Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

NHỮNG KHÓA HỌC VỀ NGƯỜI HỮU TRÁCH (4)


NGƯỜI HỮU TRÁCH
CHÚNG TA LÀ NHỮNG NGƯỜI TRƯỞNG.


A-   ĐẠO ĐỨC .

-          Kết hợp với Chúa .
-          Tinh thần đức tin
-          Tinh thần cầu nguyện.

B-   TƯ CÁCH .

-          Gương sáng .
-          Khiêm tốn
-          Khả năng .
-          Hiểu biết trẻ .
-          Thương mến trẻ  .
-          Cố gắng .
-          Nhẫn nại .
-          Hy sinh .
-          Ý chí sắt đá .
-          Điềm tĩnh .
-          Lạc quan và vui vẻ .
-          Cần lo trước .
-          Không ngã lòng .
-          Tinh thần kỷ luật .
-          Công bình .
-          Đúng giờ .
-          Đoàn kết .


A-   ĐẠO ĐỨC .

KẾT HỢP VỚI CHÚA .

              Chúa Giêsu phán : “ Nếu không có Cha, chúng con chẳng làm gì được , như nhánh nho, không dính vào thân nho thì không thể sinh bông trái . Các con cũng thế , khi con không kết hợp với Cha, các con cũng chẳng làm nên việc gì . Kẻ nào ở trong Cha, Cha ở trong kẻ ấy thì họ sẽ làm được nhiều việc “ . Phúc âm :” Hôm đó , Ông Simon đã mệt nhọc vì thả lưới cả đêm mà chẳng bắt được con cá nào . Nhưng khi có Chúa ở dưới thuyền ông, ông đã bắt được nhiều cá đến nỗi lưới gần rách và ghe muốn chìm “ .

TINH THẦN ĐỨC TIN .

            Đức tin là một kho báu có thể thông truyền được , nên chúng ta sống thế nào để khi trẻ gần gũi ta, chúng cảm thấy Chúa Giêsu không phải là một sự vất bất động mà là một người sống động “ không phải là người xa lạ, là một người bạn dễ yêu mà chúng ta có thể trò chuyện thân mật hằng ngày “ .

TINH THẦN CẦU NGUYỆN .

            Chúng ta phải tin chắc rằng, ta cần phải cầu nguyện, đồng thời cũng phải tin ở hiệu lực của lời cầu khẩn . Chúa phán :” Phần Cha, Cha bảo các con : Hãy xin thì sẽ được , hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ cửa thì sẽ mở cho ….” . Người bạn quấy rầy mà Chúa đã kể trong phúc âm : “ Khuya hôm đó, một người đến gõ cửa nhà bạn mình và nói : Bạn ơi! Làm ơn cho tôi mượn ba chiếc bánh ….”.

B-   TƯ CÁCH .

GƯƠNG SÁNG .

           Trong các phương pháp giáo dục, chỉ có gương sáng là hiệu quả nhất . Chính Chúa Giêsu  là thần thánh của chúng ta đã dùng gương sáng trước hết .Người đã bắt đầu “làm” trước hết rồi mới dạy sau .  Cử chỉ thái độ của ta trong giờ đọc kinh cầu nguyện , cách thức ta làm dấu Thánh giá , cử chỉ ta bái qu2i trước Mình Thánh Chúa, có hiệu quả giáo dục .
           Tục ngữ La tinh đã quả quyết  : “ Lời nói bay đi , gương sáng còn mãi “ .
           Ta bền chí trong bổn phận dù gặp khó khăn , không nản lòng dù gặp cực khổ ta chẳng nản chí . Luôn luôn ta vững một mực . Không phải lúc đầu ta hăng hái sốt sắng , dần dần bê trễ nguội lạnh . Thấy vậy các trẻ cũng sẽ hành động như ta , chúng sẽ noi gương ta mà trung thành trong bổn phận .
           Nói tóm lại , nếu ta muốn bảo các em làm một việc gì, ta hãy làm việc đó trước . Nếu ta muốn khuyên các em lánh điều chi, ta hãy lánh điều đó trước . Luôn luôn ta phải nêu gương sáng, phải nêu đèn soi cho các em .

