Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

SINH HOẠT ĐOÀN HTDC PHÊRÔ BIÊN HÀ MẤY THÁNG VỪA QUA


             Đoàn Phêrô – Gx Biên Hà 
             Sinh hoạt đoàn trong tháng qua và những nhiệm vụ sắp tới  .

             1/ Những công việc đã làm được: 
Sau tết âm lịch, đoàn đã tổ chức lại việc đeo khăn quàng, mặc đồng phục trong thánh lễ chiều Chúa Nhật. 
 Đoàn đã chia lại đội để dễ quản trị và sẽ thay đổi trong lần thăng cơ sắp tới. Tổ chức huấn luyện dự trưởng và ôn lại kiến thức phong trào cho tất cả các em trong đoàn. Chuẩn bị cho việc thăng cơ sắp tới. 
 Tổng kết số lượng đồng phục, khăn quàng và các công việc khác để chuẩn bị cho ngày lễ thăng cơ. 
Các em dự trưởng đang học song song lớp phương pháp dạy giáo lý do cha xứ tổ chức. Dựa theo nguyện vọng và khả năng của các em, đã phân công tốt các em vào các lớp giáo lý (cơ). 
Trong thánh lễ vọng Phục Sinh vừa qua, đoàn đã chuẩn bị trứng phục sinh để phát cho các em thiếu nhi và cộng đoàn, giúp các em và mọi người có được món quà nhỏ ý nghĩa trong đêm thánh. 
Đã phân công tốt từng công việc cụ thể cho từng huynh trưởng: tập luyện dâng hoa, trang phục, chuẩn bị hoa dâng, trang điểm,.... 

            2/ Những nhiệm vụ sắp tới: 
Tổ chức ngày lễ thăng cơ của các em. 
Tổ chức Ngày của Mẹ. 
Tổ chức sinh hoạt lại đối với tất cả các cơ. 
Phân chia lại nhiệm vụ rõ ràng cho các dự trưởng cũng như trưởng của các cơ giúp cho việc sinh hoạt cũng như quản lý các em được hiệu quả hơn. 
Tổ chức Trại hè cho các em.

