Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

BÀI HÁT SINH HOẠT HÙNG TÂM DŨNG CHÍ (2)





                                                           
                                                                           (ảnh vietcatholic news)



CÓ CHÚA ĐI VỚI TÔI 


Có Chúa đi với tôi , tôi sẽ không còn sợ chi .
Có Chúa đi với tôi , tôi sẽ không còn thiếu gì .
Dù trời đen tối, bước đi không lo lạc lối .
Đường dù nguy nan không chút vấn vương tâm hồn .



HÀNH TRANG TÔI MANG TRÊN VAI 
 

Hành trang tôi mang trên vai, lên đường đi về quê trời .
Hành trang tôi mang trên vai , đi khắp nẻo đường Việt Nam .
Hành trang tôi mang trên vai , đi khắp nẻo đường đời là ( í - a ) Tin Mừng , là ( í - a) Tình Yêu .
Tin Mừng , Tình Yêu 


VUI LÀ VUI
 

Vui là vui chúng mình vui nhiều ,
Vui là vui là vui chúng mình vui quá .
Vui là vui chúng mình vui nhiều ,
Vui là vui là vui chúng mình quá vui .


XÍCH LẠI ĐÂY
 

Xích lại đây bồ ơi .
Tí nữa thôi bồ ơi .
Bồ cùng tôi vui vui vui , 
nắm tay nhau chơi chơi chơi .
Đừng giận tôi nhé bồ ,
mình làm vui cả đoàn .


VUI VUI VUI (CÙNG QUÂY QUẦN )
 


Cùng quây quần ta vui vui vui .
Ta hát với nhau chơi chơi chơi .
Rồi lên tiếng ta cười cười cười .
Làm vui thú bao người người người .



VUI TƯƠI HÙNG DŨNG BÁC ÁI
 

Vui Tươi Hùng Dũng Bác ái .
Vui tươi  vì Chúa mãi mãi .
Hùng dũng khắp muôn nơi .
Bác ái luôn yêu người .


SÁNG LÊN CHO ĐỜI (NAY TA VỀ )
 

Nay ta về gặp nhau nơi đây,
tình thân ái trào dâng tràn đầy .
Nay ta về vòng tay trong tay ,
cho yêu thương sáng ngời chốn đây .
Thắp sáng , sáng lên cho đời .
Thắp sáng , sáng lên cho người .
Niềm tin yêu thương bao la ,
Niềm tin sáng tươi đậm đà .


SỒI VÀ LAU (MỘT NGÀY XƯA KIA)
 

Một ngày kia cây sồi to bỗng chê lau rằng :
Thân lau bé tí teo,
cơn gió lùa đã ngã .
Sồi vừa thôi nói, bỗng từ đâu gió cuốn mây đen .
Lau cuốn lau thảnh thơi ,
gió đánh sồi lăn cù .



QUYẾN LUYẾN (BÀI CA TẠM BIỆT )
 

1- Lúc thú vui này lòng còn quyến luyến anh em chúng mình (2 lần )
Rời tay nhau chớ lâu nhé ,
Tình anh em chớ quên nhé .
Lòng anh em chúng ta tuy xa mà hóa ra gần .

2- Quyến luyến nhau là tình  mình đối với anh em chúng mình .
Quyến luyến nhau là tình mình ước muốn anh em thấu tình .
Rời tay nhau chớ lâu nhé ,
Tình anh em chớ quên nhé .
Tình anh em chúng ta tuy xa mà hóa ra gần .






BÀI HÁT SINH HOẠT HÙNG TÂM DŨNG CHÍ (1)


 ANH EM TA VỀ 



Anh em ta về cùng nhau ta quây quần này 1 2 3 4 5... 
Anh em ta về cùng nhau ta  xum họp này 5 4 3 2 1... 

1 đều chân bước nhé, 
2 quay nhìn nhau đi, 
3 cầm tay chắc nhé không muốn ai chia lìa, 
4 nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà, 
5 nhớ mãi tình này trong câu ca.