KHIÊM TỐN

          Càng có uy quyền càng được khen ngợi, càng gây được ảnh hưởng tốt với trẻ . Càng thành công trong việc giáo huấn, ta càng phải sống khiêm tốn .
          Trẻ không phải sinh ra để phụng sự ta , mà chúng ta mới là kẻ phải phụng sự chúng .
Chúa đã phán :” Cha đến không phải để được phụng sự, mà để phụng sự ….”.
          Công trình giáo dục mà ta thành tâm chịu khó đeo đuổi không phải là  “công trình của ta” , mà là  “ công trình của Chúa “ .  Ta phải làm việc đó không phải theo ý riêng ta mà theo tinh thần “phụng sự” của Chúa  .Tinh thần của Chúa là tinh thần “ phụng sự “ .
          Trong việc giáo dục điều khiến thay vì ta làm để được thiên hạ ngợi khen hoặc để thỏa mãn lòng tự ái, ta làm vì Chúa, ta làm cho Chúa, ta làm vì lòng mến Chúa , Ta hãy nghe lời Thánh Gioan nói :” Người cần được lớn lên, còn tôi thì phải nhỏ lại “ .
          Phải tránh thói xấu cho mình là “ trung tâm “ của vũ trụ là  “người cần nhất” cho công trình giáo dục  hoặc một đoàn thể . Đừng lầm tưởng rằng “có mình “ thì công trình giáo dục mới thành công , thì đoàn thể mới sống . Còn thiếu mình là mọi sự đều thất bại.
         Ta nên nhớ trong mọi việc , ta chỉ là một phần tử nhỏ mọn , nhiều người khác tài đức hơn ta , họ đã làm trước ta, họ đang làm như ta và còn tiếp tục mãi .
          Khi thấy ai tài giỏi hoặc làm được kết quả hơn ta . Chẳng những ta không nên phân bì ghen ghét, mà còn phải lấy làm vui mừng vì thấy các trẻ được tấn tới và nhất là thấy Chúa được nhìn biết yêu mến và phụng sự .
           Ta cần phải được trẻ kính nể, nhưng ta chỉ được chúng kính nể khi ta biết sống xả kỷ vị tha . Làm việc gì ta cũng muốn làm được kết quả, nhưng ta muốn làm được kết quả là vì ích lợi cho các trẻ chớ không phải vì lợi ích riêng ta hoặc để được danh vọng khen ngợi .
           Nhà giáo dục xứng danh không bao giờ nên khoe khoang mình . Cũng chẳng khi nào nói về mình hoặc lấy chính mình làm mẫu gương cho trẻ .
           Nhà giáo dục xứng danh cũng không nên muốn được ai biết ơn mình mà nhất là chẳng khi nào nên than trách vì thấy người ta vô ơn bội nghĩa .
           Ngoài ra nhà giáo dục cũng đừng bao giờ để cho kẻ khác nịnh bợ mình vì những lời dua nịnh thường vị kỷ hơn thành thật, nó làm cho ta tăng mình lên .
           Trái lại nếu có ai phê bình, chỉ trích ta không nên nóng giận và thù ghét mà hãy vui lòng nhận lấy lỗi để sửa đổi .
           Ta nên nhớ ta là người trưởng, ta cũng là con người, mà con người thì không thể hoàn toàn được . Chúa đã phán :” Ai nâng mình lên thì sẽ phải hạ xuống. Còn ai hạ mình xuống sẽ được nhấc lên “ .

KHẢ NĂNG .

        Ta phải đem hết khả năng ta có để phụng sự Thiên Chúa và các tâm hồn .
        Thiên Chúa yêu cầu ta cộng tác với Người hết khả năng ta . Người đã ban cho ta trí khôn , ý chí  thì Người cũng buộc ta phải đem hết các cơ năng đó để giúp đỡ Người đào luyện các trẻ .
        Trước hết ta cần phải hiểu biết sâu rộng về nghề của mình, vì việc điều khiể và huấn luyện trẻ em là một nghệ thuật, một khoa học, chứ không phải dễ dàng như mọi người lầm tưởng .
        Lòng đạo đức và thiện chí chưa đủ . Ta cần phải đặt vào đó , tất cả những nguyên tắc, định luật, những kiến thức , những nhận xét, những kinh nghiệm, những phương pháp .
        Thiên Chúa đã trao cho ta sứ mệnh đào luyện các trẻ nên người Công giáo tốt, nên Tông đồ nhiệt thành . Nếu ta không làm tròn phận sự đó , thì thiếu hiểu biết nghề nghiệp . Thay vì giúp ích cho chúng , ta sẽ làm hại chúng và ta phải trả lẽ trước mặt Chúa về điều đó .
        Một nhà giáo dục có khả năng phải :
-          Hiểu biết cách nhanh chóng những ước muốn, những nhu cầu, những phản ứng của trẻ .
-          Đáp ứng những ước muốn, những nhu cầu, những phản ứng đó bằng lời nói, việc làm và những quyết định thích hợp .
-          Biết những phương pháp khả dĩ tạo được bầu khí vui tươi sống động và hấp dẫn .
-          Biết điều khiển một cách sống động và vui tươi những buổi hội họp có tính cách giáo dục .


HIỂU BIẾT TRẺ EM.

        Hiểu biết trẻ em là tìm hiểu những lãnh vực ảnh hưởng đến sinh hoạt của chúng . Lãnh vực gia đình, lãnh vực học đường, lãnh vực xã hội . Ngoài ra cũng cần biết những động lực nào  đã thúc đẩy chúng hoạt động thừng nhật .
         Trong trẻ em có một tổ hợp phức tạp nhiều sức mạnh cần được thỏa mãn và biểu lộ ra ngoài bằng nhiều hành động khác nhau .
          Lúc nào ta thấy một khuynh hướng được bộc lộ ra ngoài bằng hành động tốt, ta phải giúp khuynh hướng đó được mạnh mẽ thêm lên , vui thêm lên . Trái lại , khi nào ta thấy  một khuynh hướng hành động xấu xa, ta hãy tạo cho trẻ một hành động khác để thay cho hành động xấu . Thí dụ : trẻ thường hay đánh lộn, ta tổ chức trò chơi thi tài .
         Ta phải hiểu biết đời sống hàng ngày của trẻ và thông cảm hiểu hoàn cảnh của chúng, cùng chung vui buồn với chúng . Kính nể chúng, giúp đỡ chúng .
         Ta đừng bao giờ coi trẻ như những người nô lệ phải triệt để tuân theo mệnh lệnh của ta, mà phải xem chúng như những người có trí óc và tự do .