                                                     Đoàn trưởng 
                                    Đoàn HTDC Phêrô giáo xứ Biên Hà 

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

PHƯƠNG PHÁP NGÀNH ẤU CỦA HƯỚNG ĐẠO

PHƯƠNG PHÁP NGÀNH ẤU

                                                                                       Tác-Giả: Trần Gia Tú
A – PHƯƠNG PHÁP SÓI CON
I. Đối tượng:
Đối tượng của chúng ta giáo dục là những em bé từ 8- 12 tuổi ( có thể từ 7- 11 tuổi vì trẻ này nay có khả năng nhận biết sự việc sớm hơn) Ở lứa tuổi này mỗi trẻ có 1 thế giới riêng song chúng vẫn mang những đặc điểm:
Tính tốt: tò mò, sáng tạo, bắt chước nhanh, tưởng tượng phong phú, mộng mơ, rộng lượng, vi tha, ủa sự công minh, ghét sự dối trá, sẵn sàng bênh vực bạn và luôn muốn thể hiện bản thân như một nhân vật lịch sử hoặc chuyện cổ tích v.v..
Tính xấu: song song với những tính tốt trẻ có nhiều tính xấu như ích kỷ, tham lam, ghen tị, dối quanh, ăn cắp vặt, tham ăn, láu cá, tính ranh, thường lôi kéo bạn bè chia phe v.v…
Giáo dục trẻ là nhằm phát huy hoàn chỉnh và những bản năng của trẻ theo chiều hướng tốt tiến đến chân, thiện, mỹ trong đời sống. dần dần tập tánh từng bước hình thành những tính tốt loại dần các tính xấu (mà những tính xấu thì bám rất chặt vào trẻ cũng như rất dễ tái phạm nhiều lần).
II. Các phương pháp giáo dục.
Một em bé ở tuổi sói con cùng một lúc nhận được 3 nền giáo dục.
1. Giáo dục ở nhà trường: Trẻ 6 tuổi các em vào lớp 1 và từ đó tiếp nhận một hệ thống chương trình giáo dục nhầm cung cấp kiến thức trong bối cảnh trường học. Ở trường các em nhận sự truyền thụ kiến thức qua sách giáo khoa từ các thầy cô. Chương trình học định sẵn, các qui tắc khô khan, kỷ luật nghiêm minh, mối quan hệ thầy trò nghiêm phép. Đây là nền giáo dục cơ bản nhầm xây dựng ở trẻ một thế giới quan khoa học và một nhân sinh quan theo cuộc sống.
2. Giáo dục ở gia đình: Ở nhà ngay từ lúc ấu thơ trẻ luôn được cha mẹ ông bà anh chị họ hàng quan tâm chăm sóc lẫn dạy bảo, răn đe. Cũng từ hoàn cảnh trẻ được nuông chiều sinh ra ỷ lại hoặc trẻ nhiễm 1 số thói hư tật xấu…
3. Giáo dục trong phong trào: trước hết phải xác nhận vai trò giáo dục trẻ của phong trào H.Đ là nhầm bổ sung, hổ trợ cho 2 nền giáo dục trên. Cụ Baden Powell đã sáng lập ra phong trào H.Đ và đề ra phương pháp giáo dục H.Đ cho cả 3 ngành Ấu, Thiếu, Tráng, cũng nhầm mục đích giáo dục trẻ tiếp đến cuộc sống tốt đẹp song với phương pháp giáo dục tùy theo đối tượng, tùy theo lứa tuổi mà cụ BP đưa ra một hệ thống giáo dục HĐ rất lý thú, hấp dẫn và rất thành công trên toàn thế giới.
III. Đặc điểm phương pháp giáo dục sói con:
Riêng ngành Ấu phương pháp giáo dục có những đặc điểm làm thỏa mãn được những điều ước muốn ở trẻ vì vậy đã thu hút rất nhiều trẻ đến với bầy.
1. Dùng bối cảnh là câu chuyện rừng xanh:
Cụ BP đã dùng câu chuyện rừng xanh của văn hào Ruyard Kipling làm bối cảnh để các sói con sống suốt đời sói con (4 năm) đầy mộng mơ, bí hiểm lý thú thỏa mãn hoàn toàn óc tưởng tượng ở trẻ.
Bằng trò chơi, chuyện kể, đi săn, các sói thỏa chí trong vai trò một sói con lanh lợi, khôn ngoan vượt qua từng nhát răng mà đó là những bước tiến dần dần tạo thành thói quen tốt một cách tuần tự, tự nhiên trong của đời sói con.
Danh từ sói đối với trẻ VN là khó chấp nhận, nên hiểu từ sói ở đây phát xuất từ chuyện rứng xanh mà gia đinh sói là trung tâm. Sói là loài vật có tính kỷ luật, đoàn kết, sống theo bầy đàn, lanh lẹ, có trật tự, luôn giúp đỡ cũng như tôn trọng các dân rừng khác và nhất là sói sống theo luật.
Sói con nghe sói già
Sói con không nghe mình.
Chuyện rừng xanh gói ghém những điều lạ lung, nhiều bài học hay, đầy nhân tính có lý tưởng giúp trẻ tiến đến cuộc sống tốt đẹp, vui tươi khi mọi dân rừng tôn trọng luật rừng, cùng đòan kết diệt kẻ thù là Shere khan, Bangdarlog.. Say mê trong vai trò sói con dưới sự dìu dắt của các sói già tinh nhanh, khôn ngoan và đáng tin cậy như Akêla, Baloo, Bagkera, Shill, Kaa…
2. Chương trình đẳng thứ và chuyên hiệu sói con:
Trong suốt 4 năm làm sói con trẻ được huấn luyện theo một chương trình nhẹ nhàng, vui vẻ, khéo léo với những bài hát ngắn, chuyện kể đời Mowgly.
Từ khi là sói giò non, sói biết bài hát chính thức sói con làm thành thạo một món thủ công, ghi sổ việc thiện có ý nghĩa sói đã được bước qua làm sói mở mắt rồi đến Ấu sinh qua chương trình đẳng thứ và chuyên hiệu. Với tài quan sát, khéo tay hay làm hoặc sưu tầm, sói đã dần dần là chủ nhân của rừng già với nhiều chuyên hiệu trên cánh tay trái. Chỉ cần vượt qua thử thách đơn giản như đi bộ 2km một mình khâu được nút áo, sơ cứu vết thương các em đã được gắn huy hiệu. Tuy thấy đơn giản như thế nhưng đối với trẻ đã là bước đầu vượt qua những khó khăn để mạnh dạn thể hiện bản thân cũng như hoàn toàn gắn bó với Bầy.
3. Sổ việc thiện:
Ta thường nói học đi đôi với hành. Ở trường có bài kiểm tra, ở nhà có lời hứa chừa bỏ còn ở Bầy việc làm bài tập là việc ghi sổ việc thiện. Đây là điểm đặc biệt nhất của phương pháp giáo dục sói con chúng ta nên hiểu việc thiện ở đây là những việc tốt, mỗi ngày làm vui lòng một người như, tự vệ sinh (nền nếp, quét nhà, giữ em v.v..không phải là những gì ghê gớm đâu nhưng đây là các việc em tự giác làm và rất hãnh diện ghi vào sổ, dần dần sói con cảm thấy áy náy chưa mở được nút việc thiện và làm được nhiều việc đáng khen hơn. Rất nhiều sói con khi lớn lên vẫn còn nhớ sổ việc thiện của mình chính việc làm đó đã giúp cho đời sống trong sạch và luôn quan tâm người khác trong xã hội.
IV. Kết luận:
