Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

LÀM THẾ NÀO THOÁT RA KHỎI MỘT ĐÁM ĐÔNG HOẢNG LOẠN ?

........
       Ngày 22/11/2011, có ít nhất 349 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương tại lễ hội nước ở Phnom Penh, Campuchia. Đám đông người tham dự lễ hội chen lấn, xô đẩy và giẫm đạp lên nhau thoát ra ngoài sau khi có tin cây cầu hẹp nối thành phố với một hòn đảo nhỏ nơi diễn ra lễ hội bị yếu và có nguy cơ sập.
          Đây cũng là một trong những thảm họa kinh hoàng làm chết nhiều người nhất trong thế kỷ 21 (Vụ tồi tệ nhất giết chết hơn 1.000 người xảy ra vào ngày 31/8/2005 trên cầu Baghdad, Iraq).
         Rõ ràng trong thế giới và xã hội hôm nay, con người đã và đang phải đối mặt với một loại thảm họa mới xuất hiện thường xuyên hơn, gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn: Thảm họa chết người từ những đám đông.

Giẫm đạp nhau kinh hoàng tại thảm họa ngày 22/11 ở lễ hội nước PhnomPenh khiến ít nhất 375 (con số đến 18h chiều 23/11) người chết. Ảnh: AFP

        Nhìn lại lịch sử, chúng ta dễ dàng nhận thấy mức độ thường xuyên và nghiêm trọng tăng lên rõ rệt. Nếu trong thế kỷ thứ 19 chỉ có 5 thảm họa tương tự thì con số này đã là 22 trong thế kỷ 20. Và tính đến ngày hôm nay của thế kỷ 21, số vụ giẫm đạp chết người đã lên tới 29.
       Điều này thực ra không có gì khó hiểu khi mà ngày càng có nhiều lễ hội, sự kiện được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới và cả ở Việt Nam, cho những mục đích khác nhau như âm nhạc, thể thao, chính trị hoặc tôn giáo… thu hút sự quan tâm của hàng triệu người. Hơn nữa, con người của ngày hôm nay dường như cũng nhạy cảm hơn trước đây, với những nguy cơ, rủi ro liên quan đến an toàn và an ninh của bản thân cùng những người xung quanh.
      Dưới đây là một biểu đồ về số người chết trung bình trong một đám đông hỗn loạn từ những sự kiện khác nhau, để độc giả có một cái nhìn khách quan về loại thảm họa mới này.
      Thống kê này được tổng hợp và phân tích từ 215 thảm họa, trong đó có 49 vụ liên quan đến các sự kiện thể thao, 25 trường hợp xuất phát từ sự kiện âm nhạc, 38 từ chính trị và 41 bắt đầu bởi các sự kiện tôn giáo. 60 vụ còn lại liên quan đến những sự kiện và nguyên nhân khác nhau.


Biểu đồ số người chết trung bình trong đám đông hỗn loạn. Nguồn: epiphenom.fieldofscience.com
       Qua phân tích trên biểu đồ chúng ta thấy rất rõ, số lượng người chết kỷ lục thuộc về các thảm họa có liên quan đến các sự kiện tôn giáo.
           Điều này có thể giải thích rằng, số lượng người tham gia tại một sự kiện tôn giáo lớn hơn rất nhiều so với những sự kiện khác. Hơn nữa, khả năng nhận định và phân tích các tình huống nguy hiểm ở những người đang tham dự sự kiện tôn giáo cũng phần nào hạn chế bởi khung cảnh của sự kiện, bởi sự tập trung tinh thần và tín ngưỡng vào các hoạt động chính.
      Sự tập trung này phần nào làm mất đi khả năng nhận thức những mối nguy và rủi ro xung quanh. Nên khi có một sự cố, thậm chí chỉ là một tin đồn thất thiệt về một sự cố, những người tham gia sự kiện dễ dàng rơi vào trạng thái của sự hoảng sợ quá mức. Họ như “bừng tỉnh” để trở về với thế giới thực và phản xạ bản năng với những nguy hiểm xung quanh.
          Vậy điều gì thực sự đã diễn ra trong những đám đông hỗn loạn đó và nguyên nhân nào đã trực tiếp gây ra những cái chết cho những nạn nhân? Chúng tôi sẽ phân tích các nguyên nhân dưới góc độ chuyên môn và đưa ra những gợi ý giúp độc giảVnExpress.net có những giải pháp và hành động chính xác nếu không may ở trong những hoàn cảnh tương tự.

