Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

KITÔ HỮU VÀ TIỀN BẠC

“Tiền bạc là đầy tớ tốt,nhưng là ông chủ tồi”. Câu khôn ngoan nầy, chúng ta vẫn thường nghe lập lại. Nhưng vẫn chỉ dừng lại ở một “lời hay ý đẹp”, mà không dễ dàng áp dụng trong cuộc sống thực tế,nhất là trong một xã hội tiêu thụ và hưởng thụ nầy,khi mà con người thường bị cân-đong-đo-đếm theo dáng vẻ bề ngoài và số tài sản mình có. Trước vấn nạn nầy, Kitô hữu đi tìm đáp số trong Kinh Thánh,nhưng lắm khi không khỏi bối rối, vì gặp nhiều giải đáp đa dạng,có khi khác biệt nhau,có khi lại còn có vẻ mâu thuẫn nhau nữa. Jacques Blucher giúp chúng ta tìm hiểu Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước về vấn đề nầy.

KITÔ HỮU VÀ TIỀN BẠC
 Kitô hữu cần biết phải làm gì với tiền bạc của mình,nhất là nếu qua từ ngữ “tiền bạc”, chúng ta muốn nói về tất cả những gì người Kitô hữu sở hữu : động sản và bất động sản. Quả thật,chúng ta đang sống trong một xã hội mà địa vị của một con người tùy thuộc một cách đáng kể vào tiền bạc của người ấy.
Đây là một vấn nạn hiện nay đối với chúng ta, vốn đang ở trong một hệ thống ‘theo chủ nghĩa tư bản”,nhưng là một vấn nạn vẫn luôn hiện hữu, bởi vì mặc cho những gì một số người mị dân khẳng định, con người luôn có cảm thức về sở hữu,tài sản. Hơn nữa, đó là một khả năng mà đa số thú vật cũng có.Người ta luôn có những vật thuộc về mình.Những người sống trong các xã hội đơn giản nhất, thì có những vật trang sức: vòng cổ,nhẫn đeo.Trong những xã hội phức tạp hơn, người ta có các đàn gia súc và nô lệ; và kế đó là những vườn câ và nhà cửa. Tiếp đến,việc buôn bán đến thay thế cho những cuộc trao đổi và cho phép một số người thu tích kim loại : vàng hoặc bạc,tượng trưng cho khả năng mua những gì người ta muốn.
Lịch sử cho chúng ta biết rằng không phải chỉ có sự khôn ngoan giúp người ta buôn bán nên giàu có, mà còn nhờ mánh khoé và lừa đảo nữa. Và người chiến binh bằng vũ lực,cũng có thể tích cóp cho mình những chiến lợi phẩm. Trong thế giới nầy mà nó được đặt để, người Kitô hữu phải làm gì để thủ đắc và bảo tồn những của cải mà nó ước ao ? Ta hãy hướng về Kinh Thánh để giải đáp vấn nạn nầy:

 CỰU ƯỚC.
Trong Cựu Ước, luật Môsê tóm tắt trong 10 giới răn mà Thiên Chúa ban cho trên núi Sinai,thiết lập quyền sở hữu một cách nghiêm nhặt. Chúng ta đọc thấy hai trong 10 giới răn bảo vệ quyền sở hữu, “chớ lấy của người”, “chớ tham của người”.Người ta có thể đồng hoá vào đó giới răn lên án tội ngoại tình (chớ muốn vợ chồng người).
   Cựu Ước, trong tổng thể, coi sự giàu có là một ơn lành của Thiên Chúa ban.Chúngta thấy điều đó trong trường hợp của Sabraham, Giacop, ông Gióp,vua Salomon và nhiều người khác. Nhưng các luật lệ của Israel được Thiên Chúa làm ra như thế, để những của cải không tích tụ nơi một người. Đất đai chẳng hạn,một trong những hình thức chính của sự giàu có,thuộc về Thiên Chúa, Đấng phân phối nó một cách công bằng cho các gia đình,theo nhu cầu nơi ở. Thiên Chúa phán :” Đất nước nầy là của Ta và các ngươi  ăn nhờ ở đậu nhà Ta như những khách ngoại kiều..(Levi 25,23). Kinh Thánh lên án tội của vua Achab, người muốn chiếm đoạt vườn nho của Naboth (I V 21). Ông nầy nói với nhà vua : “Tôi sẽ không cho Ngài tài sản cha ông để lại”.
Để cho thấy rằng con người chỉ là khách trọ của Thiên Chúa, con người phải dâng Chúa tỷ lệ phần trăm tất cả những thu nhập của mình, dù là bằng tiền bạc hay thứ khác. Đó là thuế thập phân. Ngoài ra, những người mà người ta có, con cái hoặc nô lệ, đều phải ‘chuộc’ nơi Thiên Chúa (Xh 13; Ds 18,15). Quyề sở hữu ở Israel vì thế được điều độ bằng sự khẳng định không ngừng, được lập đi lập lại rằng Thiên Chúa là Đấng nắm giữ mọi của cải.
  Mặc cho những luật nầy,xã hội biến đổi ở Israel đến mức của cải nằm trong tay một số người giàu và người nghèo mất cả của cải ít oi họ có. Các tiên tri bấy giờ đứng lên mạnh mẽ chống lại những người tiền muôn bạc lắm nhưng ích kỷ.
–       “Chúng tin tưởng vào của cải chúng và tự khen mình lắm bạc nhiều tiền. Giải thoát tâm hồn chúng thật khó khăn và sẽ khoyng bao giờ xãy đến “ (Tv 49,79)
–       “Ta biết.Tội ác các ngươi rất nhiều. Các ngươi phạm tội năng nề. Các người đàn áp người công chính và bóp chẹt người nghèo” (Am 5,12)
–       “Ta đến gần các ngươi để phán xét…những kẻ giữ lại lương của công nhân,những kẻ đè nèn cô nhi quả phụ” (Mal 3,5)

