Ước mơ
được bay lên bầu trời như chim đã ấp ủ trong lòng nhân loại kể từ khi con người
biết ước mơ và được hình tượng hóa rõ nét trong văn học với các nhân vật có đôi
cánh bằng lông chim hoặc như hình tượng Tôn Ngộ Không của Trung Quốc "cân
đẩu vân" đi vạn dặm trong chớp mắt...
Sau bao nỗ lực không thành công suốt hàng nghìn năm nhưng con người vẫn không chịu an phận là không thể bay được như chim. Phải đợi mãi đến đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nghành cơ khí chế tạo máy đã cho ra đời động cơ đốt trong chạy xăng mạnh mẽ và gọn nhẹ hơn thì việc bay lên khỏi mặt đất mới trở nên khả thi hơn.
Năm 1903 anh em nhà Wright đã thực hiện được ước mơ bay của con người qua thử nghiệm thành công chiếc máy bay có động cơ đầu tiên đánh dấu sự ra đời của nghành hàng không thế giới. (hình 2)Tuy nhiên trước đó đã có rất nhiều chuyến bay được thực hiện và vô số vật dụng bay được chế tạo. Một trong số đó chính là chiếc/con/cái Diều.
Diều ra đời khi nào? ở đâu? thì đến nay không ai biết chắc chắn nhưng người ta dễ dàng trông thấy chúng xuất hiện trong văn hóa và lịch sử của nhiều dân tộc quốc gia trên thế giới. Nhiều nơi Diều đã được tôn thờ như biểu tượng tôn giáo, được sử dụng làm công cụ chiến tranh, là vật chuyển tải tâm linh, hay đơn giản chỉ như là món đồ chơi giải trí.
Lưu trữ bằng văn bản đầu tiên nói đến thả diều là:"Mặc Tử làm diều gỗ, ba năm mới làm xong, bay một ngày là hỏng." Chiếc diều gỗ do Mạnh Tử này có lẽ là cánh diều sớm nhất trên thế giới được ghi nhận. Trong một cuốn sách cổ Trung Quốc (sách Tiềm xác thư – thiên Nguyên vật) có ghi lại rằng khoảng 200 trước Công nguyên khi tướng quân Hàn Tín của nhà Hán đã thả bay một chiếc diều qua bức tường thành mà ông đang tấn công để đo chiều dày của nó trước khi đào một đường hầm xuyên qua bên dưới bức tường.
Người ta tin vào giả thuyết rằng từ Trung Hoa diều dần được xuất hiện ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Ấn Độ và toàn châu Á vào cuối của thiên niên kỷ đầu tiên, nó đóng vai trò quan trọng ở nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Mỗi vùng phát triển một phong cách đặc trưng của diều và mục đích văn hóa cho thả diều.
Trong triều đại Silla của Hàn Quốc (vào khoảng thế kỷ VI), Tướng quân Gim Yu-sin được lệnh đánh dẹp một cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, quân đội của ông không chịu xung trận vì họ nhìn thấy một ngôi sao lớn từ trên trời lao xuống đất (thiên thạch) và cho đó là một điềm xấu. Để lấy lại kiểm soát, Tướng quân đã sai làm một chiếc diều lớn mang theo một quả cầu lửa thả lên trời vào buổi tối. Quân lính nhìn thấy và tin rằng ngôi sao đã quay trở lại bèn tập hợp lại và đánh bại các phiến quân.
Diều đến Nhật Bản qua những nhà sư Phật giáo từ thế kỷ thứ VII bằng việc thả diều nhằm mục đích xua đuổi tà ma và cầu vụ mùa tươi tốt. Tại Nhật Bản, khi một cậu bé ra đời sẽ được tổ chức một buổi lễ quan trọng trong đó người ta sẽ thả những con diều khổng lồ bay qua nhà cậu bé cho rằng may mắn sẽ đến với cậu trong cả cuộc đời. Cho đến tận ngày nay vào dịp Lễ Hội Bé Trai – Koinobori hay còn gọi là Tango No Sekku(vào ngày 5/5 ÂL) người Nhật Bản vẫn giữ phong tục thả diều để cầu may. Dưới thời kỳ Edo (Thế kỷ XVII-XIX) diều được phổ biến đến độ chính quyền Tokugawa chỉ cho phép tầng lớp Samurai được thả diều còn lại cấm đối với người dân vì lo ngại rằng họ sẽ bỏ bê công việc làm ăn. Diều còn được người Nhật sử dụng như một công cụ trong chiến tranh khi người ta dùng nó như cờ lệnh hay thậm chí làm những chiếc khổng lồ có thể mang theo các chiến binh để vượt lên tường thành. (hình 3)
Lưu trữ bằng văn bản đầu tiên nói đến thả diều là:"Mặc Tử làm diều gỗ, ba năm mới làm xong, bay một ngày là hỏng." Chiếc diều gỗ do Mạnh Tử này có lẽ là cánh diều sớm nhất trên thế giới được ghi nhận. Trong một cuốn sách cổ Trung Quốc (sách Tiềm xác thư – thiên Nguyên vật) có ghi lại rằng khoảng 200 trước Công nguyên khi tướng quân Hàn Tín của nhà Hán đã thả bay một chiếc diều qua bức tường thành mà ông đang tấn công để đo chiều dày của nó trước khi đào một đường hầm xuyên qua bên dưới bức tường.
