Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

PHIM : "TIN MỪNG THEO THÁNH MATTHEW"





Pier Paolo Pasolini bị dính chặt ở quê hương Thánh Phanxicô Assisi. Ông đến đó vào năm 1962 để tham dự một buổi hội thạo tại tu viện Dòng Phanxicô. Mặc dù rất nhiều người biết rõ Pasolini là một người vô thần, một người theo chủ nghĩa Mác-xít và đồng tính, ông đã chấp nhận lời mời sau khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII kêu gọi một cuộc đối thoại với các nghệ sỹ ngoài Công Giáo.   
Bây giờ các ngả đường đều kẹt cứng bởi vì Đức Giáo Hoàng đang ở thị trấn, và Pasolini đợi ở phòng khách sạn của mình. Ông thấy một cuốn Tin Mừng, và “đọc một mạch”. Ý định tạo nền tảng cho bộ phim là một trong bốn sách Tin Mừng, ông viết, “quẳng hết vào trong bóng tối tất cả những ý tưởng khác cho công việc mà tôi có trong đầu”. Kết quả là bộ phim của ông “Tin Mừng Theo Thánh Mátthêu” (1964), bộ phim đã được quay đa số trong một quận nghèo và hoang tàn Basilicata của Ý, và thành phố Matera. (Bốn mươi năm sau, Mel Gibson cũng đã làm bộ phim “Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô” tại cùng những địa điểm).
Bộ phim này của Pasolini là một trong những bộ phim hiệu quả nhất về chủ đề tôn giáo mà tôi đã từng xem, có lẽ bởi vì nó được thực hiện bởi một người không có niềm tin một người không hề rao giảng, tôn vinh, nhấn mạnh, tình cảm hoá hay lãng mạn hoá câu chuyện nổi tiếng của mình, nhưng lại nỗ lực cao nhất để đơn giản là ghi hình nó.
Đáng tin cậy: Tôi biết được câu chuyện về phòng khách sạn và tìm được nhiều thông tin khác dưới đây từ cuốn Hồi Ký Pasolini (Pasolini Requiem) của Barth David Schwart, một cuốn sách vô giá về người nghệ sỹ, người mà tác phẩm của ông từ phạm thánh đến tính thánh, và người mà cuộc sống lộn xộn của ông đã kết thúc bằng vụ việc giết hại của ông ở tại một bãi đất hoang thành phố.
Mặc dù Pasolini đã đạo diễn khoảng 25 bộ phim (nổi tiếng nhất là phim “Accatone!” “Haws and Sparrows”, “Salo, hoặc The 120 Days of Sodom”, “The Decameron”, “Mamma and Roma”, và “Teorema”) và có góp phần tạo kịch bản cho các phim của đạo diễn Fellini “Nights of Cabiria” và “La Dolce Vita”, nhưng ông tự xem mình là một nhà thơ trước khi là một nhà làm phim, và các bộ phim của ông được xây dựng về những hình ảnh, những ấn tượng và ngôn từ mà đôi khi có vai trò là ngôn ngữ nhiều hơn là hội thoại.
Đó chắc chắn là trường hợp của bộ phim “Tin Mừng Theo Thánh Mátthêu” (The Gospel According to St. Matthew), bộ phim kể về cuộc đời của Đức Kitô như là một dạng phim tài liệu vì ngân sách thấp đã đi theo ông từ thuở mới sinh. Bộ phim được thực hiện trên tinh thần của phong trào tân hiện thực Ý, một phong trào tin rằng người bình thường, không phải là các diễn viên, cũng có thể thủ vai tốt – không phải mọi vai, nhưng là vai diễn mà họ được sinh ra đề đóng vai ấy.
Nhân vật Đức Kitô của Pasolini là Enrique Irazoqui, một sinh viên theo học ngành kinh tế người Tây Ban Nha anh này đến để trao đổi với đạo diễn này về công việc của mình. Irazoqui chưa bao giờ diễn xuất, nhưng Schwarts trích lời Pasolini: “... Thậm chí trước khi chúng tôi bắt đầu trò chuyện, tôi nói ‘Xin lỗi, nhưng anh có muốn diễn trong một trong các bộ phim của tôi không’?” Schwartz mô tả Irazoqui như là “....người con của một người cha Basque và một người mẹ Do Thái...gầy, vai khom, lông mày rậm, bất cứ điều gì ngoại trừ vẻ Đức Kitô cơ bắp của danh hoạ Michelangelo”.
Đối với các vai diễn khác, Pasolini chọn từ những nông dân, người bán hàng, công nhân nhà máy, tài xế xe tải. Với vai diễn Mẹ Maria tại thời điểm của Cuộc Khổ Hình, thì ông chọn chính mẹ của mình.
