Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

VÌ SAO TRẺ NÓI DỐI ?


Con hay nói dối có thể do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là 4 nguyên nhân chính sau đây:

1. Thu hút sự chú ý

Ở một số trẻ nhỏ có tâm lý hiếu thắng, vì muốn được mọi người chú ý nên tìm cách nói đối để được mọi người để ý. Cũng không loại trừ khả năng đôi khi là do trí tưởng tượng của trẻ quá phong phú và trẻ tự suy nghĩ trong đầu về những điều không xảy ra trong thực tế để hình tượng hóa bản thân lên.

2. Sợ làm bố mẹ thất vọng

Tâm lý quá kỳ vọng vào con khiến nhiều ông bố bà mẹ gây sức ép tâm lý khiến trẻ thấy mệt mỏi. Chính vì sợ nói ra sự thật sẽ khiến bố mẹ cảm thấy thất vọng nên nhiều đứa trẻ đã chọn giải pháp nói dối. 

Hiện tượng này thường thấy ở những trẻ đang tuổi đi học. Khi nghe thấy bố mẹ khoe với hàng xóm rằng con học giỏi nhất lớp và chắc chắn sẽ thi được vào trường điểm, con sợ nói ra rằng mình đang có vấn đề trong học tập, sợbố mẹ mắng nên con đã nói dối.

3. Bắt chước người khác
Mặc dù khuyên con phải thành thật nhưng nhiều bố mẹ lại nói dối ngay trước mặt con. Ví dụ như khi khách tới nhà thì do không muốn tiếp nên các ông bố bà mẹ sai con ra nói rằng mình không có nhà… Thường xuyên chứng kiến như vậy, một cách vô thức trong đầu trẻ đã bị ám ảnh bởi sự nói dối. Trẻ luôn có những câu trả lời để đối phó nếu không muốn nói thật.

Những nguyên nhân khiến con hay nói dối 1
Ảnh minh họa.

4. Sợ bị đánh đòn

Dùng roi vọt để dạy con cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ phải nói dối để tránh bị đòn.

Cách xây dựng đức tính thành thật cho con
- Khi phát hiện con nói dối, người lớn đừng vội đánh đòn vì việc dùng bạo lực sẽ chỉ mang lại tác dụng ngược mà thôi. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với con và giúp con cởi bỏ tâm lý sợ hãy. Hãy trò chuyện với con như một  người bạn, lắng nghe là cách tốt nhất để bạn giúp con nói thật.

- Tạo cơ hội cho con sửa chữa cũng là phương pháp tốt để giúp con bỏ tínhnói dối. Ví dụ, con nói dối rằng mình đã hoàn thành bài tập nhưng thực tế thì chưa làm. Người lớn hãy nói với con rằng: “Mẹ biết con chưa làm nhưng mẹ hứa là sẽ không đánh nếu bây giờ con hoàn thành bài tập của mình”.

- Tuyệt đối không dùng những từ  như “điêu ngoa, dối trá, đồ nói dối…” để gọi con vì những từ ngữ tiêu cực này sẽ khiến lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương. Con sẽ có tâm lý chống đối và tình hình sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

- Mang tính xấu của con ra kể với bạn bè không phải là gợi ý hay nếu các ông bố bà mẹ nghĩ trẻ sẽ xấu hổ và từ bỏ thói quen nói dối. Hành động này sẽ chỉ càng khiến trẻ cảm thấy mình không được tôn trọng hơn mà thôi.

- Cuối cùng, hãy nói với bé điều quan trọng của sự thành thật và cảm giác mất lòng tin của cha mẹ khi bé hay nói dối. Ngoài ra, có thể đọc cho bé nghe quyển sách mà đưa ra thông điệp rõ ràng rằng, nói dối sẽ gây họa cho bản thân mình và người xung quanh. 