Người ta tin vào giả thuyết rằng từ Trung Hoa diều dần được xuất hiện ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Ấn Độ và toàn châu Á vào cuối của thiên niên kỷ đầu tiên, nó đóng vai trò quan trọng ở nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Mỗi vùng phát triển một phong cách đặc trưng của diều và mục đích văn hóa cho thả diều.
Trong triều đại Silla của Hàn Quốc (vào khoảng thế kỷ VI), Tướng quân Gim Yu-sin được lệnh đánh dẹp một cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, quân đội của ông không chịu xung trận vì họ nhìn thấy một ngôi sao lớn từ trên trời lao xuống đất (thiên thạch) và cho đó là một điềm xấu. Để lấy lại kiểm soát, Tướng quân đã sai làm một chiếc diều lớn mang theo một quả cầu lửa thả lên trời vào buổi tối. Quân lính nhìn thấy và tin rằng ngôi sao đã quay trở lại bèn tập hợp lại và đánh bại các phiến quân.
Diều đến Nhật Bản qua những nhà sư Phật giáo từ thế kỷ thứ VII bằng việc thả diều nhằm mục đích xua đuổi tà ma và cầu vụ mùa tươi tốt. Tại Nhật Bản, khi một cậu bé ra đời sẽ được tổ chức một buổi lễ quan trọng trong đó người ta sẽ thả những con diều khổng lồ bay qua nhà cậu bé cho rằng may mắn sẽ đến với cậu trong cả cuộc đời. Cho đến tận ngày nay vào dịp Lễ Hội Bé Trai – Koinobori hay còn gọi là Tango No Sekku(vào ngày 5/5 ÂL) người Nhật Bản vẫn giữ phong tục thả diều để cầu may. Dưới thời kỳ Edo (Thế kỷ XVII-XIX) diều được phổ biến đến độ chính quyền Tokugawa chỉ cho phép tầng lớp Samurai được thả diều còn lại cấm đối với người dân vì lo ngại rằng họ sẽ bỏ bê công việc làm ăn. Diều còn được người Nhật sử dụng như một công cụ trong chiến tranh khi người ta dùng nó như cờ lệnh hay thậm chí làm những chiếc khổng lồ có thể mang theo các chiến binh để vượt lên tường thành. (hình 3)
Tại Thái Lan diều được thả bay vào thời điểm gió mùa để cầu mong những cơn gió thổi đi những đám mây mưa và bảo vệ mùa màng khỏi lũ lụt. Diều được sử dụng để chữa cháy và đánh cá ở nhiều nơi tại Mã Lai. Các hình thức của diều đánh cá đầu tiên đơn giản là một chiếc diều lớn buộc với dây tre tốt đầu kia có một cái móc câu thả xuống nước - một hình thức vẫn được sử dụng hiện nay.
Bằng chứng sớm nhất về diều ở Ấn Độ là các bức tranh nhỏ từ thời Mogul (khoảng thế kỷ XV). Nội dung chính tả cảnh một chàng trai khéo léo điều khỉển diều của mình thả tin nhắn cho người yêu bị cấm cung trong nhà.
Ở Việt Nam diều cũng được xuất hiện rất sớm qua câu chuyện xưa giải thích về tục thi thả diều ở làng Bá Dương Nội ( Hoài Đức – Hà Nội) gắn với Thành hoàng của làng là Nguyễn Cả - tướng quân của Đinh Bộ Lĩnh ( thế kỷ X). Bức tranh chăn trâu thả diều trong tranh đông hồ cũng đã được ông cha ta thể hiện trên bản in khắc gỗ từ cách nay không dưới 400 năm. (Hình 4)
Bằng chứng sớm nhất về diều ở Ấn Độ là các bức tranh nhỏ từ thời Mogul (khoảng thế kỷ XV). Nội dung chính tả cảnh một chàng trai khéo léo điều khỉển diều của mình thả tin nhắn cho người yêu bị cấm cung trong nhà.