Việc những diễn viên này có xử lý tốt phần hội thoại hay không thì chỉ là điểm ngoài lề. Pasolini quyết định bấm máy mà không cần kịch bản, cứ theo Tin Mừng Mátthêu từng trang một và chỉ gom lại nhiều hết sức có thể để tạo cho bộ phim một thời gian chiếu chấp nhận được. Mọi lời thoại đều từ Mátthêu, và đa số là nó được nghe trong suốt những đoạn dài thế nên chúng ta không cần phải nhìn các đôi môi mấp máy.   
Tuy nhiên, Chúa Giêsu thì thường thấy nói, và sự hiện diện và vẻ bề ngoài của Ngài là không bình thường theo nghĩa mô tả truyền thống. Giống như đại đa số các người đàn ông Do Thái cùng thời của Ngài, Ngài có mái tóc ngắn – không có đeo những tấm thẻ thánh. Ngài mang một chiếc đai lưng sậm nên gương mặt của Ngài luôn ở trong bóng tối. Ngài không cạo râu, nhưng cũng không để hàm râu.
Phong cách cá nhân của Ngài đôi khi mềm mỏng, như trong suốt Bài Giảng Trên Núi, nhưng thường thì Ngài nói bằng một sự giận công chính, giống như một người trong tổ chức công đoàn hay một người phản chiến. Phong cách tranh luận của Ngài, đúng như Tin Mừng Mátthêu, là một câu trả lời cho một câu hỏi bằng một câu hỏi, một dụ ngôn, hoặc một sự kinh miệt. Những lời Ngài nói thì rõ ràng là một kiểu khiển trách của xã hội thời Ngài, chủ nghĩa vật chất của nó, và cách mà nó đánh giá người giàu và quyền bính trên những người yếu và nghèo. Không ai lắng nghe con người Giêsu này lại có thể làm cho Ngài bối rối vì là một người bảo vệ người giàu có, mặc dù nhiều người đi theo Ngài đã tin rằng Ngài sẽ ân thưởng cho họ một sự sung túc.
Bộ phim, trắng đen, được kể lại với một sự đơn giản sắc bén. Hãy xem những cảnh quay mở màn. Chúng ta thấy Mẹ Maria cận cảnh. Chúng ta thấy Thánh Giuse cận cảnh. Chúng ta thấy Mẹ Maria trong cảnh quay dài và ngắn, và cảnh Mẹ mang thai. Chúng ta thấy cảnh Thánh Giuse xem xét sự thật này. Chúng ta thấ Ngài đi ra khỏi nhà và ngủ gục trên một phiến đá, và Ngài bị đánh thức bởi một thiên thần (trông giống như một cô thôn nữ), và vị thiên thần bảo Ngài rằng Mẹ Maria đang mang thai Con Thiên Chúa. Vị thiên thần sau đó cảnh báo họ phải trốn sang Ai Cập trước khi Hê-rô-đê ra lệnh giết hết các con trai đầu lòng. 
Việc sát hại các trẻ nhỏ chỉ diễn ra trong một cảnh quay ngắn, gớm ghiếc hơn nhiều bởi vì Pasolini không muốn dùng chi tiết cận cảnh về bạo lực. Đó đây, ông dùng bản nhạc “Sometimes I Feel Like A Motherless Child” để làm nhạc nền; người ca sỹ tôi tin là Odetta, mặc dù một số nguồn cho rằng Marian Anderson. Việc ba Vị Đạo Sỹ xuất hiện cũng được quay như thể lẽ ra điều đó phải xảy ra, với những con ngựa (không phải là con lừa) theo sau bởi một đám trẻ em đông đúc và vui nhộn.
Thực ra, những đứa trẻ tò mò dường như cuốn về phía Chúa Giêsu, và trong cảnh nơi mà Ngài tranh luận với những người cao tuổi trong đền thờ, thì những trẻ em ngồi thành hàng ngay dưới chân của Ngài, và khi Ngài thực hiện điều mà chúng coi là một điểm tốt, thì chúng quay lại và cười khoái chí vào mặt những người lớn tuổi.
Phép lạ hoá bánh ra nhiều và đi trên mặt biển được xử lý trong cảnh tranh tối tranh sáng. Đức Kitô nói với các môn đệ của Ngài đi ra thuyền, “và thầy sẽ theo anh em”. Không có âm nhạc khải hoàn, không có những cái vẫy tay và hô hào về một điều lạ lùng, không có góc quay đầy tình cảm --- chỉ là một đoạn quay dài về một nhân vật cô tịch đi trên mặt biển.
