Kỹ
thuật giúp thoát chết đuối dù không biết bơi
Theo các chuyên gia,
mọi người có thể học kỹ thuật "bơi tự cứu" đơn giản sau để tự cứu
mình nếu chẳng may rơi xuống nước.
Người ta vẫn nghĩ chết đuối là do không biết
bơi. Nếu không muốn chết đuối, phải xuống nước học một kiểu bơi nào đó, ví dụ
bơi ếch, bơi sải, bơi ngửa... Thực tế, nhiều người, kể cả biết bơi, thậm chí
bơi giỏi, nhưng vì chủ quan, hoặc chuột rút, hay mắc sẵn các bệnh nào đó... vẫn
có thể bị đuối nước; và lại có cả trẻ em chết đuối ở những nơi nước nông không
bơi được như ngã úp mặt vào xô, chậu, chum vại chứa nước trong nhà.
Vì
vậy, ngoài việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống chết đuối
với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần một cách khác để phòng chống đuối nước -
một cách giúp mọi người có thể sống sót nếu chẳng may bị rơi xuống nước, dù họ
chưa hề biết bơi. Và đó là kỹ thuật “Bơi tự cứu” hay “Bơi sống sót”.
Luyện tập cách hít
thở và thả nổi rất quan trọng trong phương pháp bơi tự cứu.
Hình minh họa: Vũ
Minh Chinh, E-Bơi.
- Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm
miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, trở thành
cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
- Tiếp tục thả lỏng người để
nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt
nước, chân ở phía nước sâu.
- Dùng tay hoặc chân làm mái
chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy
người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.
- Khi chuyển động lên xuống, tới
trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước
ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm.
Với cách này, người ta có thể
tồn tại dưới nước khá lâu, chờ người đến cứu, hoặc lợi dụng dòng chảy để chuyển
vào chỗ nông hơn. Và tất cả những bước trên đều có thể luyện tập dần dần trên
cạn và có thể giáo dục cho trẻ từ khi còn ở trường mầm non.
(Theo Trung tâm E-Bơi, Hà Nội) - vnExpress