Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

CHIỀU CUỐI NĂM



NÉN LÒNG

Cứ rơi cho hết đi
Những tờ lịch cuối cùng!
Cứ vui cho hết đi
Đừng nhấm nhẳn, bâng khuâng!
Đời ta rồi cũng thế
Tựa lịch đóng vào tường
Rơi mà không toại ý
Những lát mỏng tháng năm…
Dù lòng ta có muốn
Kéo dài những si, sân
Thì ngoài kia sương xuống
Đủ nhão nhoẹt hố tham!
Dù môi ta mạnh miệng
Cũng chỉ là dự phần
Vào liu riu bếp lửa
Những tranh chấp nhọc nhằn…
Ta chỉ là tờ lịch
Chờ về cõi lãng quên
Cần chi mà mải miết
Với lụy phiền, đảo điên?

LAM TRẦN 29.12.2015

CHIỀU CUỐI NĂM
Đẹp trai như Sang mà ế vợ quả là điều khó tin, vì thật ra, anh chỉ vừa bước vào tuổi 35 được ít ngày. Nhất là chẳng ít mỹ nhân …ngấp nghé anh mà anh chưa bao giờ trả lời bằng hơn một nụ cười mỉm! Anh cũng thừa biết rằng đến tuổi này mà chưa có gia đình thì cũng được kể là khá muộn. Nhưng biết làm sao hơn vì lòng anh bây giờ vốn đầy nghi hoặc về một tình yêu êm đềm! Chuyện anh và Nữ không êm đềm sao trước mặt những người cùng dạy trong ngôi trường ấy? Tất cả đồng nghiệp đều so sánh anh và cô ấy với thậm chí hai vì sao sáng nhất trên trời cơ mà! Chính anh cũng thế, anh từng run rẩy khi lần đầu nắm tay cô. Chính anh đã tưởng có thể chết cả cuộc đời mình trong ánh mắt giai nhân ấy. Chính cả ông hiệu trưởng cũng chuẩn bị cho một ngày đôi uyên ương này làm đám cưới. Anh dạy toán, cô dạy văn. Hai nhà giáo lấy nhau thì hẳn gia đình này sẽ thành một ngôi trường ấm cúng. Trong nghĩ suy, trong ánh mắt, và trong cả mặt trời, thì họ quả là đôi hoàng tử-công chúa đã dành cho sẵn cho nhau từ thuở nào rồi kìa…
 Một lần anh đến nhà cô, nơi cha mẹ cô dành cho cô một gian phòng rộng rãi để cô dạy thêm cho mấy đứa học trò. Hôm ấy là cuối tháng, ngày mà cô được các phụ huynh trả học phí sau một tháng cô vất vả kèm con em mình. Đã hết giờ dạy, và hai người đã hẹn nhau sẽ đi ăn tối như thói quen mỗi tuần. Nhất là hôm nay, anh sẽ bàn bạc với cô về những chi tiết của ngày cưới sẽ đến. Trong phòng, ngoài anh ra, chỉ còn một cô bé học trò. Nhìn mặt nó tiu nghỉu, anh biết cô đang rầy la nó chuyện gì đó. Dù đang xem tờ báo, nhưng anh nghe rõ mồn một lời cô nói với nó qua kẽ răng:
_Em phải biết rằng, cô không có dạy…chùa nghe chưa…
Nó thu mình trên ghế, mắt cụp lại, nghe thêm những lời mà anh chưa hề nghe cô nói bao giờ trong những lần gặp nhau :
_Nếu không có tiền, thì bảo với bố mẹ em rằng, cô không dạy nữa! Sao mà lỳ quá vậy?
Anh liếc nhìn đôi mắt đẹp của cô đang nảy lửa. Anh thấy cô hoa tay, hoa chân khi nói với con bé với những ngôn từ không phải của một cô giáo, mà là của một bà bán cá xấu nết nào đó ngoài chợ.
Cả buổi đi chơi tối hôm đó, tự nhiên cả hai ít nói hẳn. Cái bực bội trong cô, làm như lây cả vào không khí giữa hai người! Một chút suy nghĩ vớ vẩn của anh cũng khiến anh cảm thấy tốt hơn là chưa vội nói đến chuyện cưới xin. Họ nắm tay tạm biệt mà thấy tay bạn mình lạnh lẽo, cho dù cả hai đều cố ghì lại bàn tay ấy trong tay mình. Lần đầu sau nhiều buổi đi chơi, họ chẳng hề hôn nhau đắm đuối!
Anh nhờ người đưa tiền cho cô bé, để nó có thể trả tiền học cho Nữ cho suốt cả năm học, vì thật ra, Nữ là giáo viên rất giỏi môn này.
Chuyện chỉ có vậy, mà anh xin chuyển trường để khỏi phải trả lời những câu hỏi của cô về việc anh chẳng còn muốn đi chơi với cô, về việc cưới xin giữa hai người mà anh chẳng còn nhắc đến nữa. Nghĩa là, tình yêu đã chết yểu trong trái tim anh!
Rồi mẹ anh qua đời! Mọi người đều đến với anh, trừ Nữ! Có lẽ, cô mong đợi một chút gì đó thiết tha từ phía  anh, để tình yêu lại nối giòng dang dở! Và giả như cô cứ đến với anh, như ít ra phải đến vì nghĩa tử là nghĩa tận, thì có lẽ trái tim anh biết đâu lại bồi hồi mà đôi bờ lại gặp nhau…
Thế là họ vĩnh viễn mất nhau. Và niềm tin vào tình yêu đã dần khô khốc đi trong tim người giáo viên dạy toán ấy! Rồi cuộc sống tuy khô khốc ấy vẫn tiếp diễn trong ngôi nhà cô đơn của anh. Lũ học trò là niềm vui duy nhất mà anh có được qua suốt bao tháng ngày. Có lần, anh mua vé số chỉ vì tự nhiên muốn mua thế thôi. Ai ngờ, tấm vé số ấy lại thành một bữa đãi đằng cho lũ học trò với nào chè, nào cháo inh ỏi cả gian nhà vốn chỉ nghe tiếng loạt soạt của giấy, và tiếng anh ồn ã giảng bài cho những đôi mắt tròn xoe. Mua một lần là mua hoài, vì anh bị mời hoài. Và cũng vì lần trúng số tuy nhỏ nhỏ ấy, anh cũng không quên dúi vào tay cô bán vé số “chút đỉnh gọi là”, chỉ vì anh nghĩ người ta nghèo mới đi bán vé số…
Xui cho anh, là chẳng bao giờ anh trúng số nữa! Mà học trò anh lại cứ mè nheo xin thầy cho ăn chè, khiến thầy giáo Sang chẳng cách nào hơn là phải chiều lũ học trò dễ thương ấy.
Chiều nay cũng thế, chẳng những là cuối tháng mà còn là ngày cuối năm nữa kìa. Mấy đứa học trò ra sức làm bài cho xong rồi hô hoán:
_Thầy ơi! Con tụi em ăn chè đi…
_Thầy ơi! Tối nay thầy dắt tụi em đi coi bắn pháo bông đi…
Những cái “Thầy ơi” loạn xị ấy cũng chẳng lấp đi được tiếng lao xao ngoài ngõ. Anh hé cổng nhìn ra: Một gã mặt mũi bặm trợn đang đánh dập dụi một cô gái. Miệng hắn la bai bải:
_Đánh chết mẹ cái thứ giật chồng…
Anh chưa kịp hiểu chuyện gì, thì bất ngờ, lại có tiếng thét…kinh hoàng:
_Ê! ĐM thằng kia…Sao mày đánh người ta như vậy!
Vừa chửi thề cùng cái giọng như sấm sét, vẻ mặt vốn đã rất xấu xí của cô bán vé số lại ánh lên nét dữ tợn khi cô quăng cả tập vé số xuống đất, rồi hùng hổ như muốn lao vào…
Lạ thay, gã kia lên xe của thằng nào đó, chạy mất…
Anh mở cổng ra, gọi cả hai vào nhà. Cô bán vé số sau khi hốt hết những tờ vé số tung tóe trên hẻm, cũng bước vào nhà anh. Giọng cô mềm hẳn:
_Em có bị sao không…
Rồi cô đón lọ dầu anh đưa để vừa thoa cho cô gái, vừa phân trần:
_Em thấy thằng kia giật điện thoại của cô bé này. Mà nó còn đổ vấy con người ta cái tội giật chồng nữa…
Tự nhiên mặt cô đỏ bừng, chắc cô nhớ lại câu chửi thề lúc nãy. Anh chợt mỉm cười:
_Vậy cô không sợ bọn nó à?
_Sợ chứ anh, nhưng chẳng hiểu sao cứ hét ầm lên được như vậy nữa…
Rồi cô lẩm bẩm:
_Ăn nói tầm bậy quá…
Như cái máy, anh thốt lên:
_Cô chửi…hay lắm!
Rồi đột nhiên, anh thấy cô bán vé số đẹp lạ lùng! Anh thấy cô đúng là con người có trái tim! Anh thấy hành động của cô chẳng khác gì hành động của con gà mẹ khi bảo vệ con mình trước gã diều hâu quái ác. Thậm chí, anh lại còn đồng tình rằng, lúc ấy, chính tiếng chửi thề của cô làm bọn kia khiếp vía mà trả lại sự an bình cho cô gái.
Cô bẽn lẽn nhìn anh, có phần ân hận vì đã để những lời bẩn tai lọt vào tâm trí anh. Nhưng anh đã quyết tâm rằng, tối nay giao thừa, anh sẽ chở cô đi xem bắn pháo bông, mặc xác mớ vé số kia, vì anh sẽ mua không sót lại một tờ nào…
                                                                                                  
