Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

KHI THIÊN TÀI HIỂU RẰNG MỌI THÀNH CÔNG CỦA MÌNH ĐỀU CÓ DẤU ẤN CỦA CHÚA



Tôi biết rằng Chúa đã đứng về phía chúng tôi và không để Argentina phải ra về sớm. (Ảnh: Tribuna.com)

Bóng đá, có ai ngờ lại là một minh chứng của đức tin, khi kể cả thiên tài cũng hiểu rằng mọi thành công của mình đều có dấu ấn ban phước của Đấng tối cao nào đó.
Trong làng túc cầu, đời sống tâm linh vốn đã ăn sâu và ghi đậm dấu ấn từ lâu. Nhưng câu như “Tôi thuộc về Người”, “100% Jesus” trên áo của ngôi sao bóng đá nổi tiếng người Brazil, Kaka là một câu chuyện điển hình. Hay Man City còn đồng ý lập hẳn một phòng cầu nguyện ngay trong phòng thay đồ khi huấn luyện viên Mancini và đa số các cầu thủ đều là những người sùng tín.
Và trong những ngày World Cup đang diễn ra, có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh những cầu thủ “ngoan đạo” khi chứng kiến những hành động của họ trên sân cỏ. Những cánh tay giơ lên trời, những ánh mắt cầu cứu hoặc cảm ân hướng về Đức Chúa đang ngự trị trên cao. 
Niềm tin của Messi
“Tôi biết rằng Chúa đã đứng về phía chúng tôi và không để Argentina phải ra về sớm. Trước trận đấu cả đội đã rất tự tin vào một chiến thắng” – Messi đã xúc động nói như vậy sau trận thắng nghẹt thở trước Nigieria và cánh cửa quá hẹp bỗng thần kỳ mở ra cho đội tuyển Argentina bước vào vòng 1/8 mùa World Cup 2018. 
Messi luôn công khai mình là một người mộ đạo và luôn có hành động cảm ơn Chúa sau những bàn thắng được vinh danh là tuyệt phẩm ở mọi giải đấu. Điều đó có nghĩa, cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá như lời Arsene Wenger đã tán thưởng, cũng tin rằng thành công không chỉ là nhờ nỗ lực của bản thân mà thôi, và tài năng cũng là một món quà của Chúa.
Để hình dung được “món quà” mà Messi được trao tặng, hãy cùng xem lại kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Pieter Medendorp (Giáo sư đại học Hà Lan), Norbert Hagemann (nhà nghiên cứu người Đức) và Daniel Kahneman (nhà tâm lý học được trao giải Nobel năm 2002) về “các cơ chế cho phép một người suy nghĩ và quyết định nhanh” từ Lionel Messi.
Các nhà khoa học này cho biết ngôi sao của Barcelona có một thứ gọi là “trực giác chuyên gia”. Nó là phương pháp bản năng để giải quyết vấn đề cụ thể mà ở đây là bóng đá. Ví dụ như trong một tích tắc, Messi có thể phán đoán được có bao nhiêu khả năng xảy ra và với mỗi một khả năng thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó nữa. Như khi đưa bóng sang hướng này thì cầu thủ đội bạn sẽ ngăn chặn thế nào, khi đưa chân theo hướng kia thì đối thủ sẽ chuyển động tương ứng ra sao…
Như các kỳ thủ cờ vua bình thường có thể tính trước 5-6 nước cờ thì thần đồng Magnus Carlsen tính được trước tới 25 nước. Và Messi, với bộ não hoạt động quá mạnh nên có thể đưa ra các quyết định tức thời trong thời gian nhanh hơn cầu thủ bình thường rất nhiều lần.
Các nhà khoa học ở Thụy Điển cũng có chung quan điểm này, đồng thời bổ sung một phát hiện thú vị khác. Theo họ, đối thủ không có đủ thời gian để ngăn chặn Messi vì thời gian trong hệ thống thần kinh của Messi đi như kiểu cảnh quay chậm trong bộ phim Ma Trận (Matrix). Hay cách bộ não anh ta nhìn mọi thứ như cách Người Nhện (Spiderman) nhìn con muỗi bay vậy. Mặc dù hình dạng quỹ đạo của hệ thống nơ-ron thần kinh không thay đổi nhưng thời gian cần thiết để đi hết quảng đường sẽ giảm đi rất nhiều. Theo lý thuyết tương đối, khi vận tốc trở nên quá nhanh, thời gian sẽ trôi chậm lại.
