Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

CHỚ ÁY NÁY VỀ NGÀY MAI

PHÚC ÂM: Mt 6, 24-34


Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia, hoặc nó chuộng chủ này, và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền của được. Vì thế Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn; hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao?
Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin.
Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì, hoặc sẽ lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban thêm cho các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy". 
Đó là lời Chúa.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CÁC GIA ĐÌNH



Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành một bức thư gửi cho các gia đình hôm thứ Ba,25 tháng 2 năm 2014, trong đó ngài yêu cầu họ cầu nguyện cho Đại Hội Ngoại Thường của Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới, được triệu tập để thảo luận về chủ đề “Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh của công cuộc loan báo Tin Mừng”.
Bản dịch của  Phaolô Phạm Xuân Khôi2/25/2014

         Các gia đình thân mến,

        Với bức thư này, như được viết, tôi muốn vào tận nhà của anh chị em để nói với anh chị em về một biến cố sẽ xảy ra ở Vatican vào tháng Mười tới. Đó là Đại Hội Ngoại Thường của Thượng Hội Đồng Giám Mục, đang được triệu tập để thảo luận về chủ đề “Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh của công cuộc loan báo Tin Mừng”. Thật vậy, trong thời đại chúng ta, Hội Thánh được mời gọi để rao giảng Tin Mừng bằng cách trực diện với những nhu cầu mục vụ mới và cấp bách mà các gia đình đang phải gặp phải.

          Cuộc họp quan trọng này sẽ liên quan đến toàn thể Dân Thiên Chúa - Giám Mục, Linh Mục, các nam nữ tu sĩ, và giáo dân của các Hội Thánh địa phương trên toàn thế giới - tất cả những người đang tích cực tham gia vào việc chuẩn bị cho cuộc họp qua những đề nghị thực tế và nâng đỡ chủ yếu là cầu nguyện. Sự nâng đỡ như thế từ anh chị em, các gia đình thân yêu, là điều đặc biệt quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Đại Hội của Thượng Hội Đồng này đặc biệt dành riêng cho anh chị em, cho ơn gọi và sứ vụ trong Hội Thánh và trong xã hội của anh chị em, với những thách đố của hôn nhân, của cuộc sống gia đình, của việc giáo dục con cái, và vai trò của gia đình trong đời sống Hội Thánh. Cho nên tôi yêu cầu anh chị em tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Thánh Thần, để Ngài soi sáng cho các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng và hướng dẫn các ngài trong nhiệm vụ quan trọng của các ngài. Như anh chị em đã biết, Đại Hội Ngoại Thường của Thượng Hội Đồng này sẽ được tiếp theo bởi một Đại Hội Thường Kỳ một năm sau đó, cũng sẽ có gia đình như chủ đề. Trong bối cảnh ấy, cũng sẽ có Đại Hội Thế Giới về Gia Đình dự định tổ chức ở Philadelphia vào tháng Chín năm 2015. Vậy, chớ gì tất cả chúng ta cùng nhau cầu nguyện để qua những biến cố này Hội Thánh sẽ thực hiện một cuộc hành trình phân biệt thật sự và áp dụng các phương tiện mục vụ cần thiết để giúp các gia đình đương đầu với những thách đố hiện nay của họ với ánh sáng và sức mạnh đến từ Tin Mừng. 

          Tôi viết thư này cho anh chị em vào ngày lễ Đức Mẹ Dâng Chúa trong Đền Thờ. Thánh Sử Luca cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ và Thánh Giuse, khi giữ Luật Môsê, đã đem Hài Nhi Giêsu đến Đền Thờ để dâng Người cho Chúa, và có hai vị lão thành, là ông Simeon và bà Anna, được Chúa Thánh Thần đánh động, đã đến gặp các Ngài và nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Được Xức Dầu (x. Lc 2:22-38 ). Ông Simeon đã bế Chúa trong tay ông và cảm tạ Thiên Chúa rằng ông cuối cùng đã “nhìn thấy” ơn cứu rỗi. Bà Anna, mặc dù đã cao niên, tìm thấy sức sống mới và bắt đầu nói với mọi người về Hài Nhi. Đó là một hình ảnh đẹp: hai cha mẹ trẻ và hai người lớn tuổi được Chúa Giêsu đem đến cùng nhau. Người là Đấng đem các thế hệ lại và kết họ với nhau! Người là suối nguồn vô tận của tình yêu ấy là tình yêu vượt qua mọi ích kỷ, cô đơn và buồn rầu. Trong cuộc hành trình của anh chị em như một gia đình, anh chị em chia sẻ rất nhiều những giây phút tốt đẹp: các bữa ăn, nghỉ ngơi, công việc gia đình, giải trí, cầu nguyện, các cuộc du lịch và hành hương, và thời gian nâng đỡ lẫn nhau... Tuy nhiên, nếu không có tình yêu thì không có niềm vui, và tình yêu đích thực đến với chúng ta từ Chúa Giêsu. Người ban cho chúng ta Lời Người, là Lời soi sáng con đường của chúng ta; Người ban cho chúng ta Bánh hằng sống là bánh nâng đỡ chúng ta trên hành trình của chúng ta.

          Các gia đình thân mến, lời cầu nguyện của anh chị em cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ là một kho tàng quí báu làm cho Hội Thánh thêm phong phú. Tôi cảm ơn anh chị em, và xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi, để tôi có thể phục vụ Dân Chúa trong chân l‎ý và trong tình yêu. Nguyên xin sự bảo vệ của Đức Mẹ và Thánh Giuse luôn luôn đi cùng tất cả anh chị em và giúp anh chị em đoàn kết bước đi trong tình yêu và trong việc chăm sóc cho nhau. Tôi cầu khẩn Chúa ban phúc lành cho mỗi gia đình. 

http://giaoly.org/vn/




Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

THÔNG BÁO : TĨNH TÂM CỰU HÙNG DŨNG


Trân trọng kính mời :
Tòan thể  các anh chị cựu HÙNG TÂM DŨNG CHÍ  hiện cư ngụ tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận
về tham dự NGÀY TĨNH TÂM HÙNG DŨNG , được tổ chức :
 
     - từ 9g sáng đến 16 g chiều
     - ngày chúa nhật, 02/03/2014
     - tại Nhà thờ La San  Mai Thôn  số 970 đường Xô viết Nghệ Tĩnh  (cũ) , phường 28 ,
       Quận Bình Thạnh , Tp HCM -(đường vào khu du lịch Bình Qưới ,Thanh Đa )

Sự hiện diện  của  các anh chị sẽ thắt chặt thêm tình thân ái Hùng Dũng , để cùng  hăng hái bước
trên  đường khó nguy  ,  mang Phúc Âm  chiếu soi khắp nơi .

                                                                      Ghi chú : Ăn uống tự túc

Kính mời

Trần văn Cửu ,  cựu HD  Phủ Cam Huế
Lê Ngọc Bưu ,      "     Phủ Cam Huế
Nguyễn Trần  Ninh ,   "   Hòa Hưng Sài Gòn
Trần Thế Châu ,     "    An Hòa Đà Nẵng



Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

BỔN PHẬN GIÁO DỤC CON CÁI



 Có con cái ư?
Hãy dạy dỗ và uốn nắn chúng ngay thuở còn thơ.
(Hc 7,23)


Hạnh phúc của cha mẹ là được thấy con cái nên người. Ngược lại, nếu con cái hư hỏng sẽ là một nỗi đắng cay phiền muộn. Kết quả đáng mừng hay đáng tủi ấy tuỳ vào sự bận tâm giáo dục của cha mẹ ngay từ đầu.
Giáo dục con cái không phải chỉ là một bổn phận quan trọng, mà còn là một vinh dự lớn lao của bậc làm cha làm mẹ, bởi vì được cộng tác với Thiên Chúa trong việc tạo nên những con người mới, những người con của Thiên Chúa. Đó là việc trồng người. Không chỉ trồng nên những người hữu ích cho xã hội, cho Hội Thánh mà còn trồng nên những vị thánh. Vì thế, giáo dục con cái không phải là một việc tuỳ hứng, nhưng cần có một đường hướng, một kế hoạch và những phương pháp.

1. Quyền và bổn phận giáo dục con cái

Quyền và bổn phận giáo dục con cái là cái cốt lõi của việc làm cha làm mẹ, bởi vì nó liên quan đến việc lưu truyền sự sống. So với những người khác, thì vai trò giáo dục của cha mẹ là khởi nguồn và là cơ bản vì tương quan yêu thương độc nhất vô nhị giữa cha mẹ và con cái. Vai trò giáo dục của cha mẹ không ai thay thế được và cũng không nhường cho ai được, nên không thể nào khoán trắng cho người khác hoặc để người khác chiếm đoạt.
Yếu tố nền tảng cơ bản nhất đánh dấu vai trò giáo dục của cha mẹ là tình phụ tử và mẫu tử. Chính tình yêu thương này, như nguồn mạch xuất phát, trở thành linh hồn và quy tắc để gợi ra những sáng kiến và hướng dẫn cho mọi hoạt động giáo dục cụ thể, làm cho chúng thấm đượm những giá trị của sự dịu dàng, kiên nhẫn, nhân hậu, phục vụ, vô vị lợi, hy sinh, là những hoa trái quý giá nhất của tình yêu[1].