LAM TRẦN 29.12.2015


Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

XIN MẸ CỨU GIÚP CON MỌI NƠI MỌI LÚC, NHẤT LÀ TRONG GIỜ CHẾT!




.... Câu chuyện xảy ra tại thành phố Hal nằm dọc theo kênh đào Charleroi.  Hal chỉ cách Bruxelles - thủ đô vương quốc Bỉ - khoảng vài cây số.  Tại đây có nhà thờ Công Giáo kiểu gô-tích tôn kính bức tượng “Đức Mẹ Đen”.  Bức tượng tạc từ thế kỷ XIII và nổi tiếng vì làm nhiều phép lạ.

Tại thành phố Hal cạnh con kênh Charleroi đã xảy ra tai nạn thảm thương.  Một bà mẹ góa sống với đứa con trai duy nhất.  Một ngày, cậu bé chơi với bạn cạnh con kênh.  Không hiểu hai cậu bé rượt đuổi nhau thế nào mà cậu trai con bà góa trượt chân rớt xuống kênh . Cậu bạn hoảng hốt chỉ biết gào lên kêu cấp cứu.  Bà mẹ càng hoảng hốt hơn và cũng chỉ biết hét lên những lời kêu cứu thảm thiết.

May mắn vào ngay lúc đó có một thanh niên đi về hướng này.  Nghe tiếng kêu chàng đoán ngay sự việc.  Chàng tức tốc nhảy xuống kênh và lặn sâu dưới dòng nước.  Mấy phút sau chàng vớt được cậu bé và mang lên bờ, trước đôi mắt đẫm lệ của bà mẹ.  Người ta xúm lại cấp cứu cậu bé.  Cậu từ từ hồi tỉnh.  Cậu thoát chết nhờ hành động mau mắn và dũng cảm của người thanh niên lạ mặt.

Trước công ơn to tát như thế làm sao cám ơn cho đủ người đã cứu mạng sống con mình???   Bà mẹ góa lại quá nghèo!  Nghĩ lui nghĩ tới bà thấy không gì quý hơn là tặng chàng trai ảnh đeo có hình Đức Mẹ Đen của nhà thờ gô-tích thành phố Hal.  Bà đưa tặng chàng và nói:
- Chắc chắn Đức Mẹ MARIA nghe lời tôi cầu cứu nên đưa đẩy cậu đến và cứu vớt kịp thời con trai tôi bị nạn.
Chàng thanh niên lúng túng trả lời:
- Tôi không biết là có đúng như thế không, bởi vì, thú thật với bà, tôi là người không tin!
Tuy nói thế nhưng trước cái nhìn khẩn thiết của bà mẹ chàng chấp nhận ảnh thánh Đức Mẹ MARIA. Chàng cũng hứa sẽ mang ảnh như lời bà xin để ghi nhớ cuộc gặp gỡ với cậu bé con bà...

