VIII
NHỮNG
NGƯỜI HỮU TRÁCH
Phong trào chính là việc của trẻ em . Chúng
ta không bớt xén hiệu lực của mệnh đề khẳng định đó . Nhưng một vấn đề cũng rõ
ràng không kém là trẻ em – chính vì chúng là trẻ em - cần được nâng đỡ và trợ lực
trong khi chúng hoạt động :
-
trợ lực thường cần thiết để thực hiện, trong
những tổ hợp tự nhiên của chúng , những hoạt động Chiến Dịch Thường Niên ,
-
trợ lực cần thiết ngang với sinh hoạt của những
cộng đồng để những cộng đồng đạt tới mục tiêu ,
-
nâng đỡ thận trọng và hiệu nghiệm lúc Thăng
Tiến Bản Thân .
Đấy là tất cả cái vai trò và địa vị của
những người hữu trách được đặt ra và sẽ là đối tượng cho việc suy nghị trong chương
này .
I.-
NHỮNG AI LÀ NGƯỜI HỮU TRÁCH ?
Nhiều người, thanh niên hay trưởng thành,
dầu là giáo dân , linh mục , tu sĩ hay nữ tu sĩ, có thể mỗi người tùy theo địa vị, với bằng chứng sống đức tin, đem lại cho trẻ em chỗ nương tựa, khiến việc
giáo dục và hoạt động của chúng có thể thực hiện được .
Hết mọi người, ở địa vị nào đi nữa, đều
phải hành động thận trọng . Chức vụ của họ không ở tại “làm” cho bằng “giúp làm”
.
Họ có nghĩa vụ giúp trẻ em ý thức rằng
chúng thuộc về một phong trào, một Quốc gia, Giáo hội và khám phá ra sự quan hệ
của việc chúng làm nhân danh Đức Ki tô, vì Ngài và với Ngài, trong lòng Phong
trào này, Quốc gia này, trong lòng Giáo hội .
Sau cùng, sự có mặt của họ đảm bảo sự
kế tục của Phong trào, mà thiếu nó, không một hoạt động đáng giá nào có thể
theo đuổi .
PHONG
TRÀO TRÙ LIỆU NHIỀU NGÀNH HỮU TRÁCH VIÊN
1) NHỮNG NGƯỜI HỮU TRÁCH CỘNG ĐỒNG
Đó là những thanh niên hay người trưởng
thành, công giáo, nếu có thể được cùng môi trường với trẻ em mà họ đảm trách .
Họ thường là những giáo dân quan tâm
giúp đỡ trẻ em thực hiện trọn vẹn thiên chức của chúng trong kế hoạch của Thiên
Chúa và dấn thân làm tông đồ .
Cho
được thế, những giáo dân ấy là những nhà
giáo dục và những chiến sĩ :
- NHỮNG
NHÀ GIÁO DỤC , yêu thương trẻ em, lưu tâm đến chúng, đến cả đời chúng, họ
tự cảm thấy mình có trách nhiệm. Họ có những tư chất thiết yếu cho chức vụ
: quân bình – vui vẻ - hoạt động – cương quyết – vô vị lợi - hiểu biết trẻ
em – tôn trọng đường lối của từng em – có tài trong những lãnh vực khác
nhau v…v …. Họ biết nâng đỡ và khích
lệ, định hướng những thiện chí, giúp đỡ vượt qua những nỗi khó khăn, học
biết chấp nhận nhau khác biệt, nhưng bổ túc cho nhau, kiên tâm bền chí ……
- NHỮNG
CHIẾN SỊ, theo trình độ họ là người thanh niên hay trưởng thành . Điều
quan hệ là họ cho trẻ em bằng chứng một đời sống người thanh niên hay trưởng
thành tươi nở ; họ đảm đang trong gia đình, chỗ làm việc, nơi giải trí,
khi giao tế …. Với sứ mệnh giúp trẻ em triển nở, họ không thể để cho người
ta có cảm tưởng đấy là một cuộc đời “sứt mẻ “ .