2. Phải dạy từ lúc nào?

 Công đồng Vaticanô II ngỏ lời với các bậc làm cha làm mẹ: “Vì đã lãnh nhận ân sủng cũng như bổn phận của bí tích hôn phối nên cha mẹ phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ[2]“. Cha ông chúng ta cũng thường nói:
Uốn cây từ thưở còn non,
Dạy con từ thưở con còn đương thơ.
“Còn đương thơ” hay “ngay từ nhỏ” ở đây có nghĩa là ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Khoa học ngày nay cho thấy: Người mẹ ảnh hưởng đến tâm tính và sức khoẻ của đứa con ngay từ lúc phôi thai. Việc giáo dục này được gọi là thai giáo. Trong thời gian này, các tâm tình và thái độ ứng xử của cha mẹ sẽ ghi dấu sâu đậm trên tâm tính đứa con sắp chào đời. Do đó, những bậc cha mẹ thương con sẽ hết sức lưu ý, để trong thời gian mang thai sống thật lành mạnh về luân lý và tâm linh.
 Tuy nhiên, thời gian thuận tiện nhất để trực tiếp giáo dục con cái, đó là khi đứa con bắt đầu có trí khôn, bắt đầu nhận biết về những điều cha mẹ dạy bảo. Lúc bấy giờ gia đình sẽ trở nên mái trường đầu tiên dạy cho đứa bé những bài học làm người. Trong mái trường đó, cha mẹ chính là những “thày cô” được tín nhiệm và yêu thương hơn cả, vì cha mẹ là những người sống gần con cái, hiểu biết con cái và yêu thương con cái hơn hết.

3. Phải dạy những gì?

Mục tiêu của của việc giáo dục Kitô giáo là giúp con cái trở thành người và trở thành người con Thiên Chúa. Khuôn mẫu của con người hoàn hảo đó là Chúa Giêsu, Đấng là Con Thiên Chúa đã hạ sinh làm người để nên mẫu mực cho chúng ta noi theo[3].
Trong việc giáo dục con cái, phải để ý đến mặt nhân bản cũng như mặt đức tin.
3.1. Giáo dục nhân bản
 Nền giáo dục nhân bản phải bao gồm cả ba phương diện: đức, trí và thể dục.
-                      Thể dục: dạy con vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn sức khoẻ.
-                      Trí dục: trau dồi cho chúng về học vấn, về nghề nghiệp, để chúng có thể sống tự lập, xây dựng tương lai cuộc đời mình, góp phần xây dựng xã hội.
Đức dục: trừ khử những thói hư tật xấu và tập luyện những tính tốt. Nhất là bốn nhân đức cột trụ làm nền tảng cho những nhân đức khác: khôn ngoan, công bằng, tiết độ và dũng cảm.
Khôn ngoan: biết khiêm nhường lắng nghe và mau mắn vâng lời; biết suy nghĩ cân nhắc trước khi làm và khi làm xong sẽ dừng lại một chút để kiểm điểm và rút kinh nghiệm; biết xem xét và chuẩn bị kỹ để chu toàn mọi bổn phận thật chu đáo cũng như để ứng xử đúng trước những tình thế mới.
. Công bằng: Chăm chỉ làm tròn bổn phận; yêu thương mọi người, tôn trọng của cải và quyền lợi của họ; tôn trọng của chung và biết lo cho công ích; luôn thành thật trong lời nói và việc làm; không bao giờ gian lận.
Tiết độ: Có kỷ luật, đúng giờ giấc và chừng mực trong những điều nhỏ mọn hằng ngày, trong ăn uống cũng như giải trí; tập cân nhắc đúng bậc thang giá trị theo tinh thần Kitô giáo và biết chọn lựa cách ý thức. Biết tiết kiệm. Dạy cho con cái biết giá trị của lao động cũng như giá trị thực sự của của cải vật chất. Hướng dẫn con cái chọn thú vui giải trí cũng như bè bạn
Dũng cảm: Biết can đảm đứng vững trong điều tốt; biết chấp nhận những sai lỗi của mình, tự tin và tự lập, biết lãnh nhận trách nhiệm và hậu quả do công việc mình đã làm.
Đối với người Việt Nam, những đức tính ấy được diễn tả qua khái niệm “trung dung”, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Những đức tính này giúp ta biết yêu thương, có lòng biết ơn, cộng tác và nâng đỡ người khác, nói năng cũng như cư xử lễ độ và tế nhị, biết suy nghĩ cân nhắc và biết tạo nên sự tin cậy lẫn nhau.
Riêng đối với nữ giới cần thêm: Công, dung, ngôn, hạnh.
Giáo dục giới tính: Ngoài ra, trong việc giáo dục nhân bản cũng phải để ý đến việc giáo dục giới tính, hướng dẫn con cái về phái tính và tính dục. Việc giáo dục này nhằm mục đích giúp con cái có một sự hiểu biết về tính dục phù hợp với lứa tuổi và tầm nhận thức, để chúng sống trong sạch, trưởng thành, xứng đáng là người nam, người nữ như ý Chúa. Trong việc giáo dục này, cũng cần dạy cho con cái biết sử dụng đúng đắn các phương tiện truyền thông, đặc biệt về phim ảnh, internet.
 Nền giáo dục nhân bản này là điều hết sức cần thiết. Đức Thánh Cha nói: “Dù phải đương đầu với những khó khăn, mà ngày nay lại thường là những khó khăn to lớn trong trách nhiệm giáo dục con cái, bậc cha mẹ cần phải tin tưởng và can đảm giáo dục con cái họ theo những giá trị chính yếu của đời người. Trẻ em phải lớn lên trong một sự tự do chân chính trước các của cải vật chất, biết chọn một nếp sống giản dị và khắc khổ, vì xác tín mạnh mẽ rằng: giá trị của con người là do cái mình làm, hơn là do cái mình có.”[4]
 Xem đó chúng ta thấy: Để trở thành một người Kitô hữu, thì tiên vàn phải là một người cho đúng nghĩa của nó. Hay nói một cách khác: Phải là người trước đã, rồi sau đó mới có thể là người Kitô hữu.
3.2. Giáo dục đức tin
 Là người có đạo, ngoài nền giáo dục nhân bản, cha mẹ còn phải cho con cái nền giáo dục Công giáo, nghĩa là ngay từ hồi còn tấm bé, đã phải dạy cho con cái biết mến Chúa yêu người, biết tuân giữ những giới luật của Chúa, biết tham dự những công việc đạo đức, biết siêng năng lãnh nhận các bí tích, nhờ đó con cái sẽ trở thành những Kitô hữu đích thực, nghĩa là những người có Đức Kitô trong tâm hồn và mang Đức Kitô trong cuộc sống, cũng như trở thành những người tín hữu đích thực, nghĩa là những người có đức tin và sống đức tin của mình giữa lòng cuộc đời.
Công đồng Vaticanô II nói: “Vợ chồng đã lãnh nhận phẩm giá và chức vụ làm cha mẹ, sẽ chăm lo chu toàn bổn phận giáo dục, nhất là về phương diện tôn giáo, vì bổn phận này liên hệ đến họ trước[5]“.
 Công đồng Vaticanô II cũng xác định nội dung của việc giáo dục Kitô giáo như sau: “Việc giáo dục này không những chỉ giúp nhân vị được trưởng thành, nhưng chính là nhằm giúp những người đã được rửa tội, để nhờ hiểu biết sâu xa hơn mầu nhiệm cứu rỗi, thì càng ngày càng ý thức hơn về hồng ân đức tin đã nhận lãnh, biết cách thờ phượng Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Ga 4, 23), nhất là qua việc cử hành phụng vụ, cũng như được huấn luyện để biết sống theo con người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý (Ep 4,22-24), và nhờ vậy họ đạt tới con người toàn thiện, chín chắn đạt tới sự sung mãn của Đức Kitô (x. Ep 4,13), góp phần làm cho Nhiệm thể được tăng trưởng[6].
Trong việc giáo dục đức tin, cũng cần để ý tới việc giúp con cái nhận ra ơn gọi của chúng và giúp chúng đáp lại ơn gọi đó.
Khi con cái bắt đầu học giáo lý, cha mẹ nên quan tâm tìm hiểu hệ thống các lớp giáo lý trong giáo xứ mình. Ngay cả khi con cái chưa đi học, nếu được, họ cũng nên tham gia giảng dạy hoặc hỗ trợ cho các lớp giáo lý, bởi đó là cách đơn giản để nâng cao nhận thức giáo lý của mình và tự trang bị khả năng đào tạo đức tin cho con cái. Một số nơi, vì giới phụ huynh ít tham gia, việc giảng dạy giáo lý được giao cho lớp trẻ và nói tới Giáo lý viên là người ta dễ nghĩ tới những anh chị chưa lập gia đình. Thật ra, đội ngũ Giáo lý viên phải là những người có bề dày kinh nghiệm sống, cho nên Hội Thánh rất ước mong các đôi bạn quảng đại chia sẻ sứ mạng này.