Ngoài việc có thể biểu diễn những pha lừa bóng thách thức cả quy luật vật lý như đang chạy tốc độ cao đột ngột dừng lại để chuyển hướng mà không bị đổ người do quán tính, tất cả các hoạt động diễn ra trong trí não Messi đều không thể mô phỏng, bắt chước hay học hỏi. Đó đơn giản là món quà của Thượng Đế.
Người ta cứ ca ngợi anh hết lời bằng những từ ngữ hoa mỹ nhất và rất dễ “làm hư” anh nhất. Nhưng niềm tin vào Chúa có lẽ là một sợi dây đủ chắc nhất để không kéo anh ta xuống hố sâu của sự tự mãn và kiêu ngạo. Chừng nào vĩ nhân còn biết mình vẫn sẽ mãi ở dưới một người và biết hàm ơn thì anh ta sẽ không đánh mất chính mình.
Có lẽ ngoài “món quà” của Chúa là yếu tố cần thiết để đưa Messi đến đỉnh cao trong sự nghiệp, nhưng tín ngưỡng của anh mới chính là yếu tố đủ để hoàn thiện bước đường vinh quang đó.
Argentina chiến thắng giành 4 điểm sau 3 lượt trận, món quà của “Chúa” dường như rất ưu ái cho những người tin vào Ngài, khẳng định rằng niềm tin luôn là sức mạnh. (Ảnh: Ahora Noticias)
Niềm tin tôn giáo đã tác động thế nào tới các vận động viên
Những người vô thần có thể sẽ coi rằng ý tưởng về việc tôn giáo có thể đem đến sự khác biệt trong kết quả thi đấu thể thao là chuyện huyền hoặc. Nhưng hãy đặt chuyện đúng sai về sự tồn tại của Chúa sang một bên, để chỉ xét đến ảnh hưởng của niềm tin đối với hiệu quả thi đấu.
Vào năm 2000, ông Park Jung Keun thuộc trường Đại học Seoul đã nghiên cứu các vận động viên điền kinh Hàn Quốc và nhận ra, lời cầu nguyện không chỉ giúp họ bình tình lại, mà còn có khiến các vận động viên đạt được phong độ trình diễn tốt nhất.
Một người tham dự chương trình nghiên cứ của Park cho hay: “Tôi luôn sẵn sàng bước vào thi đấu bằng việc cầu nguyện. Tôi đặt mọi thứ vào Chúa, không lo lắng gì. Những lời cầu nguyện làm cho tôi bình tĩnh hơn, vững tâm hơn và quên đi nỗi sợ thua cuộc. Kết quả là tôi luôn chơi tốt”.
Katie Ledecky là một siêu sao trong làng bơi lội nữ. Cô đã đạt năm huy chương tại Olympic Rio, trong đó có bốn vàng chia sẻ rằng: “Tôi đọc một hai bài kinh trước bất kỳ cuộc đua nào. Kinh Kính Mừng là một lời cầu nguyện đẹp đẽ và khiến tôi cảm thấy bình tĩnh”.
Simone Manuel, người giành huy chương vàng bơi cự ly 100 mét Thế vận hội xúc động trả lời phỏng vấn sau khi chiến thằng: “Tất cả những gì tôi có thể nói là Vinh danh Thiên Chúa, đúng là một cuộc hành trình dài bốn năm… và tôi đã được ban ân phước khi thắng huy chương vàng.”
Nhà vô địch cuộc đua điền kinh vượt chướng ngại vật Brianna Rollins nói với hãng tin NBC: “Tôi chỉ biết tuân theo ý Thiên Chúa trước hết và tiếp tục để Người dẫn dắt tôi trong suốt vòng đua… Sáng hôm nay chúng tôi quây thành vòng tròn cầu nguyện và chúng tôi chỉ đơn giản để cho sự hiện hữu của Người đến với chúng tôi… Chúa đã giúp chúng tôi suốt cuộc đua ở đây và chúng tôi tiếp tục tôn vinh Người và làm tốt nhất điều chúng tôi có thể làm, và đó là những gì chúng tôi đã làm”.
