Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ THIẾU NHI (6)


V
KHOA SƯ PHẠM

            Sau khi đã xem xét những gì phong trào chủ trương giúp đỡ trẻ em, điều quan hệ là phải dừng lại giấy lát ở những yếu tố căn bản chủ yếu của khoa sư phạm Phong trào, những yếu tố cần cảm hứng cho sự tìm tòi các phương tiện cụ thể sẽ dùng đến.

            Chương này là chủ điểm cho một khía cạnh vấn đề chúng ta đang suy nghỉ đây. Nó muốn diễn tả cái tinh thần cần đem áp dụng để giúp trẻ em sống và điều hành hoạt động tông đồ riêng của chúng. Nó căn cứ vào những chương trên bàn về tâm lý trẻ em và sứ mệnh của Phong trào:

            Hành động : nhu cầu trọng yếu của trẻ em.
            Hành động : tiếng then chốt của một phong trào tông đồ cảnh vực.

            Khoa sư phạm của chúng ta có thể tóm tắt như vầy: CHÚNG TA MUỐN ĐỂ CHO TRẺ EM HÀNH ĐỘNG.

HOẠT ĐỘNG CÓ NHỮNG ĐẶC TÍNH NÀO ?

1)    HOẠT ĐỘNG CĂN CỨ VÀO CUỘC CHƠI, VÀO CUỘC MẠO HIỂM.
Hoạt động vừa sức đứa trẻ nhất, giúp nó tự tác tạo con người của nó, tìm được thế quân bình của nó, là chơi.
Chơi với nhiều hình thức khác nhau tùy tuổi tác, phái tính, quốc gia… giúp trẻ em phát biểu một cách tự do và sâu xa, đem tất cả sức sống, tất cả khả năng của chúng.
Chúng ta không dừng lại lâu ở khía cạnh đã được các cuộc tìm tòi tâm lý học và sư phạm khai thác, điều cần thiết là nhấn mạnh ở đây, địa vị và sự quan yếu của chơi trong sinh hoạt Phong trào, chúng ta sẽ trở lại khi nghiên cứu về các phương tiện.

2)    HOẠT ĐỘNG LÀ CÔNG CHUYỆN CỦA TRẺ EM.
+ ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ GIÚP TRẺ EM TRỞ NÊN NHỮNG NHÂN VẬT, NHỮNG KITÔ HỮU CHÂN CHÍNH, NHỮNG CHIẾN SĨ.
_ chúng ta sẽ đào tạo những nhân vật theo mức độ trẻ em có thể tự mình tổ chức với nhau, hành động, tự luyện nhờ sự tiếp xúc với những người khác;
_ chúng ta sẽ đào tạo những Kitô chân chính chiến sĩ bằng cách giúp trẻ em có một nếp sống ki tô hữu bản thân, sống nếp sống đó trong tự do, trong chi tiết của cuộc sống, ở khắp nơi, với mọi người chúng sống.

+ CHO ĐƯỢC THẾ, PHONG TRÀO DỰA VÀO KHOA SƯ PHẠM HOẠT ĐỘNG.
            Dưới đây, chúng ta trình bày mau chóng mấy nguyên tắc cơ bản.
            Căn cứ vào khái niệm đúng đắn về đứa trẻ, sự hiểu biết về tâm lý thiếu nhi, cũng như về từng con người cụ thể của đứa trẻ, khoa sư phạm hoạt động ra sức:

_ làm triển nở mọi khả năng của đứa trẻ : tất cả, nhưng mỗi cái có lúc của nó :  ”Đứa trẻ không phải cái bình để mà đổ đầy vào, nhưng là một ngọn lửa phải đốt lên” (Rabelais).

_ khởi sự từ những ham thích sâu xa của đứa trẻ, nghĩa là những sức mạnh sâu xa phát xuất từ bản chất đứa trẻ:

_ dạy cho trẻ em sống và cùng nhau hành động, đồng lao cộng tác với nhau, nói khác, giúp chúng đạt tới sự trưởng thành về phương diện xã hội của chúng;

_ ban phát cho mỗi em tùy theo trình độ của nó, bởi vì mỗi em là một hữu thể duy nhất, có những khả năng và nhịp độ riêng của nó.

            Chúng ta có thể rút ngay ra hai câu kết luận :
_ sử dụng cùng với trẻ em cái người ta gọi là “phương pháp khám phá”, nó gồm ba giai đoạn:
            + gợi lên sự ham thích,
            + tìm hiểu,
            + dễn tả việc tìm tòi.