4. Để việc giáo dục đạt kết quả tốt

4.1. Đồng tâm nhất trí
Cha mẹ phải nhất trí với nhau trong đường hướng và phương thức giáo dục con cái: Tìm hiểu tính tình, năng khiếu của con cái và phải biết dùng những phương pháp thích hợp để giúp chúng đạt được mục đích. Công đồng xác quyết :
“Gia đình là một trường học phát triển nhân tính, nhưng để gia đình có thể sống trọn vẹn và chu toàn sứ mệnh mình, cần phải biết hòa hợp tâm hồn: vợ chồng phải cùng nhau bàn định, cũng như cha mẹ phải ân cần cộng tác trong việc giáo dục con cái[7]“.
Ngoài việc đồng tâm nhất trí với nhau, cha mẹ còn phải biết cộng tác với những nhà giáo dục khác, đặc biệt là các thầy cô và các Giáo lý viên.
4.2. Làm gương sáng
Kể từ lễ đính hôn, bình thường người ta chỉ còn hơn một năm để trở thành nhà giáo dục. Cách hữu hiệu nhất để biến mình thành nhà giáo dục là cương quyết sống những gì mình muốn truyền đạt cho con cái. Khi cha mẹ thăng tiến chính bản thân, nêu gương đời sống tốt đẹp về nhân cách, đạo đức và các khả năng khác, con cái sẽ noi theo. Đúng như người xưa vẫn nói:
- Cha nào con nấy,
 - Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
Thật vậy, đứa bé, nhất là khi còn nhỏ, chưa có đủ trí khôn để phân biệt điều phải và điều trái, điều tốt và điều xấu. Nó thường bắt chước những gì cụ thể đập vào mắt nó. Thấy người lớn nói và làm thế nào, nó sẽ bắt chước mà làm như vậy. Vì thế, gương sáng của cha mẹ là điều rất cần thiết trong việc giáo dục con cái. Cha ông ta thường nói:
Lời nói như gió lung lay,
Việc làm như tay lôi kéo.
Công đồng cũng xác quyết: “Được cha mẹ hướng dẫn bằng gương sáng và kinh nguyện gia đình, con cái và tất cả những ai sống trong khuôn khổ gia đình sẽ gặp được con đường nhân ái, cứu độ và thánh thiện dễ dàng hơn[8]“.
4.3. Tạo bầu khí gia đình đầm ấm
Cần tạo bầu khí gia đình lành mạnh, cởi mở, thánh thiện, hoà thuận, lạc quan và biết tín nhiệm nhau. Trong Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo, Công đồng Vaticanô II nói: “Chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng thành kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, để giúp cho việc giáo dục toàn diện con cái trong đời sống cá nhân và xã hội trở nên dễ dàng. Do đó Gia đình là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội cần thiết cho mọi đoàn thể[9]“.
Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 nơi số 12 viết: “Gia đình của anh chị em phải trở nên như một trường họcvề đức tin, một nơi để cầu nguyện, một môi trường sống bác ái yêu thương và rèn luyện tinh thần tông đồ để làm chứng nhân cho Chúa”.
4.4. Tìm hiểu con cái
 Giữa cha mẹ và con cái, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ luôn có một khoảng cách. Nếu không chịu tìm hiểu con cái, công việc giáo dục của cha mẹ sẽ không đạt được những kết quả mong muốn đã đành, mà còn gây nên những bực bội và oán trách. Quả thật, giữa cha mẹ và con cái luôn có một bức tường ngăn cách. Bức tường này chính là tuổi tác. Vì tuổi tác chênh lệch, nên thời gian và không gian của hai thế hệ già và trẻ cũng khác biệt, để rồi từ môi trường sống ấy đã phát sinh những dị biệt, những bất đồng.
Giáo dục có nghĩa là hướng dẫn, uốn nắn và làm cho tốt đẹp hơn. Vì thế, việc đầu tiên cần thực hiện ngay, đó là phải tìm hiểu con cái, phải biết con cái nghĩ gì, muốn gì, nói gì và làm gì thì mới có thể hướng dẫn chúng một cách hữu hiệu.
 Điều gì tốt nơi con cái, cần biết duy trì và cổ võ để được liên tục phát triển, còn điều gì xấu, lo nhắc bảo và sửa sai bằng những lời lẽ ôn tồn và tế nhị, thành thực và yêu thương.
 Có tìm hiểu con cái, cha mẹ mới cảm thông và xích lại gần con cái hơn, nhờ đó lấp đầy được hố sâu ngăn cách giữa già và trẻ, một hố sâu muôn thuở trong gia đình cũng như ngoài xã hội, đã tạo nên những mối bất bình sâu xa giữa cha mẹ và con cái.
4.5. Kiên nhẫn trong việc giáo dục
Uốn cây, cần phải kiên nhẫn, bằng không nó sẽ gãy. Vì thế, người xưa đã từng khuyên: Dục tốc bất đạt. Vội vã sẽ không thành.
 Trẻ con thường ham chơi và mau quên. Cho nên nói một lần mà thôi chưa đủ, chúng ta phải nói lần nữa và lần nữa. Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại để những lời khuyên nhủ được thấm dần vào đầu óc của chúng.
 Đừng bao giờ thất vọng và nản chí trong việc uốn nắn sửa dạy con cái, bởi vì đó là một ơn gọi, một thiên chức cao cả mà Chúa đã dành cho chúng ta, những bậc làm cha và làm mẹ.
4.6. Cầu nguyện cho con cái
 Một trong những điều mà bậc làm cha làm mẹ cần nhớ, đó là ý thức mình là những người cộng tác của Thiên Chúa: cộng tác trong việc vun trồng sự sống, cộng tác trong việc truyền sinh cũng như trong việc giáo dục con cái. Một trong những ơn của bí tích Hôn phối là giúp hai vợ chồng nên thánh trong đời sống vợ chồng, trong việc đón nhận và giáo dục con cái[10]. Bởi vậy, trong việc giáo dục con cái, hai vợ chồng cần chạy đến với Chúa, bởi vì “Không có Thầy, các con không thể làm được gì” (Ga 15, 5). Đến với Chúa để xin Ngài soi sáng và hướng dẫn cách thức dạy dỗ. Cầu nguyện cho con cái, đặc biệt trong những giai đoạn phát triển khó khăn của chúng.
Sau cùng và hết sức quan trọng, để biết dạy dỗ con em, ta cần biết đến với vị Thầy tối cao của nhân loại là Chúa Giêsu Kitô: “Hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11,29). Ngài sẽ ban Chúa Thánh Thần cho ta để ta học được sự hiền lành và khiêm nhường cần có.


(Nguồn : simonhoadalat.com)

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

HÃY YÊU KẺ THÙ




"Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù
và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em."
(Mt 5,43-44)


          Trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật tuần trước, Chúa Giêsu dạy chúng ta về cách hành xử cần phải có trong những hành động trực tiếp làm cho người thân cận. Với bài Tin Mừng hôm nay Chúa tiếp tục những lời dạy về cách cư xử đó. Nội dung những lời chỉ dẫn của Chúa Giêsu thì có nhiều nhưng chúng ta có thể tóm gọn lại bằng 2 ý:
A.. Ý thứ 1 Chúa bảo đừng trả đũa (Mt 5,38-42):
- Khuynh hướng tự nhiên là muốn trả đũa, và trả đũa thì thường nặng hơn mức người ta gây cho mình: “Hòn đất ném đi hòn chì ném lại”. Chì thì chắc chắn nặng hơn đất và nguy hiểm hơn đất.
- Cựu Ước hạn chế sự trả đũa đúng với mức thiệt hại người ta gây cho mình: “Mắt đền mắt, răng đền răng”(Mt 5,38)
- Còn Chúa Giêsu, thì Ngài dạy hoàn toàn không trả đũa.
          Không trả đũa, đó không phải là thái độ của kẻ yếu, mà ngược lại đó chính là thái độ của kẻ mạnh.
          Hàn Tín, một danh tướng của vua Hán Cao Tổ, thuở nhàn vi phải đi câu cá đổi gạo ăn. Thế mà có những lúc cũng không đủ ăn, Hàn Tín được một bà lão thợ giặt gọi về cho ăn cơm. Ó một điều lạ là, đi đâu Hàn Tín cũng mang theo một thanh gươm kè kè bên mình.
        Một hôm, có một tên đồ tể thô lỗ ở chợ tên là Ác Thiểu muốn hạ nhục Hàn Tín nên chặn đường thách thức:
 - Chú thường mang gươm, chả biết để làm gì. Bây giờ tôi không cho chú đi. Chú có to gan thì sẵn gươm đó, hãy chém tôi mà đi, bằng không thì phải lòn dưới "chôn" tôi mà qua!
         Hàn Tín chẳng chút đo dự, lòn dưới "chôn" tên hạ tiện đó mà đi, lòng tự nhủ:
Giết thằng này thì được rồi, nhưng mà phải lấy mạng mình mà đổi mạng nó, thì không đáng tí nào.
       Sau đó Hàn Tín nhờ có công giúp Hán Cao Tổ dựng nước mà được phong làm một vua chư hầu vùng Tam Tề . Lúc bấy giờ, Hàn Tín bèn mời bà thợ giặt đến biếu một nghìn lạng vàng để tạ ơn. Rồi không những không thèm trả thù tên đồ tể mất dạy ngày xưa, Hàn Tín lại còn phong cho hắn chức Trung Húy. Ác Thiểu rất ngạc nhiên, khúm núm nói:   
- Lúc trước tôi ngu lậu thô bỉ, đã dại dột xúc phạm đến oai nghiêm của Ngài, nay tội ấy được tha chết là may lắm ròi, đâu còn dám mong được ban chức tước?
       Hàn Tín ôn tồn bảo:
- Ta chẳng phải là kẻ tiểu nhân hay cố chấp, đem lòng cừu hận. Hành động của ngươi ngày xưa tuy quá đáng, nhưng cũng là bài học để ta luyện chí. Vậy nhà ngươi chớ tỵ hiềm mà từ chối nhưng hãy nhận lấy chức tước ta ban. 
        Vâng! Chỉ người nào rất mạnh mới chế ngự được khuynh hướng trả đũa vốn nằm sẵn trong lòng mình. Người đó còn mạnh hơn về tình thương, vì chỉ khi có một tình thương rất mạnh mới có thể tiếp tục yêu thương và không trả đũa kẻ đã xúc phạm mình.
B. Ý thứ hai: hãy đối xử tốt với những kẻ thù ghét mình (Mt 5,43-48):
- Khuynh hướng tự nhiên là thù ghét kẻ thù ghét mình.
- Cựu Ước không có khoản luật nào dạy yêu thương kẻ thù.
- Còn Chúa Giêsu thì dạy :
a/ Hãy yêu thương kẻ thù;
b/ Hãy làm ơn cho kẻ ghét mình;
c/ Hãy cầu nguyện cho họ.
        Phim ảnh thường nói về những chuyện báo thù, coi việc báo thù là bổn phận thiêng liêng: con báo thù cho cha, chồng báo thù cho vợ, anh em báo thù cho nhau, bạn bè báo thù cho nhau v.v. Nhưng gần đây, ngay cả những phim mang nội dung báo thù ấy cũng dẫn đến một ý tưởng kết thúc là báo thù không giải quyết được vấn đề, càng báo thù thì hận thù càng gia tăng chồng chất. Nghĩa là lương tri con người đã ý thức rằng báo thù không phải là một nghĩa vụ thiêng liêng nhưng là một thảm họa.
          Đấy là câu truyện do nhà văn hào Lep Tolstoi kể: Có người hành khất nọ đến trước cửa nhà một người giàu có để xin bố thí một đồng xu hay một miếng bánh vụn. Đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi ở người giàu có. Thế nhưng mặc cho người nghèo khó khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Đến lúc không còn chịu đựng nổi những lời năn nỉ của kẻ ăn xin nữa, thì thay vì bố thí cho nghèo đó một cái gì thì người giàu có lại lấy hòn đá ném vào mặt người nghèo khó khốn khổ đó. Người hành khất cúi xuống nhặt hòn đá cho vào bị vừa nhặt vừa thì thầm trong miệng: "Ta sẽ mang hòn đá này cho đến khi nhà ngươi sa cơ thất thế, ta sẽ dùng nó để ném trả lại nhà ngươi”. Thế rồi, đi đến đâu người hành khất đó cũng mang theo hòn đá đó. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.
        Rồi năm tháng qua đi, lời chúc dữ đó đã trở thành sự thật. Vì biển lận nên người giàu có đã bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vô ngục.
         Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người giàu có bị áp giải dẫn vào ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong tâm hồn ông. Ông len lỏi đi theo đoàn người áp giải. Tay ông nắm thật chặt hòn đá mà cách đây 10 năm người kia đã ném vào ông. Ông muốn ném ngay hòn đá ấy vào mặt người tù để rửa mối nhục hằng đeo đuổi bên ông. Nhưng rồi cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy khốn nạn của kẻ đang bị còng tay dẫn đi trước mặt ông, người hành khất ném nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này suốt bao năm qua. Con người này giờ đây cũng chỉ là một kẻ khốn khổ, có lẽ còn khốn khổ hơn ta nữa".
       Có lẽ trong cuộc đời biết đâu lại chẳng có lúc chúng ta cũng ứng xử giống như người hành khất nghèo khó nọ. Chúng ta vẫn còn mang những hòn những hòn đá thù hận còn tệ hơn, không những làm cho tâm hồn chúng ta bất an mà còn phá hủy đi mối tương quan liên đới tồt đẹp giữa người với nhau.
(Nguồn : tgpsaigon.net)

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ CỦA CĂN TÍNH KITÔ


          Trong một số nền văn hóa nhất định, người ta khích lệ các tín hữu phải có một khuôn mặt đạo mạo, thậm chí là rầu rĩ trong trạng thái của một hối nhân đau buồn trước tội lỗi của mình. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Hội chẳng được lợi gì từ những khuôn mặt “buồn như đưa đám” của các tín hữu.
       Trong thánh lễ sáng thứ Sáu 14 tháng 2 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói một Kitô hữu chân chính phải là người tiến bước giữa thế giới này tung tăng hớn hở như một chiên con của Chúa.

         Đề cập đến bài đọc thứ nhất trong ngày, trích từ sách Công Vụ Tông Đồ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những nét chính yếu trong căn tính Kitô giáo, và nhấn mạnh rằng một Kitô hữu trước hết phải được hiểu như là một người được Chúa “sai đi vào thế giới để rao giảng Tin Mừng”. Như thế, Kitô hữu phải là một môn đệ “luôn chuyển động, luôn tiến về phía trước”. Một Kitô hữu đứng yên là một người “mắc bệnh”, bởi vì, nét đặc thù đầu tiên của căn tính Kitô là khả năng “tiến bước ngay cả trong những khó khăn, để vượt qua những trở ngại này”.

        Là một Kitô hữu có nghĩa “là một con chiên, và phải giữ cho được bản sắc này”. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô đó là đặc điểm thứ hai của căn tính Kitô giáo. Ngài nói: “Chúa sai chúng ta ra đi như chiên con giữa bầy sói”. Một số người đề nghị sử dụng sức mạnh chống lại những con sói, nhưng Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng chúng ta phải nhớ đến bài học của Đa-vít khi ông chiến đấu với quân Phi-li-tinh. Người ta muốn mặc cho Đa-vít tất cả các áo giáp của Sau-lô, nhưng như thế Đa-vít không thể di chuyển được, “Đa-vít không còn là mình nữa, ông không còn nhanh nhẹn nữa.” Vì thế, cuối cùng Đa-vít cởi phăng mọi thứ và cầm lấy cái ná của mình và đã thắng trận.

Đôi khi chúng ta bị cám dỗ suy nghĩ rằng: ‘Trường hợp này thật là khó khăn. Những con sói này quỷ quyệt và ta phải quỷ quyệt hơn chúng’. Nhưng chừng nào anh chị em vẫn là những chiên con, Chúa sẽ bảo vệ anh chị em, nếu anh chị em là sói, Chúa sẽ bỏ mặc anh chị em.

         Tính chất đặc thù thứ ba của căn tính Kitô, là "phong cách Kitô giáo", đó là niềm vui. “Kitô hữu là những người hân hoan vì họ biết Chúa và mang Chúa đến cho thế gian.” Không thể tiến bước trong tư cách là Kitô hữu với một khuôn mặt đưa đám. Ngay cả khi phải đối mặt với những thử thách, những gian truân, hay với cả những sai lầm và tội lỗi của chúng ta, anh chị em hãy vui lên vì niềm vui trong Chúa Giêsu, Đấng luôn tha thứ và phù giúp chúng ta.

        "Những Kitô hữu với 'phong cách sống' rầu rĩ, phàn nàn quanh năm suốt tháng chẳng giúp gì được cho Chúa và cho Giáo Hội của Ngài: đó không phải là phong thái người môn đệ Chúa Kitô."

        Đức Thánh Cha kết luận rằng “trong ngày lễ kính hai môn đệ Chúa là hai thánh Xyrilô và Mêthôđiô, chúng ta cần phải suy tư trên căn tính người môn đệ Ngài. Một Kitô hữu phải là một người nam hay người nữ không bao giờ đứng chết trân một chỗ nhưng tiến bước và tiến bước hớn hở như chiên con. Nhờ lời cầu bầu của hai vị thánh bổn mạng của châu Âu, xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để tung tăng tiến bước như chiên con."