- Còn
phải đi xa hơn nữa : tất cả cuộc sống của họ phải chứng dẫn là họ sống đạo
trọn vẹn, cả ở phương diện làm tông đồ nữa .
- Trong
số những hữu trách viên cộng đồng, nên
có một người quan tâm hơn đến việc thống nhất hành động của cả nhóm, là
mối dây liên lạc giữa các người hữu trách và với các Phong trào hay cơ
quan khác .
2) NHỮNG BẢO TRỢ VIÊN
Bên cạnh những người hữu trách cộng đồng đó, còn có những thanh niên
và người trưởng thành giúp đỡ trẻ em trong đời sống hằng ngày của chúng và
trong việc thực hiện những hoạt động của chúng .
Họ được gọi là cha hay là mẹ đỡ đầu hay
một danh xưng nào khác , bởi tãi đời sống hằng ngày mà Thiên hựu đã đặt họ bên
cạnh trẻ em :
-
bởi tại địa vị : cha mẹ, láng giềng, nhà buôn
….
-
bởi tại nghề nghiệp hay sứ mệnh : giáo chức, nhà giáo dục, giảng viên giáo lý
, chiến sĩ, tu sĩ, nữ tu sĩ, linh mục …..
Đấy là mọi người xung quanh đứa trẻ được
gọi đóng vai trò này, họ ý thức nhiều hay ít, đi xa hay gần, : thân ái đón tiếp
trẻ em tới nhà, đôi lúc giúp chúng thực hiện một hoạt động, phổ biến báo chí, để
ý đến những trò chơi, những cuộc cãi cọ diễn ra trong khu phố, quan tâm đến tuổi
thơ nói chung …..
Một điều rất hiển nhiên là những người ấy càng ý thức vai trò họ có thể đóng, họ càng
dấn thân phục vụ người khác, chứng tích của họ càng đáng giá và vang dội, sự trợ
lực của họ càng hữu hiệu và quí giá .
3)
NHỮNG TU SĨ - NỮ TU SĨ
Một số đoàn được hưởng nhờ tu sĩ hay nữ
tu sĩ trợ lực .
Với tư cách là những người đã được “ thánh
hiến “, họ đem lại bằng chứng đặc biệt một đời hiến dâng trọn vẹn cho Chúa và đồng
loại, một đời Ki tô hữu, sống một cách mãnh liệt cả những lời trong Phúc âm Chúa
khuyên những ai muốn bỏ mọi sự theo Chúa .
Những tu sĩ và nữ tu sĩ có nhiệm vụ :
-
quan tâm đặ biệt đến đời sống để nó được tôn
trọng đích đáng ,
-
cổ võ bậc giáo dân chiến sĩ có tổ chức ;
-
thức tỉnh và nâng đỡ những ai ở địa vị này
hay địa vị khác, có thể giúp đỡ trẻ em trong việc thực hiện Phong trào của chúng
: những Bảo trợ viên, những người hữu trách cộng đồng . Họ sẽ đặc biệt quan tâm
đến những hữu trach viên trẻ tuổi cần được
trợ lực cách riêng và cả nhóm hữu trách;
-
đối thoại với hàng giáo sĩ, khi cần xin các
ngài khám phá các giá trị hành vi của trẻ em, sự giúp đỡ mà chúng chờ đợi nơi
những vị linh mục để theo đuổi việc tông đồ và sự nâng đỡ cần phải đem lại cho
những người hữu trách ; tán trợ cuộc đối thoại giữa giáo dân và giáo sĩ ;
-
đem vào kinh nguyện của họ, chắc chắn thế, tất
cả đời sống trẻ em và những người hữu trách .
Vai trò của họ tuyệt không thay thế vai
trò của những người hữu trách cộng đồng . Đôi khi có thể xảy ra trường hợp họ
phải thay thế, nhưng đấy không phải là điều mà Phong trào cầu mong cách riêng ở
họ và họ phải lo làm hết cách để tình trạng đó sớm chấm dứt .
