Bài 20 TÌNH BẠN

đăng 21:26, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen   [ đã cập nhật 21:29, 24 thg 5, 2011 ]
1.            Khái niệm
-         Ngoài những người thân trong gia đình, con người cần có những người thân thiết, gọi là bạn bè. Tình bạn thật đáng quý, và cũng rất cần thiết cho cuộc sống.
-         Ta cần có bạn bè để chia sẻ tâm tình, trao đổi tư tưởng, gánh vác công việc và để giải trí thoải ái. Dù trẻ hay già, mọi người chúng ta đều cần có bạn.
-         Như vậy, tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai, hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung su hướng hoạt động, có cùng lý tưởng sống…
-         Tình bạn trong sáng, lành mạnh, có những đặc điểm cơ bản sau : phù hợp với nhau về quan điểm sống, bình đẳng và tôn trọng nhau, chân thành, tin cậy, và có trách nhiệm đối với nhau, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
-         Tình bạn trong sáng, lành mạnh, giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình đẻ sống tốt hơn.
2.   Chọn bạn
            -    Chọn bạn chăm chỉ, đạo đức : để không bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu.
 -    Chọn bạn chân thành, trung tín: để tình bạn được bền vững và cùng giúp nhau
       sống tốt hơn.
-         Chọn bạn hơn mình về tài năng, đức độ : để học hỏi và thăng tiến.
-         Chọn bạn có lý tưởng, có chí hướng tốt: để cuộc đời có ý nghĩa.
-         Hãy học theo tiêu chuẩn gương bạn thánh trẻ Đaminhsaviô trong việc chọn bạn : Luôn vui vẻ, tránh dịp và cùng giúp nhau nên thánh.
3.   Chuyện kể
       Hải và nam là đôi bạn rất thân nhau từ thuổ còn nhỏ, hai bạn lại gần nhà nhau nên suốt ngày quấn quýt chơi với nhau không biết chán. Nhưng từ khi hai bạn đến tuổi đi học cùng trường, cùng lớp thì tính nết mỗi người mỗi ngày một khác nhau. Hải ham học lại chăm chỉ nên học ngày càng giỏi. Tría lại. Nam mãi chơi, biếng học nên ngày càng học kém. Cô giáo đã giao cho Hải nhiệm vụ giúp đỡ Nam học và làm bài tập ở nhà.
-         Hôm ấy trên đường từ trường về nhà, Hải nhắc Nam tối nay Nam nhớ làm bài
toán cô giáo cho lúc chiều nhé, chỗ nào chưa hiểu, Nam gọi mình, chúng ta cùng làm.
-         nam trả lời : mình không làm tối nay, mình bận
-         Hải tháy Nam cáu, vẫn ôn tồn nói tiếp : nếu tối nay bận thì sáng mai nhớ làm vậy!
-         Sáng hôm sau, Hải sang nhà Nam nhưng nam đã chạy đi chơi đá bóng, Hải tìm nam và hỏi : Nam làm bài xong chưa mà đi chơi?
-         Nam vừa chạy vừa mỉa mai : ai chả biết cậu ham học, được cô giáo khen. Tôi chỉ lười học và mãi chơi thôi!
-         Hải đành bỏ về. Chiều hôm ấy, Nam đến trường với bài toán sai vì làm vội. Cô giáo phê bình và nam bị điểm 1. Tan học, Hải đi cạnh Nam và nhắc : Mai có bài tập làm văn, Nam nhớ chuẩn bị cho tốt nhé. Nếu Nam thấy khó thì mình sang cùng làm với Nam.
-         Nam không trả lời, định rảo bước đi trước. Nhưng lần này hình ảnh điểm 1 ban chiều làm nam suy nghĩ: “ Giá mình nghe lời thằng Hải hôm qua thì làm gì đến nỗi! chốc nữa về bố hỏi, mình sẽ trả lời sao đây?”. Rồi nam quay lại nói với Hải : Tối nay mình chờ Hải ở nhà…
4.   Bài học áp dụng
      - Như vậy, tình bạn rất cần thiết cho cuộc sống, nhất là trong học tập, cùng nhau học tập, cùng nhau vui chơi giải trí, cùng nhau vượt khó, chia sẻ, và cảm thông với nhau. Đặc biệt là cùng nhau thăng tiến mỗi ngày.
      - Để tình bạn được mãi mãi tốt đẹp, ta cần nhớ :
-    Biết giúp đỡ bạn khi bạn cần.
-    Chia sẻ vui buồn, sướng khổ với bạn, để qua đó hiểu và thông cảm với bạn hơn.
-     Biết hy sinh quảng đại.
-     Những điều em nên tránh :
-     Không lừa dối, ác tâm, ganh tỵ, và nói xấu bạn.
-     Không lợi dụng, bát công hay hẹp hòi với bạn
-     Không thất tín, không trọng bạn có gia đình khá giả, và xem thường những bạn có hoàn cảnh đáng thương.
5    Tâm tình
1.      bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn thuận lợi, ân cần có nhau
bạn bè là nghĩa trước sau,
Tuổi thơ cho đến b đầu khó phai.
2.      Tránh điều bới móc ghét ghen.
Nghĩ điều tốt, nói điều nên cho người.
3.      bạn tốt thì nhắc nhau,
Giúp nhau sửa đổi mai sau nên người.
10 Thương gởi em
Một thương em sống Phúc Âm.
Hai thương giáo lý chuyên chăm miệt mài.
Ba thương cầu nguyện hôm mai,
Bốn thương thánh lễ chẳng sai một tuần.
Năm thương xưng tội chuyên cần.
Sáu thương chuỗi ngọc em lần luôn tay.
Bảy thương chia sẻ vơi đầy.
Tám thương nghĩ tốt nói hay cho người.
Chín thương nhắc nhở lựa lời,
Mười thương làm chứng giữa đời ngại chi.