Gần mấy chục năm trôi qua... chàng thanh niên dũng cảm năm xưa, nay là người đàn ông lớn tuổi.  Ông bị bệnh nặng và được điều trị tại một nhà thương bên Thụy Sĩ.  Nhà thương do các nữ tu điều khiển.  Cùng vào thời kỳ đó, tại vùng này, có vị Linh Mục người Bỉ về đây nghỉ ngơi.  Thỉnh thoảng Cha đến thăm viếng các bệnh nhân theo lời xin của các nữ tu.  Một ngày, cha đang trên đường gần nhà thương thì thấy một nữ tu chạy đến xin cha tới giúp một bệnh nhân đang hấp hối.  Chị nói:
- Xin cha đến mau! Ông ta đang mê sảng!

Khi vị Linh Mục đến bên giường Cha hiểu rằng người bệnh nói tiếng Flamand.  Ông muốn bịt tai và xua đuổi tất cả những gì có liên hệ đến tôn giáo.  Bằng tiếng Flamand vị Linh Mục nói vào tai người bệnh:
- Xin ông an tâm, không ai dám làm trái ý ông!  Chúng tôi chỉ cầu nguyện cho ông thôi!

Nói xong vị Linh Mục thoáng thấy nơi cổ bệnh nhân có lấp lánh ảnh đeo Đức Mẹ MARIA.  Không giữ được bình tĩnh Cha ngạc nhiên nói:
- Ông mang một ảnh đẹp như vậy mà ông lại không muốn tôi nói với ông về Đức Chúa GIÊSU KITÔ và về Đức MARIA, Mẹ của Ngài và cũng là Mẹ của chúng ta sao???

Người hấp hối bỗng chốc như hồi tỉnh.  Bằng từng câu rời rạc, ông kể lại câu chuyện vớt một cậu bé và lời hứa với bà mẹ cậu bé là sẽ mang ảnh Đức Mẹ MARIA suốt đời để ghi dấu cuộc gặp gỡ.  Và ông đã giữ lời hứa.  Vị Linh Mục thật cảm động.  Ngài cúi xuống cầm tay người bệnh và nói:
- Chú bé mà ông cứu sống chính là tôi!  Mẹ tôi vẫn kể lại câu chuyện ấy và nhắc tôi nhớ đến ông luôn. Chúng tôi suốt đời ghi ơn ông... Và ông không thấy là chính Đức Mẹ MARIA đưa tôi đến đây gặp lại ông để giúp ông trong giây phút trọng đại cuối đời sao?

Người bệnh cũng cảm động không kém vị Linh Mục.  Ông bỗng trở nên an bình hơn.  Ông chấp nhận xưng tội và xin rước Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU làm của ăn đàng.  Sau đó, ông nhắm mắt an nghỉ trong vòng tay trìu mến ghi ơn của vị Linh Mục.

... Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Lạy Rất Thánh Đồng Trinh MARIA, Mẹ đã vui lòng nhận lấy tước hiệu là Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho được giục lòng chúng con trông cậy vững vàng, thì con nài xin Mẹ dủ lòng thương, cứu giúp con trong mọi nơi mọi lúc, khi phải các cơn cám dỗ, khi sa phạm tội, và khi gặp các sự khốn khó trong đời con, và nhất là trong giờ chết.  Lạy Mẹ hay thương, xin cho con siêng năng chạy đến cùng Mẹ luôn luôn. Con tin rằng, con siêng năng chạy đến cùng Mẹ, thì làm cho Mẹ càng sẵn lòng nghe lời con.  Xin Mẹ ban cho con ơn trọng này, là siêng năng cầu xin Mẹ, và được lòng trông cậy Mẹ như con thảo, ngỏ cho Mẹ nghe lời con hằng cầu xin, mà hằng cứu giúp con, và ban cho con được ơn bền đỗ đến cùng.  Lạy Mẹ yêu dấu hay thương giúp, xin Mẹ ban phúc lành cho con, và cầu bàu cho con khi này và trong giờ lâm tử.  AMEN.


Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin che chở mọi kẻ thuộc về con, ban ơn phù hộ cho Đức Thánh Cha, cho Hội Thánh, cho nước Việt Nam con, cho gia đình con, cho kẻ thân nghĩa, kẻ thù nghịch và hết mọi kẻ khốn khó.  Sau hết cho các Linh Hồn đáng thương trong Lửa Luyện Ngục.

Thánh MARIA, lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin cầu bàu cho con.  Lạy Thánh Anphongxô là quan thầy bào chữa con, xin giúp đỡ con trong những khi khó ngặt thiếu thốn biết chạy đến cùng Đức Bà MARIA.

Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cầu cho chúng con.
Lạy Thánh Anphongxô, cầu cho chúng con.



Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

(Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambré Éditeur 1992, trang 57-58)

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

TRỞ VỀ VIẾNG THĂM




Con v thăm li Quê Cha,
Đt nhang tưởng nh Ông Bà, T Tiên!
Con v sng ''cnh đoàn viên''
Không còn Bà Ni du hin, hai O!!! (1)
Hình con nét mt bun xo
Khoanh tay, tưởng nh Ni, O ngày nào...
Đưa tay vut l tuôn trào
Ba mng, lòng thy dt dào tình thương!
Bao năm bin bit ly Hương
Con v hin din bng xương tht mình (2)
Bng phong cách sng chân tình
Hài hòa vi Đi Gia Đình ca con! (3)
Dù Ông Bà Ni không còn
''Ngôi nhà k nim'' nhc con nh rng
Trên Tri có Đng Toàn Năng
Ngài là Thiên Chúa Vĩnh Hng, Ti Cao!
Trước khi chưa có trăng, sao...
Ngài thương tin đnh con ''vào trn gian''
Ông Bà, Cha M: Ngài ban
Ơn quý báu vô vàn, con ơi!
Hôm nay, con tr v nơi
''Ngày xưa vng tiếng ru hi êm tai!''
C nhà ngm đa cháu trai:
Chú, O, Anh, Ch..., Bác Hai tha lòng
Khen con gi đúng ''gia phong
Tôn ti, đng cp'' ca Dòng H Phan:
Con đi ra m, đt nhang
Viếng nhà Ông Bác, Chú ''an gic ri''!
nơi bin bit, xa xôi
Ba nghe Bác k..., bi hi, vn vương
Tình ''nhà rut tht, Quê Hương''
Cám Ơn Chúa-M dn đường con đi!
Trước gi não nut chia ly
Nhìn Di nh Ni, thm thì, đt nhang
Con làm hai Bác ''ng ngàng'':(4)
Không ng thng cháu nghiêm trang nguyn cu!!!
Bài thơ làm gia đêm thâu
T Ơn Chúa-M, cúi đu, l rơi...
Ba mng ''ghê lm'', con ơi!
Con v viếng M cho đi nên thơ...

