Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

HÙNG TÂM DŨNG CHÍ LÀ GÌ ? LÀM THẾ NÀO?


NỘI DUNG 

1- Lời mở đầu 
2-Lược sử Phong trào 
3-Nội quy Phong trào HTDC Việt Nam 
4-Khoa sư phạm của Phong trào .
5-Phương tiện để gợi ý .
6-Các phương pháp .
    * Cộng đồng cởi mở 
           - sơ đồ một cộng đồng cởi mở 
           - Sơ đồ một đoàn HTDC 
    * Chiến dịch thường niên
     * Thăng tiến bản thân 
7-Bắt tay vào việc lập đoàn 
8-Quy chế Hữu Trách HTDC 
9-Chương trình các khóa huấn luyện Huynh trưởng
10-Chương trình huấn luyện đoàn sinh 
        Phụ lục : 
          - Cờ đoàn 
          - Kinh , Luật đoàn sinh và Huynh trưởng 
          - Ca Phong trào .




Trong tất cả các nội dung trên , các phần 1,2,3 ,4,5,6,8. đã được Anh Nguyễn công Khanh  góp nhặt và  HTDC GP ĐN  in  ra trong cuốn  PHONG TRÀO HÙNG TÂM DŨNG CHÍ  năm 2006  .Chúng tôi cũng đã tải lên trang này vào tháng 11/2012 trước . Nay bổ sung thêm  phần 9,10 và phụ lục để hoàn thiện cuốn Hùng Tâm Dũng Chí Là Gì  ? Làm Thế Nào ? .
                                                                                                  cht






CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG 

Ghi chú :

        1* Vì thời giờ ở Đại hội quá cấp bách , bản văn về chương trình Huấn luyện Huynh Trưởng in trong kỷ yếu Đại hội có mấy danh từ và chi tiết không đúng tinh thần Đại hội, xin quý vị sửa theo bản văn dưới đây .
        2* Danh từ Hữu Trách bao gồm: Tuyên úy, Trợ úy, Huynh trưởng, Bảo Trợ viên. Chương trình huấn luyện được biểu quyết không nhằm đào tạo Tuyên úy, Trợ úy, Bảo trợ viên, mà nhằm đào tạo Huynh trưởng, nên được mang tiêu đề: CHƯƠNG TRÌNH CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG HTDC .
                                                                                Ban Nghiên Huấn VPLL

PHẦN I 
CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP 

A. LỜI MỞ ĐẦU 

Các khóa huấn luyện không phải là hình thức duy nhất để huấn luyện Huynh trưởng, và nó cũng không thể thay thế cho những huấn luyện thường xuyên và liên tục khác bên cạnh những kinh nghiệm và tìm kiếm riêng tư của cá nhân người Huynh trưởng như Sổ Hữu Trách, buổi họp Hữu Trách, báo Hữu Trách, những buổi hay khóa hội thảo .
Nhưng các khóa huấn luyện là một hình thức nhằm khơi động việc học hỏi cũng như thao dượt, ôn lại và đánh dấu những gì đã học hỏi được. Các khóa huấn luyện cũng nhằm thống nhất và sửa sai những thiếu sót của người hữu trách .
Muốn đạt những mục tiêu này nhất thiết chúng ta phải có một chương trình các khóa huấn luyện quy củ với một phương pháp hữu hiệu .

B. CHƯƠNG TRÌNH :

Chương trình huấn luyện Huynh trưởng HTDC ở đây được quan niệm như một việc đào tạo dài hạn gồm ba cấp và các khóa tu nghiệp, các Huynh trưởng bắt đầu vào nghề sẽ lần lượt qua các khóa từ cấp I đến cấp III và những khóa tu nghiệp nếu đủ điều kiện .
    Cấp I : Huấn luyện phụ tá Cơ trưởng .
    Cấp II : Huấn luyện Cơ trưởng chuyên biệt .
    Cấp III : Huấn luyện Huynh trưởng thực thụ .
    Các khóa tu nghiệp hữu trách .
Mỗi Huynh trưởng chỉ cần qua 3 khóa các cấp  đầu đã có thể được nhìn nhận là Huynh trưởng thực thụ . Khóa tu nghiệp dành cho các bạn muốn làm giàu kinh nghiệm và nung nấu lại lòng nhiệt thành . Ngoài ra bên cạnh khóa tu nghiệp này, chúng ta sẽ thực hiện một khóa đặc biệt được gọi là khóa Tổng hợp hay khóa cấp tốc dành cho các Tuyên úy, Trợ úy, hoặc những giáo dân đã cao niên muốn vào phục vụ Phong trào .

