Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

SƠ CẤP CỨU KHI ĐI CẮM TRẠI, DÃ NGOẠI (5)









5- KHI BỊ CHUỘT RÚT (VỌP BẺ)


Vọp bẻ còn gọi là chuột rút. Vọp bẻ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Biểu hiện của vọp bẻ là co cơ (cơ vân, có khi cả cơ trơn) gây đau đớn, rất khó chịu, xảy ra đột ngột mang tính chất cấp tính. Vọp bẻ sẽ làm hạn chế vận động hoặc ngừng vận động.
Vọp bẻ nhiều khi gây nguy hiểm đến tính mạng.




Có nhiều nguyên nhân  gây ”Chuột rút” hay “Vọp bẻ” là
-          thiếu ôxy cho cơ bắp hoặc
-          cơ thể thiếu nước và muối ăn.
-          Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali) khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp, điều chỉnh kịp thời,  như  trong lao động nặng nhọc (thợ mỏ, thợ sửa chữa đường điện, công nhân bốc vác..); trong thể dục thể thao (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội...).  
-          Vọp bẻ cũng có thể gặp trong một số bệnh lý thuộc tĩnh mạch, điển hình là ở người giãn tĩnh mạch nông như giãn tĩnh mạch chân. Vọp bẻ xảy ra trong các trường hợp này là do hiện tượng ứ đọng máu trong lòng tĩnh mạch bởi sự giảm về chức năng và các van tĩnh mạch
-          Ngoài ra khi có “tháng”, chị em rất dễ bị chuột rút ở mức độ nhất định tại vùng bụng gây đau lan tỏa ra thắt lưng và đùi. 
-          Một số phụ nữ mang thai cũng hay bị chuột rút, nhiều khi vào ban đêm.

b)Vọp bẻ có nguy hiểm không?
                                                    
        Như phần trên đã giới thiệu vọp bẻ sẽ gây đau cơ cấp tính.
        Gần như các trường hợp vọp bẻ đều phải ngừng hoạt động và cần được chăm sóc ngay.
        Tuy vậy, không phải trường hợp vọp bẻ nào cũng được xử trí kịp thời.
        Nguy hiểm nhất của vọp bẻ là khi đang leo trèo (công nhân đường dây điện, thợ xây...); đang bơi lội, đang tắm ở sông, biển... nếu không được xử lý kịp thời thì rất nguy hiểm đến tính mạng.
        Ngay cả những vận động viên bơi lội cừ khôi cũng đều rất sợ bị chuột rút  .Cơn đau do chuột rút có thể làm giảm khả năng bơi lội. Nghiêm trọng hơn là bị chết đuối.


         Các nguy cơ hạ thân nhiệt, nhiễm lạnh, hạ đường huyết dẫn đến “chuột rút” thường xảy ra với những bạn ở trong nước lâu, hay xuống nước lúc trời mới sáng hay nhá nhem tối, hay bỏ bữa trước đó.
          Tuy nhiên cũng không nên xuống nước khi bụng căng đầy, vì hệ tuần hoàn buộc phải cáng đáng cả công việc của dạ dày nên không cung ứng đủ oxy cho các bắp cơ và giữ ấm cơ thể.
          Muốn phòng ngừa “chuột rút”, tất cả các giai đoạn của buổi đi bơi (khởi động, xuống nước, lên bờ) đều phải được thực hiện một cách khoa học.

                  1. Trước khi xuống nước:
           Chú ý uống đủ nước khi trời nắng nóng (nên pha ít muối, hay nhất là chuẩn bị sẵn ở nhà theo tỉ lệ: 1 muỗng cà phê muối/1 lít nước), càng cẩn thận nếu trước đó bạn nôn mửa quá hăng do say xe hay bị “tào tháo”tróc nã vì ăn uống không hợp phong thổ.