Đức Quốc, 26.12.2015
(Thương tặng con trai Phan Linh Đa Minh.)
Phan văn Phước


Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

THƯ MỜI HỌP MẶT CỰU HTDC



THƯ MỜI HỌP MẶT
CỰU HÙNG TÂM DŨNG CHÍ
(HUẾ - ĐÀ NẴNG – QUẢNG NAM – NHA TRANG – ĐÀ LẠT – SÀI GÒN ……)
SÀI GÒN 02/01/2016


Trân Trọng Kính Mời
Anh Chị
Tham dự THÁNH LỄ TẠ ƠN và HỌP MẶT THÂN MẬT anh chị em cựu Hùng Tâm Dũng Chí hiện đang cư ngụ tại Sài Gòn và các tỉnh phía Nam .

Vào lúc 8g ngày thứ bảy 02/01/2016
Tại Hội trường Giê Ra Đô – Lầu 2 – Phòng 204
Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp,  số 38 Kỳ Đồng , Q3,  Tp HCM .

Sự hiện diện của các anh chị sẽ là nguồn động lực gắn kết mọi người trong tinh thần VUI TƯƠI – HÙNG DŨNG – BÁC ÁI  của ĐẠI GIA ĐÌNH HTDC .

                               TP. HCM ngày 02 tháng 12 năm 2015 
                                       ĐD Niên Trưởng HTDC 
                                         P. TRẦN VĂN CỬU 



CHƯƠNG TRÌNH

8g : Đón tiếp
9g :   

-    Khai mạc : Lời ngỏ  của anh niên trưởng HTDC
-          Tưởng nhớ đến quý Cha, quý Soeurs, HTR, HTDC đã qua đời
-          Phát biểu của Cha Giuse Nguyễn Tiến Lộc về :
         ·         PT HTDC trong tình hình hiện nay
         ·         Kỷ niện 45 năm ĐH Toàn quốc  Hữu Trách HTDC Nha Trang (1971-2016)
-          Góp ý, chia sẻ về hoạt động của cựu HTDC trong tương lai

11g30 : Thánh Lễ Tạ Ơn
12g : Ăn trưa nhẹ
Bế mạc


GIA ĐÌNH


Ngày nào bà cũng về trễ! Chẳng là đường sá bây giờ quá sức nhiều xe cộ! Chiếc xe đạp len lỏi vào giòng ngược xuôi vẫn bị chen lấn bởi lũ xe máy nổ inh ỏi. Thậm chí mấy người ôm vô lăng cũng chẳng mấy khi nhường cho bà chút kẽ hở trên đường. Vì họ không cần biết rằng về nhà, bà còn phải nấu cơm để gia đình bà được ấm bụng. Dù bà cũng đi làm như chồng, con bà, nhưng bà vẫn muốn cho họ được đôi chút thảnh thơi. Có lẽ, như mọi người phụ nữ khác trên đời, gia đình luôn là thứ bà yêu thương nhất. Bà giành lấy mọi việc trong nhà để chồng bà còn có thời gian đọc báo, hầu tối tối, ông sẽ kể cho bà nghe những điều tốt lành ông đọc được; để con bà có chút thư thả mà ra ngoài công viên chạy một vòng tập thể dục, hầu tái tạo lại năng lượng cho một ngày mai, và mãi mãi những ngày mai sau đó! Thậm chí, bà còn tắm táp cho cháu nội, để vợ chồng con rể có thời gian vừa ăn cơm, vừa trò chuyện…
Chẳng phải những thành viên trong nhà bà vô tâm đâu, vì họ đích thị là chồng và là con bà cơ mà! Nhưng họ chiều bà, vì biết bà chỉ thực sự thoải mái khi vơ việc vào người như từ thuở khai thiên lập địa. Chồng bà muốn mua cho bà cái xe máy, để đi làm cho đỡ mệt. Nhưng bà gạt đi: “anh cứ để cho em đi xe đạp như một cách tập thể dục chứ!”. Con rể bà dành cháu để trông, thì bà nhướng mắt: “Ơ! Cứ để mẹ trông cháu cho, vì nó thích thế mà!”…
Nếu nhỡ bà có ốm thì quả là ồn ào quá thể. Cả nhà loi choi chạy ra chạy vào săn sóc bà cứ y như chăm nom thằng cháu tẻo tèo teo kia. Những lúc ấy, bà vờ quay mặt vào tường để giấu những giọt nước mắt cảm động mà dù bà có cắn chặt răng đến mấy thì chúng cũng cứ chực trào ra, để bà lại nuốt chúng vào trong với niềm vui vô hạn.
Nhưng vui nhất là giờ đọc kinh tối. Chỉ vài kinh thôi vì có cháu bé tham gia nữa cơ! Cậu đọc rất chậm, và thỉnh thoảng đọc toáng lên khi hừng chí. Bài hát sau cùng, có khi cả nhà không hát được vì cậu vừa hát vừa vỗ tay, thỉnh thoảng lại ré lên ở những chỗ cao chót vót. Lúc ấy, chỉ còn có tiếng hát của cậu, vì mọi người phải bưng miệng vì buồn cười…
Chắc là Chúa trên cao không buồn vì những buổi đọc kinh trào lộng như thế! Chúa không buồn vì cậu đã ngoan ngoãn để cùng đọc kinh với người lớn! Cậu làm gì đã hiểu lời kinh, tiếng hát. Nhưng cứ tối tối là cậu nằng nặc đòi cả nhà phải đọc kinh, thì Chúa có mà điên mới giận những buổi đọc kinh nín cười như vậy…
Chuyện chỉ có thế! Nhưng nếu kéo dài được chút tốt lành ấy ra; Nếu phóng đại cái gia đình đơn sơ ấy ra, thì hẳn sẽ thành một xã hội có nền nếp! Cái xã hội tốt đẹp ấy không hề có một tư tưởng phát xít để trị an. Vì kiểu này lại cần có một guồng máy để lôi kéo và kiểm soát mọi thứ. Mà gia đình đích thực thì được nuôi dưỡng bằng tình yêu chân thành. Vì yêu mến là nguồn nhiên liệu vô tận khiến chiếc xe gia đình mãi hoạt động cho dù có gặp muôn vàn trắc trở! Nếu không có sự yêu thương ấy, thì mọi sinh hoạt cần thiết sẽ rất phập phù, tùy thuộc vào những thứ nhiên liệu không bền vững đổ vào từ bên ngoài như đồng lương, sự khen thưởng, thậm chí là những lợi lộc bất chính. Không trả lương là nghỉ làm! Không khen thưởng là ì ạch! Mất nguồn lợi là mất luôn sinh khí để làm việc!
Giá mà mọi người có đủ niềm tin yêu như trong một mái gia đình mà tình yêu là thứ không bao giờ thiếu, thì hẳn trong xứ đạo chẳng cần kêu nài cũng vẫn sẵn có những người biết hy sinh cho giáo hội, thì hẳn xã hội ngoài kia sẽ dần bớt đi những ủ ê, than trách khiến đời sống chỉ tuyền là mầu đen thất vọng…
                                                                         
