Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

TRÒ CHƠI LỚN

 

 

I. TRÒ CHƠI LỚN LÀ GÌ?

     Chơi lớn là một trò chơi cần lâu giờ, cho nhiều người, ở ngoài trời, nơi khu đất rộng có nhiều chướng ngại vật thiên nhiên.
      Gồm nhiều giai đọan kèm theo những thi đua liên tiếp và thường  được lồng vào những câu chuyện để khiêu gợi óc tưởng tượng, phiêu lưu và hào hứng…
II. MỤC ĐÍCH TRÒ CHƠI LỚN:
-         Trò chơi lớn nhằm mục đích giáo dục: luyện tinh thần, óc tháo vác, sáng kiến, lanh trí, mạo hiểm, khỏe mạnh…
-         Còn nhằm mục đích thử thách khả năng, chuyên môn và tinh thần đồng đội, là dịp để ôn lại và thực hành những gì đã học.
III. NGƯỜI THAM DỰ TRÒ CHƠI LỚN :
1.      Trưởng điều khiển :
Vai trò rất cần thiết, không những lúc giải thích mànhất là theo dõi lúc các em chơi để :
-         Giúp các em thi hành luật chơi cho cặn kẻ.
-         Làm trọng tài giải quyết những vụ rắc rối.
-         Lo an toàn cho các em : xem em nào quá mệt, can thiệp lúc gặp nguy hiểm, tai nạn.
-         Kiểm soát các em bị loại.
-         Mỗi trưởng phụ trách mỗi trạmđể khảo hạch như đã chỉ định.
-         Có trưởng đi lại tuần kiểm để điều hoà cả cuộc.
Vì thế, càng nhiều Trưởng càng dễ kiểm soát, điều hành trò chơi, kết quả mỹ mãn.
2.      Người chơi :
-         Con trai thì thích loại trò chơi chiến đấu. Con gái thì thích trò chơi thơ mộng. Dưới 10 tuổi, sự phân biệt ít thành vấn đề
-         Em nhỏ (dưới 10 tuổi) không nên chơi quá 1 giờ
-         Phải lựa trò chơi thích hợp với khả năng và tuổi tác (lớn : trò chơi sát thực tế hơn)
-         Các em càng đông, luật chơi càng phải giản dị, với ban điều hành cử
-         Nên có vùng “ phi chiến” để ai quá mệt có thể nghỉ
-         NB : Với trẻ em không nên cho chơi đêm
IV. TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH TRÒ CHƠI LỚN:
-         Chơi lớn cần được chuẩn bị, ban điều hành phải thấu triệt trò chơi, phân công rõ ràng và hợp tác chặt chẽ với dụng cụ đầy đủ
-         Tuy nhiên đừng quá tham lam để bày ra một trò chơi lớn : quá phức tạp và mệt mỏi, khiến trẻ em phải thất vọng, nản trí và kiệt sức, là điều trái với mục đích : giải trí và giáo dục
1. Chuẩn bị trò chơi :
a. Chọn chủ đề :
+ Aán định chủ đích giáo dục : những chuyên môn cần thử thách, những đề tài cần thi đua, những đức tính và tài khéo léo cần phát triển
+ Chủ đề đó phải thích hợp theo (giới, tuổi, khả năng, địa thế, thời tiết).
b. Chọn địa điểm :
+ Nếu có thể nên lồng vào một câu chuyện ý nghĩa giúp kích thích trí tưởng tượng làm cuộc
+Phải đến tận nơi quan sát, để ướm định và thích nghi với chủ đề. Lợi dụng tối đa cảnh vật thiên nhiên
+ Tránh nơi : trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, trại lính, công lộ đông người, nhiều xe. Nếu đất tư phải xin phép, cũng như chính quyền địa phương nếu cần
c. Ấn định thời gian :
+ Không quá 1 giờ rưỡi
+ Nếu trò chơi bị hỏng, phải ngừng lại kịp thời. Làm sao chơi xong lúc các em còn đang ham thích
+ Aán định thời hạn cho mỗi đội tại mỗi trạm, để cuộc chơi được điều hòa
d. Phác họa lược đồ chơi :
+ Tùy theo câu chuyện (chủ đề) để phân phối những trạm với những thử thách, mật thư, dụng cụ
+ Trù liệu và phân phối trưởng
e. Soạn thảo luật chơi : rõ ràng và đơn giản
f. Dạy trước những chuyên môn cần cho cuộc chơi
g. Họp trưởng để phổ biến thấu đáo :
+ Cách chơi, lộ trình, luật chơi, diễn tiến
+ Tiêu chuẩn cho điểm, nhất là phân vụ và địa thế riêng của mỗi trưởng phải phụ trách ( xem III, 1)
h. Chuẩn bị tâm lý để các em sẳn sáng và ham thích
i. Báo trước những dụng cụ các em phải mang theo
2. Trình bày trò chơi :

Họp lại để kiểm soát dụng cụ, đồ cứu thương

-         Phổ biến : cách rõ ràng cho mọi người đều thấu đáo
+ Mục tiêu của trò chơi và cách chơi
+ Phương tiện đạt mục tiêu : dấu đường mật thư
+ Giới hạn đất chơi, thời hạn
+ Trưởng phụ trách – Hiệu lệnh : bắt đầu và tan cuộc chơi
+ Tinh thần lúc chơi : thật thà, kiên tâm, phục thiện, đồng đội…
3.      Hướng dẫn cuộc chơi :
a.      Tại mỗi trạm :