Bài đọc thêm Khiêm Tốn

đăng 21:23, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
Khái niệm :
           -    Khiêm tốn là nhận mình nhỏ bé trước mọi khả năng, thành công của mình

-         Người khiêm tốn không hẳn là người hiền lành ít nói, ít khoe khoang do bẩm sinh. Nhưng người khiêm tốn là người có hiểu biết, có một ý thức sâu rộng, có một cảm nghiệm sâu sắc, họ hiểu bản thân mình là ai, những khả năng tài trí có được nơi họ do đâu mà có, vì thế họ luôn có thái độ khiêm tốn, phù hợp với cái hiểu biết thâm sâu của họ.
-         Ngược lại với khiêm tốn là người kiêu căng, huênh hoang tự đắc, họ luôn khoe khoang , nói lớn về những thành tích, những khả năng của mình. Thường họ đi kèm với những thái độ, tỏ ra hơn người và khinh rẻ kẻ khác, bằng cách chê bai, chỉ trích kẻ khác.
-         100% nhân loại không ai ưa thích người vênh vang, khoe khoang thành tích của mình. Ngay cả những kẻ khoe khoang cũng không thích có người khác khoác lác bên cạnh mình.
-         Thái độ vênh vang của người thiếu khiêm tốn, thực ra họ đang chứng tỏ cho người khác thấy rằng :
-         Họ dốt nát
-         Họ hời hợt, nông cạn và thiếu sâu sắc.
-         Họ thiếu kinh nghiệm sống,
-         Họ không biết mình là ai và khả năng mình do đâu mà có.
-         Điều quan trọng nhất là họ khờ đến nỗi lầm tưởng rằng trong lúc anh khoe khoang mình và chỉ trích người khác, thì thiên hạ nể phục mình, và anh luôn đắc chí đề cao mình mọi nơi, mọi lúc, luôn nói về mình, về cái tôi đáng ghét của mình.
-         Thiên hạ phần đông khinh bị anh ta trong lòng nhưng bề ngoài vẫn giữ thái độ lắng nghe, tán thưởng kẻ nông nổi ấy, khiến anh ta càng lầm tưởng rằng mình được người khác ca tụng, thật đúng là trò hề cho thiên hạ, điều oái ăm cho xã hội rằng người vinh vang lại là người ít học, có thể anh đạt được nhiều bằng cấp nhưng vẫn bị thiên hạ gọi là “ đồ vô học” vì anh kém hiểu biết trong xử thế làm người.
-         Do tánh nông cạn và thích tự cao, anh lại càng ít đọc sách, ít để ý, học hỏi điều hay lẽ phải nơi kẻ khác, chính sự kém cõi này càng làm anh thêm lầm tưởng rằng thiên hạ đang tôn vinh mình.
-         Người vênh vang và thiếu khiêm tốn rất khó tiến bộ, vì phần đông thiên hạ biết anh ta là kẻ nông nổi, nghèo trí thức, không bỏ công mà góp ý, chỉ bày anh ta, vì làm như thế khác nào hạ bệ tính tự thần tượng mình nơi anh ta, làm anh ta nổi khùng và mình vô tình trở thành nạn nhân nhiếc móc, chỉ trích của anh ta một cách vô ích. Hơn nữa vốn biết anh ta là kẻ nông cạn, hời hợt, có góp ý thẳng thắn cũng chẳng lay động được gì, vì nếu là con người sâu sắc , hiểu biết, họ đã thay đổi từ lâu. Do đó rút cuộc, người khoe khoang tự đắc là người dốt vẫn hoàn dốt, không sao tiến lên được.
-         Người thiếu khiêm tốn quả thật là người gây nhiều phiền hà cho cộng đồng, cho tập thể. Nhưng xét cho cùng họ thật đáng thương, đáng cho ta quan tâm hơn kẻ khác. Muốn giúp họ thay đổi tính tình, bạn cần có lòng quảng đại và kiên nhẫn, tâm sự, góp ý hoặc khó quá thì viết thư cho họ, mong có ngày họ tỉnh ngộ, họ biết mình là ai, cần phải sống thái độ khiêm tốn thế nào! Họ sẽ rất biết ơn bạn và mọi người sẽ xích lại gần anh ta hơn./.