             Có 3 nguyên nhân dẫn đến những cái chết trong đám đông hỗn loạn và giẫm đạp lên nhau. Đó là:

1. Sự ngạt thở (đây là nguyên nhân hàng đầu)
      2. Sự chèn ép quá mức (khi đám đông xô đẩy nhau)
                          3. Sự giẫm đạp (khi nạn nhân bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên  người)

         Qua phân tích những thảm họa xảy ra gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết nạn nhân tử vong là do các nguyên nhân kể trên. Có rất ít số liệu và báo cáo cho thấy có nạn nhân tử vong vì những sự cố thực sự gây ra thảm họa như cháy, nổ…, vì thực tế nguyên nhân này sẽ được các nhà chức trách xử lý kịp thời trước khi có hậu quả. Nếu có thì thường con số thương vong không lớn.
       Chúng tôi muốn các bạn lưu ý nguyên tắc đầu tiên để có thể tự cứu mình trong những hoàn cảnh tương tự: Đó là kiểm soát sự sợ hãi (vì nghĩ mình sẽ chết bởi sự cố trong sự kiện). Bạn nên nhớ rằng, nhà chức trách luôn chuẩn bị sẵn các phương án và phương tiện để đối phó với sự cố không mong muốn xảy ra trong một sự kiện. Đó là yêu cầu bắt buộc trong công tác chuẩn bị tổ chức một sự kiện có đông người tham gia.

       Bạn nên nhớ rằng: Người ta thường chết vì hậu quả của sự sợ hãi, chứ ít người chết vì nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi
Để tăng khả năng kiểm soát sự sợ hãi trong một đám đông hỗn loạn tại một sự kiện, bạn cần chuẩn bị những điều sau đây khi quyết định tham gia sự kiện:

 Quyết định loại sự kiện bạn sẽ tham gia (bạn nên lưu ý đến những phân tích về số người chết liên quan đến sự kiện trong phần đầu bài viết).
 Xem xét yếu tố sức khỏe của bản thân. Ví dụ nếu bạn bị hen suyễn, bệnh tim mạch, hoặc đang có vấn đề về cơ, xương, khớp hay có vết thương đang được điều trị, thì tốt nhất là không nên tham gia sự kiện.
 Xem xét về địa điểm tổ chức sự kiện: trong nhà hay ngoài trời. Nếu sự kiện tổ chức trong nhà thì bạn nên quan tâm đến việc thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Nếu sự kiện tổ chức ngoài trời, nên quan tâm đến không gian cũng như định vị các vị trí (tòa nhà, công viên…) nơi bạn có thể thoát hiểm khỏi khu vực diễn ra sự kiện trong trường hợp khẩn cấp. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận ra hướng thoát hiểm khi đang ở trong đám đông.
Không nên mang những vật sắc nhọn trong người khi tham gia sự kiện. Những vật dụng sắc nhọn có thể làm bạn bị thương khi bị đám đông chen lấn, xô đẩy.
 Bạn nên mang theo điện thoại di động và cố gắng duy trì liên lạc với người thân, bạn bè qua điện thoại nếu đang bị kẹt trong đám đông. Cũng nên nhớ sạc pin điện thoại trước khi đi đến sự kiện.
 Không nên mang theo trẻ em khi tham dự những sự kiện có đông người tham gia.

Còn khi đang kẹt cứng trong một đám đông, và đám đông trở nên ngày một hỗn loạn hơn, khó kiểm soát hơn, bạn sẽ phải làm gì?

