Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

BÀI HỌC CHO LÒNG THAM




MUA ĐẤT 

Có một người muốn mua một miếng đất để trồng trọt, nghe nói có người muốn bán đất, anh ta liền quyết định đến đó hỏi mua. Người có miếng đất kia bảo với anh ta rằng: “Anh chỉ cần đưa trước cho tôi một nghìn lượng bạc, tôi cho anh thời gian là một ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, anh có thể bước chân vòng quanh được bao nhiêu mét đất, thì số đất ấy sẽ là của anh, thế nhưng nếu như anh không thể kịp quay trở lại nơi xuất phát ban đầu, thì một tấc đất anh cũng không có”.
Người nông dân kia nghĩ: “Nếu như hôm nay mình vất vả một chút, bước đi nhiều một chút, chẳng phải là đi một vòng rất lớn thì số đất giành được cũng rất lớn sao? Vụ mua bán này xem ra thật là quá có lợi rồi!
Thế là anh ta ký kết hợp đồng với người sở hữu mảnh đất đó. Ngay khi mặt trời vừa mới ló ra từ chân trời xa, anh ta đã mau chóng bước đi thật nhanh về phía trước, đến trưa rồi mà bước chân của anh ta vẫn không chịu dừng lại chút nào, cứ một mực bước về phía trước, trong lòng nghĩ: “Cố gắng nhẫn chịu một ngày, sau này sẽ được hưởng thụ những hồi báo mà sự vất vả của ngày hôm nay đem lại”.
Anh ta lại hướng về phía trước bước trên con đường đã rất xa rồi, khi mắt đã nhìn thấy mặt trời sắp xuống núi rồi mới bắt đầu quay trở lại, trong lòng vô cùng lo lắng, bởi vì nếu như không kịp quay trở về chỗ ban đầu mà nói, thì một tấc đất cũng không có được, thế là anh ta đi tắt về điểm xuất phát. Thế nhưng mà mặt trời đã như sắp hạ xuống rồi, anh ta đành phải liều mạng mà chạy thật nhanh, cuối cùng, chỉ còn hai bước nữa là về đến điểm xuất phát, nhưng anh ta đã kiệt sức mà gục ngã xuống chỗ đó.
Dục vọng của con người nằm giữa một cái hào rộng lớn, vĩnh viễn không cách nào vượt qua, bởi vì người tham lam vĩnh viễn không có chừng mực, không có bờ bến để dừng lại, vĩnh viễn cũng sẽ không thấy thỏa mãn, đây là chỗ thiếu sót đáng tiếc nhất trong tính cách của con người.
(Sưu Tầm)
CẠM BẪY CỦA ĐỜI NGƯỜI : SƠ SUẤT, CẢ TIN, và THAM LAM 