 HÁT TO HÁT NHỎ


ta hát to hát nhỏ nhỏ nhỏ 
rồi ta ngồi kể chuyện cho nhau nghe 
oh oh oh oh oh oh 
ta vui ca hát hát cho vui đời ta




 NAY TA VỀ 


Nay ta về gặp nhau nơi đây,
tình thân ái trào dâng tràn đầy .
Nay ta về vòng tay trong tay ,
cho yêu thương sáng ngời chốn đây .
Thắp sáng, sáng lên cho đời .
Thắp sáng , sáng lên cho người .
Niềm tin yêu thương bao la , 
niềm tin mến thương  đậm đà .


 ĐỜI  ĐANG LÊN VANG KHÚC CA


1- Đời đang lên vang khúc ca vang đường đi , đi đi đi .
    Dù chông gai nguy khó nguy có lo gì , gì gì gì .
    Đường còn xa đi cứ đi ta ngại chi , chi chi chi .
    Nào tiến lên hô rằng hô hết sầu bi , bi bi bi .

2- Nhìn mây bay lay gió lay rung cành lá , lá lá lá .
    Nhìn non sông hoa gấm hoa dưới trăng ngà , ngà ngà ngà .
    Nhìn đồng quê xanh lúa xanh chân trời xa , xa xa xa .
    Một khúc ca thơ bài thơ  vang đời ta , ta ta ta .




 MỘT MẸ TRĂM CON 



Anh em ta,cùng mẹ cha,nhớ chuyện cũ,trong tích xưa,khi thế gian còn mù mờ,
khi thế gian con mù mờ. 
Xưa khi xưa,mẹ đẻ ra,trăm cái trứng,sinh lũ con,trăm đứa con cùng một dòng,

trăm đứa con cùng một dòng. 
Năm mươi con,vượt đồi non,phá rừng núi,khai rẫy nương,xây đắp buôn làm nhà sàn,

xây đắp buôn làm nhà sàn. 
Năm mươi con,vượt trường sơn, đi xứ bắc, đi xứ nam,xây núi sông lập ruộng đồng,

xây núi sông lập ruộng đồng. 
Hôm nay đây,rừng gặp mây,gió gặp núi,ta tới đây,tay nắm tay mình gặp mình,

tay nắm tay mình gặp mình. 
Vui ca lên, Thượng và Kinh , người trong nước, anh với em,  em với anh cùng họ hàng ,
em  với anh  cùng họ hàng .
Khua chiêng  lên, đập cồng lên,tiếng cồng đánh,qua mái tranh,qua mái tre vào rừng già,
qua mái tre vào rừng già. 
Cho con Hua,khỉ già Hua,cho ma quái,cho lũ nai,ngơ ngác say vì nhạc cồng,

ngơ ngác say vì nhạc cồng. 


 TANG TANG TANG TÌNH (TA CA HÁT )


Tang tang tang tình tang tính,
ta ca ta hát vang lên ,
hát lên cho đời tươi thắm ,
hát lên cho quên nhọc nhằn .
Cùng nhau ta ca hát lên, 
cho át tiếng chim trong rừng ,
cho tiếng suối reo phải ngừng ,
cho rừng xanh đón chào ta .
La la la .




Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

MỘT SỐ BÀI CA LỬA TRẠI CHO HÙNG DŨNG



BÀI CA GỌI LỬA



Lửa Thiêng ơi hãy đến,
bừng sáng lên trong đêm âm u
soi đời tăm tối bao nhiêu âu lo.
Lửa Thiêng ơi hãy đến,
bừng cháy lên, mang cho đời
ngàn ánh vinh quang vui hân hoan.