4)
NHỮNG LINH MỤC
Vai trò linh mục được xác định trước hết
phụ thuộc vào chức linh mục của ngài . Ngài là Tuyên úy .
Trách nhiệm ngài đảm đương :
- Bên
cạnh trẻ em : Ngài thật sự quan tâm đến chúng bất luận ngài gặp gỡ chúng ở
đâu : ngoài đường phố, ở tại nhà chúng , cũng như trong những cuộc tiếp xúc
ngẫu nhiên nhờ đời sống bí tích và phụng vụ .
Ngài
cố gắng tìm hiểu chúng thêm mãi , để giúp chúng đáp lại ơn gọi làm con Chúa, kích
thích lòng quảng đại, chí hoạt động của chúng .
Thỉnh
thoảng ngài cũng nên tham dự những buổi họp của các cộng đồng . Sự hiện diện của
ngài có thể làm cho cuộc đối thoại dễ dàng về một ít vấn đề và chỉ cho trẻ em thấy tất cả sự quan trọng của việc chúng làm
trong Phong trào . Cố nhiên, phải hiện diện một cách thận trọng, để không trở
ngại cho buổi họp diễn tiến ( không nên tổ chức một buổi họp đặc biệt nhân dịp
cha tuyên úy tới, để đề cập đến vấn đề tôn giáo, hay xin ngài nói một vài lời….
điều đó làm buổi họp biến thành một việc
hết sức giả tạo ) .
- Bên
cạnh những người hữu trách : Qua tất cả những cuộc tiếp xúc theo chức vụ,
ngài quan tâm thức tỉnh những giáo dân
có thể trở nên những người hữu trách .
Kèm
theo mối quan tâm thúc đẩy thường xuyên đó, ngài lo lắng nâng đỡ các người hữu
trách để giúp đỡ họ trong vai trò và trong việc dấn thân riêng của họ, nguyện sống
một đời Ki tô hữu đích thực .
Với
người hữu trách chính của đoàn, ngài đặc biệt quan tâm đến sinh hoạt Phong trào
và cả nhóm hữu trách . Vì thế, sự hiện diện của ngài cần thiết cho các buổi Hội
Đồng Hữu Trách , ở đấy ngài có thể với tư cách linh mục giúp ai nấy suy nghĩ và
chú trọng đến mọi điều được xem, làm và quyết định trong ánh sáng Đức Ki tô .
Sau
hết, như chúng ta đã lưu ý các vị tu sĩ và nữ tu sĩ, điều rất hiển nhiên là lời
nguyện cầu linh mục của ngài, thánh lễ sẽ là cơ hội để ngài làm môi giới của tất
cả đời sống trẻ em và những người hữu trách, môi giới của niềm tin và hiến tế của
họ cả khi họ chưa bày tỏ rõ ràng .
II.
MỘT NHÓM HỮU TRÁCH
Chúng ta đã
nhắc tới một đôi lần .
Toàn thể hữu
trách viên khác nhau : giáo dân, tu sĩ, nữ tu sĩ và linh mục hợp thành một nhóm
thực sự . Điều thiết yếu là sự quan tâm đến trẻ em trong môi trường, xứ đạo, làng
hay khu phố của mình, chỉ có thể thực hiện khi cùng làm với nhau, có những cái
nhìn và những chức vụ bổ sung cho nhau .
- Chính nhóm nâng đỡ
khi gặp những khó khăn không thể tránh
- Chính nhóm giúp thực hiện sứ mạng khó khăn đó .
- Chính nhóm, nhờ
sự suy nghĩ của nó, giúp tiến tới .
- Chính nhóm đem lại
sức hoạt động và lòng hăng say cần thiết cho cho một sứ mạng như thế .
Một tình bạn
chân thành dần dần nẩy nở giữa các phần tử để đi đến đời sống tập đoàn đó .