Có ba tên trộm đã nhìn thấy một thiếu phụ, một tên trong số đó nói: “Tôi sẽ đi ăn trộm con dê rừng mà thiếu phụ kia sẽ không hay biết gì cả”.
Một tên trộm khác nói: “Tôi sẽ dắt trộm con lừa ngay từ trong tay người thiếu phụ kia”.
Tên trộm thứ ba nói: “Cái này có khó gì, tôi có thể lấy trộm hết toàn bộ quần áo đang mặc trên người thiếu phụ kia”.
Tên trộm thứ nhất ngay tại chỗ rẽ của con đường đã lén lén đến gần con dê rừng, cởi bỏ cái lục lạc xuống, buộc vào đuôi con lừa, sau đó dắt con dê rừng đi. Người thiếu phụ nhìn quanh một lượt, phát hiện dê rừng không thấy đâu nữa, liền bắt đầu tìm kiếm.
Lúc này, tên trộm thứ hai đi đến trước mặt thiếu phụ, hỏi bà đang tìm kiếm gì, thiếu phụ nói bà đã bị mất một con dê rừng. Tên trộm nói: “Tôi đã nhìn thấy, vừa nãy có một người dắt theo một con dê rừng đi ra khỏi khu rừng này, bây giờ vẫn còn có thể đuổi kịp được”.
Thiếu phụ cầu khẩn người này dắt con lừa thay bà, còn mình thì đuổi theo lấy lại con dê rừng. Tên trộm thứ hai đã nhân cơ hội dắt trộm con lừa đi mất.
Người thiếu phụ từ trong rừng trở về, con lừa cũng không thấy đâu nữa
Bà vừa đi đường vừa khóc, đang đi đang đi, bà nhìn thấy bên cái đầm nước có một người ngồi đó, cũng đang khóc. Thiếu phụ hỏi anh ta đã xảy ra chuyện gì.
Người đó liền nói, anh ta đã làm rớt một cái túi xuống hồ, ai mà giúp anh ta nhặt lên thì sẽ tặng cho người đó hai mươi thỏi vàng.
Người kia nói: “Ông chủ nhờ tôi đem một túi vàng vào trong thành, vì đi đường quá mệt mỏi, tôi bèn ngồi nghỉ ở bên đầm này, không ngờ đã ngủ quên mất, trong giấc mơ đã ném cái túi đó xuống đầm nước rồi”.
Thiếu phụ hỏi sao anh không xuống vớt cái túi đó lên. Người đó nói: “Tôi sợ nước, bởi vì tôi vốn không biết bơi, nếu ai có thể vớt túi vàng này lên đây. Tôi hứa sẽ tặng cho người đó hai mươi thỏi vàng”.
Người thiếu phụ mừng rỡ, nghĩ thầm trong lòng rằng: “Chính là vì người ta đã lấy trộm mất con dê rừng và lừa của mình, nên ông trời mới ban hạnh phúc cho mình”. Thế là, bà liền cởi bỏ quần áo bên ngoài, lặn xuống nước, nhưng dù cố gắng đến mấy bà cũng tìm không thấy túi vàng kia đâu. Khi bà từ dưới nước bò lên bờ, thì phát hiện quần áo không thấy đâu nữa. Thì ra tên trộm thứ ba đã lấy trộm quần áo của bà đi mất.
BÀI HỌC
Đây chính là ba cạm bẫy lớn của đời người: sơ suất, cả tin và tham lam.
Thế gian đầy rẫy những giả tướng mê hoặc người ta, bản tính con người luôn tồn tại chỗ thiếu sót, làm việc tuyệt đối không được sơ suất, không nên nhẹ dạ cả tin người khác, tham lam luôn sẽ nhận phải sự trừng phạt.
Hãy nhớ kỹ đời người có ba điều cấm kỵ lớn, hãy là người quyết định sáng suốt. Nhẹ dạ cả tin người khác luôn sẽ phải trả giá.

CÁI GIẾNG NƯỚC 


Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ, khi đến một vùng núi nọ thì bị ốm nặng. Ông được một bà goá là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc. Mặc dù không biết tung tích vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách, không có tiền nhưng người phụ nữ vẫn tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông.
Hơn 3 tháng ròng vị thiền sư mới bình phục. Cảm động ân tình của bà chủ quán, vị thiền sư trước khi rời đi dành một tuần liền để đào một cái giếng cạnh quán cho bà goá tiện dùng nước, không phải ra tận suối gánh nữa.
Không ngờ, từ khi dùng nước giếng mà vị thiền sư đã đào để pha trà bán, trà của bà goá có mùi thơm thật đặc biệt và vị của trà cũng rất ngon. Ai uống một lần cũng phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà goá khách đến đông nườm nượp. Người đàn bà goá trở nên giàu có từ đó.
Ít lâu sau, vị thiền sư có dịp ghé qua quán để thăm lại ân nhân của mình, thấy cơ ngơi khang trang, vị thiền sư rất mừng cho bà goá. Khi hỏi về giếng nước, bà goá than phiền với thiền sư: “Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cạn liên tục, vài ngày mới lại đầy nên tôi chẳng bao giờ đủ để bán cho khách”. Vị thiền sư nghe xong lắc đầu, nói: “Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho rồi kiếm ra nhiều tiền mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?” .
Ông viết lên tường một câu: “Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!” rồi lẳng lặng quay đi, không bao giờ quay trở lại quán nữa. Giếng nước từ ấy cũng cạn dần.
Chúng ta phần lớn giống như bà goá kia, không bao giờ hài lòng với cái mình có mà thường đứng núi này trông núi nọ. Chúng ta thường hay so sánh, hay mong ước viển vông mà quên vui hưởng hiện tại của mình.
(Nguồn: https://nghetruyenmoi.com/)