               LAM TRẦN 28.12.2015




Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

THƯ TRẢ LỜI LÀM QUÀ GIÁNG SINH



Đức Quốc, 17.12.2015

Cháu Hồng Phúc thương mến,
Từ Việt Nam, Mẹ của cháu gọi qua Đức để thăm bác, chúc mừng hai bác và anh-chị của cháu: Đa Minh, Minh Phúc, Minh Tâm ''Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh'' an lành, khỏe mạnh.
Sau một hồi nghe Mẹ cháu kể về ''cảnh đoàn viên trong Đại Gia Đình'' được chan hòa thêm nhờ sự hiện diện của vợ-chồng Bác Chấn-Tá, ''con đầu, dâu trưởng'' của Ông-Bà Nội, bác hỏi về hai cháu: ''Hồng Phúc và Hồng Ân thế nào?'' thì được Mẹ cháu cho biết như sau: ''Hồng Phúc và Hồng Ân ngoan, hiền, chăm học, siêng năng đi Lễ và sốt sắng đọc kinh, cầu nguyện.''
Bác rất mừng và hỏi thêm: ''Hai cháu có rộng rãi như vợ chồng em không?'' thì Mẹ cháu trả lời: ''Rộng rãi lắm, anh ơi, hiếu khách, không coi trọng tiền bạc và quý mến những ai có lòng thành.''
Rồi, Mẹ cháu cười khúc khích, kể tiếp: ''Hồng Phúc nói rằng, sau nầy, nó không lấy vợ bởi vì con thấy nhiều người nghĩ: Có tiền thì mới được hạnh phúc!''
Nghe vậy, bác cũng cười quá chừng và hứa: ''Anh sẽ viết thư làm Quà Giáng Sinh tặng cháu.''
Hồng Phúc ơi,
Trước khi đọc tiếp thư của bác, cháu vui lòng lắng tai nghe Thánh Ca này:

Demo: Cầu Xin Thánh Gia - Phạm Đình Nhu & Nguyễn ...


''Mỹ quý danh'' HỒNG PHÚC được bác nghĩ tới và đề nghị với Ba-Mẹ cháu đặt cho cháu bởi vì:
1- Hồng (洪) là ''cả, lớn'' như ''Thầy Cả (1), biển cả, thợ cả'', đồng nghĩa với ''đại'' (2), chẳng hạn: ''Hồng Thủy'' trong Kinh Thánh, chứ không phải ''Đại Hồng Thủy'' hay ''Lụt Đại Hồng Thủy'' như một số người thường nói và viết, ngay cả trong nhiều từ điển.
2- Sứ Thần được Thiên Chúa dạy đến kính chào Trinh Nữ Maria bằng Thánh Danh mới như thế nầy: ''Ave Gratia Plena!'' (Vui lên, hỡi Ơn Đầy!)
Tính từ ''plena'' có nghĩa: ''đầy, no đầy, đồi dào, lớn, chan chứa!'' Chính vì thế, bà Êlidabét mới ca tụng Mẹ Thiên-Chúa-Cứu-Thế: ''Em có PHÚC hơn mọi người nữ, và (cho nên) Trái của Lòng Dạ em cũng có PHÚC!'', Ngoài ra, Trinh Nữ còn xác tín với bà Êlidabét về HỒNG PHÚC mà Chúa ban cho Nàng như sau: ''Vì, từ nay, muôn đời sẽ khen em có PHÚC vì Đấng Toàn Năng đã làm cho em những điều CAO CẢ.'' (Luca 1, 48-49)
3- Phúc (福) là ''Phước'': Mọi điều tốt lành được gọi là PHÚC. Trong những ngày Xuân, trên thiệp treo ở cành mai, anh đào, có ba chữ: Phúc, Lộc, Thọ. Nhiều người chỉ ghi chữ PHÚC mà thôi vì như vậy là ĐẦY ĐỦ LẮM rồi!
Trong ngày Tết Việt, có người treo hoặc dán ngược chữ PHÚC bởi vì chữ ấy nằm lật như thế, tức được ĐẢO, có nghĩa là ĐÁO. Mà PHÚC ĐÁO là PHÚC ĐẾN, cháu ơi!
4- Chữ PHÚC gồm có từ THỊ (礻) nằm trước từ NHẤT (一) , từ KHẨU (口) và từ ĐIỀN (田); mà ''thị'' có nghĩa ''bảo cho biết'', ''nhất'' là ''một, số một'': đứng đầu các số; ''điền'' là ''ruộng'', tức đất đai để trồng trọt. Như vậy, quý danh của cháu hàm ý rằng cháu phải là một trong những người thuộc hạng NUMBER ONE bởi vì Đấng Tạo Hóa ''ban cho cháu biết'' dùng cái miệng (口) để ca tụng, tạ Ơn Ngài đã dựng nên cây cỏ ngoài đồng ruộng (田) như trong Sáng Thế Ký 1, 29.
5- Đức () là quý danh của Ba cháu, có nghĩa: ''đạo đức, đạo lý làm người'', chẳng hạn: Hồi còn nhỏ, bác thấy Ông Nội cháu treo trên tường nhà câu này: ''Đức lưu quang!'' Người đời nói: ''Để ĐỨC cho con. Người trồng cây cảnh ngắm chơi. Ta trồng cây ĐỨC cho đời dễ thương!'' Chữ ĐỨC thường đi chung với chữ PHÚC.
6- Hương () là quý danh của Mẹ cháu, có nghĩa: mùi thơm, cũng khiến bác nghĩ đến ''nhũ hương'' trong Kinh Thánh: Xuất Hành 30, 34-38 và II Côrintô 2,15: ''Vì chúng tôi là HƯƠNG THƠM của (Chúa) Kitô kính dâng lên Thiên Chúa, tỏa ra giữa những người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất.'' Hương thơm ấy cũng là PHÚC! Bác thường nói: ''Vui cười cho người xông HƯƠNG!''
Bác thiết tưởng ''ngần ấy'' để giải thích lý do (đặt tên cho cháu) là quá đủ.
Bây giờ, bác ''nói'' về chuyện cháu còn tuổi ''vị thành niên'', chưa ''biết yêu'', mà đã ''sợ'' vợ. Vợ ''của cháu'' có lẽ ''được sinh ra rồi'', mà cháu chưa biết ''nàng'' là ai! Bác hay hỏi nhiều học sinh Đức có vợ chưa! Họ nói:''Chưa!'' Bác liền bảo: ''Em nói láo vì cô vợ tương lai của em có thể là con gái của tôi!'' Nghe vậy, họ cười bể bụng!