        Bạn nên nhớ, nguyên nhân chủ yếu gây ra cái chết cho những nạn nhân là sự ngạt thở. Vì vậy, hãy bình tĩnh và kiểm soát sự sợ hãi. Hãy ngẩng đầu cao hơn để lấy thêm không khí.
          Bạn cũng cần biết rằng, khi 6 hoặc 7 người cùng đẩy về một phía thì lực đẩy có thể lên đến gần 500 kg. Lực này đủ để bẻ cong một thanh sắt hoặc làm đổ một bức tường. Những nạn nhân tử vong thường được tìm thấy ở tư thế đứng. Thậm chí khi đám đông được giải tán, họ chết khi vẫn đang đứng như vậy. Những nạn nhân này thường chết vì bị gẫy xương sườn hoặc vỡ nội tạng bên trong cơ thể do bị chèn ép. Xương sườn gãy và vỡ nội tạng do lực ép trực tiếp lên cơ thể từ phía trước và phía sau. Vì vậy khi di chuyển trong đám đông, tư thế tốt nhất là di chuyển ngang để lực ép của đám đông lên cạnh bên cơ thể bạn.

Để tăng khả năng sống sót khi bị kẹt trong một đám đông bắt đầu hỗn loạn vì một sự cố nào đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

 Bình tĩnh để xem xét thông tin về sự cố đang xảy ra (sự chính xác của thông tin, loại sự cố: cháy, nổ, sập công trình...)
 Trong những phút đầu tiên, tuyệt đối không chạy theo phần lớn đám đông. Khả năng bạn bị kẹt lại trong đám đông lớn hơn rất nhiều so với cơ hội thoát ra được khi có cùng lúc nhiều người chạy về một hướng.
 Quan sát xung quanh tìm những vị trí bạn đã định vị sẵn (như tòa nhà, công viên... hay cửa thoát hiểm gần nhất) và tìm cách di chuyển về hướng đã định vị.
 Quan sát xung quanh để tìm những nhân viên cứu hộ, cứu nạn hoặc những người tham gia sự kiện mà họ biết nhiều thông tin hơn bạn. Thông thường, trong đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì rất ít người chú ý xung quanh. Họ thường chỉ nhìn về hướng phía trước nơi họ sẽ chạy đến. Có rất nhiều người biết hướng thoát nạn tốt nhất nhưng không ai nghe họ trong những trường hợp như vậy. Cũng có khi những người này đang ở vị trí cao hơn bạn (trên cây, bờ tường…) và từ vị trí này họ quan sát tốt hơn và xa hơn. Hãy cố gắng nhìn họ và theo chỉ dẫn của họ.
 Hãy tìm cách liên lạc với người thân và yêu cầu cung cấp thêm thông tin nếu họ đang ở một vị trí khác.
 Lưu ý những hậu quả của sự cố trực tiếp (khói, khí độc từ vụ hỏa hoạn). Bạn hãy quan sát hướng bay lên của khói để xác định hướng đi cho mình.

     Nếu bạn chắc chắn đang kẹt cứng trong một đám đông, bạn đừng cố gắng đi ngược lại dòng người. Điều này làm bạn mất sức và sẽ dễ bị tấn công bởi người khác và bạn sẽ bị ngã. Nếu bạn bị ngã trong một đám đông hỗn loạn, giẫm đạp lên nhau thì khả năng tử vong rất lớn.
    Tốt nhất bạn hãy di chuyển cùng dòng người, hãy để lực của người khác đưa bạn đi, bạn đừng cố gắng cắt ngang hoặc đi ngược lại. Di chuyển ngang cùng dòng người và quan sát xung quanh tìm cơ hội thoát hiểm.
      Cuối cùng, bạn hãy ghi nhớ rằng: Chỉ có một cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi thảm họa, đó là: Sự bình tĩnh. Hãy để sự bình tĩnh đưa bạn đến sự phán đoán và hành động chính xác nhất.
Bác sĩ Quản Hồng Đức
Công ty TNHH một thành viên Dòng kẻ

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

CHÚNG TA CÓ VÔ CẢM?!


                              



          Mến chào anh chị em!

         Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”.

         Vô cảm là gì? Đó là một trạng thái tinh thần, trong đó, con người dửng dưng, không có một tí cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ.

         Vài biểu hiện cho bệnh vô cảm là dửng dưng với người gặp tai nạn trong khi mình có thể giúp, nhìn thấy cảnh các hoàn cảnh nghèo nàn, đau đớn bệnh tật mà không mảy may thương xót, ghê gớm hơn là có thể lạnh lùng giết chết người ta vì lợi ích của bản thân…

        Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo đức của giới trẻ, nhưng tựu chung, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt.