C. PHƯƠNG PHÁP :

      Việc huấn luyện trong các cấp được dọn theo một phương pháp thực hành gọi là :
 “ SỐNG PHONG TRÀO NGAY TẠI KHÓA HUẤN LUYỆN “ .
Như thế, cách tổ chức điều hành và diễn tiến các khóa sẽ mô phỏng theo hình thức đời sống tại các đoàn .
Các khóa sinh sẽ vừa học lý thuyết vừa sống các áp dụng cụ thể và kiểu mẫu .


PHẦN II 
CÁC KHÓA CĂN BẢN

A- KHÓA CẤP I :

I. Mục đích :
Nhằm đào tạo phụ tá Cơ trưởng (dự bị Cơ trưởng).

II. Khóa sinh :
Khóa này dành cho những người mới bước chân vào nghề hữu trách hoặc cho những em đoàn sinh đã ở Phong trào lâu năm và bây giờ đến tuổi ra khỏi Phong trào (hết 16 tuổi), đặc biệt là những em đã là đội trưởng hiến Tâm và Chinh Dũng.

III. Trọng tâm :
Giới thiệu tổng quát về Phong trào qua một đời sống đoàn sinh từ Ong Phượng đến Chiến Tâm, Chinh Dũng.
Nhấn mạnh về phương thức I  (Tân Thủ Bản trang 81): sống cộng đồng .
Các khóa sẽ đề cập đến những khái niệm về phương  pháp, mục đích, cơ cấu và các nghi thức phong trào cũng như những nguyên tắc sơ khởi về hướng dẫn sinh hoạt .
Vài trạm (xưởng tí hon) như ca vũ, nút ….
Nhấn mạnh các buổi sinh hoạt mẫu .
Có tính cách thực dụng hơn là lý thuyết .

IV. Hình thức và diễn tiến :
“Sống đoàn Hùng Dũng “
Khóa cấp I được điều hành như một đoàn HTDC gồm đoàn Hùng Tâm và đoàn Dũng Chí. Mỗi đoàn gồm một Cơ độc nhất chia thành nhiều đội được  coi như những em đoàn sinh cùng lứa tuổi theo tinh thần của Cơ trong ngày hôm đó. Các em sẽ qua một cuộc sống đoàn sinh từ Ong Phượng đến Chiến Chinh .
          Ngày 1 : Các em nhập đoàn và sống cơ Ong Phượng .
          Ngày 2 :  Lên Kim Hoan với một nghi lễ thăng Cơ 
          Ngày 3 :  Lên Nhiệt Quang …..
          Ngày 4 :  Lên Chiến Chinh ….
Mỗi ngày sống theo phương pháp và lứa tuổi ngày đó .

V. Các đề tài :
Như đã nói ở số III trên đây, khóa cấp I sẽ có một số giờ học sơ khởi, được phác họa như sau để khóa sinh dễ theo dõi :

Phong trào :
1- Mục đích và bản chất .
2- Phương thức giáo dục : cộng đồng cởi mở, chiến dịch thường niên, thăng tiến bản thân .
3- Nguồn gốc và cách tổ chức .
4- Nghi thức  (xem Quy ước Nha Trang chương VI) .
5- Em làm Tông đồ thiếu nhi .

Con người Huynh trưởng :  
1- Tinh thần phục vụ 
2- Căn bản đạo đức 
3- Tác phong đúng .
4- Tinh thần tiền phong và học hỏi : kiến thức và khả năng chuyên môn .

Nguyên tắc hướng dẫn sinh hoạt: (sơ lược về nguyên tắc thực hành nhiều)
1- Cách tập họp (thủ tục chỉ huy)
2- Cách dọn buổi họp Cơ, Cách dạy chuyên môn, cách tập hát vũ, cách cho trò chơi …..v..v…

B- KHÓA CẤP II :

I. Mục đích :
Nhằm đào tạo Cơ trưởng  chuyên biệt cho các Cơ và giúp khóa sinh trau dồi nghệ thuật để 
điều khiển Cơ .

II. Khóa sinh :  
Để dự cấp II, khóa sinh tối thiểu phải đủ 17 tuổi  và đã qua cấp I hoặc đã phục vụ một đoàn HTDC trong vòng 6 tháng. Mỗi khóa sinh khi tên tham dự phải ghi rọ mình đi học để coi Cơ nào .
Các khóa sinh trúng cách cấp II sẽ được quyền làm  Cơ trưởng chính thức .

III. Trọng tâm :
Nhấn mạnh sứ mệnh và cốt cách của Huynh trưởng .
Khóa sinh sẽ được huấn luyên đặc biệt về việc giáo dục cho lứa tuổi mình chọn: chương trình huấn luyện, tâm lý lứa tuổi, thăng tiến bản thân trong lứa tuổi đó, đời sống Cơ, sinh hoạt Cơ, và sử dụng các phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với lứa tuổi mình phụ trách .