Đối với phong trào HĐ, sói con chưa phải là một HĐS thực thụ. Bầy sói chỉ là một vườn thơm, là sói chuẩn vị để trẻ trở thành những thiếu sinh, một HĐS, một tráng sĩ, một hiệp sĩ giúp ích cho đời. Vì vậy Trưởng cần nghiên cứu kỹ và thực hiện đúng phương pháp giáo dục sói con.
B - TỔ CHỨC BẦY-MỤC ĐÍCH-VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BẦY TRƯỞNG:
I. Tổ chức bầy:
Bầy tập hợp từ 12- 36 em ( Bầy lý tưởng là 24 sói) chia làm 4 đàn (hoặc 6 đàn) đặt tên theo màu lông trắng, xám, đen, nâu ( có thể thêm vàng, vằn) Mỗi đàn có 1 đầu đàn và thứ đàn có nhiệm vụ giữ trật tự trong đàn. Ở Bầy sói được các sói già trực tiếp huấn luyện còn gọi là bầy Trưởng hoặc Bầy phó. Bầy Trưởng có tên là Akela, các phó bầy có tên là Baloo, Baghera, Shill, Kaa, Hathi. Bầy thuộc vào hệ thống liên đoàn hoặc đạo nhưng tự trị trong cách tổ chức Hội đồng sói già hội họp đề ra kế hoạch tháng, quí, năm theo kế hoạch của liên đoàn hoặc đạo. Các sói đầu đàn, thứ đàn chỉ giúp sói già chăm sóc các sói sơ sinh, còn vụng về, giữ trật tự trong đàn vì vậy có thể luôn phiên các sói trong đàn làm vai trò này để từng bước hình thành tính lãnh đạo ở trẻ (giáo dục tính khí).
Các sói già cùng nhau chăm sóc bầy có sự phân công phối hợp nhịp nhàng cùng xây dựng bầu không khí vui tươi hấp dẫn, sói luôn gắn bó với bầy và yêu thương các Trưởng.
Sau mỗi buổi họp bầy thường có buổi họp sói già để chuẩn bị cho công việc sắp tới.
II. Mục đích: Việc giáo dục sói con nhằm đạt được 2 mục đích sau đây:
1. Mục đích gần: Như ta đã biết sói con đang ở độ tuổi còn non nớt, luôn được cha mẹ che chở đồng thời trẻ cũng muốn sinh hoạt với bạn cùng lứa tuổi. Vì vậy để thành công việc giúp trẻ khôn lớn dần thì chúng ta cũng cần xây dựng như một gia đình hạnh phúc. Cách huấn luyện nhẹ nhàng, vui vẻ vừa dìu dắt vừa dạy bảo sẽ rất hấp dẫn các trẻ. Các sói con dần dần từng bước thể hiện mình qua việc chuyên cần học hỏi, ham muốn hoạt động, hăng hái thi chuyên hiệu với một tinh thần tự nguyện và vui tươi.
2. Mục đích xa: Chúng ta biết Bầy chỉ là một vườn ươm, sói con là những bông hoa tươi xinh, việc giáo dục sói con nhằm chuẩn bị cho trẻ trở thành những HĐS hoàn chỉnh sau này. Tuy đời sói con ngắn ngủi nhưng là những ngày tháng đầy vui tươi và là những bước tiến vững vàng cho những phẩm chất tốt đẹp theo đúng lý tưởng HĐ.
III. Vai trò và trách nhiệm của Trưởng ở Bầy:
Khác với thiếu trưởng, tráng trưởng khi huấn luyện đều qua phương pháp hàng đội tuyệt vời của phong trào HĐ, các Trưởng ở bầy phải trực tiếp huấn luyện, săn sóc, và chăm dắt các sói con từ sói sơ sinh, giò non, mở mắt đến Ấu sinh. Bầy luôn luôn có sói sơ sinh, thường xuyên có lễ tiễn sói lên đoàn. Sói con lại cần lưu tâm từng lúc từng nơi nên các trưởng ở Bầy như là người thân trong gia đình là chỗ dựa đáng tin cậy của từng sói con.
1. Đối với bầy: Akela là sói già đầy kinh nghiệm, tài năng, đáng kính song không vì thế mà Bầy trưởng có vẻ mặt hình sự khiến các sói xa lánh. Mỗi buổi họp Bầy câu chuyện Akéla trong tiếng rống lớn phải được chuẩn bị kỷ lưỡng để tránh trùng lập hoặc giống như giờ giáo huấn ở trường hoặc lời răn đe ở nhà. Bầy trưởng luôn năng động dùng nhiều hình thức như kể chuyện, trò chơi, đố vui, ca hát để đưa đề tài giáo dục của mình đến với sói con. Nói tóm lại Bầy trưởng phải có tâm hồn trẻ trung vui vẻ.
Bầy Trưởng phải luôn là người chỉ huy nhân hậu, thương yêu các sói trong bầy và cũng được các sói thương yêu kính mến.
2. Đối với phụ tá: Ở Bầy sự kết nối giữa các sói gìa rất cần thiết. các sói già cùng thực hiện chương trình có sự phân công, nhịp nhàng là do Bầy trưởng có óc tổ chức, biết dùng người và có khả năng lãnh đạo. Bầy trưởng phải luôn quan tâm đào tạo người thay thế mình, bên cạnh sự dẫn dắt, truyền kinh nghiệm là một tình huynh đệ chung thuỷ luôn tôn trọng lẫn nhau. Khi Bầy trưởng tập họp được nhiều phụ tá thì lực lượng sói già hùng hậu, chắc chắn sói con sẽ được nhiều mồi ngon. Và điều chắc chắn là Bầy trưởng phải mẫu mực trong hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ để làm gương.
3. Đối với phụ huynh: Các sói già nói chung, Bầy Trưởng nói riêng cần giữ mối quan hệ thường xuyên với phụ huynh để kịp thời phối hợp trong việc sửa sai, nốn nắn sói hư, hoặc được biết những tiếng bộ đáng khen của sói con. Lực lượng phụ huynh cũng đáng để các trưởng đề đạt những yêu cầu giúp đỡ tiếp tay việc kiểm tra việc ghi sổ việc thiện hoặc các phương tiện khi Bầy cần đến. (nên tổ chức hội cha mẹ của bầy)
4. Đối với chính mình: Mỗi trưởng là một con người ngày càng tiến bộ, ngoài việc từ rèn luyện các khả năng cần thiết như ca, múa, kể chuyện, thủ công, sưu tầm…Trưởng cần phải thường xuyên dự các trại Huấn luyện nhất là các trại Huấn luyện ngành Ấu. Việc cập nhật thông tin, báo chí về tin tức HĐ giúp Trưởng có thêm kinh nghiệm cho công cuộc lãnh đạo của mình. Điều cần thiết nhất là các Trưởng ở Bầy luôn xác đinh vai trò sói già của mình trong Bầy để biết vai trò và trách nhiệm của mình.
5. Đối với phong trào HĐ: Các Trưởng ở Bầy hay Bầy Trưởng đều là những HĐS đã được phong trào Huấn luyện và giờ đây lại Huấn luyện thế hệ đàn em để phong trào luôn luôn phát triển xứng đáng la phong trào các ích cho thế hệ trẻ ngày nay. Chúng ta cũng gắng sức trong vai trò, trách nhiệm của mình để không phụ lòng các trưởng đàn anh đã dìu dắt chúng ta. Lúc này đây trong mọi nơi, mọi lúc ở hoàn cảnh khó khăn, chúng ta cần trung hậu với phong trào HĐ. Tinh thần “giữ lửa” của anh, chị, em HĐS khắp mọi miền đất nước cũng là điểm sáng của nhũng mần sống tinh thần phong trào HĐ vẩn sống mãnh liệt, các Trưởng trẻ tiếp nhận sự huấn luyện đầy đủ đúng đắn theo mục tiêu đào tạo do cụ BP đề ra. Rồi sẽ truyền tại lại có thế hệ kế tiếp.

