Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

PHỤ LỤC V - ĐIỀU LỆ PHONG TRÀO QUỐC TẾ TÔNG ĐỒ THIẾU NHI


PHỤ LỤC V

ĐIỀU LỆ
PHONG TRÀO QUỐC TẾ TÔNG ĐỒ THIẾU NHI

                                          ĐÃ ĐƯỢC ĐẠI HỘI ĐỒNG KỲ HỌP MẶT
                                          QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI TẠI LA Mà          
                                          THÁNG 07 NĂM 1966 TÁN THÀNH VÀ ĐÃ
                                          ĐỆ TRÌNH VĂN PHÒNG QUỐC VỤ KHANH 
                                          TÒA THÁNH DUỴÊT Y


LỜI MỞ ĐẦU

Họp Đại Hội Đồng từ ngày 17 đến 26 tháng bảy 1966  tại La mã, các Phong trào thuộc các quốc gia có tên sau đây :
-       Hùng Tâm Dũng Chí               Ai Cập
-                             “                         Congo – Brazzaville
-                             “                         Côte d’Ivoire
-                          “                         Cộng hòa Trung Phi
-                             “                         Dahomey
-                             “                         Đảo Maurice
-                             “                         Gabon
-                             “                          Liban
-                             “                          Mali
-                              “                         Maroc
-                             ‘                             Monaco
-                             “                             Pháp
-                             “                             Syrie
-                             “                             Sénégal
-                             “                             Thụy sĩ
-                             “                             Tchad
-                             “                             Togo
-                             “                             Việt Nam
-                             “                            Volta - Thượng
-       Corazones y Almas Valientes    Chí lợi
-                               “                           Colombie
-                               “                           Hương Cảng
-                               “                           Mã lai á
-                               “                           Tân gia ba
-                               “                           Thái lan
-        Joyful Vanguard                          Tích lan

XÉT RẰNG :

a)    số trẻ em trên thế giới đang lớn dần
b)    tuổi thơ quan hệ trong đời sống con người và Ki tô hữu
c)    nhiều thực tại phát sinh những tâm trạng về đời sống trẻ em với nhau, nhất là khi vắng mặt những nhà giáo dục ,
d)    lòng quảng đại to lớn của đứa trẻ ý thức những đòi hỏi và ân sủng  của phép Rửa tội nó đã lĩnh nhận ,
e)    cần thiết phải đào tạo nơi đứa trẻ càng sớm càng hay người Ki tô hữu chiến sĩ,
f)     một Phong trào đem lại lợi ích cho hết thảy trẻ em, dầu chưa rửa tội ( những em này có cơ hội phát triển nhân cách của mình và được giáo hóa theo tinh thần Ki tô giáo ),
g)    Công đồng Vatican II đã kêu gọi qua Sắc lệnh Tông đồ  Giáo dân : “…… Các trẻ em cũng có hoạt động tông đồ riêng của chúng . Tùy khả năng của chúng, chúng có thể là những chứng nhân sống của Đức Ki tô giữa bạn bè chúng …”
h)   Đức Thánh Cha Phao-lô VI  đã hiệu triệu các đại biểu cuộc Họp mặt Quốc tế lần thứ hai trong buổi tiếp kiến ngày 20 tháng bảy 1966 tại Castelgandolfo :
“….Ý niệm căn bản của Phong trào các con chính là ý niệm rất thân mật của vị tiền nhiệm của Cha , Đức Pi-ô XI : đồng hàng làm tông đồ cho đồng hàng .
Các con thân yêu, các con nghĩ rất đúng, làm tông đồ cho trẻ em phải chính là trẻ  em , và các con đòi hỏi cho giới thiếu nhi một chỗ độc đáo và riêng biệt trong khuôn khổ Công giáo Tiến hành .
…..Các con nhắm mục tiêu đem lại cho trẻ em , trong khuôn khổ một cộng đồng thiếu nhi, theo tầm vóc của chúng, một công cuộc đào tạo Ki tô hữu vững chắc , đem lại cho chúng lòng ham muốn và những phương tiện để chính chúng cũng trở nên tông đồ ….
…. Các con thân yêu, các con cứ theo đuổi, cứ luôn luôn mở rộng thêm tầm hoạt động tốt đẹp của các con để phục vụ các linh hồn trẻ em , những linh hồn Chúa Cứu Thế và Giáo hội rất quí chuộng …..”