Còn về việc ''vợ chồng có nhiều tiền, mới được hạnh phúc'' thì bác chia sẻ với cháu như sau:
a- Con của quan nhất phẩm Triều Đình Huế, mà đi chăn trâu!
Ông Ngoại của bác, tức Ông Cố của cháu, là người Làng Phước Yên. Lúc mười hai tuổi, Ông theo Cha là quan lớn (như đã nêu), về dự Lễ Giỗ ở Làng ấy. Nghe tiếng chuông thanh thoát của Thánh Đường Dương Sơn, Ông bèn ra sông, lội sang Làng ấy, chạy vào Tu Viện Mến Thánh Giá, van xin quý Nữ Tu cho mình được trốn trong đó để học Đạo.
Thấy mất ''thằng con trai yêu dấu'', Ông Cố bèn sai lính đi tìm ''nó'' khắp nơi, mà không ra! Cuối cùng, nghe người ta kể rằng có thằng bé (không biết con ai) lội sông qua Làng Đạo. Thế là lính vào lục khắp Tu Viện! Trong khi đó, ''cậu bé'' núp ở trong cái lu lớn tại nhà bếp Tu Viện. Nhưng Chúa-Mẹ làm phép lạ: che mắt Quan Nhất Phẩm và lính tráng! Bác còn nghe các Cậu ruột kể lại rằng Đại Gia Đình bên Ngoại của mình có bốn vị quan, cũng đành bó tay vì chẳng biết ''cậu bé'' trôi sông, lạc chợ nơi mô!
Lạ hơn nữa là ''cậu bé'' ấy xin ở Tu Viện để chăn trâu cho các Chị Mến Thánh Giá. Cho nên Chúa-Mẹ gìn giữ ''cậu ta'' đến tuổi trưởng thành. Cậu lấy vợ người Làng Dương Sơn mình. Đôi uyên ương rất nghèo đến nỗi phải đi vay mượn lúa, khoai, bắp... ở nhà họ hàng, nhưng sống rất hạnh phúc!
Hai Ông-Bà sinh hạ được bốn trai, hai gái. Cô gái út chính là Mạ của bác, tức Bà Nội của cháu! Ông Gioakim là Thầy trợ sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, sống rất thánh thiện cho đến ngày lìa đời. Cả nhà mình gọi Ông là ''Anh Thầy, Cậu Thầy, Ông Thầy!'' Ông kể cho bác nghe: ''Cậu có tên thật là Hoàng Hạng. Mạ con là Hoàng Thị Nhì. Cậu là áp út. Mạ con là út. Ba của Cậu, tức Ông Ngoại con, đặt tên cho hai đứa út: Hạng, Nhì! Bởi vì Ông Ngoại con luôn khiêm nhượng, sống đức khó nghèo. Ông dạy tất cả các con như ri: Cha quay lưng với nhà quan để theo Chúa Cứu Thế nên Cha nghèo rớt mồng tơi! Nhưng Chúa ban cho nhiều Ơn Lành khác để, sau nầy, mình được về Thiên Đàng! Cha đặt tên cho đứa đầu là ĐÒI, tức 'theo đòi, noi gương' Chúa-Mẹ. Các Ngài ban cho Cậu tên Thánh Gioakim, Mạ còn là Anna, tức cả hai Thánh là Thân Sinh của Đức Mẹ. Tên của Cậu và của Mạ con có nghĩa 'gia đình Ông Ngoại là dân HẠNG NHÌ' trong Làng, chứ không phải HẠNG NHẤT vì mình mang ơn Làng Dương Sơn đã đùm bọc mình. Noi gương Ông Ngoại con, Cậu đi tu, xin làm trợ sĩ, tức đầy tớ của Nhà Dòng, chứ Cậu không dám mơ làm Linh Mục.''
Nghe Ông Gioakim kể ''sự tình'' như vậy, bác vô cùng cảm động. Ông dặn bác là không nên khoe về lai lịch của Bên Ông Ngoại. Hình như Ông chỉ ''tâm sự'' cho bác mà thôi. Chắc cháu thấy cả Làng Ngoại Phước Yên đều quý trọng nhà mình, nhất là mỗi lần bác theo Ông-Mệ Nội sang dự Lễ Giỗ. Bác được Ông-Mệ Nội con đặt tên Phước để nhớ Làng Ngoại, Ba con tên Đức vì theo lời kinh: ''Phước đức càng cao, càng trọng, lại càng gần Chúa hơn nữa.'' Cũng chính vì thế, Ông Ngoại của bác đặt tên cho Dì ruột của bác là Cận: kề ''cận'' Chúa-Mẹ! Bà Nội con còn nói với bác: ''Mạ là Anna, lấy Cha con cũng là Gioakim. Ý Chúa hết, con ơi!''
b- Cháu ''đích tôn'' của Ông-Bà Nội
Biết cháu của mình không thích nêu danh tánh, bác tạm gọi cháu ấy là trai trưởng của Bác Hai.
Sau biến cố 1975, gia đình Bác Hai rất nghèo khổ, lao động cự nhọc ở rẫy, chỉ tạm đủ ăn qua ngày. Người trong vùng đều kính trọng gia đình Bác Hai và khen tất cả tám người con của Bác là có nền nếp gia giáo. Trai trưởng Bác Hai phải sống ở Sài Gòn để tìm lối thoát cho cả nhà. Thấy chàng ta là người có tư cách qua tiếp xúc, Ông-Bà (tạm giấu quý danh) liền mời anh ấy đến nhà ở tạm vì anh ta là bạn thân của con trai mình. Dần dà, anh ta trở thành người thân trong nhà ấy. Anh ta và cô con gái của Ông-Bà ấy mến nhau, rồi yêu nhau. Và hai người trở thành vợ chồng. Gốc là Phật Tử, cô dâu được lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, Hôn Phối, Hòa Giải, Thêm Sức, Thánh Thể ngay trong ngày cưới tại Giáo Xứ... với sự đồng tình và hiện diện của gia đình cô ta trong khi nhà Bác Hai quá nghèo khó. Vậy mà, hai cháu ấy sống gương mẫu và rất hạnh phúc. Cám Ơn Chúa-Mẹ: Vợ của anh ấy là người rất mẫu mực, thương luôn thân nhân trong Đại Gia Đình mình như cháu từng chứng kiến. Điều đặc biệt là cô ấy rất yêu mến Thiên Chúa, Thánh Mẫu, Giáo Hội Tông Truyền và hăng say làm ''việc tông đồ'' theo khả năng của mình. Còn vợ-chồng Bác Hai ở Mỹ cùng bảy đứa con rất thành đạt về nhiều mặt, nhất là về học vấn, mà ''phải'' sống ở Dương Sơn với em út, các cháu thể theo lời thành khẩn của Bác Hai Gái là Mạ sinh cháu ''đích tôn'' cho Ông-Mệ Nội: ''Ba đưa Mạ về Làng để, khi chết, Mạ được chôn bên cạnh Cha-Mạ.'' như bác đã viết trong bài thơ ''Dâu Trưởng'':
''Chôn tôi bên cạnh Mẹ-Cha