IV. Hình thức : 
“Sống Cơ”
Khóa cấp II sẽ điều hành như một đoàn có nhiều Cơ . Mỗi tiểu khóa huấn luyện cho Huynh trưởng của một lứa tuổi riêng với tất cả những gì liên hệ đến lứa tuổi đó . Mỗi Cơ cũng có Cơ trưởng phụ trách riêng do Khóa trưởng mời và có nhiệm vụ sống sát với khóa sinh. Hàng ngày các Cơ sẽ sống song song  và biệt lập nhau, trừ một số sinh hoạt chung như ẩm thực, phụng vụ, văn nghệ ….

THỰC TẬP THĂNG TIẾN BẢN THÂN :

Các Cơ trưởng Cơ phó sẽ theo sát tiến bộ của từng khóa sinh để giúp từng khóa sinh Thăng tiến bản thân, thay vì phiếu nhàn rỗi mỗi khóa sinh sẽ có một sổ Thăng tiến Bản thân (ví dụ Kim Hoan  có sổ tay Thánh giá màu dương) trong đó ghi những điều kiện và hướng dẫn cách Thăng tiến Bản thân của lứa tuổi, mà các khóa sinh phải thực hiện ngay trong các giờ rảnh. Theo sự hướng dẫn của các Cơ trưởng , các đoàn sinh sẽ ghi vào đó các quyết định của mình để thực hiện lòng yêu mến Chúa và mọi người , cũng ghi lại những tiến bộ về những điều đã quyết định (đây là điều cần thiết nhất) . Cơ trưởng cũng kiểm soát, khảo hạch về trình độ giáo lý, chuyên môn … của mỗi em theo đòi hỏi của mỗi lứa tuổi .
Buổi chiều cuối cùng ở khóa huấn luyện sẽ có một nghi thức tuyên hứa và gắn Thánh giá màu cho những khóa sinh có đủ điều kiện .

V. Các đề tài :
Như đã nói ở số III , các đề tài của khóa này gồm những học hỏi về lứa tuổi, tổ chức sinh hoạt Cơ và vai trò Cơ trưởng .

Phong trào :
1- Hướng dẫn trẻ em làm Tông đồ thiếu nhi .
2- Quan niệm cộng đồng trong Phong trào HTDC .

Con người  Hữu Trách
1- Trong đoàn với Tuyên úy, Trợ úy, Huynh trưởng bạn .
2- Với phụ huynh đoàn sinh
3- Với Cơ sinh, đội trưởng .

Học hỏi chuyên biệt về mỗi lứa tuổi :
1- Tâm lý lứa tuổi : áp dụng giáo dục theo tâm lý như trò chơi, chuyên môn …..
2- Thăng tiến bản thân : tiếp xúc và nâng đỡ từng em một, khám phá và khuyến khích khả năng mỗi em, giúp em đạt được trình độ của lứa tuổi mình .

Tổ chức các sinh hoạt trong Cơ :
1- Tổ chức du ngoạn trại, lễ vui cho Cơ .
2- Huấn luyện đội trưởng : tiếp xúc cá nhân nhờ họp riêng các đội trưởng, tạo cơ hội cho đội trưởng, hướng dẫn đội làm tông đồ thiếu nhi .

C- KHÓA CẤP III :

I- Mục đích : Nhằm đào tạo các Huynh trưởng thực thụ cho Phong trào .

II- Khóa sinh : 
Để dự cấp III, khóa sinh tối thiểu phải đủ 18 tuổi, và đã trúng cách 2 khóa cấp II .  Khóa cấp III là một trong những điều kiện để được nhìn nhận là Hữu Trách thực thụ của Phong trào , đủ tư cách để làm huấn luyện viên trong đoàn và có thể nắm giữ những nhiệm vụ trong đoàn (có quyền làm huấn luyện viên khóa huấn luyện cấp I và cấp II ).

III- Trọng tâm :
- Giúp bạn Huynh trưởng biết tổ chức và điều hành đoàn, điều hành cộng đồng Huynh trưởng trong đoàn .
- Giúp bạn Huynh trưởng định vị Phong trào : đoàn trong Phong trào, trong xứ , khu phố, trong tương quan với các đoàn thể khác .
- Theo một ngan2nh chuyên môn (xưởng).
- Lý thuyết huấn luyện phụ tá Cơ trưởng và tổ chức các khóa huấn luyện cấp I và II .

IV- Hình thức :
Các toán ở cấp III sẽ được tổ chức theo hệ thống xưởng : các khóa sinh cùng xưởng sẽ ở cùng toán . Ngoài các giờ xưởng (1/2gio72) và các giờ học, có thể có vài giờ trao đổi kinh nghiệm dưới hình thức hội thảo .