ƯỚC NGUYỆN :

  • tạo cho tuổi thơ một chỗ đứng , trong công cuộc tông đồ giáo dân, một chỗ đứng độc đáo và riêng biệt, thích hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh xã hội của trẻ em ,
  • phối trí và thống nhất CGTH thiếu nhi đó, giúp nó tìm một phương thức riêng, thích ứng với những thực tại của mỗi quốc gia  hay mỗi miền .

QUYẾT NGHỊ :

Thành lập một tổ chức lấy tên là Phong trào Quốc tế Tông đồ Thiếu nhi  (P.T.Q.T.T. Đ.T.N.) .

ĐỀ NGHỊ :

Đệ trình lên Văn phòng Quốc vụ khanh Tòa Thánh  bản điều lệ sau đây để thỉnh cầu chính thức phê chuẩn P.T.Q.T.T. Đ.T.N.

ĐIỀU 1  NHỮNG MỤC TIÊU

1)    Cổ võ và nâng đỡ trên khắp thế giới việc đào tạo và phát triển con người và Ki tô hữu của trẻ em .
Tán trợ và nâng đỡ hoạt động tông đồ của chúng , đặc biệt trong thế giới trẻ con, bằng sự quan tâm đến những môi trường xã hội , những cộng đồng sở tại , văn hóa và tôn giáo .
2)    Tán trợ giữa các Phong trào hội viên, việc thông tin, trao đổi và tiếp xúc .
Đề xướng đối thoại giữa các Phong trào hội viên và các Phong trào khác – hay các cá nhân -  có những mối ưu tư như PTQTTĐTN .
3)    Trên bình diện quốc tế, cho phép các Phong trào hội viên được có mặt, hợp tác và đại diện bên cạnh các tổ chức quốc tế , đặc biệt là những tổ chức công giáo chuyên tâm về tuổi thơ và tông đồ cảnh vực .

ĐIỀU 2  :  NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

1)    Sự triển nở con người và Ki tô hữu của đứa trẻ thực hiện được là nhờ giáo dục bản thân và cộng đồng , cốt để cho có một đời sống tông đồ , đặc biệt là trong nhiều lúc gặp gỡ giữa trẻ em .
2)    Để thực hiện những cái đó, trẻ em cần được trợ lực bởi những người hữu trách, là chứng tá và nhà giáo dục , sẽ giúp đỡ chúng :
-       hoạt động giữa những trẻ em khác ,
-       sống trong cộngđồng thiếu nhi Ki tô giáo, ở đấy chúng tươi nở, gặp được chỗ nương tựa cho cả cuộc sống của chúng và cùng nhau khám phá nhiều giá trị  của việc chúng làm ,
-       bằng chơi những hoạt động được định hướng theo những nhu cầu, ham thích và hoàn cảnh của trẻ em .
3)    Như thế, trẻ em bảo đảm được cái hoạt khí của những thực tại thiếu nhi .
Trong lúc hoạt động, chúng tham gia vào việc biến đổi thế giới và  tự chuẩn bị dấn thân vào việc tông đồ thanh niên và trưởng thành .
Trong tinh thần Công đồng Vatican II , đặc biệt là những văn kiện liên hệ đến tự do tôn giáo và hiệp nhất, Phong trào không cần bãi bỏ gì trong ba nguyên tắc ở điều khoản này , có thể thích nghi những phương tiện của mình cho hết thảy trẻ em trong tinh thần tín nhiệm, thắng vượt và phục vụ, để tiến tới đối thoại sống động và anh em . Điểm này giả thiết sự đồng ý của hàng Giáo phẩm địa phương (xem những tiêu chuẩn ở phụ lục bản điều lệ này )  .