Những đề nghị sau khi giảng khóa.
Trưởng hãy nêu ra cách giáo dục sói con về tính tham lam.
Hội luận: Nên chăng có một bối cảnh khác và thay sói là một sinh vật khác.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022

PHƯƠNG PHÁP ẤU HÙNG ẤU DŨNG

 


PHƯƠNG PHÁP

ẤU HÙNG  -  ẤU DŨNG


VỚI NHI ĐỒNG

 

Các bạn yêu thương các nhi đồng 6,7,8 tuổi, nhưng cảm thấy cần phải hiểu biết chúng hơn và phải biết làm gì với chúng để giúp chúng lớn lên và phát triển trong tinh thần công giáo .

Những trang sau đây giúp các bạn hiểu biết nhi đồng, trình bày những kỹ thuật giáo dục thích hợp tuổi của chúng và đề nghị một phương pháp đòi hỏi nhi đồng tham gia sự đào tạo một cách linh hoạt .

Phương pháp này nhắm mục đích :

         -  Giúp tất cả mọi trẻ cần gặp những trẻ khác cùng tuổi để chơi, hát, nhảy, nghe kể chuyện và học biết Thiên Chúa .

         -  Chuẩn bị các Ấu Hùng và Ấu Dũng thành những Hùng Tâm Dũng Chí .

Mong quý Trưởng sẽ là nguồn vui sướng và phát triển  của các nhi đồng .

                                            

                                                              Bàn giấy Ấu Địa phận Huế

  

CHÚNG TA NHẬN THẤY

 

1) Nhi đồng 6,7,8 tuổi cần gặp những đứa bé khác đồng tuổi để phát triển về phương diện bản thân cũng như xã hội .

2) Những điều kiện xã hội hiện thời thường đưa các bà mẹ đi làm việc ngoài gia đình và trẻ con ra khỏi gia đình sớm hơn trước .

3) Phong trào HTDC thành lập cho thiếu nhi, nhưng có nhiều nhi đồng cũng đến dự các buổi họp đoàn . Vậy phải liệu cách chăm nom chúng để đáp ứng nhu cầu .

 

CHÚNG TA QUAN SÁT  

Ở đây không phải vạch lại những định lệ tâm lý chung của trẻ con nhưng quan sát cách riêng hành vi cử chỉ của các trẻ em 6,7,8 tuổi . Đây là thời kỳ chuyển tiếp, vì trong giai đoạn này trẻ bắt đầu lý luận.....đây là tuổi mà người ta thường gọi là  “ tuổi  khôn  “.

Từ sinh ra và suốt cả tuổi nhi đồng, đứa bé không chỉ là một cái ống dẫn thức ăn .

Nhi đồng là một thần kinh hệ đang hình thành

một cảm giác đang dậy

một trí khôn đang mở ra

Nhi đồng là một nhân vật đặc biệt và duy nhất

với truyền thống

tâm tính

lịch sử tình cảm

lịch sử xã hội

Nhi đồng là một linh hồn được tạo nên giống hình ảnh Chúa .

  

Cho đến 3 tuổi 

Trẻ con khám phá vũ trụ bằng giác quan,

nó tập đi,

bắt chước các cử chỉ và thái độ

nhái lại cái thế giới trước mắt

chơi các trò chơi xây dựng rồi đạp phá .

Đây là thời kỳ duy lợi cảm giác .

 

Đến 6 tuổi 

Trẻ con chia thế giới là hai hạng : điều vui thích và điều đáng ghét . Những phản ứng liên quan tới thế giới riêng của nó  : trẻ con lúc này vị kỷ . Nó chơi một mình giữa những đứa bé khác .

 

Từ 7 tuổi 

Trẻ con có khả năng luận lý , mở mắt nhìn đời, thu hoạch kinh nghiệm, thí nghiệm . Giai đoạn này trẻ con không thường . Nó thay đổi : răng sữa không còn, phát triển về mọi phương diện .