Đặng Tự Do

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

DẠY CON THEO CÁCH CỦA NGƯỜI DO THÁI



          Tựa đề của bài viết dựa theo tên một cuốn sách (Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái – Trần Hân). Và tôi sẽ đứng trên quan điểm của một người đã từng là trẻ con để nêu ra một số quan điểm liên quan tới giáo dục trẻ em.

          Nhắc đến người Do Thái hẳn ai cũng phải ngưỡng mộ trí tuệ của họ. Đây là một trong những dân tộc ưu tú nhất Thế Giới và sản sinh ra nhiều vĩ nhân như nhà bác học Albert Einstein, Nhà tâm lý học Sigmund Freud, họa sĩ Picasso, Karl Marx…

         Đối với người Do Thái, điều đầu tiên họ dạy trẻ em là phải luôn tôn thờ Trí Tuệ. Nếu nhà bị cháy, bạn sẽ bảo con bạn mang theo thứ gì? Có câu chuyện kể Người Do Thái dạy con họ rằng lúc đó hãy mang theo trí tuệ vì "trí tuệ là thứ không thể đốt cháy và sẽ ở bên con mãi mãi." Bởi thế người Do Thái không những chú trọng đến việc học hành ở nhà trường mà còn chú ý tới khả năng tư duy của trẻ em. Việc học của trẻ em Do Thái không chỉ bó buộc trong kiến thức sách vở mà chúng còn được chỉ dạy nhiều cách tiếp cận khác nhau thông qua việc tiếp xúc với những nguồn tài liệu hợp lý, giao lưu với những con người khác nhau để cùng tích lũy thêm kiến thức. Nhìn lại nền giáo dục của Việt Nam hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều chạy theo bệnh thành tích, nhồi nhét vào đầu trẻ những chương trình quá tải, những kỳ thi nặng nề và những áp lực về điểm số, một chương trình giáo dục không những được học ở trường mà đứa trẻ còn phải đi học thêm vài ba thầy cô khác, các bậc cha mẹ thúc em con em mình học bài – làm bài như một nghĩa vụ.

        Người Do Thái có câu "Không là con lừa cõng trên lưng nhiều sách." Khác với trẻ em Do Thái vừa được tiếp thu kiến thức, vừa phải suy nghĩ sáng tạo, vừa đặt câu hỏi – tạo nghi ngờ cho các vấn đề thì trẻ em Việt Nam hiện nay chấp nhận kiến thức một cách máy móc, gia đình và nhà trường không quan tâm tới việc tạo ra những cách kích thích nhu cầu tò mò tìm hiểu của trẻ.

        Người Do Thái rất yêu sách, đối với họ sách có mùi vị của quả ngọt. Họ có truyền thống luôn đặt tủ sách ở đầu giường để đọc được nhiều sách và thường xuyên hơn. Họ cũng luôn làm gương và có kế hoạch bồi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ em. Chúng ta hãy nhìn lại thói quen đọc sách của người Việt, đặc biệt là các bậc cha mẹ.

         Trẻ em Do Thái luôn được dạy tính tự lập từ nhỏ. Trong lúc, ở Việt Nam các ông bố bà mẹ chăm chút cho đứa con mình từng chút một từ việc ăn việc ngủ, tất tần tật mọi thứ luôn làm hộ con thì trẻ em Do Thái không như thế. Người Do Thái luôn dạy con phải biết tự làm mọi việc của bản thân. Ở Việt Nam thường thấy cái cảnh một đứa trẻ vấp ngã, bà mẹ sẽ lo lắng suýt xoa, dỗ dành nhưng đứa trẻ Do Thái tự vấp ngã sẽ tự đứng lên, cha mẹ sẽ không giúp đỡ và đứa trẻ luôn được dạy phải thể hiện mình đã là người lớn. Chúng ta vẫn thường thấy cảnh ba mẹ mặc áo quần giày dép cho một đứa trẻ 5 tuổi ở Việt Nam, nhưng người Do Thái đã rèn cho con của họ làm mọi việc cá nhân ở cái tuổi đó. Cha mẹ nào cũng yêu thương con nhưng không phải ai cũng biết yêu thương con đúng cách, có rất nhiều người nhầm lẫn tình yêu với sự nuông chiều, và sự nuông chiều sẽ đánh cắp mất tính độc lập của đứa trẻ. Tin tưởng và luôn dựa vào bản thân là nền tảng căn bản để một đứa trẻ có thể thích ứng nhanh chóng với cuộc sống và xã hội.

        Một đặc điểm nổi bật trong cách giáo dục con của người Do Thái nữa là kỹ năng quản lý Tài Chính. 3 tuổi, trẻ đã được cha mẹ bắt đầu giảng giải giá trị và công dụng của đồng tiền, họ thường cho những trò chơi đoán giá trị tiền tệ để nhận biết giá trị tiền và tiền là do lao động chứ không phải là từ túi từ ba mẹ chúng. Đứa trẻ 10 tuổi đã hiểu được ý nghĩa của việc dành dụm. Họ còn giúp những đứa trẻ của mình so sánh sản phẩm của mình trong việc mua sắm và lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân. Còn ở Việt Nam thì sao? "TRẺ CON THÌ BIẾT GÌ VỀ CHUYỆN TIỀN BẠC," đa phần tư tưởng của bậc phụ huynh của Việt Nam là như thế.

          Người Do Thái là những kẻ coi trọng kinh doanh, có rất nhiều ý kiến cho rằng họ là những kẻ coi tiền là mạng sống và luôn tham lam, nhưng họ vẫn không giận dữ và sáng suốt. Việc kiếm tiền đối với họ là việc chính đáng và họ luôn giáo dục con cái họ những kiến thức về kinh doanh lẫn việc vận dụng nó vào thực tế. 5 tuổi, họ đã dạy con cái kiếm tiền từ những đồng tiền nhỏ nhất bằng những việc đơn giản nhất và bằng chính sức lao động của mình. Nhìn lại thực tế Việt Nam, đứa trẻ bao nhiêu tuổi mới quan tâm tới việc kiếm tiền? 18 – 20 hay 22 tuổi?

        Đối với cha mẹ Do Thái,
"Giáo dục trẻ không phải là để bồi dưỡng chúng thành thiên tài mà là để chúng có thể sống với chính mình." Do đó, họ luôn tạo điều kiện để phát huy những tiềm năng của đứa trẻ, để trẻ lựa chọn điều yêu thích chứ không ép buộc trẻ đi theo những điều mà họ muốn.

         Và tất nhiên, việc giáo dục con cái các phẩm chất đạo đức tốt đẹp cũng được người Do Thái chú trọng như các Dân Tộc khác. Như việc đối nhân xử thế, quan tâm – thân thiện với những người xung quanh. Kính trọng, yêu thương cha mẹ và mọi người. Tình yêu dành cho thiên nhiên và những loài vật nhỏ. Sự thành thật và chữ tín. Các đức tính chăm chỉ và tiết kiệm. Quan tâm tới sức khỏe của bản thân….

       Thực sự, người Do Thái cũng như người Việt Nam, không phải họ có chỉ số IQ cao hơn chúng ta mà chính cách sống và cách họ được giáo dục đã khiến họ trở thành những thiên tài. Họ không những để lại cho nhân loại những thành tựu to lớn mà trên hết đó chính là cả một nền văn minh.

Trang Nguyễn

Nguồn: Triết học đường phố

http://www.triethocduongpho.com/

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

ĐTC GẶP GỠ CÁC CẶP ĐÍNH HÔN

 Lần đầu tiên ĐTC Phanxicô gặp gỡ riêng các cặp đính hôn. Ngài nhắn nhủ họ đừng chiều theo thứ văn hóa tạm bợ; vun trồng sự lịch sự, biết ơn và tha thứ tha thứ cho nhau, và nhất là để Chúa hiện diện trong đời sống chung.

Đáp lời mời của Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, 30 ngàn người đính hôn đến từ 30 quốc gia đã đến tham dự cuộc gặp gỡ với ĐTC, tại quảng trường thánh Phêrô trưa 14-2-2014, nhân ngày lễ kính thánh Valentino, GM giáo phận Terni, tử đạo ở Roma, bổn mạng của các cặp đính hôn. Hiện diện tại Quảng trường cũng có hơn 10 GM đặc trách các Ủy ban gia đình.

Từ 11 giờ sáng họ bắt đầu sinh hoạt chung qua phần ca hát và trình bày chứng từ, trong khi chờ đợi ĐTC đến quảng trường lúc 12 giờ rưỡi.

Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã nhắc lại sự tích thánh Valentino hồi thế kỷ thứ 4 đã giúp một thiếu nữ Công Giáo kết hôn với một người lính Lamã ngoại đạo, từ đó nhiều cặp khác cũng xin thánh nhân giúp đỡ và ngài được tôn làm bổn mạng các cặp đính hôn.