 TÂN ƯỚC.
Một số nhà chú giải Kinh Thánh nghĩ rằng Tân Ước đưa ra một lời răn dạy khác. Giáo sư Jacques Ellul chẳng hạn, cho rằng Cựu Ước nhìn tiên bạc như một ơn lành,trong khi Tân Ước lại coi nó như một lồi chúc dữ.Không đùng. Lời răn dạy của cả tân Ước lẫn Cựu Ước luôn là một. Chỉ là vào thời Chúa Giêsu, xã hội đã tiến bộ và nền hoà bình La Mã (Pax Romana) bảo đảm an ninh cho việc buôn bán. Những tài sản kếch xù được hình thành. Mức sống được nâng cao đáng kể và khoảng cách giàu nghèo nới rộng. Bên cạnh những người giàu nứt đố đổ vách là một đám đông người nghèo đau khổ trong lầm than.
Chúa Giêsu đặc biệt nghiêm khắc đối với những người giàu có. Ngay từ khi sinh ra,Người đã đứng về phía người nghèo. Thân mẫu Người, Đức Maria, loan báo rằng Thiên Chúa sẽ “đuổi người giàu có trở về tay không” (Lc 1,53). Người đã không chọn sinh ra trong một lâu đài,nhưng như một người nghèo trong số những người nghèo nhất.
Trong cuộc đời rao giảng công khai của Người, nhiều lần Chúa Kitô lên án những người giàu có. Người tuyên bố rằng một con lạc đà  chi qua lỗ kim dễ hơn là một người giàu vào được thiên đàng (Mt 19,23). Người nói : “Khốn cho các ngươi,hỡi những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được an ủi rồi”. Người kể dụ ngôn về người giàu điên khùng (x Lc 12,20) và chuyện ông phú hộ và anh Lazarô (x. Lc 16, 19 – 310. Người nói vê ;sự quyến rũ của cải bóp nghẹt Lời Thiên Chúa” (Mt 13,22).
Đến lượt mình, các tông đồ cũng sẽ có thái độ như thế. Thánh Giacôbê nói :”Người giàu có cũng sẽ héo tàn như vậy trong các việc làm của họ” (Gc 1,11). Ngài viết tiếp :”Giờ đây,hỡi những người giàu có,tài sản của các ngươi đã hư nát,y phục các ngươi bị mối mọt,vàng bạc các ngươi bị rỉ sét và chính rỉ sét ấy là bằng chứng buộc tội các ngươi. Nó sẽ như lửa thiêu hủy xác thịt các ngươi. Các ngươi đã gian lận,mà giữ lại tiến lương của những thợ gặt lúa trong ruộng đồng của các ngươi…” (Gc 5, 1 – 4).
Ta có thể kể ra nhiều đoạn khác nữa,nhưng không đưọc phạm sai lầm khi cho rằng giàu co` tự nó là một tội và nghèo khổ là một nhân đức dưới mắt Chúa Giêsu và các môn đệ Người. Không có việc kết án hệ thống tài sản người ta có.Chúa Giêsu đã kể những dụ ngôn,trong đó người giàu có là hình ảnh của Thiên Chúa Cha,chẳng hạn trong dụ ngôn đứa con hoang đàng,trong dụ ngôn những người thợ được thuê làm vào những giờ khác nhau;hay là dụ ngọn những nén bạc.Người Samaritanô nhân lành có tiền và biết sử dụng tiền bạc cách tốt lành. Chúa Giêsu không lên án sự việc đi tìm một kho báu hoặc một viên ngọc qúy. Chúa mặc một áo choàng liền vải không khâu nối, một y phục loại sang.Người đi ăn uống nơi những người thu thuế,vốn là hạng người có lắm tiền của.Người ở lại nhà Ông Da-kêu.
Không có khác biệt văn bản nào giữa Cựu Ước và Tân Ước: cả hai đều dạy phải dè chừng nguy hiểm do giàu sang bạc tiền. Trước hết bởi vì giàu có làm nẩy sin một cảm giác an toàn rất nguy hiểm.
–       Với người giài,tài sản là thành trì kiên cố (Cn 10,15)
–       Người ta thấy được che chở dưới bóng của bạc tiền (Gs 7,12)
–       Tiền bạc dường như đáp ứng mọi thứ (Gs 10,19)
–       Người ta thích nghĩ rằng :tôi giàu sang,tôi không cần gì hết (Kh 3,17)
Kế đến,giàu có cho ta cảm tưởng có thể mua mọi thứ và thấy mình đầy quyền lực. Thật sai lầm: “Tiền bạc của anh tiêu tan luôn với anh cho rồi, vì anh tưởng có thể dùng tiền mà mua ân huệ của Thiên Chúa”(Cv 8,18).
Cuối cùng,sự giàu sang tạo cơn khát muốn có thêm,kể cả bằng những phương tiện bất lương.Nhưng “..khi của cải tăng lên,không được để tâm hồn ngươi bị trói buộc vào đó” (Tv 62,11). Do vậy,Kinh Thánh đề phòng chúng ta đem lòng yêu mến bạc tiền. Hãy thận trọng! Lòng yêu mến tiền của nầy, ta vẫn cảm nhận được khi trong túi không còn đồng bạc nào. “Cội rễ sinh ra mọi điều ác,là lòng tham muốn tiền bạc” (I Tim 6,10). Thư gửi tín hữu Do Thái viết :” Anh em đừng có ham tiền” (Dt 13,5). Ta đừng đặt tin tưởng vào những của cải mà chúng ta có,như anh nhà giàu điên rồ. Lời giải không phải là phung phí tiền bạc mà chúng ta có,như đứa con hoang đàng (x. Lc 15). Giải pháp là quản lý,cai quản tốt của cải vốn trên thực tế thuộc về Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều ở trong hoàn cảnh những người tôi tớ đã nhận ít hay nhiều những nén bạc từ tay Ông Chủ và phải quản lý chúng một cách khôn ngoan (x. Mt  25,14 -30).Những kẻ đã nhận được nhiều nén,phải đặc biệt để ý quản lý và sử dụng chúng theo ý Ông Chủ, bởi vì họ sẽ phải trả lẽ.

 NGÀY NAY.
Chúng ta phải làm gì để vâng theo Lời Chúa?
Chúng ta phải biết rằng tiền bạc cần thiết để ta sử dụng,nhưng không được để nó trở thành một nỗi ám ảnh. Chúng ta phải lấy lời cầu nguyện trong sách Châm Ngôn làm của mìmh :”xin đừng để con nghèo khổ hay giàu sanh” (Cn 30,8). Hãy dè chừng sức mạnh quyến rũ của bạc tiền. Nhất là hãy luôn ý thức rằng tiền bạc thuộc về Thiên Chúa, cả khi chúng ta nghĩ là ‘do mình kiếm được”. Thiên Chúa là một người Cha dịu hiền và hay thương xót,hằng muốn cho chúng ta được sống vui và hạnh phúc.Người biết rằng chúng ta cần được thư giản và thảnh thơi thoải mái. Tuy nhiên,hãy dè chừng những nỗ lực của xã hội tiêu thụ nầy,muốn đẩy chúng ta tới chỗ lãng phí tiền bạc, tiêu phí tất cả không cần tính toán.
Chúng ta là những nhà quản lý của cải của Thiên Chúa,những người chịu trách nhiệm trước Ông Chủ chúng ta về những của cải được giao phó cho chúng ta.Hãy cầu xin Người ban cho chúng ta sự khôn ngoan,mà chúng ta còn thiếu, để được trung thành, và chúng ta sẽ không phải hổ ngươi,khi phải trả lẽ với Người và được nghe Người nói : “Hỡi người tọi tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng sự vui mừng của Chủ ngươi”.
 LE CHRÉTIEN ET L’ARGENT
Jacques Blucher.
Promesses số 170 (2009)
(Nguồn :xuanbichvietnam.wordpress.com)