Sau hết, đây
là một nhóm mở rộng cửa, nghĩa là lúc nào cũng biết sẵn sàng đón tiếp những phần
tử khác, giúp họ tìm thấy chỗ đứng của họ và như thế đảm bảo sự canh tân của cả
nhóm .
III.-
ĐÀO TẠO NHỮNG NGƯỜI HỮU TRÁCH
Người ta chỉ
có thể cho những gì mình có . Ở lĩnh vực giao dục cũng như trong mọi lĩnh vực
khác , điều đó rất đúng .
Vai trò những
người hữu trách quan trọng, chủ yếu, để trẻ em có thể theo đuổi một việc tông đồ
theo trình độ của chúng . Một điều cũng hiển nhiên nữa là nhiệm vụ ấy vừa khó
khăn vừa tế nhị .
Vì thế, những
người hữu trách phải được đào tạo không
ngừng .
1)
NHỮNG
YẾU TỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO .
- ĐÀO TẠO VỀ TÂM
LÝ HỌC VÀ SƯ PHẠM . Hiểu rõ trẻ em
nói chung và từng em một, là vấn đề
thiết yếu .
- trẻ
em nói chung : những đặc tính của mỗi giai đoạn đời sống, những định luật chi
phối từng giai đoạn, sự biến đổi của trẻ em, lợi ích của giai đoạn đó …..
- từng
em một : môi trường gia đình của nó , những người xung quanh, cái “vũ trụ” của
nó , tính tình, tư cách, những khả năng, những đức tính, cả những khuyết điểm của
nó ….
- KIẾN THỨC VỀ
PHONG TRÀO : sứ mạng, phương pháp, các phương tiện ….. không phải chỉ biết
qua một lượt là đủ, nhưng còn phải theo dõi sự biến hóa, những tìm tòi,
những định hướng của nó .
- ĐÀO TẠO KỸ THUẬT
: trò chơi chiếm một chỗ lớn trong Phong trào . Một nhà giáo dục tốt cần
biết sử dụng những yếu tố kỹ thuật, mà qua đấy và nhờ đấy, trẻ em được giáo
hóa và hành động .
Sự đào luyện căn bản đầy đủ ở
lãnh vực này là một điều cần thiết : các trò chơi, bản hát, điệu múa, chuyện
vui, thủ công …..
- ĐÀO TẠO VỀ GIÁO
LÝ : nhờ có sự hiểu biết sâu xa về
lẽ đạo, những người hữu trách có thể giúp trẻ em đắc lực hơn trên bước đường
riêng của chúng , để chúng khám phá thấy những giá trị thâm sâu của việc
chúng làm và ý nghĩa của nó, để dần dần chúng gặp được Chúa Giê su Ki tô
nhiều hơn . Sự am hiểu đích đáng về các tôn giáo khác thường cũng cần thiết
.
- KIẾN THỨC TỔNG
QUÁT : mỗi người hữu trách phải được đặt đúng vào cái tư thế thanh niên
hay người trưởng thành ở đời . Cho được thế, cần phải được đào luyện rộng
rãi về kinh tế, xã hội, công dân, chính trị …..
2) ĐÀO TẠO Ở ĐÂU VÀ KHI NÀO ?
Ở điểm này, cần
phải có nhiều phương tiện để những người hữu trách sử dụng, nhưng điều quan trọng
cần nhấn mạnh là sự đào tạo đầu tiên và thiết yếu lại do chính kinh nghiệm mà được
.
a) SỔ HỮU
TRÁCH :
Đây là một dụng cụ làm việc
bản thân và thường nhật của người hữu trách .
Trong đó ghi những khám phá,
những suy tư, những kinh nghiệm của người hữu trách lên quan đến :
. trẻ em xung quanh
. trẻ em mà người hữu trách có nhiệm
vụ trực tiếp hơn ,
. sinh hoạt Phong trào ,
. việc đào luyện bản thân .
Một khi đã biên ghi rồi, người
hữu trách phải ý tứ đừng để bừa bãi mà phải biết dùng nó cách thận trọng .