3 cặp đã lần lượt trình bày chứng từ về cuộc sống và việc chuẩn bị cuộc sống hôn nhân và chuẩn bị lễ cưới. Họ đã nêu lên 3 câu hỏi xin ĐTC chỉ dẫn.

Câu hỏi thứ I: sợ dấn thân mãi mãi
Kính thưa ĐTC, bao nhiêu người ngày nay nghĩ rằng hứa chung thủy trọn đời với nhau là một công trình quá khó khăn; nhiều người cảm thấy rằng thách đố sống với nhau trọn đời thật là đẹp, hấp dẫn, nhưng quá khó khăn, hầu như không thể được. Chúng con xin Cha một lời để soi sáng chúng con về vấn đề này.
ĐTC Đáp: Thật là điều quan trọng khi tự hỏi mình có thể yêu nhau trọn đời không. Ngày nay bao nhiêu người sợ không dám đưa ra những chọn lựa vĩnh viễn, trọn đời, đối với họ dường như đó là điều không thể được. Ngày nay tất cả đều thay đổi mau lẹ, không có gì kéo dài mãi.. Và tâm thức này làm cho bao nhiêu người chuẩn bị kết hôn nói rằng: ”Chúng ta ở với nhau bao lâu còn tình yêu”. Nhưng chúng ta hiểu thế làm là tình yêu? Phải chăng đó chỉ là một tình cảm, một trạng thái tâm vật lý? Chắc chắn nếu tình yêu là như thế, thì ta không thể xây dựng mình cái gì vững chắc. Nhưng trái lại nếu tình yêu là tương quan, thì nó là một thực tại tăng trưởng và chúng ta cũng có thể nói giống như khi chúng ta xây một căn nhà. Căn nhà ta cùng nhau kiến thiết, chứ không xây một mình! Xây dựng có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi và giúp tăng trưởng. Anh chị em đính hôn thân mến, anh chị em đang chuẩn bị cùng nhau tăng trưởng, xây dựng căn nhà này, để sống với nhau mãi mãi. Anh chị không muốn xây dựng căn nhà trên cát tình cảm đến rồi đi, nhưng trên đá tảng của tình yêu chân thực, tình yêu đến từ Thiên Chúa. Gia đình phát sinh từ dự án tình yêu muốn tăng trưởng như ta xây dựng một căn nhà là nơi yêu thương, giúp đỡ, hy vọng, nâng đỡ nhau. Cũng như tình yêu của Thiên Chúa vững bền và mãi mãi, cả tình yêu kiến tạo gia đình chúng ta muốn nó vững bền và mãi mãi. Chúng ta không được để mình bị ”nền văn hóa tạm thời” lướt thắng.

Vậy làm sao chúng ta chữa trị thái độ sợ hãi sự mãi mãi, sự dấn thân trọn đời? Thưa ta chữa trị mỗi ngày bằng cách tín thác vào Chúa Giêsu trong một cuộc sống trở thành một hành trình thiêng liêng hằng ngày, được kết thành nhờ từng bước một, tăng trưởng chung, quyết tâm trở thành những người nam nữ trưởng thành trong đức tin. Vì, hỡi anh chị em đính hôn thân mến, vấn đề ”mãi mãi” ở đây không phải chỉ là một vấn đề lâu dài! Một cuộc hôn nhân không thành công chỉ vì nó kéo dài, nhưng điều quan trọng là chất lượng của hôn nhân. Ở với nhau và biết yêu thương nhau mãi mãi là thách đố đối với các đôi vợ chồng Kitô. Tôi nghĩ đến phép lạ bánh hóa ra nhiều: đối với anh chị em, Chúa cũng có thể làm cho tình yêu của anh chị em hóa ra nhiều và ban tình yêu mới mẻ và tốt đẹp ấy mỗi ngày cho anh chị em. Ngài có kho dự trữ tình yêu vô biên! Chúa ban cho anh chị em tình yêu là nền tảng sự kết hợp của anh chị em và mỗi ngày Ngài đổi mới, củng cố tình yêu ấy. Ngài càng làm cho tình yêu ấy lớn hơn khi gia đình tăng trưởng với con cái. Trong hành trình này điều quan trọng cần cầu nguyện. Anh chị chị em hãy cầu xin Chúa gia tăng tình yêu của mình. Trong kinh Lạy Cha chúng ta nói: ”Xin ban cho chúng con lương thực hằng ngày”. Các đôi vợ chồng cũng có thể học cầu nguyện thế này: ”Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu hằng ngày”

Anh chị em cùng lập lại: ”Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu hằng ngày!”, xin dạy chúng con yêu nhau, thương mến nhau hết lòng! Hễ anh chị em càng tín thác nơi ngài, thì tình yêu của anh chị em càng bền vững mãi mãi, có khả năng đổi mới và vượt thắng mọi khó khăn.

- Câu hỏi thứ hai: Sống chung, lối sống hôn nhân

Kính thưa ĐTC, sống chung mỗi ngày thật là đẹp, mang lại vui mừng, nâng đỡ. Nhưng đó cũng là một thách đố cần phải đương đầu. Chúng con tin rằng cần học yêu thương nhau. Có một lối sống vợ chồng, một linh đạo về cuộc sống thường nhật. Đức Thánh Cha có thể giúp chúng con trong vấn đề này không?

ĐTC đáp: Sống chung là một nghệ thuật, một hành trình kiên nhẫn, đẹp đẽ và hấp dẫn. Nó không chấm dứt khi anh chị em đã chinh phục được nhau.. Trái lại chính lúc đó là lúc bắt đầu! Hành trình này mỗi ngày như thế có những qui luật có thể được tóm tắt trong 3 lời mà tôi đã nói với các gia đình và anh chị em cũng có thể học sử dụng với nhau: xin lui lòng (permesso), cám ơn (grazie), và xin lỗi (scusa).

- Xin vui lòng: Đó là lời yêu cầu lịch sự có thể đi vào đời sống của người khác trong sự tôn trọng và quan tâm chú ý. Cần học xin: Anh có thể làm điều này không? Anh có muốn chúng ta làm như thế không? Chúng ta chọn sáng kiến này, giáo dục con cái thế này được không? Em có muốn chúng ta ra ngoài tối nay không? Tóm lại, nói ”xin vui lòng” có nghĩa là biết đi vào đời sống người khác một cách lịch sự. Trái lại nhiều khi người ta quen dùng những phương thế nặng nề, mạnh bạo, như những thứ giầy leo núi! Tình yêu đích thực không áp đặt bằng sự cứng cỏi và gây hấn. Trong cuốn Tiểu Kỳ hoa của thánh Phanxicô, chúng ta thấy có câu này: ”Con hãy biết rằng sự lịch sự là một trong những đặc tính của Thiên Chúa... lịch sự chính là anh em của đức bác ái, lịch sự dập tắt oán ghét và bảo tồn tình yêu” (Cap. 37). Đúng vậy lịch sự bảo tồn tình yêu. Và ngày nay trong các gia đình chúng ta, trong thế giới, thường gặp bạo lực và kiêu căng, cần có lịch sự rất nhiều.

- Cám ơn: Nói cám ơn, xem ra là điều dễ dàng, nhưng chúng ta biết không phải như vậy.. Đà điều quan trọng! Chúng ta dạy cho các trẻ em nói cám ơn, nhưng rồi chúng ta lại quên nói! Lòng biết ơn là một tâm tình quan trọng: anh chị em có nhớ Tin Mừng theo thánh Luca không? Chúa Giêsu chữa lành 10 người bệnh phong cùi nhưng rồi chỉ có một người trở lại cám ơn Chúa Giêsu. Và Chúa nói: vậy 9 người kia đâu rồi? Điều này cũng được áp dụng cho chúng ta: chúng ta có biết cám ơn không? Trong tương quan của chúng ta bây giờ, và mai ngày trong đời sống hôn nhân, điều quan trọng là luôn ý thức rằng người bạn đường của mình là một hồng ân của Thiên Chúa mà ta phải luôn biết ơn. Và trong thái độ nội tâm ấy hãy cám ơn nhau về mọi sự. Đó không phải là một lời tử tế chỉ dùng với người ngoài, để được coi là người có giáo dục. Cần phải biết nói cám ơn nhau, để cùng nhau tiến bước tốt đẹp.

