Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

TRUYỀN THỐNG ĐÓN NĂM MỚI THÚ VỊ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA


   Hà Lan


Tại đất nước của những cối xay gió, người nông dân Hà Lan có truyền thống đổ nước và cacbua (carbide) vào những bình sữa đã cũ, đóng nắp thật chặt và sau đó dùng đèn khò đốt nóng phần đáy cho đến khi áp lực mạnh đẩy bật chiếc nắp và tạo nên tiếng nổ lớn như những khẩu thần công.

Một nông dân đang đốt lửa dưới đáy bình sữa làm bắn những quả bóng bay lên cao . Ảnh : Vincent jannink/AP



Buổi sáng năm mới, họ sẽ bắt đầu với hoạt động trầm mình xuống nước và bạn sẽ thấy hàng ngàn người (đa phần là đã ngà ngà say vì cuộc vui đêm giao thừa) ào xuống biển lạnh.
Anh
Người Anh cũng có phong tục xông nhà và tin rằng người đầu tiên đến nhà mình sẽ mang điềm báo trong cả năm. Do đó, người xông nhà thường là nam, bước vào nhà từ cửa chính, tặng vài món quà truyền thống cho gia như như bánh mì để trong bếp, đồ uống cho chủ nhà, than để đốt lò, bằng không anh ta sẽ không được vào nhà. Người Anh cũng cho rằng tất cả những gì vị khách mang đến trong năm mới đều sẽ mang lại may mắn cho họ cả năm
Đan Mạch
Tại quê hương của nhà văn Andersen và câu chuyện cô bé bán diêm, những người Đan Mạch giữ những chiếc đĩa ăn cũ và để dành đến cuối năm và trong những ngày nghỉ đầu năm, họ mang đến trước cửa nhà bạn bè, hàng xóm để đập vỡ chúng. Điều này tượng trưng cho tình bạn và tình xóm giềng, người ta tin rằng nhà nào càng có nhiều đĩa vỡ ngổn ngang trước cửa thì chứng tỏ họ có rất nhiều bạn. Ngoài ra, khi đồng hồ điểm đúng 12h đêm họ sẽ đứng trên ghế và nhảy xuống để chào đón năm mới.
Đức
Chì được xem là sẽ mang lại điềm lành ở đây. Họ đổ chì nung chảy vào nước lạnh và hình dáng khi bị đông cứng lại sẽ nói lên tương lai. Hình trái tim biểu tượng cho tình yêu hay đám cưới, hình tròn có nghĩa là may mắn, hình mỏ neo có nghĩa là bạn cần giúp đỡ và nếu là hình chữ thập hay cây thánh giá thì ai đó có thể gặp chuyện buồn.

Người Đức thường nung chì và đổ vào chậu nước lạnh để đoán tương lai vào năm mới. Ảnh : aroundgermany.com .

Tây Ban Nha
Người Tây Ban Nha ăn 12 quả nhỏ mỗi khắc đồng hồ trong năm mới. Họ tin rằng điều đó sẽ mang đến may mắn và hạnh phúc trong 12 tháng tới.
Hy Lạp
Người ta gọi ngày đầu năm mới tại đất nước này là ngày của thánh Basil, người đã khai sinh ra những nhà thờ của người Hy Lạp, bởi đây cũng là dịp kỉ niệm ngày mất của ông. Họ nướng những chiếc bánh mì hay bánh bông lan đặc biệt, bên trong đặt 1 đồng xu. Quy trình phục vụ món bánh cũng rất đốc đáo. Họ dâng lát đầu tiên cho Chúa, miếng thứ hai cho người đứng đầu gia đình và miếng thứ ba dành cho ngôi nhà. Nếu miếng thứ ba có đồng xu bên trong, mùa xuân năm nay sẽ đến sớm. Còn nếu bất cứ ai nhận được miếng bánh mì trong có đồng xu, họ sẽ được thêm may mắn cho năm sau.

Tại Hy lạp những ai nhận được đồng xu trong miếng bánh của mình sẽ có thêm may mắn trong năm mới sắp đến . Ảnh : whippedtheblog.com .

Wales
Tại xứ Wales, khi tiếng chuông nửa đêm đầu tiên rung lên, cửa sau của nhà sẽ được mở và đóng lại ngay tức khắc. Điều này biểu tượng cho việc tiễn đưa năm cũ đồng thời xóa hết mọi điều không may mà nó đã mang đến. Đến tiếng chuông thứ 12 của đồng hồ, cửa nhà lại được mở ra để chính thức đón năm mới với tất cả những ước nguyện cho 365 ngày tới may mắn, thịnh vượng.
Ireland
Những phụ nữ Ireland độc thân có cách cầu nguyện rất riêng và đáng yêu đó là đặt những lá tầm gửi dưới gối với hy vọng sẽ có một tấm chồng tốt trong năm mới. Trong văn hóa truyền thống của Ireland, cách này cũng thường được sử dụng để gạt bỏ những điều không may mắn.
Mỹ
Tại Mỹ người ta tin rằng trao nhau những nụ hôn trong thời khắc giao thừa sẽ mang lại điềm lành và xua đuổi mọi ma quỷ. Tại châu Mỹ nói chung, ôm hôn là hành động luôn làm cho năm mới trở nên tốt đẹp hơn. Theo cách truyền thống nụ hôn ngọt ngào giữa đôi tình nhân, vợ chồng sẽ là minh chứ cho tình yêu chân thành, giúp mọi người quên đi những ký ức không tốt trong quá khứ.