                                                                                                (aFamily.vn)

Nói dối là điều hoàn toàn bình thường trong quá trình trưởng thành và phát triển, khi chúng bắt đầu học phân biệt giữa những điều tưởng tượng và thực tế để hình thành nhân cách. Theo George Scarlette, GS Trường ĐH Tufts, Medford, Mass: "Trẻ con nối dối cũng vì lý do giống người lớn để đạt được điều mình muốn và tránh bị phạt". Vì vậy, bạn đừng quá ngạc nhiên khi thấy con không thành thật về một sự việc nào đó.

Giai đoạn 2-5 tuổi
Ngay cả khi trẻ ở độ tuổi này, trong một số trường hợp nhất định, chúng có thể phân biệt giữa những điều tưởng tượng và thực tế. Scarlette cũng cho rằng, trẻ em nói dối ở độ tuổi này chủ yếu do chúng quá mong muốn những điều đối lập với thực tế. Chẳng hạn, bọn trẻ ca ngợi trò chơi điện tử này rất hay và công bằng vì chúng luôn thắng.

Từ 5-8 tuổi:
Từ 5 tuổi trở đi, nói chung trẻ không bị nhầm lần giữa những điều ao ước và thực tế. Khi trẻ nói dối để có thứ mình muốn hay tránh bị phạt, bé hiểu rõ mình đang nói dối. Ngoài ra, ở tuổi này, trẻ thường phóng đại khả năng của chúng: Bé Tom tự cho rằng mìn học rất giỏi và được nhiều điểm 10 nhưng thực tế không phải như vậy.

Giai đoạn 9-11 tuổi:
Ở tuổi này, trẻ có suy nghĩ và khả năng tự kiềm chế khi có ý định nói dối. Những phẩm chất cần có này hình thành và phát triển dần dần trong suốt thời gian thơ ấu. Mỗi đứa trẻ đạt được phẩm chất này ở mức khác nhau.

Tuổi dậy thì
Ở tuổi này, các cô cậu bé thường nói dối để tránh không phải làm điều gì hay phủ nhận trách nhiệm cho những hành động của chúng. Ngoài ra, một số còn thấy rằng việc nói dối có thể chấp nhận được trong những hoàn cảnh nhất định, như không nói thật lý do chúng chia tay với bạn. Một số khác nói dối để giữ kín đời sống riêng tư vì không muốn bị cha mẹ quản thúc.
Có những đứa trẻ phân biệt rõ sự khác nhau giữa lời nói và dối và sự thật kể những câu chuyện rất chi tiết khiến ai cũng tin là đúng. Chúng thường kể những câu chuyện bịa đặt này rất hăng hái, sôi nổi vì nhận được nhiều sự chú ý của mọi người. Những đứa khác cảm thấy việc nói dối lặp đi lặp lại trở thành thói quen xấu. Tuy thế, nói dối với chúng là cách dễ nhất để đối phó với những yêu cầu, đòi hỏi của cha mẹ, thầy cô và bạn bè.
Cũng có những đứa trẻ lại không thấy ái ngại khi nói dối hay lợi dụng người khác. Chúng thường xuyên bịa đặt để che giấu những vấn đề nghiêm trọng. Chẳng hạn, một thiếu niên nghiện rượu hay ma tuý liên tiếp nói dối để che đậy sự thật nó đã ở đâu, tiền đi đâu mà nhanh thế.

Làm gì khi con nói dối?
Theo các chuyên gia, cha mẹ không nên phản ứng quá mạnh khi bắt gặp con mình nói dối. Cách xử trí thông minh nhất là hãy nói: "Được thôi, con đã nói dối mẹ, giờ chúng ta bàn sang chuyện khác". Dĩ nhiên, sau đó cả hai nên ngồi lại và nói chuyện nghiêm túc, cùng nhau thảo luận về:
- Sự khác nhau giữa những điều tưởng tượng và thực tế, nói thật và nói dối.
- Sự quan trọng của tính chân thật ở nhà và trong cộng đồng.
- Những cách khác nhau thay nói dối.
Điều quan trọng nhất là cha mẹ không nên nóng vội vì việc sửa đổi thói quen xấu này đòi hỏi nhiều thời gian cũng như sự kiên trì của con bạn và bạn.
(Theo lifestyle, GĐ&XH)