế chế Thổ Nhĩ Kỳ và đế chế Anh dùng để chỉ vùng thuộc địa bao gồm Israel, Jordan, Libăng và một phần Syria.
Bức tường xây chắn giữa Israel và Palestine để chống người Palestine đánh bom cảm tử.
Nơi Chúa lọt lòng
Ngôi sao bạc trong hang đá Bethlehem đánh dấu nơi Jesus chào đời.
Cũng giống như nhiều vùng đất ở Trung Đông nơi đa phần dân số là người Hồi nhưng những điểm du lịch quan trọng nhất lại là các thánh đường Thiên Chúa và Do Thái giáo, do đây là cái nôi của cả ba tôn giáo cùng huyết thống và thờ cùng một đức Chúa Trời (Ala). Theo dòng người đổ về Bethlehem, tôi bị cuốn đi cùng hàng trăm tín đồ vừa sùng kính vừa nóng ruột cố nhích từng centimet suốt hai tiếng liền để được bước chân vào hang đá nơi Chúa Jesus chào đời.
Thánh đường Nativity là thánh đường lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn tồn tại. Cái cổng vào bằng đá bé tí xíu, thấp lè tè nằm khuất nẻo, khiến một lữ khách vô tâm có thể dễ dàng bỏ qua. Cổng này có tên là Khiêm nhường (Humility), chỉ được xây cao chừng 1,2m vốn để ngăn không cho xe kéo và trâu bò đi qua. Tất nhiên là cho đến ngày hôm nay thì chẳng ai còn phải lo trâu bò phạm thượng. Trong một cuộc đọ súng giữa quân Israel và các chiến binh Palestine, sự linh thiêng của Nativity đã khiến quân Israel chỉ dám đứng trấn ở ngoài suốt 38 ngày vì không dám nổ súng trong thánh đường.
Hang Sữa Mẹ (Milk Grotto) là nơi Đức Mẹ Đồng trinh và Chúa Jesus tránh nạn trước khi trốn sang Ai Cập. Khi đó hoàng đế Roma được điềm báo rằng sẽ có một nam hài đồng sinh ra chiếm ngôi và ông đã ra lệnh giết tất cả các bé trai dưới 2 tuổi.
Cúi đầu bước chân qua cửa đá Khiêm nhường sẽ thấy cả một không gian mịt mù hương khói, vừa âm u khí thiêng, vừa náo nức con chiên. Tôi xếp hàng nhích dần từng bước đến cửa hang đá, đi sâu xuống chừng chục bậc thang thì lọt thỏm vào một hầm núi nhỏ chỉ bằng một căn phòng bé. Bên dưới một ban thờ trang hoàng lộng lẫy là nền đá nơi Jesus lọt lòng được đánh dấu bằng một ngôi sao bạc. Tôi cũng quỳ xuống, cũng thò đầu vào bên dưới cái bệ thờ chỉ rộng chừng 1m, cũng chạm tay vào ngôi sao bạc. Chạm một cái rồi phải rụt lại ngay vì bên cạnh tôi, bà du khách ngoan đạo người Thái Lan đã vục mặt xuống ngôi sao bạc mà hôn, mắt giàn giụa nước.
Chỉ không đầy 5 phút sau, cả tôi và bà con chiên người Thái Lan suýt bị tống cổ ra khỏi hang đá. Nguyên do là tôi và bà ấy khi ngồi xuống ở bậc thang để hoàn hồn thì ông đạo sĩ đứng canh ở đó yêu cầu cả hai không được vắt chân chữ ngũ. Sau này tôi mới biết vắt chân là biểu hiện của sự thư giãn, không hợp với không khí nghiêm trang của thánh đường. Bà người Thái Lan hóa ra rất bướng, bà bật lại ông đạo sĩ: "Theo văn hóa nước tôi, phụ nữ vắt chân là biểu hiện của thanh lịch và khiêm nhường". Ông thầy tu cãi không lại nên hằn học đứng nhìn hai người vừa vắt chéo chân, tim vừa rung thùm thụp.