BÀI CA NHẢY LỬA 


NHẢY LỬA 
1.Anh em ta mau cố chất cây khô vào đây đốt chung, 
đêm khuya nghe tiếng tí tách cây khô nổ vang giữa rừng. 
Dang tay nhau đứng vòng quanh lửa hồng 
trong khói xanh trong đêm bốc cao, 
cùng cầm tay vang lừng ta chúc lửa 
thêm sáng tươi, xóa tan bóng đêm, 
anh em ta vui đùa ca hát, 
hát cho đời vui vui thật vui.
2.Anh em ơi ta hãy lắng tai nghe ngàn muôn tiếng vang, 
trong đêm khuya,trong ánh khói điểm tô rừng cây rõ ràng.
Lên cho cao ngất bùng cao sáng bùng -
to nữa lên bùng bùng ngất cao.
Bùng bùng cao ngất bùng cao sáng bùng -
to nữa lên, cao to nữa lên .
Lên cho cao, cao càng cao ngút .
Bốc lên nào cao cao thật cao.


NỔI LỬA LÊN NỐI VÒNG TAY LỚN 


 Nổi lửa lên nối vòng tay lớn (Hù hu hù hu hú hù hu hu.)
 Nổi lửa lên nối vòng tay lớn.
 Nổi lửa lên nối vòng tay lớn.
 Nổi lửa lên xua tan đêm đen.
 Nổi lửa lên xua tan ngăn cách.
 Nổi lửa lên nối vòng tay lớn.
 Nổi lửa lên nối vòng tay lớn.
 Nối anh em xa xôi lại gần.
 Nối anh em yêu thương đầy tràn.
 Nổi lửa lên nối vòng tay lớn.
 Nổi lửa lên nối vòng tay lớn.
 Nổi lửa lên xua tan ngại ngần.
 Nổi lửa lên cho tim hơi ấm
 Nổi lửa lên nối liền con tim.
 Nổi lửa lên nối lòng yêu quý
 Nối thân xa yêu thương đồng loại,
 Nối con tim ai đang lạc loài (Nổi lửa lên nối vòng tay lớn)

 
ANH EM TA VỀ 


Anh em ta về cùng nhau ta quay quần này,
1-2-3-4-5.
Anh em ta về cùng nhau ta sum họp này,
5-4-3-2-1.

Một điều chân bước nhé,
Hai quay nhìn nhau đi,
Ba cầm tay chắc nhé, không muốn ai chia lìa.
Bốn nhớ rằng chúng ta bốn bề anh em một nhà.
Năm nhớ mãi tình này trong câu ca.




MANG LỬA VỀ TIM 



Mang Lửa Về Tim

Màn đêm buông lơi theo ánh lửa dần tàn,
tình anh em ta theo ánh lửa tràn lan,
tim ta đây còn khắc ghi bao nhiêu mối tình mặn nồng.
Lửa đêm nay tan nhưng lửa thiêng còn cháy âm thầm ngàn đời,
biệt ly muôn phương ta nguyện đem lửa thiêng rải rác khắp chốn,
mong mai sau ngọn lửa thiêng cháy lên đốt lòng mọi người.






THẮP LỬA CHO ĐỜI 


Thắp lửa cho đời - nhóm Hana  hát


Thắp cho đời này bạn tôi ơi
Trái tim người đã tắt lửa rồi
Khi quanh mình đam mê bóng tối
Còn tìm nơi đâu tiéng gieo lửa vui

Thắp cho đời này bạn tôi ơi
Thắp cho đời hạnh phúc yêu người
Trái tim hồng lung linh ánh sáng
Soi lỗi người gặp được Giêsu

Từng ngọn nến tỏa lan lửa mếm, mà Thấy mang đến, cho ta mỗi ngày
Từng ngọn nến tràn đầy hơi ấm, sua tan băng giá, trái tim mùa đông
Đời sẽ hết lạnh lùng gian dối, giã từ bóng tối, vươn lên mặt trời
Rồi bống thấy mình còn lửa thắp, đời còn vui sướng, chứa chan thiên đường 




Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

THÁNH LỄ KẾT THÚC ĐH GIỚI TRẺ THẾ GIỚI CỦA ĐỨC THÁNH CHA



Đầu đội 4 kg thức ăn cho anh em qua quãng đường 9,5km  . (quá nặng nhỉ !!! nhưng vui !)