Nó muốn lớn  -----    hiểu biết  ------   khám phá 

Từ 6 tuổi, trẻ con muốn người ta xem nó như  “người lớn” không phải đối xử như con nít nữa  . Nó đi học, mặc quần dài, biết bênh đứa nhỏ hơn .....

          - Về phương diện sinh lý : nó lớn, có khi bị khủng hoảng vì mau lớn, nên mệt nhọc  ; nó ưa thử sức : chạy, nhảy, hò la to tiếng .....

          - Về phương diện xã hội : ngoài gia đình, nó còn khám phá ra khu phố trường học , đoàn hội .... làm cho nó tiếp xúc với những trẻ con khác miễn là nó có một chỗ trong cuộc chơi  .

         - Về phương diện tình cảm : nó muốn thoát khỏi tình trạng ấu trĩ , nhưng tự mình không vững, do đó sinh ra nhút nhát . Nhưng nếu gặp được chỗ tựa, một người thúc đẩy , nó tín nhiệm và tiếp xúc để thoát bỏ “cái ấu trĩ”. Đứa bé bớt vị kỷ dần dần .

        - Về phương diện trí năng : nó thường đặt câu hỏi :” vì sao”, để tìm hiểu người và vật chung quanh . Trí khôn và lý luận phát triển và đi sâu vào các vật bằng những câu hỏi cụ thể, như :

“ Làm sao có đấy ?”

“Nó ở đâu đấy ?”

Điều này làm cho trẻ nhận xét, kết luận .

Ở trường, trẻ học đọc, học viết, học tính .

       - Về phương diện luân lý : lương tâm trước là lương tâm xã hội . Nó tự hỏi “điều này cha mẹ có cho không ? điều này thày giáo cho phép không ? “ Và cái gì cấm tức là điều xấu . Dần dần, với sự tiếp xúc với bạn bè, nó phân biệt tình cảm khỏi luân lý, uy quyền khỏi các lề luật luân lý . Nhưng sự vâng lời vẫn còn kéo dài nhiều tháng, vì trẻ cho đó là cách làm thiện hay ác . Đối với trẻ, vâng lời còn là cách tỏ ra yêu mến cha mẹ, thầy dạy .

Nhiệm vụ của nhà giáo dục là giúp trẻ phân biệt uy quyền với lương tâm, có một ý niệm đúng về điều thiện và điều ác , và với những biến chuyển đời sống đào tạo một lương tâm chân chính .

         - Về phương diện tôn giáo : đứa bé trong sạch và hăng hái tự nhiên . Nó thấy cần quên ý riêng để làm đẹp lòng người mà nó thương . Nó mê say đi tìm cái gì đẹp đẽ, cao cả, kỳ diệu . Nó muốn thấy Chúa với tư cách một người Cha nhân từ, nhưng cao sang, vì trẻ muốn được nương tựa vững vàng . Do đó sinh ra tinh thần thờ phượng .

Tất cả  những điều này, cần có một người cụ thể hóa ra và truyền thông tín thư của Chúa cho chúng nó .

  

LỜI CHÚA KYTÔ 

“ Nước Chúa là của con trẻ và của những ai nên giống chúng “.

Vì tâm hồn trẻ em cởi mở, đầy tín nhiệm, sẵn sàng thờ lạy ;

Vì suốt đời chúng phải lệ thuộc, không tự lập được, nên chúng không có ý nghĩ tự phụ, chúng không quên lời  “ Không Ta, các con không làm nên việc gì “;

Vì trẻ không tính toán so đo, chúng sẵn sàng cho người chúng thương yêu mọi sự .

“ Khốn cho kẻ nào làm gương xấu cho trẻ “

Vì làm tổn thương sự trong sạch của một tâm hồn là lỗi nặng ;

Vì chúng yêu đuối, nhỏ dại, chưa có gì để bênh vực khỏi sự dữ chung quanh vây hãm .

“ Hãy để trẻ đến với thầy “

Vì chúng cần có một bầu không khí thuận tiện để gặp và đón Chúa ;

Vì chúng cần có những chứng nhân trong đời sống.... những người chúng thương .

  

PHƯƠNG PHÁP ẤU HÙNG ẤU DŨNG 

Phương pháp Ấu muốn :

- Tôn trọng trẻ và bản lĩnh sâu xa của nó ;

-  Tôn trọng tuổi thơ và các định luật .

Do đó , phương pháp nhằm giúp trẻ tham dự một các hoạt động và tích cực vào việc giáo hóa .

Như thế phương pháp linh hoạt

- Làm cho trẻ sống trong bầu không khí công giáo, đầy yên tĩnh, thư thái,  vui vẻ .

Trẻ có thể có :   

            * thiện cảm với các HTR êm ái, vui tươi, nhã nhặn, dễ tín nhiệm ;

            * thiện cảm với các trẻ khác, vì dễ gặp nhau ;

            * thiện cảm với đoàn, vì tất cả đều trật tự và mở tay đón nhận .

Trẻ cảm thấy

      * tự do ở “TỔ “ của mình cũng như ở nhà  ;

      * có bản lĩnh trong một hoạt động đoàn thể;

      * được tiếp xúc tự nhiên với Chúa :

              *- nhờ những cử chỉ tôn giáo

              *- nhờ những truyện đạo, như cuộc đời Chúa Giêsu, các thánh ...