ĐIỀU 3  :  GIA NHẬP

           Đang tham dự hay có thể tham dự PTQTTĐTN  các Phong trào
1)    Tùy theo mức độ của mình, chuyên tâm thực hiện mục tiêu nêu ra ở điều 1 bản điều lệ  hiện hữu , theo những nguyên tắc căn bản xác địn ở điều 2 và quảng diễn trong những tiêu chuẩn CGTH Tuổi thơ và những nguyên tắc khác trong phần phụ lục bản điều lệ này .
2)    Đã được giáo quyền liên hệ thừa nhận ,
3)    Thi hành những quyết nghị của Đại Hội Đồng PTQTTĐTN  .

ĐIỀU 4  :  VỊ THẾ PHÁP LUẬT

          Phong trào hiện nay, chiếu theo luật Pháp quốc năm 1901, là một Hiệp hội, mà trụ sở đặt tại Ba lê .
Trụ sở có thể dời đi nơi khác theo quyết định của Đại Hội đồng .

ĐIỀU 5  :  NHỮNG CƠ CẤU

I* ĐẠI HỘI ĐỒNG

  • Nhóm họp ít ra bốn năm một lần do Văn phòng triệu tập,
  • Thành phần tham dự có các đại biểu giáo dân, các Tu sĩ và Nữ tu sĩ cố vấn, và các Tuyên úy của mỗi Phong trào hội viên
  • Xác định hướng đi của PTQTTĐTN  và thiết lập chương trình hoạt động đối nội cũng như đối ngoại ,
  • thừa nhận những hội viên mới hoặc thu đoạt quyền lợi một hội viên theo đề nghị của văn phòng ,
  • bầu các Phó chủ tịch và Chủ tịch theo đề nghị của một hay nhiều Phong trào hội viên ,
  • xác định những miền rộng lớn theo địa thế hay giáo khu, để đặt Phó chủ tịch phụ trách ,
  • biểu quyết dự án ngân sách do Văn phòng đề nghị .

Các nghị quyết phải được 2/3 số hội viên có mặt  tán thành ở vòng đầu , đa số tuyệt đối ở vòng nhì, đa số tương đối ở vòng  ba  (1)  .

                                                   ----------------------------------------------------------------------
(1)   Đại Hội Đồng kỳ họp mặt Quốc tế lần thứ ba 1970 tại Monaco đã xác định lại tiết này , chúng tôi  sẽ phổ biến vào dịp khác

Có thể tham dự Đại Hội Đồng , với quyền phát ngôn :
a)    những quan sát viên :
của những Phong trào thiếu nhi chưa gia nhập PTQTTĐTN  hay đang hoạt động theo đường lối gần gũi với đường lối xác định trong bản điều lệ hiện hữu, mà không áp dụng như thế hay không chấp nhận toàn bộ  bản điều lệ và những tiêu chuẩn hiện hữu .
b)    những thông tín viên :
của các đại Tu hội hay các Hiệp hội Tu sĩ nam nũ đang hoạt động trên bình diện quốc tế hay tại nhiều quốc gia , tán trợ việc giáo dục Ki tô hữu và tông đồ trẻ em .
c)    những chuyên viên :
những người được lựa chọn  vì có đủ tư cách trong một lĩnh vực khả dĩ giúp đào tạo sâu việc giáo dục con người , Ki tô hữu và tông đồ của trẻ em .
d)    những hội viên danh dự :
những nhân vật đạo hay đời được lựa chọn vì có liên hệ với Phong trào hoặc vì có trợ giúp vào việc phát triển Phong trào .