Xa nơi đông người, cần có khu đất rộng

-         Trưởng phụ trách phải tới trước để chuẩn bị
-         Để ý chấm điểm về :
+ Nhanh, vui vẽ, y phục,trình diện, kỷ luật, lễ độ, hợp tác….
+ Trả lời các câu hỏi nhanh chóng
+ Thực hiện những kỹ thuật đúng nhanh
b. Một Trưởng chủ chốt :
Phải liên lạc thường xuyên với các trạm để xếp đặt cuộc chơi được điều hòa. Cũng có trưởng theo dõi các em để đề phòng nguy hiểm (cứu thương)
4. Kết thúc trò chơi :
-         Thường chơi lớn kết thúc bằng một trò chơi mạnh
-         Để các em ít phúc bàn cãi (nếu có dấu bất hòa phải tốp ngaylại và cho tập họp lại)
-         Tuyên bố kết quả phải rất tế nhị, cần gây ý thức để các em nhắm đích cuộc chơi hơn sự cạnh tranh “được không kêu, bại không nản”
-         Họp trưởng để rút ưu khuyết điểm. Khi lắng dịu, họp các em lại để nhận định xây dựng theo mục tiêu giáo dục
V. PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI LỚN:
A.     TRÒ CHƠI KHÔNG BẮT:
1.      Trò chơi tập hợp, trạm đua và chặng đường mánh lới:
Chia các em làm nhiều phe, đi theo một lộ trình :
-         Vòng tròn rồi trở về chỗ khởi hành.
-         Hay đi thẳng tới đích điểm khác.
Trên đường, chúng gặp nhiều thử thách. Tại mỗi trạm (có Trưởng phụ trách)
a.      Chơi tập hợp : Kéo dài cả ngày (có lúc nghỉ) Theo một hay nhiều lộ trình tới một đích điểm
b.      Chơi trạm đua : Mỗi đoạn đường có những khó khăn. Tại mỗi trạm có một cuộc sát hạch
c.       Chặng đường mánh lới : Theo một lộ trình. Trên đường phải quan sát và làm vài công việc theo chỉ thị
2.      Trò chơi truy kích :
Một hay nhiều phe đuổi theo một phe hay một người (thường là nhiều). Trò chơi dứt khi bắt được hết kẻ chạy trốn, ẩn núp (lâu lâu kêu vài tiếng)
3.      Những sứ mệnh phải thi hành :
Hai hay nhiều toán đi theo một lộ trình, phải giải các mật thư để thực hiện những công tác trong đó, dấu đường hướng dẫn. Nguyên tắc: phải hạn định giờ.
4.      Trò chơi đến gần:
Để mục tiêu mà không bị lộ, hoặc để chiếm một vật đem về. Để lẩn tránh: cần nhiều cây cối chướng ngại vật, hầm hố.
5.      Chặng đường chướng ngại:
Đi theo lộ trình: Môn thi là những chướng ngại vật phải vượt qua nhờ tài khéo (ví dụ: qua suối, hố với dây chảo, chân không chạm đất. Ném trúng cầu treo…).Tránh chướng ngại nguy hiểm.
B.     TRÒ CHƠI LỚN CÓ BẮT:
- Loại này có tính chất trận chiến (chiến đấu). Loại đối thủ dễ chiếm kho tàng.
-         Các loại:
+ A chiến, B thủ + AB vừa chiến vừa tìm kho tàng.
+ AB vừa chiến vừa thủ.
+ ABC vừa tấn công vừa thủ.
1.      Cách bắt:
- Bằng miệng: gặp địch : kêu tên ; bị chết (gọi đúng số: cấm không được che dấu đi)
- Bằng tay: Vỗ vào người, giật được đuôi.
2.      Chuộc tù binh :
- Hồn sống : Phát cho mỗi người mấy hồn sống. Nếu bị chết phải nộp hồn sống. Hết phải tới trưởng xin hồn khác.
- Ai bị loại, tới bắt tay trưởng xa 200m rồi về chơi lại.
- Mỗi phe bắt được 3 tù binh, trao đổi cho nhau.
- Tù binh chờ giờ ân xá: cứ 10 phút thì thả chẳng hạn.
- Đủ 5 tù binh, ai thâm niên nhất được thả.
- Qua một cuộc thử thách được tha.
- Có nhà tù phe minh sang cứu về.
C. TRÒ CHƠI BAN ĐÊM:
 Như trò chơi lớn nhưng có ít điều lưu ý đặc biệt:
1.      Cho các em trên 10 tuổi
2.      Trưởng đi theo đội để tránh nguy hiểm.
3.      Kết bằng trò chơi nhẹ.
4.Trưởng phải có mặt luôn đề trấn tĩnh đoàn sinh nhấtlà nơi có cảnh rùng rợn.
5. Đề phòng khi hỏa hoạn, rắn cắn……
6. Dùng truyền tin (ánh sáng), dấu đường, mật thư :dễ.
7. Các đội tuyệt đối yên lặng. Chỉ dùng mật lệnh riêng.
8.      Aán định rõ ràng trường hợp dùng S.O.S.
Trong mọi kỳ trại, trò chơi lớn thường là cái gì hấp dẫn nhất, thỏa mãn trẻ nhất và có công hiệu giáo dục nhất. Nếu trưởng biết khôn khéo : chọn trò chơi thích hợp, vừa sức, hợp khả năng, có chủ đích giáo dục tốt.

Việt Nguyên