Diego Maradona ngẩng mặt lên trời tạ ơn Chúa trước chiến thắng của tuyển Argentina. (Ảnh: Corriere)
Sức mạnh đã được chứng minh
Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu đặc biệt về sức mạnh của niềm tin trong giới y khoa. Trong những năm 60 của thế kỷ trước, một loạt các cuộc nghiên cứu cho thấy các đối tượng có đức tin tôn giáo ít bị mắc bệnh tim hơn so với các đối tượng khác, dù họ có lối sống thế nào đi nữa.
Một trong những điều kỳ diệu khác của niềm tin là hiệu ứng giả dược, một hiện tượng đã khiến thế giới sửng sốt khi Theodor Kocker, bác sĩ phẫu thuật người Thụy Sĩ đã thực hiện 1.600 ca phẫu thuật không cần gây mê tại Berne vào những năm 90 của thế kỷ 19.
Các bệnh nhân được cho biết rằng họ đã được gây mê nên có thể chịu đựng phẫu thuật mà không cần dùng thiết bị chặn hàm. Nhưng trên thực tế, họ chỉ được truyền nước biển vào tĩnh mạch mà thôi.
Bước tiến của giả dược trong những năm gần đây còn kinh ngạc hơn. Nó đã được dùng để chữa bệnh loét, buồn nôn chóng mặt và các bệnh khác nữa chứ không chỉ trong lĩnh vực gây mê. Điều này cho thấy sức mạnh của niềm tin đã gây tác động tới cơ thể con người theo hướng tích cực như thế nào.
Và cũng giống như tin vào khả năng chữa bệnh của giả dược, người có niềm tin tôn giáo cũng có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục và đạt tiềm năng tối đa của bản thân bằng niềm tin vào quyền năng của Thiên Chúa.
Người bệnh không hề biết họ đang uống chỉ là bột đường thay vì thế họ được biết đó là một loại thuốc cực công hiệu, với niềm tin đó mà cơ thể chuyển biến tốt lên.  (Ảnh: Randy Faris/Corbis)
Niềm tin thật sự có thể ngăn chặn những hành động sai trái
Và niềm tin vào Chúa không những giúp thúc đẩy những tiềm năng trong các vận động viên, nó còn giúp họ có được kim chỉ nam về đạo đức để thực hành những việc tốt, ngăn chặn những ý đồ phi thể thao.
Những người có niềm tin vào Chúa thật sự, sẽ hiểu rằng, tin Chúa và mong được Chúa che chở thì anh ta phải thực hành theo những lời răn dạy của Ngài. Không có Chúa nào cho anh tất cả những gì anh mong mỏi chỉ bởi anh là người chăm chỉ cầu nguyện và xin xỏ. Anh phải có lối sống lành mạnh, khiêm nhường và trung thực. Sẽ không có những scandal với các cô gái nóng bỏng, không có những màn khoe mẽ khoa trương về độ giàu có, không có sử dụng doping, tiểu xảo trong thi đấu… Và đó chính là cách để duy trì phong độ và đỉnh cao lâu dài hơn mọi thủ đoạn.
Huấn luyện viên Park Hang Seo, người đã làm nên kỳ tích cùng U23 Việt Nam cũng là một người có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ. Bên cạnh việc giúp các cầu thủ Việt Nam phát triển những kỹ năng chuyên môn, ông luôn nhấn mạnh tới đạo đức và tinh thần của các cầu thủ trẻ. Và có vẻ như đã có một sự thay đổi rõ rệt trong phẩm chất của đội tuyển trẻ Việt Nam tại giải U23 châu Á. Các cầu thủ thi đấu với thái độ trầm tĩnh, tự tin, đoàn kết, và kiên cường, không có những tiểu xảo được sử dụng. Và Liên Đoàn Bóng Đá châu Á đã trao giải Fair Play cho tuyển U23 Việt Nam.