    Nhất thiết phải dành khoảng 30 phút để khởi động cơ thể:
§  Làm các động tác nhằm khởi động cơ bắp và các khớp. Có thể áp dụng các bài thể dục buổi sáng; nên tập hai lần với cường độ khác nhau.
§  Chạy cự ly ngắn (100 m) chậm – nhanh dần – chậm dần và trở về trạng thái cân bằng.
§  Tiếp tục khởi động các khớp theo thứ tự: khớp các đốt sống cổ, thắng lưng, khớp hông (háng), các khớp gối, cổ chân, ngón bàn chân, các khớp vai, khuỷu, cổ tay, các ngón tay. Thực hiện vận động vặn xoay vòng các khớp theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.

                 2. Khi xuống nước: 
        Sau một thời gian bơi , cơ thể đã tiêu hao nhiều năng lượng, cần được bù đắp phần năng lượng đã mất đi.
        Trên thực tế, khi người bơi thấy mỏi cơ, các động tác phối hợp rời rạc, không còn nhịp nhàng, báo hiệu cơ thể cần được nghỉ ngơi ,thì việc cố tiếp tục bơi sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút hoặc rét lạnh thứ phát.
       Khi cảm thấy mỏi cơ, người bơi cần giảm dần tốc độ, bơi vào gần bờ hoặc gần phương tiện cứu hộ, sau đó thả lỏng toàn thân trong tư thế nổi 3-5 phút rồi lên bờ.
       Trường hợp cảm thấy rét lạnh thì phải lên bờ ngay, tìm nơi kín gió hoặc có lửa để sưởi ấm; có thể uống một ít nước trà đường nóng.
                3. Khi lên bờ: 
       Cần nằm nghỉ ngơi, thư giãn cơ 10-15 phút ở nơi kín gió, sau đó tắm rửa lại bằng nước ấm trong phòng kín gió 5-10 phút. Lau khô người và mặc quần áo ấm ngay trong phòng. Chú ý lau khô tai, mũi, mắt; khi cần thiết có thể nhỏ thuốc. Nếu mệt, nên uống một cốc trà đường nóng.


1-    Khi đang bơi

            Bất cứ ở chỗ nông hay sâu, việc đầu tiên là phải báo cho người xung quanh biết nếu có thể.
·         Khi ở chỗ sâu, nếu cơ bụng bị chuột rút (rất nguy hiểm), phải bình tĩnh thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân, từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh (có thể bấm cả các huyệt bên chi đối xứng) và xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút rồi nhờ người xung quanh hoặc bộ phận cứu hộ giúp đưa lên bờ. Trường hợp quá xa nơi cứu hộ hoặc có một mình thì khi thấy đỡ nhờ tự xử trí như trên, phải nhẹ nhàng bơi vào bờ.
·         Khi bị “chuột rút” ở các vùng cơ khác cần tìm cách lên bờ hay ít ra cố lết đến vùng nước nông, sau đó tự mình hay nhờ bạn bè giúp sức chữa chuột rút bằng các cách sau:
·         Chuột rút ở bắp chân (thường gặp nhất) hãy gắng nhỏm dậy duỗi thẳng chân, đứng bằng gót và ngón giúp cơ bắp vế giãn ra. Có thể gọi người giúp bằng cách nằm xuống giữ chân thẳng tối đa và nhờ ai đó đẩy mạnh các ngón bàn chân ngược về hướng đầu gối.
·         Chuột rút ở đùi, nên ngồi xuống, người giúp kéo chân nạn nhân ra thật thẳng, đồng thời nâng gót chân lên cùng lúc dùng tay kia ấn mạnh đầu gối xuống.

Nên nhớ, khi không có khả năng bơi vào bờ, bạn càng hoảng loạn quẫy đạp lung tung bạn càng chìm mau. Do vậy nếu sóng không lớn lắm hãy bình tĩnh thả ngửa cơ thể trên mặt nước chờ người đến cứu (hãy ôn lại kiến thức thả nổi đã học).
Nên nhớ, khi cần người cứu chỉ giơ một tay “la làng” còn một tay để đập nước nếu giơ cả hai tay lên thì bạn nhanh chóng chìm xuống dưới. Nên phòng xa bằng cách đội mũ bơi màu càng sặc sỡ càng tốt để mọi người  hay nhân viên cứu hộ có thể phát hiện bạn từ xa.  Nên chọn điểm bơi trong tầm mắt của các chòi cứu hộ, đương nhiên không gì tốt bằng có một chiếc phao bơi bên mình.
Sau cùng khi đã bị chuột rút, tốt nhất không nên xuống nước lần nữa mà hãy gắng đợi vào ngày hôm sau.
2-    Khi vận động, leo trèo, ở trên cạn

        Hiện tượng bị chuột rút ở người vận động viên sẽ chóng qua khỏi khi họ ngưng vận động và xoa bóp nhẹ ở chỗ cơ bắp bị co rút. 