         Sự vô cảm đang trở thành một vấn nạn và nó đang là tiếng chuông cảnh tỉnh cho sự suy đồi của đạo đức con người, nhất là đối với giới trẻ. Thật đáng lo, nếu như “cơn dịch vô cảm” này lan rộng ra toàn xã hội. Khi đó, một cộng đồng, một xã hội, một đất nước mà những người sống trong đó vô cảm, không gắn kết, không giúp đỡ nhau thì tất yếu cái cộng đồng đó, xã hội đó, đất nước đó sẽ sụp đổ và bị tiêu hủy.

         Hãy trao đi thật nhiều yêu thương, quan tâm và sẻ chia chúng ta sẽ không phải hối hận, vì sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ nhận được sự trìu mến ân cần của những người khác. Hãy “tiêu diệt” căn bệnh vô cảm một cách triệt để, hãy trao yêu thương và nhận thật nhiều yêu thương. Chúng ta nên có một “trái tim nóng” để biết khóc, biết cười, biết lắng nghe, biết yêu thương, biết rung cảm với mọi người.




                                                     Trích từ “Người Công Giáo”



Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

TRONG THÁNH Ý NGÀI


TRONG THÁNH Ý NGÀI
Đa số chúng ta đều mất thời gian dài lâu để tìm hiểu xem Thánh Ý Thiên Chúa muốn gì cho đời mình. Hay ít nhất ta cũng đồng ý rằng cần phải khám phá ra điều đó.
Thế nhưng, một khi đã cảm nhận được Thánh Ý Thiên Chúa, chúng ta thường không có đủ can đảm để sống theo Thánh Ý Ngài. Thế đấy, không biết thì hăm hở kiếm tìm, tìm thấy rồi thì... để đó!
Trong Sách Nguyện Tổng Quát, có một lời nguyện dễ thương ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc về"Thánh Ý Thiên Chúa". Lời nguyện ấy bắt đầu như sau:
"Lạy Cha Chí Ái, Cha muốn chúng con biết cảm tạ tri ân về tất cả mọi sự, Cha muốn chúng con không sợ hãi gì ngoại trừ sợ lạc mất Cha, và Cha muốn chúng con dành cho Cha trọn thao thức của mình - như Cha vẫn hằng trọn tình với chúng con..."
Bạn thấy rồi đấy, Thiên Chúa khao khát chúng ta bầu bạn với Ngài. Thánh Ý Ngài là vậy đấy. Bạn hãy bầu bạn với Thiên Chúa - và cả hai bên sẽ cùng vui vẻ!
"Một ngày tại khuôn viên thánh điện quý hơn cả ngàn ngày. Thà ở cổng đền Thiên Chúa - vẫn còn hơn sống trong trại ác nhân! (Tv 84,10)
***
Lạy Chúa là vẻ đẹp vĩnh cửu của con, con tìm kiếm Chúa. Xin cho con cảm nhận được niềm an bình thanh thản trong tìm kiếm Người.
- Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế Người là tất cả của tôi.
- Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
đến với Người trong mọi sự,
và dâng Người tình yêu trong mọi lúc
- Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
- Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
và thực hiện ý Người trong suốt đi tôi.
(R. Tagore)



Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

SƠ CẤP CỨU KHI ĐI CẮM TRẠI , DÃ NGOẠI (9)





9- ĐUỐI NƯỚC 


          Tỷ suất tử vong do đuối nước ở nước ta là 8/100.000 người/năm  . Trẻ em là nhóm có nguy cơ cao tử vong do đuối nước .
            Theo kết quả điều tra của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng trên 12.700 trẻ em chết đuối và  là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong  ở trẻ em . Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 35 trẻ em chết đuối. Nếu so sánh với các quốc gia khác, tỉ lệ trẻ em Việt Nam bị chết đuối cao gấp 10 lần...
           Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.
          Đối với tai nạn này, việc sơ cứu ngay tại chỗ nhờ những người xung quanh là rất quan trọng, việc đưa tới bệnh viện chỉ nhằm cấp cứu những biến chứng. Vì khi ngập nước, chỉ trong vòng mấy giây là bắt đầu thiếu ôxy và sau 5 phút ngập nước, tim sẽ ngừng đập, não sẽ không hồi phục được.
           Do đó khi gặp trường hợp đuối nước , việc cấp cứu phải tiến hành nhanh, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp .





1)    Cứu người đuối nước ở dưới nước như thế nào ?
            Tuy thế, việc cứu người chết đuối rất nguy hiểm , vì nếu không biết cách ,sẽ kéo nhau chết chìm hết lúc cứu nhau – (nhất là ở các em nhỏ )- . Do trong cơn hoảng loạn, nạn nhân đuối nước sẽ cố bám, bấu vào cơ thể người cứu hộ và cố gắng trèo lên bằng mọi giá, kể cả việc dìm người cứu hộ xuống. Vì thế, nên nhớ rằng, nếu bạn chưa được hướng dẫn, đào tạo chuyên nghiệp để cứu người chết đuối, bạn đừng bao giờ cố gắng tiếp xúc trực tiếp nạn nhân khi họ còn tỉnh táo.
                Khi thấy người đuối nước , khẩn cấp :

             1. Quăng cho nạn nhân một vật nổi nào đó, như phao, bình rỗng, thanh gỗ… và khuyến khích họ bám lấy.
 Tuy nhiên, bạn vẫn phải đưa nạn nhân ra khỏi nước càng nhanh càng tốt. Cách phù hợp nhất là:
              2. Cố gắng tiếp cận nạn nhân gián tiếp, qua một vật trung gian nào đó dạng cứng, như mái chèo, cây gỗ, sào tre, cây chổi… Tìm ngay chung quanh bất kỳ vật gì tương tự như thế và đưa cho nạn nhân.
              3. Nếu không tìm thấy vật gì tương tự như trên, cố gắng tìm một sợi dây, tốt nhất là dây thừng, quăng cho nạn nhân và khuyến khích họ bắt lấy. Có thể cột một vật gì đó vào đầu dây để bạn dễ quăng chính xác hơn. Nếu có một cái phao hay thùng rỗng thì tuyệt vời! Nếu không có gì chung quanh, có thể huy động mọi người cởi quần, áo cột lại để tạo thành một sợi dây dài, quăng cho nạn nhân.
              4. Nếu nạn nhân đã quá xa khỏi tầm quăng của sợi dây, có thể để một người bơi ra cứu nạn nhân, nhưng phải buộc một sợi dây thừng quanh eo người cứu hộ, chừa một đoạn dài và có người nào đó trên bờ giữ đầu dây còn lại hoặc cột dây vào một cọc neo, cây cối nào đó để giữ dây. Khi bơi ra gần nạn nhân, quăng đầu dây đã chừa sẵn cho họ.
              Tuyệt đối không trực tiếp ôm nạn nhân hay để nạn nhân níu vào người khi họ còn tỉnh táo. Sau đó bơi vào hoặc nhờ người trên bờ kéo dây lôi tất cả lên bờ.

             5. Nếu nạn nhân đã bất tỉnh, cũng phải tự bảo hộ mình theo cách buộc dây như trên và bơi ra, nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát  2-3  cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại. Nhanh chóng quàng tay qua nách, hoặc kêu thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ.
           6. Khi người bị nạn đã ra khỏi nước an toàn, hãy thực hiện các biện pháp sơ cứu cơ bản.

          2) Sơ cứu người bị đuối nước  ở trên cạn
Bước 1: Lay gọi nạn nhân

-        Nếu nạn nhân còn thở, tim còn đập thì đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên , đầu thấp để cho nước thoát ra; lấy khăn mặt bọc ngón tay, móc đờm dãi trong miệng; thay quần áo, ủ ấm, xoa nóng người; sau đó, cho uống nước trà đường nóng.
-        Nếu nạn nhân không đáp ứng với việc lay gọi thì sau khi móc hết dị  vật , đờm nhớt, đất cát trong miệng nạn nhân cần thực hiện ngay bước 2 đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh.



 
Bước 2: Thông đường thở và hô hấp nhân tạo


           Đặt nạn nhân
nằm ng ửa trên mặt phẳng cứng , và nâng cằm nạn nhân.
           Áp mặt sát vào mũi nạn nhân để cảm nhận hơi thở từ mũi và quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu nạn nhân không thở và lồng ngực không nhấp nhô thì cần hô hấp nhân tạo ngay.