Là phản ảnh tất cả đời sống,
nó bắt chúng ta luôn luôn nghĩ ngợi phải làm sao lĩnh lấy trách nhiệm một cách
chu đáo hơn, nó như là đề tài giúp chúng ta căn cứ vào đấy mà cầu nguyện .
b) HỘI
ĐỒNG HỮU TRÁCH (HĐHTR) :
Đây là buổi họp của nhóm những
người hữu trách .
Những cuộc Hội Đồng Hữu Trách thường kỳ
đại để qui tụ các hữu trách viên giáo dân của các cộng đồng, linh mục
tuyên úy đoàn, tu sĩ, nữ tu sĩ .
Thỉnh thoảng cũng có thể dự
liệu những cuộc Hội Đồng Hữu Trách khoáng đại cho các Bảo trợ viên .
Phải
làm gì trong buổi Hội Đồng Hữu Trách ?
- Để hiểu rõ trẻ
em, chúng ta quan tâm đến đời sống của chúng, bắt đầu từ những sự kiện ai
nấy ghi nhận được trong sổ hữu trách . Cái nhìn này là cái nhìn của đức
tin .
- Chúng ta suy nghĩ
từ những sự kiện được đưa ra đó , để khám phá Chúa đang hành động và những
tiếng nói giấu ẩn trong đó, những tiếng gọi gửi đến trẻ em và các người hữu
trách .
- Chúng ta trắc định
vị trí của sinh hoạt Phong trào : Chiên Dịch Thường Niên đang đi đến đâu ?
Nó đã được sống ra sao ? Có đạt được những mục tiêu hay không ? ….. Chúng
ta suy nghị về cách diễn tiến những buổi họp cuối cùng của các cộng đồng,
vấn đề Thăng Tiến Bản Thân thế nào ? v…v
…
- Chúng ta dự định
về tương lai : buổi họp, những hoạt động ….
- Cùng cầu nguyện
.
Chắc hẳn, những
điểm trên đây chỉ là những dấu đường tổng quát , cần phải thích nghi với hoàn cảnh,
với những người tham dự . Vì thế, các buổi Hội Đồng Hữu Trách cần được sửa soạn
trước do người hữu trách đoàn và ít ra , cùng với Cha tuyên úy, nếu có thể với
vị tu sĩ hay nữ tu sĩ nữa . Nếu cần, cũng nên gửi đến những người hữu trách bản
dự thảo chương trình họp, để ai nấy có thể suy nghĩ trước khi gặp nhau . Một buổi
họp được chuẩn bị hẳn hoi, được lợi rất nhiều thời gian .
Họp Hội Đồng Hữu Trách khi nào ?
Rất khó ấn định nhịp độ , vì nó tùy thuộc những khả năng
của mỗi nhóm : số người, thời giờ, sự xê dịch …..
Điều quan
trọng là phải có những buổi họp mặt đều đặn, ấn định trước và nắm vững .
c) NHỮNG
TẠP CHÍ :
Tùy theo trong nước – hay
trong địa phận – có những tạp chí này, đây là những khí cụ làm việc không thể
thay thế .
d) NHỮNG
BUỔI – KHÓA HỘI THẢO :
Những người hữu trách cảm thấy
rất mau chóng nhu cầu cần phải gặp gỡ những người cùng phải chia xẻ một nhiệm vụ,
ở nơi khác, để bàn tính việc hoạt động ,
trao đổi kinh nghiệm và đào luyện sao cho mình đóng được cái vai trò hoàn hảo
hơn .
Vì thế, cần phải dự liệu tổ
chức những buổi hay những khóa hội thảo nhiều ngày . Những khóa này có thể qui
tụ :
@ hoặc hết thảy mọi người , cách này
hay cách khác, đang làm việc
trong Phong trào : giáo dân, linh mục , tu sĩ, nữ tu sĩ ,
@ hoặc những người đảm đang cùng một
trách nhiệm : giáo dân với nhau, linh mục với nhau v..v….