              *- nhờ những cố gắng,

*- Nhờ cách sống của các trưởng,

*- Nhờ tinh thần công giáo thấm nhuần mọi hoạt động,

*- Nhờ sự cầu nguyện bộc phát .

- Làm cho trẻ có một cảnh vực phong phú, đáp ứng các nhu cầu trong bình diện làm người và làm người công giáo .

Tất cả mọi thiếu nhi đều có những nhu cầu sinh hoạt giống nhau sự chú tâm hay đòi hỏi trước một vấn đề ấy là sự bộc lộ nhu cầu . Sự khác biệt là do giới, tính tình, cảnh vực, gia đình, tôn giáo, v.v...

  

NHU CẦU CỦA TUỔI NHI ĐỒNG 

Là tuổi rất hoạt động

1) Nhu cầu máy động :

Để điều hòa các cử động, thân thể; để ổn định thần kinh; để phô trương sức mạnh .

Do đó phải đòi hỏi :

     - những trò chơi máy động, như chạy, nhảy ,

     - thiên nhiên ( cây để trèo, bò, để nằm  v..v..)

     - thú vật ( để chạy bắt...)

2) Nhu cầu tập dượt giác quan : xem, sờ , nếm, nghe ....

Do đó đòi hỏi :

     - đất  ( để đào nặn v.v...)

     - nước ( để múc đầy, đổ ra .....)

3) Nhu cầu biết các sự vật : trẻ ưa nhìn ngắm, tháo mở, làm lại để tìm hiểu, giải thích các bí nhiệm; trẻ thích phát minh, tưởng tượng .

Do đó đòi hỏi :

- những đồ chơi máy móc

- cây cỏ

- truyện vui, màu sắc

- trò chơi nhỏ đơn giản

- thu góp những đồ vật như của quí .

4) Nhu cầu hiểu các vật: chúng nó bắt chước, như chơi làm cha mẹ, buôn bán  v..v...

Do đó đòi hỏi :

     - những trò chơi bắt chước người lớn

     - những trò chơi hóa trang  .

5) Nhu cầu bản lãnh : để tỏ minh ra có địa vị, có thể hữu ích .

Do đó đòi hỏi :

     - trò chơi tập thể, mà ai cũng có phần việc

     - tham gia việc người lớn, như quét, dọn đồ đạc

     - làm thủ công

6) Nhu cầu ổn định

Trẻ con lớn lên là  đi từ một trạng thái này sang trạng thái khác . Những thích ứng chỉ có thể  thực hiện khi đứa bé được ổn định .... nghĩa là nó có thể liên kết với điều được biết và thực tế .

Do đó đòi hỏi :

     - trò chơi, mà khi chơi thì cảm thấy thong thả vì chính chúng nó chọn lựa, vì chúng có thể giữ được tiết điệu có thực hành ở đây mà không thể làm nơi khác .

- những Trưởng bình tĩnh, vui vẻ, nhã nhặn, tín nhiệm .

- nơi tập họp hấp dẫn mà chúng thích đến ,

- những truyện ( bắt đầu từ những việc thông thường để đưa đến chỗ chưa biết )

- một tình thương đối với Chúa là Cha, là Đấng bảo trợ .

7) Nhu cầu tiết điệu

Tiết điệu thân thể : trẻ đưa chân, đập cửa .... cách vô thức .

Do đó đòi hỏi :

     - các vũ khúc , múa .

     - bài hát có nhịp .

     - trò cơi có điệu , có nhịp

     - tiết điệu tâm lý : trẻ có tiết điệu sống khác đời người lớn ; phải có không khí bình tĩnh, thong thả,  thư thái . Trưởng phải biết đi theo hơn là hối thúc .

Do đó đòi hỏi :

- những hoạt động yên tĩnh, linh động nhưng không kích thích, thời giờ nghỉ dưỡng .

8) Nhu cầu chiêm ngắm ;

Trẻ hoạt động vì đó là điều tốt, nhìn xem vì đẹp . Không nên lạm dụng lòng quảng đại của trẻ mà làm cho chúng mệt nhọc .

Do đó đòi hỏi :

- tìm hiểu cảnh vật do Chúa dựng nên,

- gia đình và nếp sống ở đó,

- những điều kỳ diệu, xinh đẹp : hình ảnh, truyện hay, kinh nguyện .

9) Nhu cầu siêu nhiên .

Bất cứ tuổi nào cũng có một tiềm lực đẩy lên Đấng Thần Linh . Hơn nữa, bởi phép rửa tội, đứa bé công giáo mang trong mình mầm sự sống Thiên Chúa và các nhân đức về Chúa  . Bộ máy siêu nhiên đó cần phải chạy . Trẻ cần lên đến tận Thiên Chúa , nhờ Chúa Kitô ; cần sống trong tình yêu .

Do đó đòi hỏi :

- cầu nguyện, thờ lạy...

- những cử chỉ đạo đức,

- chơi bắt chước các tổ chức phụng vụ

- đối thoại với Chúa .

 

ĐÁP ỨNG NHỮNG ĐÒI HỎI 

Những hoạt động

 

Trong các hoạt động, chúng ta sử dụng những kỹ thuật giáo dục, nhưng phải thích ứng với tuổi nhi đồng, lấy những mùa phụng vụ, thời tiết và những cơ hội có tính cách long trọng làm trọng tâm .