HLV Park Hang Seo đang đặt tay cầu nguyện cho thủ môn Bùi Tiến Dũng trước khi vào trận quyết định trước tuyển Iraq. (Ảnh: Youtube)
Trước thế giới đầy cám dỗ bởi vinh quang và vật chất như thế giới thể thao chuyên nghiệp, người ta ngày càng thấy ngán ngẩm vì căn bệnh ngôi sao, ăn chơi sa đọa và ngủ quên trên thành tích của nhiều thiên tài ở tuổi còn quá trẻ. Nhưng niềm tin tôn giáo lại có thể kìm chân những “ông hoàng”, “bà chúa” ở đỉnh cao danh vọng để họ không tự đánh mất chính mình bằng sự khiêm tốn và biết ơn. Bởi tài năng của họ được ban tặng là để họ thực thi một sứ mệnh nào đó khác giúp nhiều người hơn, bằng danh vị và tiền bạc hay tiếng nói có trọng lượng của mình.
Có vẻ như niềm tín ngưỡng đã có tác động tích cực có thể nhận biết được đối với các vận động viên thể thao, và vì thế có thể trong đời sống bình thường niềm tin cũng đóng vai trò tương tự đối với những người thực hành tôn giáo và tín ngưỡng. Ít nhất, nó khiến con người sống có đạo đức và khiêm nhường hơn, bình tĩnh và không tự đẩy mình vào bi kịch khi gặp khó khăn. Và khi con người có niềm tin, họ sẽ cố gắng để hoàn thiện mình.
Thuần Dương

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM



Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ bản nhất : Gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn.
Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Ngay từ xưa, ông bà ta cũng có câu : “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Nhóm là gì ?
Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung.
Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.
Như vậy chúng ta tuy có nhiều hình thức nhóm khác nhau như : Nhóm bạn học tập, nhóm bạn cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm việc theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức .v.v.
Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng, không có sự nhập nhằng gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người.
Thế nào là một Nhóm làm việc
Một nhóm có thể hình thành theo nhiểu cách khác nhau: Các nhóm bạn học tập có khi hình thành do sự chỉ định của thày cô, nhóm sở thích hình thành do sự rủ rê nhau, và các nhóm làm việc trong một cơ quan, đơn vị là do sự tuyển dụng theo nhu cầu của đơn vị đó. Vì thế, có những nhóm hình thành và gắn kết rất lâu, nhưng cũng có những nhóm chỉ hoạt động cùng nhau trong một thời điểm nào đó. Nhưng điều quan trọng là, không phải nhóm nào cũng có những mục đích hay có những hoạt động cùng nhau. Một nhóm người làm việc trong cùng một văn phòng hay thậm chí một dự án chung không phải lúc nào cũng tiến hành công việc của một nhóm làm việc. Nếu nhóm đó được quản lý theo kiểu chuyên quyền độc đoán, có lẽ sẽ không có sự tác động qua lại liên quan đến công việc giữa các thành viên trong nhóm. Nếu có bất kỳ tư tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm sẽ không bao giờ tiến triển được. Ngược lại, một nhóm làm việc vẫn có thể phát triển dù các thành viên không cùng làm việc hay sinh hoạt trong một môi trường, một không gian nhất định.
Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc là nhóm tạo ra được một tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến một kết quả tốt nhất cho mục đích mà nhóm đặt ra.
Hình thành và phát triển nhóm
Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như năng lực của các thành viên trong nhóm, các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hầu như đều trại qua 4 bước cơ bản :
Bước 1Tạo dựng: Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, và tìm kiếm những vị trí của mình trong nhóm, chưa bộc lộ nhu cầu cũng như năng lực cá nhân.. Một điều không thể thiếu là các thành viên sẽ thử khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm. Thông thường hầu như không có nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này.
Bước 2Công phá : Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các thành viên thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công việc, nhưng họ vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về những công việc được giao vì phải đối mặt với những điều trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập trung lại và hướng tới mục tiêu chung.
Bước 3Ổn định : Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm quen dần và điều hoà những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách và ý kiến giảm dần và tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả công việc.