- Xin lỗi: Trong cuộc sống, chúng ta phạm bao nhiêu lỗi lầm. Tất cả chúng ta đều phạm lỗi. Có lẽ không có ngày nào mà chúng ta không có vài sai lầm. Vì thế cần phải nói lời đơn sơ này: xin lỗi. Nói chung mỗi người chúng ta đều sẵn sàng cáo người khác và biện minh cho chính mình. Đó là một bản năng là nguồn gốc của bao nhiêu thảm hại. Chúng ta hãy học nhìn nhận nhận lỗi của mình và xin lỗi: Xin lỗi nếu anh đã to tiếng, xin lỗi nếu anh đi qua mà không chào em, xin lỗi nếu em đến trễ, xin lỗi nếu tuần này em đã im lặng nhiều như thế, nếu em nói nhiều quá mà chẳng bao giờ chịu nghe, xin lỗi nếu anh quên... Một gia đình Công Giáo cũng lớn lên như thế, tất cả chúng ta đều biết rằng không có gia đình hoàn hảo, cũng chẳng có người chồng, người vợ hoàn hảo, cũng chẳng có mẹ chồng hoàn hảo (!). Chúng ta là những người tội lỗi. Chúa Giêsu biết rõ chúng ta, ngài dạy chúng ta một bí quyết: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không xin lỗi, không làm cho an bình trở lại trong nhà chúng ta, trong gia đình chúng ta. Nếu chúng ta học cách xin lỗi và tha thứ cho nhau, thì hôn nhân sẽ kéo dài, sẽ tiến bước.

Câu hỏi 3: Chuẩn bị hôn phối: lối cử hành hôn phối

Kính thưa ĐTC, trong những tháng này chúng con đang làm rất nhiều để chuẩn bị cho hôn lễ của chúng con. ĐTC có thể cho chúng con một lời khuyên để cử hành tốt đẹp lễ cưới của chúng con không?

ĐTC trả lời: Anh chị hãy làm sao để lễ cưới thực là một buổi lễ, buổi lễ Kitô chứ không phải là một buổi lễ trần tục! Lý do sâu xa nhất của niềm vui trong ngày ấy đã được Tin Mừng theo thánh Gioan chỉ cho chúng ta: Anh chị em có nhớ phép lạ tiệc cưới Cana không? đến một lúc nào đó họ hết rượu và buổi lễ dường như bị hỏng. Theo đề nghị của Mẹ Maria, trong lúc ấy, Chúa Giêsu tỏ mình ra lần đầu tiên, và ngài làm phép lạ biến rước thành rượu, và khi làm như thế ngài cứu vãn tiệc cưới. Điều xảy ra tại Cana cách đây 2 ngàn năm, trong thực tế cũng xảy ra trong mỗi lễ cưới: Điều làm cho lễ cưới của anh chị em được trọn vẹn và chân thực sâu xa chính là sự hiện diện của Chúa, Đấng tỏ mình và ban ơn sủng của Ngài. Chính sự hiện diện của Chúa ban tặng ”rượu ngọn”, chính Chúa là bí quyết niềm vui trọn vẹn, niềm vui sưởi ấm tâm hồn thực sự.

Nhưng đồng thời, điều tốt đẹp là làm sao để lễ cưới của anh chị em điều lộ, làm nổi bật điều thực sự quan trọng. Một số người quan tâm lo lắng đến những dấu hiệu bên ngoài, đến bữa tiệc, chụp hình, quay phim, quần áo, hoa.. Đó là những điều quan trọng trong một buổi lễ, nhưng chỉ khi nào chúng có khả năng chỉ rõ động lực đích thực của niềm vui chúng ta: phúc lành của Chúa trên tình yêu của anh chị em. Hãy làm sao để, như rượu tại tiệc cưới Cana, những dấu chỉ bên ngoài trong lễ cưới của anh chị em biểu lộ sự hiện diện của Chúa và nhắc nhớ cho anh chị em và mọi người hiện diện nguồn gốc và động lực niềm vui của anh chị em”.

Cuộc gặp gỡ kết thúc với lời nguyện giáo dân do các cặp đính hôn xướng lên, Kinh Lạy Cha và Phép lành của ĐTC. Ngài còn đứng lại đích thân bắt tay chào thăm khoảng 60 người, trước khi dùng xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm mọi người. Bấy giờ là gần 2 giờ chiều.
 (Nguồn : vietcatholic.net)
Ninh Nguyen chuyển 

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

TÍNH KỶ LUẬT TRONG BỮA ĂN CỦA TRẺ NHẬT



        Gần đây, tôi có dịp được mời đến một buổi tiệc liên hoan dành cho trẻ con tại thành phố Nayoro tỉnh Hokkaido. Một lần nữa tôi lại bị ấn tượng bởi các cư xử và tính kỷ luật của trẻ con Nhật. Chúng thể hiện nay trong cách bọn trẻ ăn uống và "ứng xử" với thức ăn.

       Người Việt chúng ta từ lâu tự cho rằng cứ là trẻ con thì được quyền bày bừa trong bữa ăn và cha mẹ thì có trách nhiệm chuẩn bị đồ ăn cho con cũng như dọn dẹp, rửa bát sau khi trẻ ăn xong.

       Ở Nhật thì không như vậy. Không chỉ ở nhà mà ngay cả ở trường học, trẻ con Nhật cũng đều được giáo dục rằng phải biết giúp đỡ cha mẹ chuẩn bị đồ ăn, cũng như làm thế nào để ăn uống một cách lịch sự và dọn dẹp sau khi ăn xong. Đấy là một phần của văn hoá ẩm thực Nhật Bản.

       Như tôi quan sát, các bà mẹ Nhật luôn để ý đến việc dạy con tự nấu những món ăn đơn giản cũng như khuyến khích trẻ giúp đỡ mẹ trong bếp với khả năng tối đa của trẻ. Điều này không những giúp trẻ biết quý trọng thức ăn, biết cách "cư xử" với thức ăn mà đồng thời còn khiến bé thấy ăn uống và nấu nướng cũng là một hoạt động rất vui và lý thú.

      Trong suốt buổi tiệc mà tôi được tham dự ở Nayoro đấy, tôi quan sát thấy những đứa trẻ con mới tuổi mẫu giáo tự biết chuẩn bị sandwich và pizza cho bản thân với một sự hào hứng và lịch thiệp tuyệt vời. Đương nhiên, bánh sandwich và pizza sẽ do người lớn nướng nhưng bọn trẻ đều biết tự chuẩn bị phết bánh mì cũng như chọn loại thức ăn sẽ bỏ lên pizza theo ý thích và lựa chọn của mình.Không một ai yêu cầu bọn trẻ phải cho gì lên bánh pizza. Thay vào đó, chúng được khuyến khích lấy thật nhiều loại rau và thịt sao cho bánh pizza sặc sỡ và nhiều màu nhất có thể. Một số đứa trẻ chỉ thích ăn pizza với pho mát không hoặc một số chỉ thích sandwich, không ăn pizza. Không ai ép chúng. Tất cả chỉ muốn cho bọn trẻ có được những khoảng thời gian vui vẻ và cảm thấy tích cực với vấn đề ăn uống và thực phẩm. Người Nhật biết, trẻ con sẽ ăn được nhiều hơn nếu chúng cảm thấy ăn uống là một cách vui chơi, và nó rất vui. Sau bữa tiệc, bọn trẻ sẽ giúp thu dọn đĩa và cốc bẩn để vứt đi.

     Thêm một án tượng nữa với trẻ con Nhật, đó là thói quen nói cám ơn trước và ngay cả sau khi ăn xong. Đó vừa là phép lịch sự trên bàn ăn, vừa là cách mẹ Nhật dạy con lòng biết ơn.

     Ở bữa tiệc tai Nayoro hay ở bất cứ bàn ăn nào có trẻ nhỏ, tôi đầu thấy sau khi rửa tay, các bé không hề ăn ngay mà luôn nói "Itadakimasu". "Itadakimasu" là một cụm từ tiếng Nhật rất khó để dịch nghĩa trực tiếp. Tôi có thể ta nôm na như thế này: nó được nói lớn ngay trước khi ăn và có nghĩa đại loại như "Tôi rất vinh dự để bắt đầu ăn bữa ăn này". Vậy là, sau khi một tràng những âm thanh "Itadakimasu!" líu lo vang lên cùng một lúc, các bé Nhật mới bắt đầu cắm cúi vào phần ăn uống của mình. Khi tất cả các bé hoàn thành, các em hét to một cách nhiệt tình "Goshisosamadeshita!" – một câu nói truyền thống của Nhật sau khi ăn cơm, nghĩa đại loại như "cảm ơn vì bữa ăn ngon miệng này" rồi cũng mới kết thúc bữa ăn.

         Trẻ con Nhật ăn uống kỷ luật nhưng cũng rất vui và hào hứng với thức ăn. Trước đây tôi luôn tò mò không hiểu vì sao và nhờ phương pháp nào, mẹ Nhật có thể dạy con mình hai việc tưởng như mâu thuẫn như vậy. Thời gian ở Nhật đã cho tôi câu trả lời và cả sự ngưỡng mộ tuyệt đối đối với văn hoá giáo dục trẻ nhỏ, nhất là trong việc ăn uống của người Nhật.

Nguồn: http://hcm.eva.vn/lam-me/



Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

CÁCH DẠY TRẺ QUA BỮA ĂN CỦA NGƯỜI NHẬT


trẻ học mẫu giáo, giờ ăn trưa, bài học

Những bài học mẫu giáo tốt nhất ở Nhật là vào giờ ăn trưa (ảnh minh họa)

Sửng sốt với cách dạy con qua bữa ăn của người Nhật

Đối với người Nhật, giờ ăn trưa là một phần của phương pháp giáo dục sớm.