Một đôi bạn trẻ trao nhau nụ hôn trong đêm giao thừa  tại quảng trường Thời Đại, New York, Mỹ . Ảnh : nydailynews.com

Mexico
Người Mexico lại có truyền thống khá thú vị vào năm mới đó là để đảm bảo cho một năm hạnh phúc và may mắn họ sẽ mặc quần lót nhiều màu sắc vào đêm giao thừa. Những ai tìm kiếm vận may sẽ mặc đồ lót màu vàng và nếu đang muốn sớm có nửa kia của trái tim sẽ thử màu đỏ.
Ecuador
Người Ecuador tổ chức năm mới bằng cách quên đi những gì kém may mắn và những lời phàn nàn trong năm cũ. Họ dựng nên những viejos – hình nộm lấy cảm hứng từ những nhân vật đời thường như các chính trị gia và cả hình mẫu trong phim ảnh như Batman và sau đó đốt chúng giữa đường.
Trong khi đó, những người đàn ông sẽ đóng vai các viudas – góa phụ của những nhân vật hình nộp, ăn mặc lôi thôi và nhảy múa trên đường để xin tiền nhằm làm lễ tang cho các “ông chồng” kia. Một trong những truyền thống khá kỳ quặc.

Những hình nộm theo nhiều đề tài nhân vật dựng lên trong năm mới tại Ecuador . Ảnh : kivafellow/blogspot.


Brazil
Người Brazil tin rằng đậu lăng tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng, vì thế ngày đầu năm mới họ làm những món đậu như súp và dùng chung với cơm hay bánh mì. Các thầy cúng mặc bộ đồ xanh và trắng để làm lễ cầu may mắn với thần nước. Những hoa đăng đặt bên trên là nến, vòng hoa được đưa ra bãi biển Rio de Janeiro và để con sóng cuốn ra ngoài khơi xa với hy vọng năm mới sẽ mang đến sức khỏe, an khang và hạnh phúc cho họ.
Chile
Tại nhiều vùng ở đất nước Nam Mỹ Chile như thành phố Talca, ngoài việc đi tảo mộ, họ còn ngồi luôn tại nghĩa trang và chờ năm mới đến bên cạnh thi hài của người thân.

Nhiều người Chile chọn cách đón năm mới cùng những người đã khuất . ảnh : urban-review.com


Bolivia
Tại Bolivia cũng có nét giống truyền thống tại Mexico khi mọi người mặc màu vàng để cầu may mắn và điểm khác biệt là họ chờ đến đúng ngay thời điểm chuyển giao giữa hai năm để thay đồ. Điều này cũng giúp họ tin rằng mình sẽ thay đổi được vận mệnh xấu.
Australia
Australia có lẽ là quốc gia mà mọi người ít ở nhà nhất trong đêm giao thừa. Sau khi đón năm mới tại các trung tâm thành phố hay bãi biển, họ bắt đầu mở tiệc ăn mừng với heo sữa. Cùng với kem bạc hà cho món tráng miệng, người Australia tin là năm mới sẽ thành công với họ.
Nhật Bản
Nước Nhật bắt đầu “ăn” tết dương lịch từ thế kỉ 19 và tiếp tục giữ truyền thống đó đến nay. Người Nhật sẽ dọn dẹp nhà cửa những ngày cuối năm và cố gắng trả hết các nợ nần của năm cũ. Trước khi đồng hồ điểm 12 giờ, họ rung 108 quả chuông để loại trừ 108 điều xấu.
Nhưng đó chưa phải là điều hấp dẫn nhất. Năm 2014, hãng hàng không All Nippon Airlines (ANA) còn bán vé máy bay đặc biệt cất cánh vào sáng sớm từ sân bay Chubu, tỉnh Aichi để đón những ánh bình minh đầu tiên của năm mới. Ghế ngồi cửa sổ có giá khoảng hơn 700 USD và ghế hàng giữa khoảng 400 USD.

Bánh gạo mochi, thường xuất hiện trong ngày đầu năm mới ở Nhật . Ảnh : oh-isee.com/blog

Philippines
Người Philippines tin rằng tất cả những cái gì hình tròn sẽ mang lại may mắn cho năm mới do đó họ ăn nho, tặng nhau đồng xu, mặc váy có đốm tròn. Họ cũng tung đồng xu trong thờ khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới để cầu tiền tài và thịnh vượng.
Ai Cập
Năm mới ở Ai Cập là ngày nghỉ và tràn ngập không khí lễ hội. Mặc dù đã biết năm mới là khi nào họ vẫn làm theo tục lệ là chờ đến khi nhìn thấy mảnh trăng bán nguyệt đầu tiên và lời tuyên bố của chính quyền ban hành.
Trên đỉnh ngọn đồi ở Cairo là nơi thánh đường hồi giáo Muhammad Ali tọa lạc sẽ là nơi lan tỏa thông điệp về năm mới đã đến do vị Grand Mufti - giáo sĩ đứng đầu tuyên bố.
Một người đàn ông đã chờ sẵn bên ngoài thánh đường và gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể mọi người với câu “Kol Sana We Enta Tayeb!".
Nam Phi
Tại Nam Phi họ rung chuông nhà thờ vào thời khắc giao thừa và bắt những phát đại bác hoặc súng trường lên trời. Những ai ở tỉnh Cape, ngày đầu tiên và thứ 2 của năm mới bạn sẽ tưởng như mình đang tham gia vào lễ hội đường phố khi mọi người mặc những bộ quần áo đầy màu sắc và nhảy múa ngay trên đường phố cùng điệu trống rộn rã.

               
                                     Cape Town rực rỡ trong ngày đầu năm mới .
(Nguồn : www.asiasuntravel.com)