Kiểm tra hơi thở

          Dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.Thổi ngạt 2 lần có hiệu quả sao cho khi thổi vào thì lồng ngực nạn nhân nhô lên.
           Nhớ , trước khi thổi ngạt phải thay quần áo ướt ra vì nó làm trở ngại tuần hoàn; đồng thời lau khô người nạn nhân, ủ ấm, xoa bóp thân thể, xoa bóp tay chân theo hướng về tim.


Tiến hành hô hấp




Bước 3: Bắt mạch đánh giá tình trạng ngưng tim

            Đối với trẻ  trẻ nhỏ thì bắt mạch cánh tay, mạch bẹn. Đối với trẻ lớn thì bắt mạch cổ, mạch bẹn.
            Nếu có mạch trung tâm thì tiếp tục thổi ngạt.

            Không có mạch trung tâm trong vòng 10 giây thì có ngưng tim. Tiến hành bước 4.

Bước 4: Ấn tim ngoài lồng ngực




Ấn tim ngoài lồng ngực

Vị trí và kỹ thuật ấn như sau:

           * Đối với trẻ dưới 1 tuổi:
Vị trí: Xương ức, dưới đường nối 2 vú một khoát ngón tay.
Kỹ thuật: Ấn bằng 2 ngón cái hoặc 2 ngón tay và ấn sâu 1 - 2 cm
            * Đối với trẻ từ 1-8 tuổi:
Vị trí: trên mấu xương ức 1 khoát ngón tay
Kỹ thuật: Dùng 1 bàn tay ấn sâu 2 - 3 cm.
            * Đối với trẻ lớn hơn 8 tuổi:
Vị trí: trên mấu xương ức 2 khoát ngón tay
Kỹ thuật: Dùng 2 bàn tay ấn sâu 2 - 3 cm.

Cách phối hợp ấn tim và thổi ngạt như sau:

Tỉ lệ ấn tim/thổi ngạt là: 3/1 đối với trẻ sơ sinh và 15/2 đối với trẻ lớn hơn 1  tuổi.
Nếu có 2 người: người ấn tim đếm lớn để người thổi ngạt nghe phối hợp .
Tiến hành thổi ngạt, ấn tim và đánh giá lại sau 2 phút bằng cách quan sát di động lồng ngực và bắt mạch trung tâm:
Nếu mạch trung tâm rõ, đều nghĩa là tim đập lại thì ngưng ấn tim, tiếp tục thổi ngạt.
Nếu có di động lồng ngực nghĩa tự thở thì ngưng thổi ngạt.
Nếu bệnh nhân vẫn còn ngưng thở ngưng tim phải tiếp tục ấn tim thổi ngạt. 



          Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại.
          Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn.  
          Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.
         Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu.
          Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.

3)    Những việc lưu ý  trong quá trình sơ cứu đuối nước?

-          Khi phát hiện người đuối nước , phải tìm mọi cách để đưa họ ra khỏi nước qua một vật trung gian, không tiếp xúc họ trực tiếp kẻo chính mình sẽ trở thành nạn nhân. Nếu đông người, có thể phân công 1 người chạy đi tìm người hỗ trợ, những người khác còn lại tìm cách cứu nạn nhân như đã nói ở trên.
-          Không được chậm trể trong việc cấp cứu người bị đuối nước như đợi cho đầy đủ các phương tiện cấp cứu mới thực hiện sơ cứu .
-          Đừng cố tìm cách lấy nước trong phổi nạn nhân ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút là đã có nguy cơ chết não. Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài còn nếu là nước ngọt thì nước sẽ tự hấp thụ vào hệ tuần hoàn do hiện tượng thẩm thấu.
-          Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.


       4) Để phòng, chống tai nạn đuối nước cần thực hiện những gì?
Đề phòng tai nạn đuối nước  cần quan tâm đến những  việc sau đây:
1. Đối với trẻ lớn và người lớn:
- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.
2. Đối với trẻ nhỏ:
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
- Nhà có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.
- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

           Đuối nước là một tai nạn thường gặp nhất do có nhiều sông rạch và bờ biển dài như ở nước ta. Tuy nhiên, tai nạn này có thể phòng chống dễ dàng nếu chúng ta hiểu biết về nó và biết cách xử trí khi gặp người bị chết đuối.


                       (tổng hợp từ TT TT giáo dục sức khỏe , tin sức khỏe  .....trên internet)