Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

CẮM TRẠI DÃ NGOẠI - NHỮNG GÌ CẦN PHẢI CHUẨN BỊ

I. CẮM TRẠI:
– Các anh chị và các bạn thân mến ! Cắm trại là một hoạt động thú vị, bổ ích, phù hợp với mọi lứa tuổi. Qua những kỳ trại, chúng ta được làm quen với những người bạn mới. Được chia sẻ nhiều thông điệp yêu thương, được học hỏi lẫn nhau, xây dựng tinh thần đoàn kết và nhiều kỷ niệm khó quên sau những lầm cắm trại.
– Ở trại, mỗi cá nhân tự thể hiện tính tháo vát và năng khiếu của mỗi người để thể hiện hết sức mình cho chương trình. Dù là trại dài ngày hay trại một ngày nhưng chương trình trại luôn giúp cho trại sinh cảm thấy hào hứng và hồi hộp mỗi khi bắt đầu tham gia một hoạt động trại nào đó.
 camping1 Cắm trại dã ngoại   Những gì cần phải chuẩn bị?
II. CHUẨN BỊ ĐI CẮM TRẠI:
  1. Xin phép : Việc đầu tiên cần làm đó chính là xin phép gia đình được tham gia cắm trại và trình các văn bản liên quan như : kế hoạch trại, chương trình trại, thư triệu tập v.v… để gia đình nắm thông tin nhằm dễ liên lạc.
  2. Chuẩn bị cho cá nhân : Trước khi đi trại chúng ta cần phải có sự chuẩn bị cho cá nhân mỗi người nhằm đảm bảo khi tham gia trại sẽ có tinh thần tốt nhất và tránh nhiều rủi ro.
  3. Về sức khỏe : Tập ngủ sớm, dậy sớm (tốt nhất là đúng 22g00 là ngủ và 6g00 sáng hôm sau phải dậy) nhằm điều chỉnh chính xác đồng hồ sinh học để khi tham gia trại có thể ngủ thật sớm và dậy cũng thật sớm để đảm bảo quá trình hoạt động tại trại.
  4. Về cơ thể : Nếu là Nam thì phải hớt tóc cho gọn gàng, móng tay cắt ngắn và đặc biệt là móng chân phải cắt trước 1 tuần đi trại nhằm đảm bảo khi mang giày sẽ không bị đau ngón chân.
  5. Về tinh thần : Bỏ qua những chuyện không vui và cố gắng làm sao tinh thần đi trại thật thoải mái, tránh căng thẳng, lập ra kế hoạch chuẩn bị cho việc đi cắm trại, qua nhà bạn bè để cùng nhau ôn luyện kỹ năng chuyên môn.
  6. Về tiền bạc : Chuẩn bị một số ít tiền lẻ để mang đi khi cắm trại, tránh đem quá nhiều tiền khi đi cắm trại.
  7. Về hành trang : Kiểm tra thật kỹ các vật dụng sau trước khi đi cắm trại, nếu thiếu thì phải bổ sung ngay.
  8. Đồng phục của đơn vị (Xem có bị rách không ? có quá cũ không ?)
  9. Áo, quần để ngủ – Nên trang bị gọn nhẹ, có thể đem số áo quần để ngủ theo công thức : Số ngày đi trại chia 2. VD : Đi trại 4 ngày thì chỉ đem 2 bộ áo quần để ngủ là vừa. Áo nên trang bị áo thun mỏng và quần nên trang bị quần ngắn hoặc lửng để khi nghỉ ngơi có thể thoải mái.
  10. Áo tham gia các hoạt động trại : Nên lựa chọn áo nào sẽ phù hợp trong các hoạt động trại mà không bắt buộc mặc đồng phục. Tốt nhất là áo thun có cổ, vừa lịch sự lại gọn gàng thoáng mát.
  11. Quần tham gia hoạt động trại : Nên lựa chọn quần tây, kaki sậm màu hoặc quần lửng, tránh mặc quần jean sẽ dễ rách (nếu không phải jean xịn) và rất khó khăn trong các hoạt động trò chơi vận động, trò chơi lớn.
  12. Đồ lót : Đem theo với số lượng bằng tổng số ngày trại + 2. Vì mỗi ngày chúng ta phải thay đồ lót để đảm bảo vệ sinh và phòng hờ thêm 2 bộ để tránh trường hợp bị mắc mưa ướt đồ.
  13. Balô (sẽ nói rõ thêm trong phần sắp xếp balô)
  14. Gậy cá nhân : Nếu trại có phần hành quân và thám du trên 3 km thì chúng ta nên trang bị mỗi cá nhân một gậy tầm vong khoảng 1m2 để có thể chống đỡ khi di chuyển nhất là hành quân trong rừng hoặc leo núi.
  15. Kem, bàn chải răng, xà phòng, khăn, lược, giấy vệ sinh … : Đây là các đồ vật cá nhân không nên chia sẻ (dễ bị lây mầm bệnh) vì vậy đem vừa đủ xài tránh đem dư gây nặng balô. Vd : Kem đánh răng nên mua tuýt nhỏ, xà phòng cũng nên mua loại nhỏ…
  16. Vật dụng trại : Còi Morse, Cờ Semaphore, dây dù 3m (2 sợi trở lên), la bàn, tập viết, bìa cứng, bút các loại, giấy A4, thước các loại, Đèn pin … Trang bị đầy đủ và nhất là bút thì phải mua dư và mua nhiều màu.
  17. Áo mưa : Nên mua một áo mưa cá nhân (Áo mưa ny-lông) dùng để mặc khi đi hành quân mà bất chợt trời đổ mưa và một áo mưa cánh dơi dùng để mặc trong các hoạt động trại khi trời đổ mưa, có thể làm tấm trải hoặc mềm tùy ý.
  18. Võng : Là một thứ không thể thiếu trong các kỳ trại, nếu số lượng chứa trong lều có hạn, ta có thể hy sinh ra ngoài nằm võng cũng được và nhất là võng dùng để nghỉ trưa là tốt nhất vì buổi trưa trong lều thường rất nóng.
  19. Lều cá nhân : Mỗi cá nhân nên trang bị một lều cá nhân tối đa là 2m x 3m có đầy đủ tấm bạt, cọc, dây, búa nhằm để dừng chân nghỉ qua đêm trong các cuộc hành quân hoặc làm thành lều võng để che mưa khi ta nằm võng.
  20. Dao đa năng : Rất hữu dụng khi đi cắm trại, nếu dao càng nhiều chức năng và chúng ta sử dụng tốt các chức năng đó thì sẽ là một trại sinh chuyên nghiệp đấy.
  21. Túi ngủ : Nếu tài chính cho phép ta cũng có thể trang bị một túi ngủ cá nhân nhằm nghỉ đêm tại các xứ lạnh.
  22. Vật dụng ăn, uống : Chén, muỗng, đũa, ly, bình nước cá nhân …
  23. Túi thuốc cá nhân : Chuẩn bị một số thuốc nhức đầu, đau bụng, vitamin … nhằm phục vụ cho bản thân cũng như giúp đỡ đồng đội mình.
  24. Nếu được tiểu trại phân công mang những gì thêm thì phải ghi ra một tờ giấy và khi mua hoặc ở nhà có sẵn thì phải liên lạc và hỏi ý kiến với tiểu trại trưởng xem cấp trên có đồng ý vật dụng đó hay không.
II. XẾP BA LÔ VÀ ĐEO BA LÔ :
– Có thể nói khi đi cắm trại, ai cũng phải nghĩ tới việc xếp balô và đeo balô như thế nào cho hợp lý và khoa học.
– Khi đi cắm trại, tốt nhất là chuẩn bị 2 balô :
– Một ba lô dùng để đồ cá nhân như Áo quần, túi ngủ…
– Một ba lô dùng để các vật dụng dùng ngay như Áo mưa, vật dụng trại …
– Nếu trang bị sẵn một ba lô chuyên dụng cho dã ngoại (loại cao hơn 50cm, có nhiều túi và vải khá dày, dây bản bự…) thì có thể gom 2 balô trên thành 1, vừa tiện dụng lại đỡ tốn công suy nghĩ nên để vật nào trong balô nào.
– Tùy theo balô nên chức năng cũng như cách sắp xếp cũng khác nhau. Nguyên tắc chung là ta nên để ưu tiên số 1 là những vật quan trọng nên để ở ngoài hoặc trên các vật khác như áo mưa chẳng hạn. Vật nào đã để ở đâu thì cố gắng tạo thói quen là lúc nào cần vật ấy thì nó sẽ nằm ở ngăn ấy.
– Để mang ba lô thoải mái cần đặt những vật nặng gần cơ thể mình và trọng tâm của balô sẽ qua hông và chân của mình.
– Để hoạt động trại thật thoải mái việc chất lượng của balô cũng là điều đáng lưu ý, đã có nhiều trường hợp đáng tiếc vì hoạt động mạnh hay đem quá nhiều vật dụng mà balô của một trại sinh nọ bị đứt dây hay rách balô và khi hành quân bị gây khó khăn. Vì vậy, chúng ta cũng đừng nên tiếc tiền khi đầu tư một balô vừa gọn nhẹ lại vừa chất lượng và đặc biệt khi đeo balô với trọng lượng cao thì đỡ đau vai nhờ dây đeo êm và dày.
Tác giả bài viết: Sontinhcamp