V- Các đề tài :

Phong trào : 
1- Sứ mạng Phong trào .
2- Khoa sư phạm Phong trào .
3- Chiến dịch thường niên 
4- Báo chí, tranh ảnh cho các em .

Con người Huynh trưởng :
1- Tinh thần Tông đồ .
2- Nghệ thuật chỉ huy.

Tổ chức và điều hành Đoàn :
1- Tổ chức và điều hành Đoàn .
2- Điều hành cộng đoàn Huynh trưởng trong Đoàn , họp bạn Huynh trưởng .
3- Đoàn trong Phong trào (Hạt, Giáo phận), trong xứ .
4- Đoàn trong xứ, trong khu phố với các đoàn thể khác .
5- Giữ cho đoàn sống và tiến, vượt những khó khăn .
6- Các sinh hoạt đoàn có tính cách đặc biệt : trại, hội chợ, văn nghệ, ngày phụ huynh đoàn sinh …..

VI- Các xưởng đề nghị :
1- Xưởng chiến dịch thường niên .
2- Xưởng truyền thông xã hội .
3- Xưởng chuyên môn.
4- Xưởng trò chơi .
5- Xưởng ca vũ .
6- Xưởng thủ công .
7- Xưởng sư phạm giáo lý .
8- Xưởng hành chánh tổng quát .
9- Xưởng điều hành đoàn .
# Lưu ý : Vì có nhiều xưởng khác nhau, do đó các khóa sinh cùng một đoàn nên chia nhau dự đều các xưởng để bổ túc cho nhau khi về sinh hoạt ở Đoàn .


PHẦN III
CÁC KHÓA KHÁC 

Các khóa huấn luyện chính thức chỉ gồm ba cấp nói trên . Sau đó mỗi Huynh trưởng có thể dự các khóa tu nghiệp . Ngoài ra còn có các khóa đặc biệt cho các Tuyên úy, Trợ úy, Bảo Trợ viên .

A- KHÓA TU NGHIỆP :

1- Mục đích :
Khóa tu nghiệp giúp các Hữu Trách làm giàu thêm khả năng, kiến thức , kinh nghiệm, tăng thêm uy tín, gây tình huynh đệ .

2- Khóa sinh :
Những người tham dự gồm những người đã qua khóa huấn luyện cấp III, hoặc đang làm Hữu Trách thuộc các đoàn trở lên, hoặc có thể mời những vị đứng tuổi tham dự để họ hiểu rõ Phong trào và giúp đỡ Phong trào .

3- Tính chất :
Đây không hẳn là một khóa huấn luyện cho bằng một khóa hội thảo trao đổi kinh nghiệm và nung nấu lại lòng nhiệt  thành  phục vụ . Cũng có thể bàn về những vấn đề thời sự cấp bách của Phong trào . Có thể tổ chức ở một địa điểm du ngoạn hoặc mang hình thức lưu động .

4- Hình thức :
Khóa này sẽ chia thành từng toán. Các sinh hoạt chính là hội thảo, nghe thuyết trình, du ngoạn, thăm các đoàn để quan sát , học hỏi .

5- Tổ chức :
Khối Giám đốc, Khối Điều hành : do khóa sinh đảm nhận, có toán thay phiên nhau tự túc về y tế, ẩm thực, vệ sinh… Các Thuyết trình viên : Bác sĩ, Giáo sư, các Tâm lý gia, và các chuyên viên khác có thẩm quyền .

B- KHÓA TỔNG HỢP :

Để cung cấp chất liệu và kiến thức  về Phong trào cho những nhà giáo dục bước ngang từ ngoài vào phục vụ Phong trào mà không thể qua hệ thống các cấp trên đây, sẽ có một khóa đặc  biệt nhằm giới thiệu cấp tốc, tổng quát và đầy đủ về Phong trào cũng như hệ thống các khóa huấn luyện ….
Tham dự khóa này sẽ là các Linh mục , Tu sĩ và các phụ huynh đứng tuổi muốn trở thành Tuyên úy, Trợ úy , Cố vấn các Đoàn . Nhờ khóa này họ sẽ hiểu rõ Phong trào và biết được vai trò của mình để có thể giúp cho việc giáo dục trong Phong trào đạt được kết quả hơn . Đặc biệt khóa này phải do những nhân vật kỳ cựu và đầy đủ uy tín trong Phong trào đứng ra tổ chức và huấn luyện .
Chương trình sẽ gồm lý thuyết tổng quát của Phong trào, qua các bài thuyết trình, hội thảo, giải đáp thắc mắc…. Có thể thực tập bằng quan sát sinh hoạt một đoàn, nên chọn một đoàn đang sinh hoạt mạnh, có nhiều đoàn sinh .

                                                                                                     (còn tiếp)