Phải luôn luôn đi từ cái thực tế và nhằm lọi ích cho chính đám trẻ đến TỔ .Nên nhớ rằng có lúc chính chúng ta phải khơi dậy những điều cần thiết cho chúng, chứ chính mình chúng thì ít khi đòi hỏi .

Vì sao những trẻ 6,7,8 tuổi đến TỔ ?

Chúng nó đến

- để chơi, nghe thuật truyện, hát, múa, làm thủ công ....

- vì biết rằng ở đây sẽ gặp nhũng người quen, những người anh, người chị dễ thương, những người bạn đáng mến,

- để học biết Chúa .

 

CHÚNG ĐẾN ĐỂ CHƠI

Đối với trẻ chơi là sống ....

Chính khi chơi chúng tỏ ra bản lĩnh nhất

Chúng cảm thấy thong dong

Chúng thu nhập, đồng hóa và thích nghi .

Trò chơi là tất cả hoạt động của chúng, vì chúng thích . Chúng đem cả thân xác, cả lòng trí vào đó, vì cảm thấy yên thân và khám phá được nhiều điều .

Các trẻ đến sân, tổ chức chơi với nhau nhiều trò ( tự bày, thường quen hoặc theo mùa, như buôn bán, nhảy dây, đánh bi....). Trưởng tôn trọng các trò chơi tự do ấy, tham dự vào và để chờ những em đi trễ . Đoạn tập họp chúng lại và đề nghị những trò chơi có tổ chức và tập thể, mỗi người phải tham dự .

  

CHÚNG ĐẾN ĐỂ NGHE TRUYỆN 

Trẻ lối 7 tuổi tin ở cái gì kỳ diệu, thần bí . Sau tuổi khôn chúng bắt đầu đi tìm cái gì cụ thể, có bằng chứng . Đây là tuổi của truyện thần thoại và hoang đường . Những dụ ngôn trong Phúc âm chẳng hạn sẽ làm chúng say mê . Lời thuật phải dễ hiểu, có hình ảnh .

Truyện có thể bắt đầu hay kết thúc một trò chơi,

      - để giải thích một bài hát

      - là nguồn tưởng tượng trình diễn một vở kịch

      - nhưng trước nhất phải là nguồn vui và tạo cơ hội khám phá .

  

CHÚNG ĐẾN ĐỂ HÁT VÀ MÚA

Những bài hát phải vắn, đơn giản, sống động, vui tươi . Đừng quên những bài hát đạo có giá trị vui tươi, biết ơn và thờ phượng . Biết rằng tập là trẻ hát được ngay tử tế, nhưng điều chính là mang lại vui tươi và phát triển cá nhân mỗi em .

Trẻ cũng rất thích múa nhẩy, vì có hương vị tiết điệu nhịp nhàng, có thể máy động ở trong đoàn . Vũ khúc cũng như điệu múa phải đơn giản và vui .

  

CHÚNG ĐẾN ĐỂ PHÁT HUY BẢN LĨNH 

Lời nói không phải là phương thế độc nhất để phát biểu . Bất cứ ai cũng đều biết biểu dương con người  của mình bằng ngũ quan .

* Nơi trẻ, tay là một cơ quan trọng hệ . Bằng thủ công, trẻ đồng hóa các điều khám phá được khi đi chơi, khi nghe thuật truyện, khi hát . Chúng dùng tay để nắn hình, để họa cảnh để cắt giấy .

* Bắt chước cũng là một việc thường quen nơi trẻ con . để nói, trước tiên phải bắt chước bà mẹ, vú em .... Bây giờ chúng vẫn còn thích làm như thế để bắt chước, để quan sát, để tưởng tượng .

Để giúp trẻ phơi bày khả năng, chúng ta nên liệu cho chúng những việc cần như giấy vẽ, bút chì màu, giấy màu, kéo, keo, cát, nước đất sét, dây, vải vụn , v.v...

  

CHÚNG ĐẾN ĐỂ XEM HÌNH 

* để xem các trang báo có hình ảnh  . Sao không liệu có những báo ấy ?

* để xem những hình đẹp bằng ánh sáng : rọi hình, chiếu bóng .

* để xem những hình nổi, sao không cho chúng diễn kịch ?

* để nghe những âm thanh : có máy hát thì tốt .

  

CHÚNG ĐẾN ĐỂ THOÁT THÂN 

* đi vào rừng, đi ra đồng, thở không khí trong lành, tiếp xúc với thiên nhiên .

* đổi chỗ cho khỏi nhàm chán .

Nên nhớ rằng thiên nhiên là khung cảnh Chúa quan phòng để giúp trẻ dễ tìm biết Chúa, dễ cầu nguyện .

  

CHÚNG ĐẾN ĐỂ HỌC BIẾT CHÚA VÀ MẾN CHÚA

 Tự nhiên trẻ thích bầu không khí công giáo của TỔ . Chúng thích :

* các truyện, các bài hát, những trò vui, làm thủ công về Kinh thánh...