_ điều quan hệ cho nhà giáo dục là đừng đóng vai trò “người dạy”, mà là “người tập dượt”, biết:
            + tạo hoàn cảnh thuận lợi xung quanh,
            + thức tỉnh, kích thích,
            + nâng đỡ.
bằng thái độ thông cảm, bình tĩnh, tín nhiệm, vui vẻ v.v…

3)    HOẠT ĐỘNG ĐÀO LUYỆN.

Người ta thường quá đem đối lập giữa hoạt động và đào luyện, lẫn lộn hoạt động với múa may quay cuồng.
Hoạt động với đào luyện không tách biệt nhau. Hoạt động như chúng ta đề cao là đào luyện. Nó giúp trẻ em mở mang, nảy nở,
_ về phương diện người: phát triển con người, những phong phú, tài năng của nó…
_ về phương diện ki tô hữu: khám phá Tin Mừng kêu gọi mọi người dấn thân.
            Chính hoạt động sẽ giúp trẻ em sống đạo trong những chi tiết nhỏ nhặt đời chúng, khám phá ý nghĩa cuộc chiến đấu, sự gắng gỏi cần thiết; chính hoạt động sẽ thúc đẩy chúng hành động với những trẻ khác trong những nhóm chúng có mặt. Với điều kiện hoạt động đó, như đã nói trên, chắc chắn:
            + được sống như là chơi,
            + là công chuyện của trẻ em.

4)    HOẠT ĐỘNG ĐÓ NHẰM MỖI EM VÀ MỘT SỐ CÀNG ĐÔNG CÀNG HAY.

+ Mỗi em: mỗi em cần cảm thấy rằng hoạt động đề nghị quan hệ đến mình, em có thể làm mà vẫn cảm thấy thoải mái, công việc người ta giới thiệu với em gắn liền vào hoạt động tự nhiên tự phát của em, những khả năng của em.

+ Một số càng đông càng hay: đây là điểm quan trọng trong sứ mệnh Phong trào: Mỗi em cần phải có phần, không ai bị lấn át, không ai bị thiệt thòi.

            Như thế, khoa sư phạm của chúng ta theo bản chất của nó KHỞI SỰ TỪ CUỘC SỐNG của mỗi cá nhân trẻ em, từ cái bản thể của nó, những như cầu, những ham muốn, những biến cố đánh dấu trong đời nó…

            Căn cứ vào những năng lực của mỗi đứa trẻ, đặc biệt là cái đà trọng yếu tiến triển của nó, nó lớn lên, thắng vượt chính mình, khoa sư phạm của chúng ta có tính cách nhân bản.

            Dựa vào sự cần đến những người khác, một nhu cầu thiên bẩm của loài người, khoa sư phạm của chúng ta có tính cách cộng đồng.

            Nó không đứng trong hàng ngũ khoa sư phạm của Đức Ki tô ư ?

+ ĐỐI VỚI NGÀI CUỘC SỐNG CÓ GIÁ TRỊ VÔ SONG.
            Chỉ cần nhắc qua đến rất nhiều giai thoại trong Phúc âm cũng đủ. Chúa Giê su chữa tật bệnh, an ủi, vổ về và săn sóc đến những người ở với Ngài: chúng ta hãy đọc phép lạ hóa bánh ra nhiều, tiệc cưới Cana, đoạn văn về Mục phu Phúc hậu.

+ NGÀI CỐ TÌM DỊP GIÚP CÁC CÁ NHÂN VƯƠN LÊN.
            Chẳng hạn, rất cảm động khi nhìn lại tính chất các cuộc đối thoại giữa Chúa Giê su với tất cả những người Chúa gặp. Các cuộc gặp gỡ đó bao giờ cũng là giải thoát, là nguồn tiến bộ: người đàn bà ngoại tình, Maria Mai Liên tội lỗi, Gia kê và biết bao người khác.

+ NGÀI LÀ NGUỒN VÀ LÀ SỰ SỐNG CỦA MỌI CỘNG ĐỒNG.
            “Để hết thảy chúng nên một. Như Cha, Cha ở trong con và con trong Cha” (Gioan XVII, 21-23).
            “Chúng ta hợp thành một thân thể trong Đức Ki tô, mỗi người ai nấy đều là phần mình của nhau” (Thư gửi tín hữu Roma XII, 5).


                                                                                               (Còn tiếp)