Mỗi ngày 5 lần cầu nguyện.
Cửa xuống hang đá Bethlehem.
Nơi ông tổ qua đời
Không những ba tôn giáo Do Thái, Thiên Chúa và Hồi giáo đều thờ một Chúa, họ còn có cùng một ông tổ sống chừng 4.000 năm trước tên là Abraham. Nơi Abraham và gia đình được chôn cất là một hang đá ở Hebron. Người Hồi xây trùm lên hang đá này một thánh đường tên là Machpela và trong suốt hơn 600 năm chỉ cho phép tín đồ Hồi giáo vào làm lễ. Người Do Thái muốn đến vái ông tổ của mình (thật ra là của chung) thì chỉ được bước đến bậc thang thứ 7.
Cho đến khi Palestine bị Israel chiếm đóng thì Machpela mới được mở cửa cho cả người Thiên Chúa, Do Thái và người ngoại đạo.
Machpela và những ngôi mộ của tổ tiên 3 giáo phái (người đàn ông được quyền ngồi là người Hồi).
Ở nơi Jesus sinh ra, tôi phải xếp hàng 2 tiếng cùng hàng trăm người mới vào được đến thánh đường. Ở nơi ông tổ của cả ba tôn giáo yên nghỉ, tôi là du khách duy nhất. Tôi tưởng thế cho đến khi đang bước qua mấy lần cửa gác của lính chiếm đóng Israel thì giật bắn mình khi nghe thấy những tiếng ra lệnh gằn ngắn gọn từ phía sau. Chỉ trong giây lát, hàng chục lính đặc nhiệm Israel với súng ống lựu đạn đầy người đã tỏa ra chiếm lĩnh các hướng và vị trí cố thủ. Họ quỳ gối, tay đặt lên nòng, nheo mắt nhìn tôi, sẵn sàng xả đạn.
Một cậu bé Palestine đang chơi bóng gần đó bật cười ha ha. Cậu chạy lại, kéo tay tôi và chỉ lên tầng trên của thánh đường Machpela. Vừa thoáng thấy những chỏm đầu có phủ một miếng mũ nhỏ tròn tròn của người Do Thái, tôi đã hiểu ngay ra vấn đề. Mỗi khi có du khách người Do Thái dám cả gan liều mạng (mà cũng chắc chắn chỉ vì công chuyện) phải tới Palestine nói chung và Machpela nói riêng, việc bảo vệ họ có lẽ còn cẩn thận hơn bảo vệ các tổng thống. Rất nhiều bạn bè Do Thái của tôi dù trông không khác gì người Ả Rập Palestine, nhưng cả đời họ sẽ không bao giờ dám nghĩ đến chuyện đặt chân qua biên giới. Họ cho rằng ai nhìn cũng sẽ biết họ là người Do Thái, có lẽ bởi sự sợ hãi bị trả thù không thể che giấu nổi trong đôi mắt của kẻ chiếm đóng.
Nếu ở thánh đường Thiên Chúa Nativity tôi suýt bị đuổi cổ vì dám ngồi vắt chân, thì ở thánh đường Hồi giáo Machpela, tôi cũng suýt bị đuổi cổ chỉ vì dám cả gan ngồi. Nhà thờ Hồi giáo luôn trải thảm cho tín đồ quỳ hành lễ, ngồi nghỉ ngơi, dựa lưng tán dóc, và thậm chí nằm ngủ trưa tránh nắng. Nhưng khi tôi ngồi xuống bên cạnh bức tường để ngắm nhìn hai cái lăng mộ cả nghìn năm tuổi thì bị một ông cai đến nhắc đứng dậy. Tôi bắt chước bà người Thái ở Nativity cũng hăm hở cãi lại: "Thế cái ông đang ngồi dựa hẳn lưng vào lăng mộ chân co chân duỗi lim dim mắt kia thì sao?" – "Ông ấy là người Hồi!".
Theo Đẹp
(Nguồn : hanhhuong.info)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét