Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

CHÚC MỪNG NĂM MỚI - GIÁP NGỌ 2014


KÍNH CHÚC 

QUÝ CỰU HỮU TRÁCH, 
QUÝ HUYNH TRƯỞNG, 
ACE HTDC CÙNG TOÀN GIA QUYẾN 
MỘT NĂM GIÁP NGỌ 

VẠN SỰ NHƯ Ý 

                                                              


                                                                

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

NHỮNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN NGÀY TẾT






Chọi gà

Là một thú chơi tao nhã, vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của nhà nông xưa. Đó là một thú chơi mà hầu hết ở các ngày Tết, ngày hội đều có. Nhiều làng nổi tiếng vì chơi gà chọi như Đình Bảng (Bắc Ninh),Thổ Hà, Yên Phụ (Yên Phong) hay một số nơi khác ở cả 3 miền Trung, Nam, Bắc đều có. Trò chơi chọi gà đòi hỏi một sự kỳ công lớn của người nuôi từ việc chọn gà giống phải là gà chọi "nhà nòi"! Lựa chọn kỹ gà bố, gà mẹ rồi đến khi trứng nở ra gà con lại được lựa từ dáng vẻ chân, mỏ, mình, đầu... Những chú gà nòi được nuôi rất công phu và đưa chúng tập luyện với các chú gà chọi khác để làm quen dần với những trận chiến đấu.

Có những hiệp đấu của những cặp gà kéo dài tới hàng tiếng đồng hồ không phân thắng bại. Hai con gà chọi đỏ gay lừa mổ nhau, đập cánh vào nhau, nhảy lên đá móc vào nách, vào cổ họng, vào ức của đối phương quyết liệt hoặc ghì nhau đè cánh đạp chân như những đấu thủ trên sàn đấu. Những cú mổ hiểm hóc vào mắt, vào cổ đối phương đến chảy máu, những cú đá móc với những chiếc móc sắc nhọn đến toác ngực làm người xem xung quanh thán phục, bàn tán, tranh cãi rất say sưa.
Từ đó dẫn đến những cuộc cá cược rất gay gắt của khán giả mà đôi khi diễn ra không được lành mạnh. Các sới gà chọi vào dịp Tết Nguyên Đán thường thu hút đông đảo người xem.

Chơi cờ người
Cờ người là tên gọi cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân (như cỗ bài tam cúc), mỗi phe 16 quân (trong mỗi phe có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, trang phục đen hoặc xanh; tướng nữ còn gọi là tướng Bà, trang phục đỏ). Chơi cờ tướng là chơi trên bàn cờ. Ba mươi hai quân cờ bằng gỗ, sừng, hay ngà tiện tròn, đường kính 2cm, dày 1cm. Chơi cờ người cũng vẫn là luật lệ của cờ tướng. Nhưng quân cờ là người thật, và bàn cờ là sân đất rộng, đủ đường đi nước bước cho 32 người.
Đây là thú chơi tao nhã, trí tuệ nhân những lúc trà dư tửu hậu. Mỗi lần đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trên bãi. Nguyên tắc đi quân là mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách. Vào cuộc chơi phải bình tĩnh, thận trọng, chủ động không bị phân tán bởi những người xem mách nước. Đi một nước phải tính trước 2, 3 nước tiếp theo để khỏi bị bất ngờ trước đối thủ của mình. Cờ tướng, cờ bỏi cờ người thường thấy trong các ngày hội, ngày Tết, mừng xuân mới.

Bịt mắt bắt vịt
Ngày Tết hầu hết các làng Việt xưa đều có các trò vui để dân làng cùng chơi lấy may, lấy phước. Trò bịt mắt bắt vịt là trò chơi khá phổ biến. Người chơi và người xem tập trung tại một bãi đất rộng quây thành một vòng tròn. Ai muốn tham gia bắt vịt thì đăng ký với ban tổ chức. Người ta chọn những con vịt to, khỏe để chúng có thể chạy và bay nhanh. Hai người chơi bị bịt chặt mắt và đưa vào vòng tròn. Người ta thả vào vòng tròn một con vịt. Con vịt sợ hãi kêu và bay, chạy loạn xạ. Người bắt vịt cứ theo tiếng vịt kêu mà chạy theo bắt. Khi con vịt bị bắt thì cuộc chơi kết thúc. Hai người khác lại tiếp tục vào chơi tiếp.





Bịt mắt bắt dê:
    Cùng trên một sân cỏ, người chơi quây xung quanh làm vòng tròn. Trò chơi  chủ yếu là vui, tùy chỗ cũng có thể treo giải thưởng. Những người chơi đăng ký và chia thành các cặp. Mỗi cặp lần lượt vào sân chơi. Người ta bịt mắt 2 người thật chặt. Một trong 2 người làm dê, người kia bắt. Người làm dê trong quá trình chạy trốn thỉnh thoảng phải gây ra tiếng động để người bắt biết mà đuổi theo...


Đánh đu
Riêng trò chơi Đánh đu (gồm nhiều loại như Đu tiên, Đu vân xa, v.v…) là một trò chơi phổ thông được hầu hết trai gái ưa chuộng. Bởi vậy mới có câu ca dao: Tháng giêng giai tiết ở đầu. Bao nhiêu mỹ nữ đá cầu, đánh đu. Theo tư liệu và hình ảnh cũ, chúng ta có thể mô tả như sau: Người ta trồng hai cột gỗ cao song song nhau giữa một bãi đất trống và ở giữa treo một bàn nhún (để đủ 2 người nam - nữ cùng đứng). Có làng phải trồng đến hai, ba cây đu trong dịp Tết để đáp ứng yêu cầu vui chơi giải trí của đôi trai gái. Các nam thanh nữ tú kéo tới rủ nhau lên đánh đu, thường thường mỗi cặp đu là một nam một nữ mới thêm phần thú vị, như bài thơ của Hồ Xuân Hương:
“Bốn cột khen ai khéo khéo trồng
Kẻ thì lên đánh kẻ ngồi trông
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới
Đôi hàng chân ngọc duỗi song song
Chơi Xuân ai biết Xuân chăng tá?
Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không”.

                                   Đánh đu


Đấu vật:
    Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết dịp Hội. ở Việt Nam ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động... Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng. Để khuyến khích tài năng cũng như sự rèn luyện của trai tráng, nhiều làng xã đã treo giải vật rất cao trong 3 ngày tết. Tục xưa người ta trao giải bằng tiền, bằng mâm đồng, nồi đồng hay một số thứ khác. Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên. Trong môn vật này không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà sự mưu trí và nhanh nhẹn đóng góp phần đáng kể. Về kỹ thuật cũng có những "miếng" riêng của nó như đệm, bốc, ghì... mà tùy theo từng hoàn cảnh và điều kiện đô vật phải biết lợi dụng triệt để các thời cơ quật ngã hay bê bổng đối phương.




Đi cầu kiều


Đi cầu kiều là một trò chơi rất đơn giản mà không kém phần thú vị. Người ta lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc một đoạn tre làm cầu. Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất, đầu kia buộc vào sợi thừng hay chão, dây buộc vào chiếc cột chôn vững chắc. Làm sao để chiếc cầu đung đưa khó đi.



Giải thưởng được treo trên cột, đến lượt ai, người đó leo cầu lấy thưởng. Có người mới leo được vài bước thì đã ngã. Có người ra tới mút đầu cầu lấy được thăng bằng nhưng khi với tay lấy giải thưởng thì loạng choạng lăn tùm xuống ao. Cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích sự hiếu thắng của mọi người.

 Đánh phết


Đánh phết là trò thi đấu chơi vào ngày hội xuân ở đồng bằng Bắc Bộ. Sân chơi là sân đình, hai đầu sân (theo hướng đông - tây) có vòng tròn vạch vôi hay đào lỗ làm mục tiêu. Người đánh phết chia làm hai phe dùng gậy tre để cả gốc dài 1m đánh vào quả phết (làm bằng gỗ tròn sơn đỏ, tượng trưng cho Mặt Trời), hễ quả chuyển vào vòng tròn (hay lỗ) của đối phương là thắng cuộc. 





có người cho rằng trò đánh phết có nguồn gốc từ tục thờ Mặt Trời (quả phết chuyển động từ đông sang tây và ngược lại). Dân gian còn gắn trò chơi này với sự tích Hai Bà Trưng luyện tập binh sĩ. Các cuộc thi đấu phết đều thu hút đông đảo người xem, mọi người cùng hò reo khích lệ trong không khí ồn ào sôi động. Cũng bởi vậy mà có câu khẩu ngữ “Vui ra phết”.

Bắt trạch trong chum


Với trò chơi bắt trạch trong chum, người ta đặt sẵn 5-7 chiếc chum thành một hàng ở sân đình, mỗi chum được đổ 2/3 nước và thả vào đó một con trạch. 

Khi trò chơi bắt đầu, từng đôi trai đến bên mỗi chiếc chum, mỗi người phải đưa một tay ra ôm nhau, còn tay kia thò vào chum bắt trạch. Cứ như vậy, cả hai choàng tay cho đến khi bắt được trạch. Trạch trơn nên luôn luôn chạy thoát, thành ra đôi trai gái chỉ bắt được tay nhau. 

Dân làng đứng xung quanh reo hò cổ vũ và trêu đùa các đôi, nhắc nhở đôi nào mải bắt trạch mà quên ôm nhau. Tiếng cười nói, tiếng chiêng trống náo động. Khi bắt được trạch, cả hai cùng giơ cao tay lên để mọi người xem đồng thời tiến lên lĩnh thưởng.



Đi cà kheo
Đi cà kheo là một trò chơi đòi hỏi người chơi phải lấy được thế cân bằng, có bước đi chính xác, sức khoẻ tốt kết hợp nhịp nhàng cả chân lẫn tay. Để làm chủ được đôi cà kheo đòi hỏi một khoảng thời gian tập luyện, dài hay ngắn trùy theo sự khéo léo của mỗi người. Các cuộc thi cà kheo tại các vùng quê vào dịp Tết thường tạo được tiếng cười sảng khoái cho người theo dõi bởi sự hấp dẫn, bất ngờ của trò chơi. Sau khi chọn được người thắng cuộc, đội cà kheo cùng các cổ động viên của làng sẽ sang làng khác để thi tiếp.

Đi cà kheo
Đi cà kheo ngày Tết
Trò chơi dân gian ngày Tết
 Thả đỉa ba ba
Trò chơi thể hiện việc qua sông, qua bưng, ruộng…ngập nước. ở dưới nước có đỉa. Cả nhóm làm sao xuống nước mà đỉa không bắt chước. Trước hết vẽ hai đường song song cách nhau độ 2m (hay qui định khoảng trống nào đó) giả định là sông nước. Một em ra giữa vòng vừa hát vừa lấy tay ra đập nhịp vào vai các bạn:
Thả đỉa / ba ba
Chớ bắt / đàn bà
Tha tội / đàn ông
Cơm trắng / như bông 
Gạo thuyền như nước
Ðổ mắm / đổ muối
Ðổ chuối / hạt tiêu
Ðổ niêu / nước chè
Ðổ phải nhà nào
Nhà ấy…. chịu
Từ “chịu” trúng em nào thì em ấy xuống sông làm “đỉa”. Bọn trẻ đứa chạy đầu này, đứa băng qua sông góc nọ. “Ðỉa” rượt để bắt. Bọn trẻ lại hát bài hát ghẹo
Sang sông / về sông / trồng cây / ăn quả / nhả hạt. “Ðỉa” rượt bên này thì bên kia xuống sông. “Ðỉa” quay lại bên kia thì lũ bên nọ lại réo lên: “ăn quả / nhả hạt” rồi ào xuống. Chẳng may ai bị “đỉa” vớ phải thì trở thành “đỉa”.

Thả đỉa ba ba
Đập niêu đất
Trước khi chơi, người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 đến 5m được kẻ làm điểm xuất phát. Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm, những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ… Với trò chơi này, bạn có thể sử dụng để thu hút khách chơi và phát quà tặng nếu ai đập trúng niêu. Hoặc bạn cũng có thể phát triển từ trò “đập niêu đất” thành “đập heo đất” để quyên góp tiền cho sự kiện giúp trẻ em nghèo vui xuân.


Đập niêu



Trồng nụ





Chơi ô ăn quan

 
chơi cướp cờ 


(bài và hình ảnh sưu tầm trên net)


Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

NHỮNG CON NGỰA LỪNG DANH LỊCH SỬ THẾ GIỚI



Ngựa gỗ thành Troy

Theo thần thoại Hy Lạp, con ngựa gỗ góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân Hy Lạp ở thành Troy sau 10 năm vây hãm không hiệu quả. Khi sức mạnh quân sự không thể khuất phục, quân Hy Lạp tháo dỡ tàu chiến, dựng thành một con ngựa khổng lồ bằng gỗ rỗng ruột. Trước khi rút lui, quân Hy Lạp để lại con ngựa gỗ cùng một người có nhiệm vụ đánh lừa binh sĩ thành Troy rằng nó là sự đền bù cho bức tượng bị phá hủy của họ.



Ngựa gỗ thành Troy. Ảnh: Wikipedia. Người ta reo hò kéo con ngựa gỗ vào thành mà không biết rằng nó chứa đầy binh lính tinh nhuệ của kẻ thù. Khi quân thành Troy no say sau bữa tiệc chiến thắng, binh sĩ trong bụng ngựa thoát ra ngoài, mở cổng thành để quân Hy Lạp tiến vào đánh chiếm. Thành Troy bị hạ do binh sĩ không kịp trở tay ứng phó.

Bucephalus

Đây là một trong những con ngựa bất kham nhất thời Alexander Đại đế. Không chiến binh nào có thể cưỡi lên mình nó. Khi cha Alexander cho phép ông chọn bất kể con ngựa nào mình muốn, ông đã chọn Bucephalus và thuần hóa nó trở thành con ngựa chiến gắn liền với tên tuổi của mình. Chiến mã Bucephalus cùng Alexander Đại đế



Ảnh: Wikipedia. Mặc dù những người trước đó không thể cưỡi lên mình Bucephalus nhưng Alexander lại dễ dàng thuần hóa con vật. Ông nhận ra con ngựa sợ cái bóng của chính mình. Để giải quyết vấn đề này, Alexander thường hướng con ngựa về phía mặt trời để nó không hoảng sợ. Sau khi trở thành chiến mã, Bucephalus đã cùng chủ chiếm thành phố Bucephala, một trong những chiến công lẫy lừng của Alexander Đại đế.

Nelson 

  Nó là chiến mã của George Washington, tổng thống đầu tiên của Mỹ. Con ngựa còn có biệt danh là Old Onzie. Tổng thống Washington mua Nelson năm 1779 và vô cùng yêu quý nó. Ông thích con ngựa này bởi nó khá lì lợm và khó bị kích động bởi âm thanh trận mạc. Nelson, chiến mã của Tổng thống George Washington.



Ảnh: Wikipedia. Con ngựa sát cánh cùng George Washington trong trận chiến ở thung lũng Forge và Yorktown, trận đánh quan trọng nhất trong sự nghiệp cầm quân của ông. Washington đang ngồi trên lưng Nelson khi người Anh đầu hàng. Sau chiến tranh, Nelson và một con ngựa chiến khác của Washington là Blueskin được đưa tới sống ở núi Vernon, nơi chăm sóc thú cưng của tổng thống.

Marengo

Đây là con ngựa chiến nổi tiếng nhất của Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Ông đặt tên nó theo địa danh Marengo, nơi Napoleon giành chiến thắng vang dội năm 1800. Nó gắn bó cùng ông trong trận Austerlitz, trận Jena - Auerstedt, trận Wagram và trận Waterloo, trận chiến khép lại sự nghiệp cầm quân lẫy lừng của vị hoàng đế người Pháp. Con ngựa bị thương 8 lần trong những năm tháng ra trận cùng Napoleon. Chiến mã Marengo cùng 
Hoàng đế Napoleon Bonaparte.



Ảnh: Wikipedia. Sau khi Napoleon bại trận, Marengo bị bắt và bán cho một trung tá người Anh. Con ngựa qua đời vì già yếu năm 1831, khi nó 37 tuổi. Người ta bảo quản gần như toàn bộ bộ xương của con vật và chuyển nó tới trưng bày tại Bảo tàng Quân sự Quốc gia ở Chelsea, London, Vương quốc Anh.

 Copenhagen

Đây là tên con chiến mã của Công tước Arthur Wellesley, người dẫn đầu cuộc tấn công chống lại Hoàng đế Napoleon Bonaparte trong trận Waterloo. Copenhagen đưa vị công tước xứ Wellington băng qua làn đạn của quân Pháp, dẫn tới chiến thắng vang dội của quân Anh. Chiến mã Copenhagen.

 

Ảnh: Wikipedia. Công tước Arthur Wellesley nhận xét, con ngựa Copenhagen rất khéo léo cùng sức chịu đựng dẻo dai. Sau khi chiến tranh kết thúc, người ta coi nó là báu vật quốc gia và đưa về nuôi tại một trang trạng ở London. Những năm cuối đời, Copenhagen bị điếc và mù. Tuy nhiên, con vật vẫn sống tới 27 tuổi. Đích thân Công tước Arthur Wellesley tới giám sát việc chuẩn bị chôn cất con ngựa theo nghi thức danh dự dành cho một quân nhân. Hồng Minh

Xích Thố


 Xích Thố
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng. 
Ngựa Xích Thố từng qua tay rất nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác (132-192), tướng nhà Đông Hán (năm 25-220). Trong triều đình lúc bấy giờ, có rất nhiều người khinh thường con người tàn bạo như Đổng Trác, trong đó có Đinh Nguyên, cũng là một tướng nhà Đông Hán. Trong một lần họp triều, Đinh Nguyên đã chửi thậm tệ vào mặt Đổng Trác, Đổng Trác định chém Đinh Nguyên thì con nuôi của Đông Nguyên là Lã Bố từ phía sau xông lên, khí chất anh hùng của Lã Bố đã khiến cho Đổng Trác sững lại, đành phải nhượng bộ. Từ đó, Đổng Trác nảy sinh ý định thu phục Lã Bố.
Vì muốn  thu phục Lã Bố, Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố. Lã Bố sau khi có được ngựa quý quả nhiên đã giết chết chủ cũ của mình là Đinh Nguyên, quy phục dưới chân Đổng Trác, và trở thành con nuôi của Đổng Trác.
Ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi. Trên chiến trường, ông chuyên cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Sau này, Lã Bố bị  trúng kế của một đại thần nhà Đông Hán, giết chết Đổng Trác. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo, một nhà chính trị, quân sự  mưu lược kiệt xuất cuối thời Đông Hán.
Có lẽ do duyên số, Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường, một trong những người có công lớn thành lập nhà Thục Hán vào thế kỷ thứ 2, vì muốn bảo vệ hai vị phu nhân của người anh em kết nghĩa của mình là Lưu Bị đã tạm thời về phe Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng quý mến nhân tài như Quan Vũ, cũng muốn bắt chước Đổng Trác tặng ngựa cho anh hùng.
Nhưng Quan Vũ không như Lã Bố, ông tiếp nhận Xích Thố là để tìm được Lưu Bị nhanh hơn. Sau khi Quan Vũ bị giết, Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nhưng lần này nó không còn ngoan ngoãn đi theo chủ nhân mới như trước, mà tuyệt thực đến chết.

Ngựa Tuyệt Ảnh

Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ. Tranh: Baidu
Ngựa Tuyệt Ảnh là ngựa  của Tào Tháo (155-220). Tuyệt Ảnh có nghĩa là phi rất nhanh, đến cái bóng cũng không đuổi kịp được.
Tương truyền, khi Tào Tháo tấn công Trương Tú, Trương Tú dâng thành đầu hàng Tào Tháo. Trương Tú là cháu gọi Phiêu kỵ tướng quân Trương Tế bằng chú. Sau khi Đổng Trác bị giết năm 192, Trương Tế cùng các tướng khác của Đổng Trác mang quân đánh vào Tràng An, lại nắm vua Hán Hiến Đế, thao túng triều đình như Đổng Trác trước đây. 
Tuy nhiên, Tào Tháo không ngờ lại bị trúng kế của kẻ thù, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, suýt nữa thì bị mất mạng. May có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài.
Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã. Trong trận chiến này, Tuyệt Ảnh đã hoàn tất sứ mạng của mình.
Đây là một thất bại nữa của Tào Tháo kể từ sau trận Xích Bích. Trong trận đánh này, Tào Tháo bị mất một con trai, Tào Ngang, một cháu trai, Tào An, và một con tuấn mã, Tuyệt Ảnh. Có thể nói đây là một thất bại thảm hại của Tào Tháo.

Ngựa Đích Lô

alt

Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân.  Tranh: Weibo

Đích Lô vốn là ngựa của Trang Vũ, vốn là một tướng của một danh sĩ dòng dõi hoàng tộc nhà Hán là Lưu Biểu nhưng sau này phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp. 
Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý". Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân  lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền giết chết Trương Vũ để cướp ngựa. Triệu Vân là danh tướng thời cuối Đông Hán và thời Tam Quốc, người góp công lớn thành lập nhà Thục Hán.
Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này "có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ", còn nói rằng "Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết" chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.
Người hầu của Lưu Bị đem tin "ngựa sát chủ" nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi nhận được mật báo có người định sát hại, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàm Khê.
Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên "Đích Lô sát chủ" ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: "Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!". Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện "Đích Lô sát chủ" , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.
Khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu sĩ của Lưu Bị, già yếu quá, nên để thể hiện sự trọng dụng của mình với Bàng Thống, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.

 Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử




Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử toàn thân lông trắng như tuyết, tương truyền một ngày có thể đi hàng nghìn dặm. Ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, sau này lớn lên tính khí bớt nóng nảy hơn, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc, vì vậy mới có tên là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử . 
Con ngựa này của Triệu Vân, sống vào khoảng thế kỷ thứ hai. Tương truyền, Triệu Vân đóng quân ở trên núi Trường Bản xuất quân đi đánh trận đều cưỡi Dạ chiếu ngọc sư tử, có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, tưởng chừng không thể thoát thân. Nhưng sức ngựa rất lớn, cuối cùng cũng nhảy được lên trên miệng hố, cứu chủ nhân thoát chết. Trong bộ tiểu thuyết Thủy hử cũng từng nhắc đến con ngựa này.

 Ô Vân Đạp Tuyết

alt
Ngựa Ô Vân Đạp tuyết. Ảnh: Baidu

Ô Vân Đạp Tuyết còn có tên là Vương Truy Mã, sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi, người anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Công, được coi là anh hùng tuấn mã.
Ngựa của Trương Phi có tên rất ý nghĩa, Vương Truy Mã có nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý. 
Người đời về sau thường nói người dũng mãnh cưỡi ngựa dũng mãnh. Quan Công từng nói: "Người tôi nặng nề, ngựa không vác nổi nên thường hay gầy, chính vì vậy mà tôi không thể cưỡi ngựa bình thường được". Trương Phi cũng như vậy, ngựa bình thường thì không thể xứng với hào khí phi thường của Trương Phi được


SƯU TẦM

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

HOA ĐUỔI MUỖI


3 loài hoa đẹp đuổi muỗi cực đỉnh .
Côn trùng như mui, b, rp s không dám đến gn ngôi nhà thân yêu ca bn nếu trng các loài hoa này.
Hoa t
ươđược nhiu người yêu thích trng ti nhà bi vì nó góp phn to nên bu không khí m áp, lôi cun và bt mt cho không gian sng. Cho dù bn có nhn thy hay không thì nhng bông hoa xinh đp còn có nhiu chc năng hơn là ch đ trang trí. Mt trong s đó phi k đến kh năng đui lũ côn trùng tránh xa khi ngôi nhà ca chúng ta.
Có r
t nhiu loài hoa s dng mùi hương ca mình đ đui các loi côn trùng như mui, b cánh cng và nhiu loài khác na ra khi nhà và ngăn chúng quay tr li. Nhng loài hoa này còn rt thân thin vi tr nh cũng như thú cưng.
Cùng tìm hi
u mt s loài hoa có th được trng đ ngăn chn côn trùng sau đây:

1. Hoa ngũ sc

Hoa ngũ s
c hay còn được gi là hoa ct ln, hoa ngũ v, cây c hôi. Tuy có tên gi dân gian khó nghe – hoa ct ln nhưng loài hoa này li rt có ích. Hoa ngũ sc là mt loài cây thân nh, thân nhiu lông mm, hoa nh màu tím, xanh.




Hoa ngũ s
c cũng có th được trng trang trí nhà ca.

Hoa ngũ s
c có cha nhóm hp cht t nhiên coumarin có tác dng đui mui rt hiu qu nên được s dng làm thành phn chính trong rt nhiu loi thuc chng mui. Tuy nhiên, không nên chà xát hoa ngũ sc trc tiếp lên da vì nó có th gây kích ng da. Vì vy, cách tt nht là tn dng công dng ca nó bng nhng cây tươđược trng trong đt. Hoa ngũ sc mc thành chùm khá ln, phát trin tt trong các loi chu, bn hoa hoc vườn đá trong nhà.




Chúng có kh
 năng đui mui hàng đu và đã được s dng đ sn xut các sn phm chng mui.




Màu s
c ca hoa cũng vô cùng phong phú, t trng, tím, hng, xanh, tím...



2. Hoa cúc v
n th


Nh
ng đóa hoa cúc vn th đường kính ln và có màu vàng tươi sáng không ch đp, tinh tế mà còn có kh năng xua đui côn trùng. Cúc vn th được biết là ta ra hương thơm mnh m khiến côn trùng phi… b chy. Nhng người trng vườn hu cơ thường trng cúc vn th xung quanh vườn, rung và cây trng đ đui các loài rp và mui gây hi.




Cúc v
n th ni tiếng là loài hoa có hương thơm ngào ngt, mang nhiu ý nghĩa tt đp.


Hoa cúc v
n th có rt nhiu loi khác nhau. Tuy nhiên, tt c chúng đu phát trin cao khong 25 – 40 cm. Màu sc ph biến nht là màu vàng tươi, da cam hoc trn ln hai màu trên. Cúc vn th yêu thích ánh sáng, do đó, chúng nên được trng  nhng có ánh nng di dào.




Mùi h
ương ca cúc vn th khiến con người thích nhưng khiến các loài côn trùng s hãi mà chy xa.




M
t vài chu cúc vn th s khiến không gian sng ca bn tr nên tươi sáng và quêđi ni lo v các loài côn trùng xâm nhp vào trong nhà.

Hoa cúc trắng cũng hay được trồng ngoài trời ở những lối đi nhỏ , nơi gần chỗ ngồi chơi trong đêm , gần với cửa ra vào hay cửa sổ để  đuổi muỗi và côn trùng . 


3. Hoa sen cn

Hoa sen c
n có kích thước nh, cánh mng manh như t giy la, hoa có rt nhiu màu sc rc r khác nhau. Sen cn không ch là mt loài hoa trang trí đc đáo mà nó còn được s dng làm nguyên liu đ chế biến súp, sa lát và nhiu món ăn khác.




Sen c
n là mt trong nhng loài hoa trang trí tuyt vi nh vào v đp mng manh và tinh tế.

Ngoài ra, loài hoa này cũng r
t hu ích trong vic ngăn chn s xâm nhp ca côn trung vào nhà, vườn cây ăn trái và vườn rau xanh. Sen cn có th đui được mt s loài côn trùng như rui, b cánh cng, các loài rp gây hi….




Ngoài công d
ng làm nguyên liu chế biến thc ăn, sen cn d dàng xua đui rt nhiu côn trùng, rui, mui ra khi nhà.

Bên c
nh nhng loài hoa va đ c trên còn có mt s loài cây khác cũng được biết đến vi tác dng tránh côn trùng như cây húng quế, cây lưu ly cây bc hà, cây ti, hoa phong l và rt nhiu loài cây – hoa khác.




Cây húng qu
ế.




Cây b
c hà.

Cây bạc hà đuổi muỗi , muỗi mắt , ve và bọ chét , nó là thuốc bôi da chống côn trùng tốt nhất  khi bạn vò nhàu lá bạc hà và chà xát vào da . Hơn nữa , bạn có thể vò nát thân và đặt chúng vào túi quần túi xách và mũ để đuổi côn trùng .
Bạn cũng có thể  vò nát lá và thân bạc hà  lên lông chó để đuổi bọ ve  và bọ chét cho nó.


Cây bc hà.




Hoa phong l
 tho.



Hoa oải hương
Giống như hoa cúc , nó được trồng trong vườn khu vực quanh chỗ ngồi, khu vực ăn uống hay gần cửa sổ, cửa ra vào  . Cắt hoa oải hương hoặc phơi khô đặt trên bệ cửa sổ để ngăn muỗi  xâm nhập vào nhà . Hoa oải hương khô cũng có thể được đặt trong tủ quần áo để đuổi sâu bướm và giữ cho quần áo có mùi tươi mới .


Cỏ sả
Cỏ sả cũng rất được ưa chuộng trong dân gian trong việc đuổi côn trùng  bay đi . 

(Nguồn : từ eva.vn  và dietmoisinhhoc.blogspot.com)