Tháng 11 đánh dấu sự bắt đầu của mùa đông. Điều này cũng có nghĩa là các bà mẹ Nhật Bản ngày càng phải quan tâm hơn đến bữa trưa của con mình. Sao cho những món ăn trong đó luôn nóng sốt và đủ năng lượng cho bé trong mùa đông Nhật Bản lạnh giá. Ở Nhật, một hộp cơm trưa của trẻ mang đi học thường được gọi là “bento”, hoặc lịch sự hơn thì là "obento”, bất kể đó là một hộp nhựa đựng thức ăn đơn giản hay cả một cặp lồng 3,4 ngăn đầy ắp.
Trong khi hầu hết các trường tiểu học và trung học cơ sở đều có nhà bếp nấu ăn cho trẻ thì ở cấp mẫu giáo và mầm non (Hoikuen) thường có xu hướng không. Điều này khiến cho tất cả các bà mẹ Nhật Bản có con ở lứa tuổi 2-5 phải tự tay chuẩn bị đồ ăn trưa cho con mình. Các “charaben” hay còn gọi là nhân vật được trang trí bằng thức ăn trong hộp bento của các bà mẹ Nhật là để dành cho những cô bé cậu bé rất khó tính, kén ăn, lười ăn và có khẩu vị riêng.Tôi cũng như rất nhiều người, thông qua internet, đã một lần được nhìn thấy những hộp bento và tất cả đều phải “mắt chữ A, miệng chữ O” với tài sáng tạo và tâm huyết của mẹ Nhật. Tôi hỏi một bà mẹ Nhật rằng cô ấy chuẩn bị cơm cho con như thế nào thì được biết: thường dành 20 đến 30 phút mỗi buổi sáng để đóng gói cơm hộp. Điều này được thực hiện bằng cách kết hợp khéo léo thức ăn để lại có một phần từ bữa ăn tối, chuẩn bị trước thêm một số rau, thịt tươi trong tủ lạnh, và mẹ Nhật sáng hôm sau chỉ cần làm thêm các món ăn nhanh như tamagoyaki - một món trứng tráng cuộn hơi ngọt là xong tiêu chuẩn cho một bữa cơm hộp và có thể được thực hiện trong một vài phút. Tuy nhiên, một hộp bento của trẻ con Nhật không chỉ đẹp mắt, ngon miệng mà con bao hàm trong đó rất nhiều giá dịnh giáo dục.
Tôi đã từng có cơ hội ghé thăm trường Shin Yoshida – một trường mẫu giáo ở ngoại ô Yokohama, cách khoảng 20 phút đi xe từ trung tâm Tokyo. Tất cả các trẻ em mang cơm trưa do mẹ (hoặc thậm chí là bố hay ông bà chuẩn bị) từ nhà đi. Các giáo viên cũng mang cơm hộp của mình để ăn trong giờ nghỉ với những đứa trẻ. Giờ ăn trưa tại trường mẫu giáo Shin Yoshida được tận dụng như một cơ hội rất tốt để giáo dục trẻ em. Những bài học trẻ học được tại đây nhiều không kém giờ thủ công, giờ học vẽ hay giờ chơi xếp hình.
Bài học thứ hai trẻ Nhật được học, đó là về phép lịch sự và biết ơn. Sau khi rửa tay, các bé ngồi tập trung thành từng nhóm, đặt hộp bento của mình trước mặt. Tuy nhiên, không ăn ngay. Lúc này, cô giáo mầm non sẽ nói lời cám ơn và trẻ sẽ đồng thanh nói theo cô. Cacsc bé bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ, những bác nông dân và nhiều cô chú lao động khác đã cho bé có được bữa ăn trưa ngon miệng. Tiếp theo đó là lời bài hát "obento obento Ureshiina" (obento, obento, tôi rất hạnh phúc) vang lên:Bài học đầu tiên tôi quan sát được: đó là bài học về sự vệ sinh. Trường học và trường mẫu giáo Nhật Bản thường có cơ sở vật chất rửa tay ở khắp mọi nơi, không chỉ trong các phòng tắm. Trước khi ăn, các bé đều như một thói quen, ùa ra các bồn rửa tay và tự sử dụng xà phòng và nước để vệ sinh hai bàn tay sạch sẽ.
Obento, obento Tôi rất hạnh phúc Tay của tôi là đẹp và sạch sẽ Tất cả chúng ta hãy cùng nói Itadakimasu!
"Itadakimasu" là một cụm từ tiếng Nhật rất khó để dịch nghĩa trực tiếp. Tôi có thể ta nôm na như thế này: nó được nói lớn ngay trước khi ăn và có nghĩa đại loại như "Tôi rất vinh dự để bắt đầu ăn bữa ăn này”. Vậy là, sau khi một tràng những âm thanh "Itadakimasu!" líu lo vang lên cùng một lúc, các bé Nhật mới bắt đầu cắm cúi vào hộp cơm của mình.
Bài học thứ ba là về dinh dưỡng: Nhìn trộm vào hộp của các bé, tôi quan sát thấy thông thường luôn có một charaben (nhân vật bento bằng thức ăn) chủ đạo, với onigiri (cơm) mang khuôn mặt cười và xúc xích nhỏ cắt giống như con bạch tuộc. Tất cả luôn được mẹ Nhật sắp xếp rất cân bằng: Luôn luôn có ít nhất một loại rau và một số protein, thường ở dạng trứng hoặc thịt. Có vẻ như ngay cả ở Nhật Bản trẻ con cũng không thực sự ăn cá nhiều, trừ khi ní được chế biến thành một cái gì đó như Kamaboko (một loại bánh cá). Vậy là, trẻ Nhật từ bé đã tự giác ghi nhớ trong đầu thành phần dinh dưỡng của một bữa ăn cơ bản mình phải có: Màu xanh của rau, trắng của cơm và vàng, đỏ..của thịt.
trẻ học mẫu giáo, giờ ăn trưa, bài học
Thông thường một hộp bento onigiri (cơm) với xúc xích nhỏ cắt giống như con bạch tuộc, rau và trứng hoặc thịt (ành minh họa)
Bài học thứ tư là về sự thi đua trong ăn uống. Những đứa trẻ đã dọn sạch các ô cơm của mình thường chạy đến nộp lại cho cô giáo với một vẻ mặt đầy tự hào. Trẻ nhỏ thích thi đua với nhau trong việc ăn uống. Điều này giúp các bé ăn tập trung hơn và ăn ngoan hơn. Đương nhiên, số ít những bé không thể hoàn thành hết hộp bento của mình cũng không hề bị mọi người làm cho phải cảm thấy xấu hổ. Các giáo viên mầm non luôn để mắt đến các bé và giúp đỡ bé gặp khó khăn trong việc ăn uống.
Khi tất cả các bé hoàn thành, các em hét to một cách nhiệt tình "Goshisosamadeshita!" – một câu nói truyền thống của Nhật sau khi ăn cơm, nghĩa đại loại như "cảm ơn vì bữa ăn ngon miệng này" và cùng nhau lao ra đánh răng. Một khi răng được chải, bàn chải đánh răng của, ly và hộp cơm rỗng được cất đúng vị trí, những đứa trẻ chạy đi chơi.
Tôi chợt nhớ đến những bữa ăn trưa tại nhà hay tại trường mẫu giáo của Việt Nam, bé lớn tự mỗi người cầm tô ngồi xúc cho hết, bé nhỏ thì ngồi xung quanh cô, để cô xúc cho một vòng, ăn thật nhanh để còn đi ngủ. Ở nhà thì trước khi ăn cũng luôn để tay bẩn rồi lao vào ăn ngay. Người mẹ thậm chí còn không thèm nhắc nhở con vì “nó ăn cho đã là may lắm”. Trẻ con Việt không có lòng biết ơn với những gì mẹ đã chuẩn bị cho chúng. Một số hò hét, hất đổ cả bát cơm vì không có món mình thích, một số ngậm chặt miệng, nhè cơm chì vì chúng cho rằng mẹ đang bắt ép chúng ăn, rằng ăn là khổ. Tôi thấy buồn.
Trò chuyện với ông Sumie Kato hiệu trưởng của trường mẫu giáo Shin Yoshida, ông nói với tôi rằng “Giờ ăn trưa của trẻ được chính phủ Nhật bản coi như một phần quan trọng của phương pháp giáo dục sớm. Nó thực sự không chỉ là ăn một bữa ăn trưa dinh dưỡng, những đứa trẻ học được cách biết ơn những gì bố mẹ chuẩn bị cho chúng, những nghi thức xã giao cơ bản trong ăn uống, chẳng hạn như nói itadakimasu và goshisosama đúng. Và trên hết, các bé được trải nghiệm như thế nào là một bữa ăn vui vẻ.
Theo tôi, mẹ Việt và mẫu giáo Việt, cần lắm nên học hỏi người Nhật.
(Theo Khampha.vn)