Ngày hành hương đi bộ 9,5 km của Giới Trẻ Thế Giới 2013 tại Rio  (ảnh vietcatholic news)



                           

                       
Đêm canh thức cầu nguyện tại bãi biển Copacabana trước ngày kết thúc ĐH (ảnh Vietcatholic News)

                           









  Giáo dân công giáo đến dự Thánh lễ trên bãi biển 

  Copacabana, 28/7/13 
                                                      (ảnh và tin  của VOA) 


  
Khoảng 3 triệu người  chen cứng trên bãi biển dài 2,5 dặm  dự thánh lễ  kết thúc ĐH GTTG 



Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành thánh lễ trên bãi biễn nổi tiếng Copacabana trước khi kết thúc chuyến đi thăm Brazil.

Ước chừng 3 triệu người đã đến dự lễ hôm Chủ nhật đánh dấu buổi bế mạc các sinh hoạt của Ngày Giới trẻ Công giáo Thế giới.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người sinh quán ở Argentina, kêu gọi giáo dân hãy đến với những kẻ ‘bên lề xã hội’, và tiếp tục rao truyền đức tin Công giáo.

Buổi thánh lễ, gồm cả những bài đọc từ Kinh Thánh và hòa nhạc, có không khí như lễ hội, và Đức Giáo Hoàng nhận được sự chào mừng đầy nhiệt tâm với những người vẫy cờ, ca hát, nhẩy múa.

Tổng thống Dilma Rousseff của Brazil, Tổng thống Christina Kirchner của Argentina, và Tổng thống Evo Morales của Bolivia đã đến dự thánh lễ.

Đức Giáo Hoàng sẽ trở về Rome và tối Chủ nhật sau cuộc họp với các Giám mục Châu Mỹ Latinh.

Trong chuyến đi thăm Brazil trong 1 tuần lễ, Đức Giáo Hoàng kêu goi các Giám Mục, tu sĩ, và những vị khác trong giới tăng lữ,  hãy ra bên ngoài nhà thờ để truyền bá phúc âm. Hôm thứ Năm ngài đã thân chinh đến thăm những người nghèo sống tại một trong những khu ổ chuột nổi tiếng ở Rio.

Đức Giáo Hoàng loan báo Ngày Giới trẻ Công giáo năm sau sẽ được tổ chức ở Krakow, Ba Lan, quê hương của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG ĐH GTTG 2013

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Đêm Canh Thức WYD Rio De Janeiro 2013
J.B. Đặng Minh An dịch


Các bạn trẻ thân mến,

Chúng ta vừa nhắc lại câu chuyện của Thánh Phanxicô thành Assisi. Trước cây thánh giá, ngài nghe tiếng Chúa Giêsu gọi: "Phan xi cô, con hãy đi xây dựng lại ngôi nhà của ta". Anh bạn trẻ Phan xi cô lúc ấy đã mau mắn và hào phóng đáp lại tiếng gọi của Chúa để xây dựng lại ngôi nhà của Người. Nhưng mà ngôi nhà nào? Chậm nhưng chắc chắn, Phan xi cô đã nhận ra rằng đó không phải là chuyện sửa chữa một ngôi nhà bằng đá, mà là việc phải đóng góp phần mình vào đời sống của Giáo Hội. Đó là tham gia vào việc phục vụ Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội và làm sao để dung nhan của Chúa Kitô tỏa sáng rực rỡ hơn bao giờ hết trong Giáo Hội.

Cả hôm nay, hỡi các bạn trẻ, Chúa cũng cần đến các con cho Giáo Hội của Người. Ngày nay cũng vậy, Người đang kêu gọi mỗi người trong các con hãy theo Ngài trong Giáo Hội của Người và trở thành những nhà truyền giáo. Bằng cách nào? Theo nghĩa nào? Bắt đầu với tên của địa điểm mà chúng ta đang có mặt, Campus Fidei, cánh đồng của đức tin, Cha đã nghĩ về ba hình ảnh có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn “môn đệ” và “nhà truyền giáo” có nghiã là gì. Trước hết, cánh đồng là nơi để gieo hạt giống, thứ hai, cánh đồng là một thao trường, và thứ ba, cánh đồng là một công trường xây dựng.

1. Cánh đồng là nơi để gieo hạt giống. 
Chúng ta đều biết dụ ngôn Chúa Giêsu nói về một người gieo giống ngoài cánh đồng Có những hạt giống rơi trên đường đi, một số rơi trên đá sỏi, một số rơi vào bụi gai, và không thể mọc được. Những hạt giống khác rơi vào đất tốt và trổ sinh nhiều hoa trái (x. Mt13 :1-9). Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa của dụ ngôn như sau: hạt giống là Lời Chúa gieo vào lòng ta (x. Mt13 :18-23). Các con thân mến, như thế, cánh đồng đức tin thực sự chính là trái tim của các con, là cuộc đời các con. Chúa Giêsu muốn bước vào đời các con với Lời Ngài, với sự hiện diện của Ngài. Xin hay để cho Chúa Kitô bước vào đời các con để lời Ngài đi vào cuộc sống các con, thăng hoa và triển nở. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng các hạt giống rơi trên đường đi, trên sỏi đá hoặc bụi gai sẽ không trổ sinh hoa trái. Câu hỏi đặt ra là chúng ta là loại mặt đất nào? Chúng ta muốn là loại điạ thế nào? Có lẽ đôi khi chúng ta giống như đường đi: chúng ta nghe lời Chúa nhưng lời Ngài chẳng thay đổi được bao nhiêu trong đời sống ta bởi vì chúng ta cứ để chính mình bị tê liệt bởi những tiếng nói hời hợt giành lấy sự chú ý của ta, hoặc chúng ta giống như mặt đá sỏi: chúng ta đón nhận Chúa Giêsu với nhiệt tình, nhưng rồi chúng ta lại ngập ngừng, và khi đối mặt với gian truân, chúng ta không có can đảm để lội ngược dòng, hoặc chúng ta giống như mặt đất gai góc: thái độ bi quan, những cảm xúc tiêu cực đã bóp nghẹt lời Chúa trong ta (x. Mt 13:18-22) .

Nhưng hôm nay cha chắc chắn rằng hạt giống đang rơi xuống mảnh đất tốt, và cha tin các con muốn là loại đất tốt, không phải loại Kitô hữu nửa mùa, "nhạt nhách" và hời hợt, mà là Kitô hữu thật sự. Cha chắc chắn rằng các con không muốn bị lừa bởi một thứ tự do giả tạo, luôn thần phục và đáp lại lời mời gọi của thời trang và những ý thích bồng bột nhất thời. Cha biết rằng các con đang đặt kỳ vọng vào những quyết định lâu bền có thể làm cho đời các con có ý nghĩa. Chúa Giêsu có khả năng giúp các con làm điều này: Ngài là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6). Chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Chúng ta hãy đặt Ngài làm người dẫn đường cho chúng ta!

2. Cánh đồng là một thao trường
Chúa Giêsu đòi chúng ta đi theo Ngài suốt đời mình, Ngài đòi hỏi chúng ta là môn đệ của Ngài, để "chơi trong đội ngũ của Ngài ". Cha nghĩ rằng hầu hết các con đều yêu thích thể thao! Ở Brazil này, cũng như ở các nước khác, túc cầu là một niềm đam mê của cả nước. Thế thì, các cầu thủ sẽ làm gì khi họ được yêu cầu tham gia vào đội bóng? Họ phải tập luyện và tập luyện rất nhiều! Đời sống của chúng ta trong tư cách là những môn đệ của Chúa cũng phải như thế. Thánh Phaolô đã nói với chúng ta: "các vận động viên tự mình từ bỏ đủ thứ; họ làm điều này để giành lấy một vương miện bằng lá chóng tàn, nhưng chúng ta được một vương miện bất diệt" (1 Cor 9:25).

Chúa Giêsu ban cho chúng ta một cái gì đó còn lớn lao hơn World Cup! Ngài cho chúng ta khả năng có được một cuộc sống tràn đầy và sinh nhiều hoa trái, Ngài cũng cho chúng ta một tương lai bên Ngài, một tương lai bất tận, là cuộc sống đời đời. Nhưng Ngài yêu cầu chúng ta phải tập luyện"để lấy lại vóc dáng", để chúng ta có thể đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống mà không hề thối chí, nhưng hiên ngang làm nhân chứng cho đức tin của mình. Làm thế nào để chúng ta lấy lại vóc dáng? Thưa là bằng cách trò chuyện với Ngài: bằng lời cầu nguyện là đối thoại hàng ngày của chúng ta với Thiên Chúa, Đấng luôn luôn lắng nghe chúng ta. Bằng các phép bí tích, là cách làm cho Ngài phát triển trong chúng ta và uốn nắn chúng ta cho phù hợp với Chúa Kitô. Bằng cách yêu thương nhau, học cách lắng nghe, để hiểu, để tha thứ, để chấp nhận và giúp đỡ người khác, tất cả mọi người, không một ai bị loại trừ hoặc tẩy chay.

Các bạn trẻ thân mến, hãy là những "vận động viên thật sự của Chúa Kitô"

3. Cánh đồng là một công trường xây dựng.
 Khi trái tim chúng ta là mảnh đất tốt để lãnh nhận Lời Chúa, khi "chúng ta đổ mồ hôi", cố gắng sống đời Kitô hữu, chúng ta trải nghiệm một cái gì đó thật to lớn: chúng ta không bao giờ cô độc, chúng ta là một phần của một gia đình có anh có chị có em, tất cả cùng đồng hành trên cùng một con đường: chúng ta là một phần của Giáo Hội; Quả thực, chúng ta đang xây dựng Giáo Hội và chúng ta đang làm nên lịch sử. Thánh Phêrô đã nói với chúng ta rằng chúng ta là những viên đá sống động, tạo thành một công trình thiêng liêng (x. 1 Pr 2:5).

Khi nhìn lên sân khấu này, chúng ta thấy nó mang hình dạng của một đền thờ, được xây dựng bằng đá và gạch. Trong Đền thờ của Chúa Giêsu, chính chúng ta là những viên đá sống động. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta xây dựng Đền thờ của Ngài, nhưng không chỉ là một ngôi nhà nguyện nhỏ nhoi nơi chỉ có một nhúm người. Ngài đòi hỏi chúng ta làm cho Giáo Hội sống động của Ngài trở thành to lớn đến độ nó có thể chứa đựng tất cả nhân loại, nơi có thể thành một ngôi nhà cho tất cả mọi người! Ngài đã nói với cha, và với các con: "Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành các môn đệ ". Đêm nay, chúng ta hãy trả lời Ngài: Vâng, con cũng muốn trở thành một hòn đá sống chúng ta hãy cùng nhau xây dựng Giáo Hội của Chúa Giêsu! Tất cả chúng ta hãy cùng nói với nhau: tôi muốn ra đi và xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô!

Trong trái tim trẻ tuổi của các con có khát vọng muốn xây dựng một thế giới tốt hơn. Cha đã theo dõi chặt chẽ những tin tức của những bạn trẻ từ khắp thế giới đã xuống đường nhằm bày tỏ ước muốn của họ cho một xã hội công bằng và huynh đệ hơn. Nhưng câu hỏi vẫn còn tồn đọng: chúng ta bắt đầu từ nơi nào? Các tiêu chí để xây dựng một xã hội công bằng hơn là những gì? Mẹ Têrêsa thành Calcutta trước đây đã từng bị đặt câu hỏi là Giáo Hội cần thay đổi những gì. Câu trả lời của Mẹ là: bạn và tôi!

Các con thân mến, đừng bao giờ quên rằng các con cũng là cánh đồng của đức tin! Các con là vận động viên của Chúa Kitô! Các con được mời gọi để xây dựng một Giáo Hội mỹ miều hơn và một thế giới tốt hơn. Chúng ta hãy ngước lên Đức Mẹ. Mẹ Maria giúp chúng ta theo Chúa Giêsu, Mẹ cho chúng ta mẫu gương qua lời "xin vâng" với Thiên Chúa: "Vâng tôi là tôi tớ Chúa, xin cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần nói" (Lc 1:38). Tất cả chúng ta hay cùng nhau hợp ý với Mẹ Maria thưa với Thiên Chúa: Xin thực hiện cho con như lời Ngài nói. Amen!

                                                                    (nguồn vietcatholic)

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

ĐAN VIỆN CHÂU SƠN - NHIỀU ĐIỀU CHƯA BIẾT

Đan viện Xito – Châu Sơn: Nhiều điều chưa được biết đến

                                                                                                                   KHUYẾT DANH 

Trên con đường lớn vào rừng quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, xuôi theo dòng sông Nho Quan không chỉ có khu bảo tồn thiên nhiên đầm Vân Long thu hút đông du khách nước ngoài với “tour’ du lịch xe trâu, mà còn có một công trình kiến trúc độc đáo được dựng nên hoàn toàn bằng bàn tay của những người tu hành – đó là Tòa Thánh đường Đan viện Châu Sơn. Theo Kỷ yếu của Đan viện, ngôi Thánh đường theo dòng Khổ Tu này được xây dựng vào năm 1939, cung hiến năm 1945 bởi sự khấn nguyện và tiền cúng của cha Phêrô Trần Đức Trưởng. Hiện tại có tấm bia khắc ngay dưới chân nhà thờ ghi nhận ca ngợi công đức của cha Phêrô.

Thánh đường Đan viện Châu Sơn là một trong những điểm đến ít người biết tới bởi ngôi thánh đường này nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông, có hồ và có rất nhiều cây cối bao quanh. Khởi công xây dựng tháng 2-1939, mặc dù không hề có bản vẽ thiết kế trên giấy, mà hoàn toàn dựa vào sự nghiên cứu, hướng dẫn của Linh mục Placiđô Trương Minh Trạch – là chủng sinh của Đại Chủng viện Sài Gòn ra đây thành lập Đan viện; cũng không có các phương tiện hiện đại, xi măng cốt thép, chỉ có giàn giáo và bàn tay vài chục thày trò và thợ địa phương, công trình kéo dài đến cuối năm 1945 mới hoàn tất, song lập tức nổi bật giữa vùng núi non heo hút. “Vỏ bọc” Tòa Thánh đường toàn bằng gạch tự nung, không trát, độc đáo ở chỗ hơn 6 thập kỷ trôi qua không hề bị rêu phong, vẫn mộc mạc một màu đỏ son giống như công trình Nhà thờ lớn ở Sài Gòn.

Thánh đường Đan viện Châu Sơn quay về hướng Đông, thiết kế theo kiểu Gothique với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, chỗ có cột dày 1,2 m, tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ

Nhìn từ hai bên, điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64 m chính là những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng

Tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh “chạm thủng” họa hình các Thánh, hình Chúa Giêsu vác Thánh giá và cầu nguyện.

Phía trong Thánh Đường, ánh sáng tự nhiên lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn, tôn lên những hàng cột tròn và họa tiết trang trí hay những bức phù điêu đơn giản, có tính khái quát cao.

Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng Thánh đường Đan viện Châu Sơn, làm nổi bật gian cung thánh với các bức phù điêu màu tuyệt tác (biểu tượng Chúa Ba Ngôi, tượng Đức Mẹ, các Thánh).

Khuôn viên Đan viện được bao phủ một màu xanh đầy sức sống bởi rất nhiều loại cây khác nhau, và hiện tại cấc Thầy đang tìm kiếm và trồng thêm nhiều loại cây khác để tạo bầu không khí tự nhiên cho Đan viện.

Một góc khu vực vườn Con Voi, nằm giữa Thánh Đường và Nhà nghỉ dành cho khách hành hương, phía trước là một hồ nước lớn nuôi cá trê.

Một gốc cây trong vườn Con Voi, nhìn qua chúng ta cũng có thể thấy nó giống con chim Thiên Nga

Nhà nghỉ dành cho khách hành hương của Đan Viện, cũng là nơi tiếp khách của Đức Tổng Giuse và các Cha. Phía cuối nhà nghỉ là dãy nhà ăn gồm một phòng lớn và hai phòng nhỏ liền kề, phía sau là hồ nước nuôi cá chim và vườn cây xanh.

Một góc vườn thuộc khu vực Nội Vi (Nơi sinh hoạt và học tập của các Tu Sĩ), tuy thuộc cùng một khối trong kết cấu Gothique với phần phía trước là Thánh Đường, nhưng không gian nơi đây cách biệt hoàn toàn với khu vực bên ngoài bởi những dãy tường nối tiếp và những hàng cây mọc khin khít nhau.

Con đường dành riêng cho các Tu sĩ trong khu vực Nội Vi, đi thẳng vào mạn trái Thánh Đường

Nếu nói về “Của Lạ” trong tự nhiên thì có lẽ là Đan Viện Châu Sơn không thiếu, đơn cử như gốc Dừa này, tuy đã bị đốn ngang tới gần sát gốc nhưng từ trong thân cây, nước vấn tự động tuôn đổ thấm ướt cả thân Dừa

Tượng đài Đức Mẹ – một phần trong quần thể Vườn Fatima mà Đan Viện Châu Sơn hiện tại đang thi công, theo lời Đức Tổng và Cha Bề trên thì vườn Fatima sẽ hoàn thành vào năm 2013

Cách tượng đài Đức Mẹ không xa là khu vực nuôi bốn cây Sồi và hai cây Olive, theo như lời giới thiệu của Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thì sáu gốc cây này được đích thân Ngài nhờ người đưa trực tiếp từ Mỹ về, để sau khi lớn lên sẽ đặt vào Vườn Fatima. Và vì khí hậu nơi cây sồi và cây Olive phát triển rất giống với khí hậu Việt Nam nên khi đem về Đan Viện thì chỉ trong thời gian ngắn chúng đã phát triển rất nhanh.

Phía xa xa, trên đỉnh núi là tượng Thánh giá được đúc bằng Xi Măng, mọi vật liệu như xi măng, sắt thép đều được các thầy chuyển lên thủ công.

Còn có hang Đức Mẹ Maria nằm phía sau nhà thờ. Muốn tới hang đá phải trèo lên 299 bậc cầu thang và dọc đường có rất nhiều thánh giá. Ở đây còn có nhiều ngôi mộ của các vị linh mục già mất đi được chôn cất tại đây.

Điều đặc biệt: Nơi đây luôn mở rộng cửa cho những người muốn về tĩnh tâm, hàng ngày Đan viện tiếp đón rất nhiều đoàn khách chủ yếu là các tổ chức, hội đoàn, dòng tu và sinh viên giới trẻ thuộc khu vực miền Bắc về tĩnh tâm cũng như hành hương.

Không khí cực kỳ yên tĩnh và trong lành vào buổi sáng sớm. Được biết ở Đan Viện Châu Sơn, ngày mới bắt đầu vào lúc 3h40 sáng. lúc 4h00 các thầy sẽ cùng vào Thánh Đường đọc kinh và chúc tụng, vinh danh Thiên Chúa.

Về với Đan Viện Châu Sơn, chúng ta tìm được sự bình yên và thảnh thơi trong tâm hồn mỗi người…!

                                                                                                                ( trích từ BCT)