Để tôi sung sướng mình là CON DÂU!!!''
c- Thánh Gia Thất của Thiên-Chúa-Cứu-Thế mà nghèo quá chừng!
Thánh Giuse và Mẹ Maria nghèo đến nỗi phải để cho Chúa Hài Đồng sinh ra nơi hang lừa trong khi Chúa Giêsu là Lời dựng nên Thiên Thần, Vũ Trụ và loài người! Chúa muốn dạy cho chúng ta bài học về Tinh Thần nghèo khó như Ngài nêu trong Bài Giảng trên Núi hay Tám mối PHÚC thật: ''Ai có lòng khó khăn (nghèo khó), ấy là PHÚC thật vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.''
Chúa còn dạy rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó. Ngài cảnh báo thế nầy: ''Các con không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được." (Mt 6, 24; Lc 16,13)
c- Tiền bạc có mang đến hạnh phúc không?
Bác không dám trả lời câu hỏi vừa nêu vì sợ rằng mình quá chủ quan. Do đó, bác tóm tắt từ trên mạng nhận định của người khác về tiền bạc như sau:
Tôi tin chắc rằng phần lớn các bạn từng nghĩ đến sự giàu có. "Nếu tôi có nhiều tiền hơn, cuộc sống của tôi sẽ dễ dàng hơn, hạnh phúc hơn và tươi sáng hơn rất nhiều." Tôi phải nghe điều ấy hầu như hằng ngày! Nhiều người giàu cũng nghĩ như thế. Sự thật là tiền có thể điều khiển cuộc sống của bạn và thay đổi nó hoàn toàn. Nhưng tiền chẳng bao giờ khiến bạn hạnh phúc! Ôm tiền, bạn có thể thấy mình có quyền lực hơn, tự tin hơn, nhưng chẳng bao giờ hạnh phúc!
Đã để dành hằng đống tiền và chạy theo cái mà chúng tôi ngỡ rằng sẽ mang lại cho chúng tôi niềm vui và hạnh phúc. Đó là hạnh phúc ư? Dĩ nhiên là không! Tôi vừa sưu tầm những lý do tiền không đem lại hạnh phúc cho bạn. Tôi mong bạn hiểu ý nghĩa cao siêu của cuộc sống và mục đích thật sự của tiền trong đời bạn. Tác hại của tiền như sau:
1- Áp lực
Tiền là một trong những lý do chính gây ra áp lực trong cuộc sống. Dù muốn trở nên giàu có hay đã có hàng đống tiền, bạn luôn cảm thấy căng thẳng! Người giàu thì sợ bị nghèo đi! Còn người nghèo thì phấn đầu để trở nên giàu có! Bạn có thể chiến đấu với nợ nần, nghĩ cách kiếm tiền, nhưng lâm vào hoàn cảnh khó khăn vì tiền và tiêu tốn thời gian, sức lực, sức khỏe, mà vẫn không hề nhận ra điều ấy. Hãy nhớ rằng ''tiền'' nhiều thì ''phiền'' phức cũng sẽ nhiều! Chắc chắn bạn cần tiền, nhưng đừng coi nó là ưu tiên số 1 trong đời bạn!
2- Phá hỏng các mối quan hệ
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ''tiền'' là lý do đầu ''tiên'' khiến các mối quan hệ sụp đổ. Tranh giành tiền của là cách nhanh nhất để kết thúc các mối quan hệ và chia tay với người mà bạn yêu quý. Đừng để tiền bạc hủy hoại tình Gia Thất, tình Cha, tình Mẹ, tình huynh đệ, tình Thầy-trò, tình nghĩa vợ chồng, tình thân, tình bạn. Nếu bị ám ảnh bởi tiền bạc, bạn cố gắng vứt bỏ nó đi. Hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về tiền, rồi bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn trong các mối quan hệ.
Cháu Hồng Phúc quý mến,
Con gái của Chú-Thím Bôn (Paul) cũng được bác đề nghị đặt tên là Thiên Ân! Khi em gái của cháu chào đời, cả nhà vui mừng, hỏi bác nên đặt tên nào! Trước đó, bác từng gợi ý cho Ba Mẹ cháu là Hồng Ân! Ba người con của hai Bác đều có tên mang ý nghĩa đẹp như cháu biết: Phan Linh Đa Minh, Phan Linh Minh Phúc, Phan Linh Minh Tâm.
Được tin Đa Minh sẽ về thăm Quê Hương, bác vui-buồn lẫn lộn vì Đa Minh sẽ có cơ hội nhìn danh lam, thắng cảnh, vì bác nhớ nhà da diết. Thế là bác đến viếng Chúa ở Nhà Tạm, quỳ gối hát Thánh Ca trước khi lên giường, phó dâng Đa Minh lên Chúa-Mẹ và cúi xin các Ngài dẫn đường cho con trai của bác về sum vầy hạnh phúc trong Đại Gia Đình Ông-Mệ. Như cháu biết, nghe ''anh'' Đa Minh của cháu về thăm, cả nhà mình gọi điện cho nhau. O út bỏ quán sá ở trong Nam, vội về Huế trước ngày Đa Minh tới nơi.
Hồi đêm, bác nằm thức đến bốn giờ sáng bởi vì bao nhiêu kỷ niệm xưa ''kéo nhau'' trở về. Hôm nay, bác ngồi chờ tin vui. May là đúng ngày được nghỉ. Bên nhà gọi sang. Bác nói chuyện với Bác Hai, Ba Mẹ cháu... Mẹ cháu cho biết: ''Bạn gái Đa Minh rất thích không khí đầm ấm của Đại Gia Đình mình. Cô ta nói: Mai mốt, sẽ theo Đa Minh về ở luôn trong nhà này!'' Nghe vậy, bác mừng, rơi nước mắt, nhất là khi biết Đa Minh đến đọc kinh, cầu nguyện, thắp hương ''cho'' Ông Bà, Cha Mẹ và Thân Nhân Nội-Ngoại. Tạ Ơn Chúa và Thánh Mẫu vô cùng!!!
Bác chúc cả nhà càng hạnh phúc hơn khi có Đa Minh và bạn gái hiện diện trong nhà mình.
Thư này là Quà Giáng Sinh tặng cháu cả đời bởi vì bác mong rằng cháu tiếp tục sống như Mẹ cháu khen, noi gương Tổ Tiên, Ông Bà Nội-Ngoại. Bác chưa gặp Ông Bà Ngoại của cháu; nhưng, qua Mẹ cháu, bác biết rằng Ông Bà đã giáo dục Mẹ cháu thành tín hữu ngoan Đạo, rất thương người. Vợ-Chồng Bác Hai, các con của Bác ấy, các cháu khác đều công nhận như vậy.
Bác hôn cháu.
Đaminh Phan văn Phước


