Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

10 TRÒ CHƠI HẤP DẪN TRÊN XE KHI ĐI DU LỊCH

.


Trò chơi trên xe du lịch là một hoạt động nhằm giảm bớt sự nhàm chán cho mọi người.Những trò chơi trên xe du lịch càng vui nhộn thì chuyến đi của bạn sẽ càng thoải mái. Những trò chơi trên xe du lịch sẽ làm cho chuyến đi của bạn đáng nhớ hơn.




Mỗi chuyến du lịch là một khoảng thời gian đáng nhớ. Đừng để quãng thời gian trên xe trở nên nhàm chán, nặng nề khói xe và mệt mỏi ngóng chờ điểm đến.


1. Phẫu thuật bò:

Thời gian:
15 -20 phút

Cách chơi:
 Chọn đối tượng làm mẫu, cho 2 đội thi kể về các bộ phận của bò bắt đầu bằng chữ cái B, L, M… Đội nào kể được nhiều hơn thì thắng cuộc. Đây là một trò chơi trên xe du lịch đầy sôi động.

2. Hát đối:

Thời gian: 15 – 20 phút

Cách chơi
: chia 2 đội hát lần lượt theo chủ đề  đã chọn. Không được hát lặp lại. Đội nào không hát đối lại được là thua.
Ví dụ : các nhóm chơi phải hát một câu (hoặc đoạn) có từ là số đếm theo thứ tự tăng dần. Cứ thế hai đội hát đối nhau.
Hay như: các nhóm chơi phải hát một câu (hoặc đoạn) có từ là địa danh các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Cứ thế hai đội hát đối nhau.
Cũng có thể chia thành  hai nhóm nam và nữ, nhóm nam sẽ hát trước một câu (hoặc đoạn) có từ là em, nhóm nữ sẽ phải hát một câu (hoặc đoạn) có từ là anh. Cứ thế hai đội hát đối nhau.

Phạm luật:
+ Hát trùng với bài hát đã có.
+ Khi quản trò đếm đến 5 hoặc 10 (theo quy định cụ thể) vẫn không không hát được


3. Cậu Cả cô Chín ( hay Ông Bảy Bà Ba):
Thời gian: 20 -25 phút

Cách chơi:
 chia thành 2 đội được đặt tên là Cậu Cả và Cô Chín hay là gì gì  đó 

- Thể lệ như sau: Hai đội chơi sẽ lần lượt nêu 1 động từ diễn tả hành động và bắt đầu bằng chữ “ Đ” hay chữ “ B”. Hoặc có thể sáng tạo với những chữ cái khác…để nối tên 2 đội.

Ví dụ như: Cậu Cả "cấu" Cô Chín…nếu là từ  C 
Nếu là chữ Đ với ông Bảy bà Ba  thì như :
ông Bảy “đá” bà Ba – bà Ba “ đấm” ông Bảy

Trong quá trình tham gia, nếu như đội nào không đưa ra được thêm đáp án hoặc lặp lại từ 2 lần thì đội đó sẽ bị thua cuộc. Xử phạt thế nào thì tùy các bạn quyết định.

4. Soi gương:

Thời gian: 7 -10 phút

Cách chơi: các cặp đội đứng đối diện nhau, người làm gương sẽ phải lặp lại chính xác các động tác của người kia.

.
5."Truyền nước”:

Thời gian: 5 – 7 phút

- Trò chơi đơn giản thôi, chỉ cần chuẩn bị 1 chai nước,
- Thể lệ như sau: người quản trò sẽ cầm chai nước đưa cho người ngồi ở ghế đầu tiên và bắt đầu hát. Đồng thời cùng lúc đó, chai nước sẽ được truyền từ người này sang người kia, cho đến khi bài hát kết thúc, và chai nước đang dừng ở người nào, thì người đó thua cuộc và phải bắt nhịp hát bài hát tiếp theo.(Hoặc thay vì như thế, có thể đưa ra hình phạt khác)


6.Nối từ:

Thời gian: 10 – 15 phút

Cách chơi: tất cả các thành viên đều tham gia. Mỗi thành viên nói 1 từ gồm 2 tiếng, bắt đầu là tiếng cuối của người nói trước. Thành viên nào không nối tiếp được sẽ bị phạt.


7.Đánh trống lảng:

Thời gian: 10 – 15 phút

Cách chơi:
 MC sẽ đặt 1 câu hỏi bất kì, người được hỏi sẽ phải ngay lập tức trả lời 1 câu không liên quan đến câu hỏi. Thành viên nào phản ứng chậm hay trả lời theo đúng câu hỏi sẽ bị phạt. Trò chơi trên xe du lịch này vô cùng hấp dẫn với bạn đấy.

8.Tôi thấy:

Thời gian: 15 – 20 phút

+ Số lượng: 20 – 30 người.
+ Quản trò phổ biến luạt chơi.
+ Quản trò nói: Tôi thấy, tôi thấy.
+ Đoàn hỏi: Thấy ai, thấy ai?
+ Quản trò: Thấy Thu thật thà.
+ Thu lại nói: Tôi thấy, tôi thấy.
+ Đoàn hỏi: Thấy ai, thấy ai?
+ Thu nói: Thấy Mai, thấy Mai.
+ Đoàn hỏi: Mai như thế nào?
+ Thu nói: Thấy Mai mập mạp.
+ Mai nói: Tôi thấy, tôi thấy.
+ Đoàn hỏi: Thấy ai, thấy ai?
+ Mai nói: Thấy Long, thấy Long.
+ Đoàn hỏi: Long như thế nào.
+ Mai nói: Thấy Long lạnh lùng.
 Người được gọi tên lại tiếp tục cho đến hết.

Phạm luật:
+ Đặt biệt danh trùng với đáp án đã có.
+ Biệt danh không có nghĩa hoặc không phải là từ láy.
+ Khi quản trò đếm đến 5 hoặc 10 (theo quy định cụ thể) vẫn không không kể được.

9.Câu chuyện nhiều người viết:

Thời gian: 20 phút

Cách chơi: Mỗi người sẽ viết 1 câu vào giấy để thành 1 câu chuyện theo chủ đề. Người sau không được đọc câu của người trước. Cuối cùng câu chuyện đươc đọc lên sẽ có nhiều điều thú vị.

10.Trò chơi “lên thuyền”


+ Số lượng: 20 – 30 người.
+ Chủ trò phổ biến luật chơi.
+ Chủ trò sẽ nói to: Lên thuyền, lên thuyền.
+ Người chơi sẽ hỏi đồng thanh: Thuyền ai, thuyền ai?
+ Chủ trò: Thuyền A, thuyền A (nói tên một người bất kỳ trong đoàn).
+ Người chơi hỏi tiếp: Thuyền A chở gì?
+ A trả lời: chở X, chở X (tên một loài động vật có chữ cái đầu tiên trùng với chữ cái đầu tiên trong tên A. V.D. Thuyền Trang chở gì? Khi đoàn hỏi xong, Trang sẽ có một thời gian để suy nghĩ và tìm câu trả lời. Trang phải trả lời: Chở Trâu, chở Trâu.).
Phạm luật:
+ Khi quản trò và đoàn đếm từ 1 đến 5 vẫn chưa có câu trả lời.
+ Trả lời trùng với đáp án đã có.
+ Phạt: một tiết mục văn nghệ hoặc một khoản tiền nhỏ để mua phần thưởng cho buổi văn nghệ buổi tối.

(sưu tầm )