* các cử chỉ tôn giáo, nhất là các lễ nghi ,

* những cố gắng làm vì tình yêu .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

SINH HOẠT CHÚA NHẬT 3/4/2022 CỦA XỨ ĐOÀN DON BOSCO QUẢNG NGHỆ-HỮU PHƯỚC-ĐỨC MỸ

 


Sinh hoạt của đoàn HTDC Donbosco giáo xứ Quảng Nghệ - Hữu Phước - Đức Mỹ chiều 3/4/2022:
    1/ Chào cờ, nhắc nhở đầu giờ.
                2/ Phân cơ, chia về sinh hoạt các lớp.
                    3/ Tập trung sinh hoạt trò chơi cuối giờ.
                                                4/ Nhắc nhở về việc tham dự thánh lễ và nhắc nhở không tham gia sinh hoạt trong 2 tuần tiếp theo, 
                                       lí do: tham dự đại hội giới trẻ giáo phận và lễ Phục Sinh.
Đặc biệt trong buổi sinh hoạt tuần qua  Chúa nhật ngày 3 tháng 4 năm 2022:

             1/ Các em nhỏ được tập vẽ về chủ đề: "Giờ chào cờ Hùng Tâm Dũng Chí". 
                  2/ Được học thêm về điều thứ 3 và thứ 4 trong 12 điều tâm niệm. Cùng chia sẻ và học thuộc lòng.
                 3/ Tổng sĩ số tham dự sinh hoạt đã lên đến 40 người và đang có xu hướng tăng cao, nhờ công tác truyền thông và các em cùng chung tay kêu gọi bạn bè tham gia tích cực vào phong trào.

-Đoàn trưởng-
Nguyễn Vũ Hải











Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

ĐƯỜNG ĐI KHÓ ..... (*)


                                               
"Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi,
                                                                mà khó vì lòng người ngại núi e sông " 
                                                                                                NGUYỄN THÁI HỌC 

            Ở đời này, chúng ta đều gặp khó khăn . Có người biết xử trí, có người không . Tất cả những ai đã thành công đều có thể trả lời cho các em về vấn đề này . “ Gặp khó đừng lùi - cứ dấn bước đi “. Đúng thế, đó là phương sách duy nhất . Nếu các em tự nhủ :” Ngày mai, hay tuần tới sẽ đủ thời giớ “, hoặc nếu các em nói :” Không cần làm gì cả, cứ thủng thẳng rồi tính “ hoặc nếu các em bảo :” Mình sẽ làm việc gì khác thay “. thì các em sẽ thấy mình chẳng đi đến đâu cả . Các em không tập chơi vĩ cầm đang khi muốn đá banh thạo . Các em ra ngay sân cỏ và đá . Đó là phương pháp duy nhất . 
           Đây là một câu chuyện chứng minh một em bé gặp khó khăn đã tiến bước và thắng vượt thế nào . Em này ban đêm thường mơ ma đè . Đêm nào em ấy cũng mơ có một con hổ nhào tới khi em vừa thiu ngủ . Thế rồi em ấy hét lên và thức luôn đến sáng, không ngủ được nữa . Em ấy ngày càng xanh xao gầy còm , đến nỗi cha mẹ đâm lo , đi mời bác sĩ . Bác sĩ bế em vào lòng và nói :” Em đừng có sợ con hổ ấy . Tôi biết con hổ đó quá rồi . Ngày trước nó sống trong rừng với hổ bạn rất sung sướng, vui vẻ . Thế rồi có một người đến săn và bắn chết hổ bạn của nó . Từ ngày ấy, con hổ đi lang thang trong rừng một mình . Những con vật khác sợ nó và nó sợ người ta . Đôi khi nó chạy ra ven rừng, nhưng khi thấy bóng người là nó lại chạy vào rừng . Thế rồi một hôm nó thấy em chơi banh . Em không có vẻ dữ như những người khác . Nó muốn làm bạn với em, nên nó chồm tới để gặp em . Nhưng em chạy mất, mặt tái mét vì sợ hãi . Con hổ vẫn cô độc . Tối nay , hễ nó đến gặp em thì em cứ nói với nó thế này : “ Chào anh, tôi không biết anh muốn làm bạn với tôi “. Rồi ném trái banh đi , con hổ sẽ đi tìm và mang về cho em . Lúc ấy em có thể xoa đầu nó, vần nó đi, vần nó lại và tha hồ nghĩ ra đủ mọi cách chơi với nó ".  
           Đêm ấy, em bé rất sốt ruột muốn đi ngủ . Em ngủ được sớm hơn mọi đêm và cha mẹ em nhìn em ngủ tự hỏi không biết cái gì đã xẩy ra . Ông bà thấy mặt em gân guốc . Những ngón tay nắm vào nhau thật chặt , Em đang chiến đấu . Rồi ông bà ta lại thấy em thoải mái và bàn tay nhỏ bé của em bắt đầu vuốt ve, đập nhè nhẹ lên cái mền . Em đã gặp con hổ và làm bạn với nó . Đó là cách duy nhất xử trí với những khó khăn . Cứ tiến bước đón những khó khăn ấy . 
            Tại một tỉnh ở Âu Châu, có một tượng thánh . Thánh nhân đứng, đè bẹp dưới chân một con quạ cứ kêu hoài :” Mai hãy làm, mai hãy làm “ . Nhưng thánh nhân đang nghe con chim phượng hoàng đậu trên vai ngài và kêu :” Làm hôm nay đi, làm hôm nay đi “ 
. ........... 
            Các em nên cân nhắc, xử trí thế nào để giải quyết vấn đề như em bé gặp con hổ - giáp mặt liền và với một niềm tin tưởng . 

                                                                   ( Trích trong sách ĐỒNG CỎ NON ) 

 (*) Tựa đề do chúng tôi đặt .