Ghi chú:
(1)- Thầy Cả là Linh Mục: Sacerdos Alter Christus! (Linh mục là Chúa Kitô khác, Kitô thứ hai.)
(2)- Trước đây, có một số Linh mục đi giảng ''Tuần Đại Phúc'', tức là Tuần Hồng Phúc.




THÁNH GIA



                   
    CHÚA GIÊ SU TUỔI 12
     (Cảm nhận và suy niệm từ Lc2.41-52)

    Thánh sử chép: Chúa Con bị lạc,

     Sau ba ngày tìm được. Lạ thay!

      Đang ngồi giữa đám các thầy(tiến sỹ)

     Thông minh đối đáp luật này, lẽ kia.

     Mẹ Chúa nói: con lìa cha mẹ,

     Bao khổ đau, ai kể được đâu…

     Chúa rằng: Mẹ chẳng biết đâu,

     Con vâng theo ý nhiệm mầu Chúa Cha…

     Miệng vừa nói vừa ra theo Mẹ

     Và cùng Cha vui vẻ trở về,

     Khôn ngoan, thăng tiến mọi bề.

     Đẹp lòng Cha Mẹ, hướng về Phụ Vương…

      ***

Ta suy niệm: trên đường theo Chúa

Vững bước ngay từ thuở ấu thơ.

 Một lòng trung tín tôn thờ,

Tấm gương Thánh Thất chẳng mờ, chẳng phai,,,   


                       
    


Mầu Nhiệm Thánh Gia Thất

    

Ba Ngôi Chúa đầy lòng thương xót,

Định khởi công cứu vớt loài người.

Ngôi Cha ngỏ ý: Tức thời

Ngôi Con lên tiếng với lời “xin vâng”

Ngôi Ba Chúa động lòng phấn khởi

Sai sứ thần hướng lối trần gian,

Truyền tin trinh nữ cưu mang

Ngôi Lời xuống thế cứu hàng chúng sinh.

Ma ri a giật mình bỡ ngỡ,

Nhờ trấn an, Mẹ mở lòng tin.

“Xin vâng” từ đáy con tim,

Hiến dâng trọn vẹn một niềm hy sinh

Mang gánh nặng một mình sao nổi.

Chúa quan phòng kêu gọi Giu se.

Thánh nhân nghi ngại e dè,

Nhưng theo ý Chúa, mọi bề “xin vâng”

   ***

Thánh Gia mầu nhiệm sáng vô cùng.

Ba đấng nêu gương tự hiến dâng.

Mạnh khỏe, an vui luôn cảm tạ.

Gian nan, thử thách mãi “xin vâng”.


(Thế Kiên Dominic)