Cuộc thử thách của Chúa Giêsu, như trong phim “The Passion” của Mel Gibson, đặt nhiều lời quở trách về các thượng tế Do Thái, như Tin Mừng Mátthêu thể hiện. Nhưng những ai thấy cách mô tả của Gibson về họ như những người bài Do Thái thì sẽ cảm kích quyết định của Pasolini là quay cảnh tranh luận trong một đoạn quay dài, và để trình chiếu các thượng tế không phải như những người giận dữ và thù ghét, mà là những người nghiên cứu và chậm chạp, xử lý nghiêm với kẻ dị giáo. Các thượng tế của Pasolini kết luận, “Hắn phải chết. Giao nộp hắn cho Phong-xi-ô Phi-la-tô”. Và Phi-la-tô có ý nhìn Chúa Giêsu là “một người vô tội”. Sau đó chúng ta nghe dòng mô tả của Thánh Mátthêu “Xin máu của hắn đổ xuống trên con cái chúng tôi”, điều mà Gibson cắt khỏi phụ đề của ông (nhưng lại không cắt khỏi đoạn hội thoại bằng tiếng Aramaic).
Cuộc thương khó thì hoàn toàn thiếu tính bạo lực so với phiên bản của Gibson. Nó gần như là bị xem nhẹ, và chúng ta lưu ý rằng cho đa phần cảnh trên đường đi lên đỉnh đồi Can-vê, thập giá thì chỉ một mình ông Si-mon vác, trong khi Chúa Giêsu bước đi phía sau. Có một mão gai, nhưng chỉ vài giọt máu. Nhưng bản này không bị làm cho mềm mại và kịch hoá theo phong cách của các sử thi kinh thánh của Hollywood; nhưng là trong thực tại đắng cay của nó, dường như là một vấn đề của sự thật về cái chết khốc liệt. 
Linh mục Andrew Greeley, trong bài viết của Ngài về bộ phim của Gibson, có sửa sai những người tốt nghiệp trường Công Giáo (như tôi) những người được dạy rằng Đức Kitô đã chết để xoá bỏ tội nguyên tổ. Cha Greeley nói rằng Chúa chết để cho thấy rằng Ngài cảm được nỗi đau của chúng ta, và rằng Ngài yêu thương chúng ta. Đó là một Đức Kitô gần gũi hơn vớn phiên bản của đạo diễn Pasolini, nhưng điều mà Pasolini cũng khẳng định là Đức Kitô của ông không yêu những người mà vương quốc của họ ở trần gian; Đức Kitô của ông thuộc về cánh tả, chứ không phải cánh hữu, và có lẽ phải chịu đau khổ nhiều Kitô hữu đương thời đối với các Luật Sỹ và Biệt Phái.     
Bộ phim “Tin Mừng Theo Thánh Mátthêu” đạt Giải Đặc Biệt tại Liên Hoan Phim Venice (Giải Sư Tử Vàng thuộc về bộ phim cực kỳ thế tuc của Antonioni “Red Desert”). Các nhóm Công Giáo theo cánh Tả đã chống lại bộ phim, nhưng bộ phim lại dành được giải nhất của Uỷ Ban Công Giáo Thế Giới về Điện Ảnh, đã chiếu bộ phim ngay tại Nhà Thờ Đức Bà Paris; người Pháp đã tỏ ra bất đồng như người Ý cánh tả, và triết gia Sartre gặp gỡ Pasolini, nói với ông một điều gì đó khá mập mờ, “Stalin đã phục hồi Vua Ivan Kẻ Tàn Bạo; Đức Kitô thì vẫn chưa được những người theo chủ nghĩa Mác-xít phục hồi”.
Xem bộ phim này một vài tuần sau khi xem bộ phim của Gibson là để hiểu rằng sẽ không có một phiên bản riêng của câu chuyện của ông. Nó hoạt động như thể là một khuôn mẫu mà chúng ta thấy vừa khít các tư tưởng của mình vào đó, và chúng ta xem bộ phim ấy như thể là cuộc đời của chúng ta được chuẩn bị để dành cho nó. Gibson nhìn nỗi thống khổ của Đức Kitô như là một dữ kiện làm choáng ngợp cuộc đời của ông, và phim của ông chứa đựng rất ít những lời dạy của Đức Kitô. Pasolini nghĩ rằng các lời dạy là trọng tâm câu chuyện. Nếu một người coi mang tính giả thiết đến xem “The Passion” mà không có một sự hiểu biết nào trước đó về Chúa Giêsu và tự hỏi tất cả những tàn bạo này đang nói về điều gì, thì bộ phim của Pasolini sẽ công bố rằng: Chúa Giêsu vốn là một con người mà các giáo huấn cuả Ngài, nếu tìm hiểu cách nghiêm túc, sẽ đối nghịch lại với các giá trị của hầu hết các xã hội của con người hơn bao giờ hết.
Roger Elbert (+2013)
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ rogerelbert.com)


                          KÍNH MỜI XEM PHIM  

             " TIN MỪNG THEO THÁNH MATTHEW "


                      




THƠ THẾ KIÊN

  
 SỐNG ĐẸP LÒNG CHÚA
 ( Cảm nhân và suy niệm: 2 Cr 5, 6-10)

Anh em thân mến,
Chúng ta hằng bạo dạn
Vì vẫn biết điều này:
Coi sống trong thân Xác
Là lưu lạc bấy nay,
             ***
Đức tin: đường thẳng ngay
Ta tiến bước thường ngày.
Không phải vì xem thấy
Lối thân xác tỏ bày...
               ***
Bạo dạn và mơ ước
Thà lìa thân xác này
Để vâng theo Ý Chúa
Ân phúc sẽ chan đầy.
               ***
Mỗi người trong chúng ta
Đều sẽ phải ra toà,
Chúa Cứu Thế phân xử

Kẻ dữ  bị loại ra.  

(Thế Kiên   Dominic)



Gia Đình Công Giáo

      Trọn đời đôi bạn sống bên nhau.

Bí Tích Hôn Nhân thật nhiệm mầu.

Nam nữ dâng mình theo Ý Chúa,

Vợ chồng khấn giữ mối tình đầu.

Gia phong,gia đạo luôn coi trọng,

Mến Chúa yêu người mãi khắc sâu.

Hạnh phúc gia đình xin phó thác,

Nơi Tình Thương Chúa tới ngàn sau…

                             Thế Kiên Dominic