        Để tránh bị chuột rút, trước khi tham gia cuộc chơi, nên có thời gian khởi động để tập các động tác từ nhẹ tới nặng. 

        Trong cuộc chơi, cứ nửa giờ lại nên uống nước có pha thêm một ít muối hoặc các loại nước giải khát có tác dụng tăng lực.
         Nghỉ ngơi: một khi đã xảy ra chuột rút bạn không nên cố chơi tiếp mà phải nghỉ ngơi hoàn toàn.
         Uống nước trái cây vắt sạch hoặc nước khoáng để cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.
          Thực hiện việc căng cơ trong tầm vận động nhẹ nhàng, xoa bóp nhẹ nhàng nhóm cơ bị co rút.
           Việc căng cơ được thực hiện bằng cách căng từng nhóm cơ ví dụ chuột rút nhóm cơ vùng bắp chân bạn nên cho gập cổ chân về phía mặt lưng bàn chân từ từ. Tránh các động tác căng cơ đột ngột và quá sức sẽ gây co rút thêm cơ.
          Nếu không giảm sau 1 giờ nên gọi cấp cứu.


   

Khi đang bơi bị chuột rút rất nguy hiểm 



        Người bị chuột rút ở bắp chân vào ban đêm khi duỗi chân hoặc vươn mình có thể tự chữa bằng cách đứng thẳng lên, để chân trần tiếp xúc với sàn gạch mát hoặc kéo ngón chân cái ngược lên về phía mình.

 Xử trí chuột rút ở bắp chuối, nhè nhẹ vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn chân lên phía trần nhà, hướng về đầu gối.

      Phương pháp trị vọp bẻ cấp tốc rất hiệu nghiệm

       Vọp bẻ (còn gọi là bị chuột rút – Muscle Cramps) là do các sớ thịt li it trong cơ bắp (thường là bắp chân dưới hay còn gọi là bắp chuối) đan thắt lại với nhau mà không thư giãn trở lại trạng thái bình thường, nên cơ bắp bị phồng co cứng, rất đau, nhất là trong khi ngủ. 

1. Nếu bạn đang đi bỗng nhiên bị vọp bẻ bạn chỉ cần bước lùi (đi ngược) vài bước thì sẽ hết ngay.
2. Nếu bạn đang ngồi, không cần đứng dậy để đi lùi, bạn chỉ cần đặt chân chạm đất rồi nhẹ nhàng nhất chân di chuyển lui về sau vài ba bước (nếu vậy bạn từ từ duỗi chân Ra trước xa xa để có khoảng cách phía sau gót mà dời chân lui được nhiều bước hơn)
3. Nếu bạn đang nằm ngủ, bạn trở mình nằm ngữa, sau đó co chân lên và cũng dời gót chân lui vài bước hướng về mông (bạn co chân thế nào để có một khoảng cách khá xa giữa gót chân và mông mà khi bạn dời chân sẽ được nhiều bước hơn)
4. Nếu bạn đang bơi, thì cũng vậy, cố gắng làm Sao bước lui trong nước vài bước thì vọp bẻ sẽ hết.
                          

      Ngoài ra , có một mẹo ít được biết đến là khi bị chuột rút, hãy dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn và day vào huyệt nhân trung (chỗ lõm nằm giữa môi trên và mũi). Cứ như thế tác động liên tiếp khoảng từ 25 đến 30 giây sẽ hết cảm giác đau.
      Đây là phương pháp khá cổ điển nhưng phát huy tác dụng rất nhanh.

 (theo trang kynangviet.net và http://huongduongtxd.com )