Nơi nào có những nhóm hữu trách
địa phận hay toàn quốc , thì cũng tổ chức những cuộc họp mặt tương tự . Lúc đó,
mọi người hữu trách có bổn phận tham dự đúng đắn .
Cũng đừng bỏ qua , trên bình
diện đào tạo, những gì các Phong trào và các cơ quan khác có thể cung cấp, ví dụ
huấn luyện về tâm lý học, kỹ thuật, công dân, giáo lý ……
Cũng có thể có những phương
tiện khác : đọc sách v..v… Đây chỉ là một
vài ý niệm . Ở lĩnh vực này, ai nấy hãy tìm tòi những gì sẵn có kề bên hay những
gì mình phải tổ chức .
Không phải ngẫu nhiên mà thành
người hữu trách .
Các kiến thức đó cần phải nhập
tâm dần dần theo ngày tháng và kinh nghiệm lâu mới được . Nhờ thế, giá trị bản thân của mỗi người hữu
trách gia tăng . Càng nên người hơn, Ki tô hữu hơn, họ càng phải làm cho trẻ em
hưởng nhờ nhiều hơn, với bằng chứng đời tư của họ, với khả năng của họ .
Việc
đào tạo không bao giờ ngừng . Người ta không bao giờ có khả năng đủ . Cần phải
nhấn mạnh điều đó . Người hữu trách không khi nào được mãn nguyện với mình , mà
phải ý thức rằng mình còn thiếu thốn quá nhiều trước một chức vụ rất cao quí đã
được ủy thác .
I.
SỰ HỢP
TÁC CẦN THIẾT
Xuyên qua những
trang sách này, khi nói về những người hay những cơ quan, chúng ta cũngđã lưu ý,
Phong trào cần phải hợp tác với họ để công việc kết quả và đích thực là công việc
của Giáo hội .
Không trở lại
chi tiết đã bàn chỉ cần lượm lặt các yếu tố sẵn có để đưa ra một tổng hợp .
PHONG
TRÀO CẦN PHẢI LÀM VIỆC VỚI :
- CÁC
GIA ĐÌNH, những người đầu tiên có trách nhiệm trong việc giáo dục, tiêu biểu một
sức mạnh phi thường, khi người ta có thể nương tựa vào họ ;
- CÁC
GIẢNG VIÊN GIÁO LÝ mà đối với họ, Phong
trào có thể là một phương tiện quan trọng để đưa vào cuộc sống và hành động những
điều họ cố công giảng dạy ;
- CÁC
GIÁO CHỨC ,
- CÁC
NHÀ GIÁO DỤC KHÁC CỦA ĐỨA TRẺ : huấn luyện viên các môn giải trí v..v
….
- CÁC
PHONG TRÀO TÔNG ĐỒ VÀ ĐẶC BIỆT NHẤT LÀ NHỮNG PHONG TRÀO TÔNG ĐỒ CẢNH VỰC, và điều
này, vì nhiều lý do đã nêu ở trên, bởi vì :
- theo Đức Hồng y
Saliege, “ việc giảng Phúc âm phải được
quan niệm toàn khối “ , nghĩa là cả trẻ em, thanh
niên lẫn người trưởng thành ;
- Trẻ em thường ra
sẽ tiếp tục vào những phong trào thanh niên . Việc chuyển qua này sẽ thực
hiện tốt đẹp tùy ở chỗ đã từng đồng lao cộng tác với nhau ;
- những người hữu
trach phải hết sức làm sao cho có tinh thần đó, để bằng chứng của họ thật
sự rõ ràng và sống động .
- CÁC
PHONG TRÀO VÀ CÁC CƠ QUAN KHÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TUỔI THƠ để thăng tiến một mục vụ tuổi thơ chân chính
;
- CÁC
TỔ CHỨC CÔNG QUYỀN có liên hệ đến vấn đề
tuổi thơ .