II* VĂN PHÒNG QUỐC TẾ
Họp mỗi năm một lần . Văn phòng :
  • thiết lập và điều động các Ủy ban làm việc ( theo đề cương hay miền ) ,
  • đại diện PTQTTĐTN  ở những miền khác nhau trên bình diện đời cũng như đạo ,
  • hướng dẫn các công việc của các Tổng thư ký ,
  • nghiên cứu hồ sơ và tìm hiểu về các thành phần mới xin gia nhập trước khi đề cử lên Đại Hội Đồng biểu quyết ,
  • tổ chức Đại Hội Đồng và soạn thảo chương trình nghị sự ,
  • gồm :
-       một Chủ tịch
-       một Phó chủ tịch cho mỗi miền rộng lớn theo địa thế hay giáo khu đã được Đại Hội Đồng xác định .Theo lệ thường, là những người hữu trách giáo dân, nhưng các linh mục, tu sĩ, nữ tu sĩ có thể thay thế ,
-       một Tuyên úy Quốc tế ,
-       hai Tổng thư ký ( một nam một nữ ), ít  ra có một người thường trực .
Các Phó chủ tịch được Đại Hội Đồng bầu lên do đề nghị của những đại biểu các miền rộng lớn (xác định ở trên ) .
Để bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch chọn trong số của họ hoặc ở ngoài một hay nhiều người để giới thiệu với Đại Hội Đồng bỏ phiếu bầu .
Nếu Phó chủ tịch được bầu làm chủ tịch, thì miền của vị đó lại đề nghị với Đại Hội Đồng một người giữ chức Phó chủ tịch .
Ở trường hợp Chủ tịch hay một Phó chủ tịch xin từ chức , Văn phòng phải bổ nhiệm tạm thời cho đến kỳ Đại Hội Đồng tới .
Tuyên úy Quốc tế do những vị đắc cử vào văn phòng đệ trình lên Văn phòng Quốc vụ khanh Tòa thánh thừa nhận .
Các Tổng thư ký lựa chọn do Chủ tịch và các Phó chủ tịch được Tuyên Úy Quốc tế tán thành .

III* CHỨC VỤ TỔNG THƯ KÝ

  • làm tròn công việc cần thiết để theo đuổi các mục tiêu của PTQTTĐTN  bằng mọi sáng kiến cần thiết trong tinh thần và khuôn khổ bản điều lệ và những nghị quyết của Đại Hội Đồng  ,
  • chuẩn bị những buổi họp của Văn phòng và thi hành những nghị quyết của Văn phòng ,
  • sắp đặt công việc phòng thư ký quốc tế và quản trị ngân sách ,
  • đại diện thường trực và theo tập quán PTQTTĐTN về phương diện đời cũng như đạo .
Cho được thế, Tuyên úy quốc tế và các Tổng thư ký phải họp nhau ít ra hai tháng một lần .

ĐIỀU 6  : TÚC SỐ

          Để việc biểu quyết có giá trị , mọi Đại Hội Đồng , thường hay bất thường , cần phải có mặt ít ra 2/3 tổng số hội viên .

ĐIỀU  7  :   TÀI CHÁNH

          Đại Hội Đồng ấn định số tiền góp hằng năm của các hội viên và các thông tín viên .
        Văn phòng có đủ tư cách nhân danh PTQTTĐTN  thu nhận mọi món tiền bổ trợ hay tặng vật do các tổ chức đạo hay đời trao cho .
          Phòng tổng thư ký  đảm nhận việc in và bán các tạp chí tài liệu, vật dụng được kể là cần thiết cho sinh hoạt Phong trào .

ĐIỀU 8  :  GIẢI TÁN

           Một Đại Hội Đồng , thường hay bất thường, do Văn phòng triệu tập theo sự yêu cầu của ít ra là 1/3 tổng số  hội viên , nhóm họp ít ra là sáu tháng sau ngày gửi thư triệu tập, có thể giải tán Hiệp hội với đa số tuyệt đối .
          Việc phân phối tài sản được thi hành theo sự áp dụng luật hiện hành tại nước có đặt trụ sở PTQTTĐTN .

ĐIỀU 9  :  NHỮNG BẢN DỊCH ĐIỀU LỆ HIỆN HỮU

            Những bản dịch chính thức được ấnđịnh bằng tiếng Pháp, Ý , Anh , Tây ban nha , và Á rập . Ở trường hợp hoài nghi khi giải thích , bản Pháp văn là bản bắt buộc .