Ở Việt Nam diều cũng được xuất hiện rất sớm qua câu chuyện xưa giải thích về tục thi thả diều ở làng Bá Dương Nội ( Hoài Đức – Hà Nội) gắn với Thành hoàng của làng là Nguyễn Cả - tướng quân của Đinh Bộ Lĩnh ( thế kỷ X). Bức tranh chăn trâu thả diều trong tranh đông hồ cũng đã được ông cha ta thể hiện trên bản in khắc gỗ từ cách nay không dưới 400 năm. (Hình 4)
Người châu Âu được cho là biết đến diều muộn hơn khi nhà nhà thám hiểm người Ý Marco Polo mang nó về từ sau chuyến đi của mình tới châu Á khoảng thế kỷ XIII. Cho đến thế kỷ thứ XVIII ở châu Âu, diều hầu như chỉ là một đồ chơi của trẻ em. Cuối cùng các nhà khoa học và phát minh bắt đầu nhận ra tiềm năng của nó. Năm 1749 nó được sử dụng đầu tiên trong một thí nghiệm khí tượng bằng cách sử dụng một chiếc diều để đo nhiệt độ ở các độ cao khác nhau. Một vài năm sau đó, Benjamin Franklin (Mỹ) đã thành công trong việc chứng minh tính chất điện của sét bằng cách thả bay một chiếc diều được thiết kế đặc biệt buộc bằng dây thép vào trong một cơn giông . (Hình 5)
Diều cũng đã được sử dụng như là một công cụ để kéo. Một trong những ứng dụng kỳ lạ nhất là năm 1826, giáo viên tiểu học George Pocock (Anh) được cấp bằng sáng chế cho một hệ thống mà theo đó hai cánh diều lớn đã bay song song để kéo theo một chiếc xe đi với vận tốc 20 dặm/giờ. Bởi thời điểm đó người ta đánh thuế đường theo số ngựa kéo nên việc này giúp ông được miễn thuế. (hình 6)
Năm 1898, Marconi (1874 – 1937) người Italia (nhận giải Nobel vật lý năm 1909) đã thực hiện việc truyền tín hiệu không dây (vô tuyến) đầu tiên thành công bằng cách sử dụng một chiếc diều để nâng dây anten lên độ cao hơn 100m. Tiềm năng về sức nâng của diều được áp dụng ngày càng nhiều đã thu hút các nhà khoa học phát minh thêm những hình thức mới. Một trong những phát minh quan trọng là của Samuel Franklin Cody (Mỹ) khi ông thiết kế chiếc diều hộp cải tiến có thể nâng một chiếc giỏ mây lớn chở người lên độ cao 2000ft một cách dễ dàng. Sau đó phát minh này được ứng dụng cho quân đội như là một phương pháp quan sát đối phương.(hình 7)
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều phi công bắn rơi trên biển nên người ta đã trang bị cho họ loại diều hộp có thể gấp xếp lại để sử dụng như là phương tiện để báo hiệu cứu nạn. (hình 8)
Sự phát triển của diều công nghệ cao (hi- tech) ngày nay phần lớn là nhờ vào hai nhà khoa học Mỹ: Kỹ sư hàng không Francis Rogallo (1912 – 2009) được cấp bằng sáng chế thiết kế của "cánh mềm " (flexible wing) là tiền thân của các thiết kế được ứng dụng trong tàu lượn và diều thể thao hiện đại. Ý tưởng của ông đã được NASA ứng dụng và phát triển trong hàng không vũ trụ và tên lửa hành trình suốt những năm 60 của thế kỷ trước. (hình 9)
Parafoil đầu tiên được phát minh bởi Domina Jalbert, trong đó kết hợp các tính năng của một chiếc dù, quả bóng bơm hơi, cánh lượng khí động học gồm nhiều khoang chứa không khí (aerofoil) và diều. Khung cánh chắc chắn này được tạo ra hoàn toàn từ không khí được nén đầy trong khoang vải giữ cho hình dạng aerofoil cố định trong suốt quá trình bay. Parafoil là tiền thân dù hiện đại, dù lượn và diều kéo. (Hình 10)
Nhiều năm trở lại đây người ta đã ngày càng quan tâm hơn đến việc thả diều. Các loại vật liệu mới như ripstop nylon, sợi thủy tinh, và graphite carbon giúp diều mạnh mẽ hơn, nhẹ hơn, nhiều màu sắc hơn, và bền hơn. Năm 1972, Peter Powell (Mỹ) đã giới thiệu một loại diều 2 dây có thể điều khiển theo ý muốn của người chơi và công chúng bắt đầu thả diều không chỉ để cho vui, mà còn như một môn thể thao. Những người đam mê cảm giác trải nghiệm có thể bay biểu diễn chính xác, nhanh hơn, hoặc thực hiện các thủ thuật lượn vòng phức tạp. Thi đấu giữa các cánh diều với nhau hoặc biểu diễn theo điệu nhạc đã trở thành phổ biến.
L.T.B
(Nguồn : dieuvietnam.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét