I. BÀI HÁT TRONG SINH HOẠT:
Trong các dịp sinh hoạt tập thể, đặc biệt
là với các em thiếu nhi và các bạn trẻ, một bài hát ngắn có ít là ba hiệu quả
sau đây:
Gây dựng bầu khí: Nhanh
chóng tạo được bầu khí vui tươi cho tập thể tham dự không phân biệt nam nữ,
chênh lệch tuổi tác, xóa nhòa mọi e dè ngại ngần hay bàng quan khép kín, vốn là
thứ tâm lý bị “đóng băng” gây khó khăn cho Linh Hoạt Viên trong sinh hoạt.
Chuyển tải ý nghĩa: Dễ dàng chở chuyên những ý nghĩa chủ đề chung của
chương trình sinh hoạt, một bài học giáo dục nhân bản trong xã hội hoặc một đề
tài tôn giáo, mà cứ bình thường Linh Hoạt Viên rất khó trình bày bằng lời nói
cho lôi cuốn và hấp dẫn được.
Hỗ trợ giảng dạy: Đặc
biệt trong sinh hoạt Giáo Lý, đây là một trong các phương tiện sư phạm huấn
giáo đạt hiệu năng sinh động nhất và cao nhất, giúp cho các Giáo Lý Viên có thể
dẫn nhập, minh họa và củng cố cho đề tài Giáo Lý, cho sứ điệp Tin Mừng khi đứng
lớp Giáo Lý.
II. CHỌN BÀI HÁT SINH HOẠT:
Khi chuẩn bị cho một chương trình sinh
hoạt, Linh Hoạt Viên nên chọn sẵn một số Bài Hát Sinh Hoạt với các tiêu chuẩn:
Phù hợp với chủ đề: Bài Hát Sinh Hoạt giới thiệu được một phần hoặc toàn bộ
chủ đề của chương trình, thường là một bài ngắn, giai điệu vui tươi phấn khởi,
tiết tấu rõ, đơn giản, có cử điệu sinh động, đệm được bằng đàn gui-ta. Nếu là
bài hát Giáo Lý thì tóm gọn được nội dung Giáo Lý hoặc sát với lời Kinh Thánh.
Phù hợp với đối tượng: Bài
Hát Sinh Hoạt cần có nội dung hợp với tâm lý từng lứa tuổi, với từng giới tham
dự. Ngoài ra, cần nhớ nguyên tắc tỷ lệ nghịch giữa khối lượng người tham dự với
tầm cỡ của bài hát: càng đông thì lại càng đơn giản.
Phù hợp với khung cảnh: Bài
Hát Sinh Hoạt cần hợp với khung cảnh gặp gỡ ở hội trường, tại đám tiệc, trong
phòng sinh hoạt, ngoài sân chơi, giữa thiên nhiên, trong Nhà Thờ ( nếu được
phép ) hoặc ở lớp Giáo Lý. Lại có các loại sáng tác riêng để mở đầu làm quen,
kết thúc chia tay hoặc kèm theo trò chơi, để thưởng-phạt sau một trò chơi.
Phù hợp với khả năng bản thân: Cần
nhớ là Bài Hát Sinh Hoạt được chọn còn phải quen thuộc thông thạo và vừa sức đối với bản thân Linh Hoạt
Viên ( lên cao tối đa hoặc xuống thấp tới mức nào ). Hãy hát được một bài hát
có thể tới mức thuộc nằm lòng trước khi tập lại cho mọi người.
III. CÁCH THỨC TẬP HÁT SINH HOẠT:
Có nhiều cách thức tập hát khác nhau, nên
uyển chuyển thay đổi cho phù hợp với từng loại bài, với từng tình huống và đối
tượng tham dự. Có thể chọn một trong những cách dưới đây hoặc phối hợp chung
nhiều cách cho thêm phần sinh động:
1. Hát
trước toàn bài 2, 3 lần
2. Hát
mẫu từng câu ngắn
3. Vừa
hát mẫu vừa minh họa bằng cử điệu,
IV. CÁCH THỨC GIỮ NHỊP:
Linh Hoạt Viên không hẳn phải có trình độ
nhạc lý xướng âm ngang với một ca sĩ, ca trưởng hay nhạc sĩ sáng tác, nhưng chỉ
cần nắm vững cao độ của giai điệu ( mélodie ) và nhất là tự tin, làm chủ được
nhịp điệu (rythme ) bằng cách vừa hát vừa giữ nhịp cho tập thể. Dưới đây là mấy
cách thức:
Có thể giữ nhịp cho tập thể được rập ràng
bằng cách vỗ tay, đơn giản là vỗ theo phách mạnh, phức tạp hơn là vỗ theo nhịp
điệu, đếm to 2, 3 cho khởi tấu.
Nếu là nhịp 2/4 hoặc nhịp 4/4. Có thể giữ
nhịp bài hát bằng cách đánh tay xuống ở phách 1 rồi đánh tay
lên ở phách 2 .
V. KẾT LUẬN:
Linh Hoạt Viên trong công việc này được gọi
là một Quản Ca, nghĩa là người điều khiển cả tập thể hát chung một bài hát. Mức
độ hiệu quả thành công của chương trình nói chung phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng của người Quản Ca. Trong sinh hoạt Hướng Đạo, để được trao chuyên hiệu
Quản Ca, ít nhất phải biết được 40 bài hát sinh hoạt và có dịp chứng tỏ khả
năng tập hát thành công tất cả những bài ấy cho tập thể.
(Nguồn :http://giaophanthaibinh.org/)