Bước 4Hoàn thiện: Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi được với điểm mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai trò của họ là gì. Mọi người đã cởi mở và tin tưởng nhau hơn, rât nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ không còn e ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt sử dụng quyết định của mình như một công cụ để hiện thực hoá những ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm là rất cao.
Vì trải qua 4 giai đoạn như thế nên ban đầu, có vẻ như một nhóm hoạt động lại không đạt được những hiệu quả như một cá nhân làm việc, vì thế nên sẽ đưa đến hậu quả là có một vài cá nhân có năng lực, thừa nhiệt tình nên đã gánh vác hay ôm đồm công việc cho cả nhóm và kết quả là những thành tựu mà nhóm có được chỉ là do công sức của một vài người, từ đó sẽ đưa đến sự độc tài hay chia rẽ, dẫn đến sự tan rã nhóm.
Ngược lại, nếu biết cách làm việc nhóm thì sau giai đoạn công phá, nhóm sẽ ổn định và phát huy được sức mạnh của tập thể, vượt qua những giới hạn của cá nhân để đạt đến được mục đích chung mà mọi thành viên trong nhóm đều có thể hưởng được những ích lợi do nhóm mang lại.
Kỹ năng tổ chức công việc
Nhóm làm việc là những cá nhân tập hợp lại và hình thành một đơn vị hoạt động cùng nhau, vì thế mỗi thành viên trong nhóm đều phải biết kỹ năng để gắn kết và áp dụng tốt các kỹ năng này để đạt được những hiệu quả nhất định. Có hai kỹ năng mà một nhóm cần phải có là kỹ năng tổ chức các hoạt động cho nhóm và kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm.
Kỹ năng tổ chức :
Bất kỳ một công việc gì, từ cá nhân đến tập thể đều cần phải có sự tổ chức, vậy phải dựa vào yếu tố gì để có thể tổ chức một hoạt động để đem lại kết quả tốt nhất. Theo quan điểm của người xưa, thì ta có 3 yếu tố là Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Điều này có nghĩa là : Phải gặp đúng thời cơ hay thời điểm thích hợp, phải thực hiện ở một địa điểm thích hợp, có những yếu tố thuận lợi và điều quan trọng nhất là đạt được sự đồng lòng, hòa thuận giữa mọi người với nhau. Còn hiện nay thì chúng ta có thể dựa vào nguyên lý 5W + 1 H để tổ chức một công việc hay một hoạt động, một kế hoạch :
Khi bắt đầu bất kỳ một vấn đề gì mới, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi:
Kế hoạch hay chương trình đó dùng để làm gì ( What )
Kế hoạch đó xuất phát từ đâu, ở đâu ra ( Where )
Khi nào thì bắt đầu tiến hành ( When )
Ai sẽ là người thực hiện hay phụ trách việc này ( Who )
Tại sao phải tiến hành hoạt động này ( Why )
Chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào ( How )
Nếu một kế hoạch hay dự án mà không trả lời được các câu hỏi này thì chúng ta không nên tiến hành vì có nhiều khả năng thất bại hay chí ít cũng là những khó khăn khó khắc phục, có thể dẫn đến sự mất đoàn kết hay tan rã nhóm.
Nguyên lý 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant’s Child” của Rudyard Kipling. Bài thơ này như sau:
 I have six honest serving-men
They taught me all I knew
Their names are What and Where and When
And How and Why and Who.
 Tạm dịch:
 Tôi có 6 người đầy tớ trung thực
Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ
Tên của họ là Để làm gì –  Ở đâu và Khi nào
còn có Thế nào – Tại sao và Ai đó.
 Ngoài ra trong kỹ năng tổ chức, mỗi người trong nhóm đều phải nhận ra được thế mạnh cũng như điểm yếu của mình để có thể đảm nhận hay sắp xếp các công việc, các trách nhiệm phù hợp điều đó mới giúp cho nhóm đạt được những kết quả tốt nhất
Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân
Như đã nói, để thực hiện các hoạt động thì một cá nhân dù xuất sắc đến đâu cũng không thể thực hiện nếu không có sự trợ giúp của những người cùng làm việc với mình vì thế, điều cơ bản nhất là phải tạo được sự đồng thuận hay tiếng nói chung giữa những người trong nhóm để cùng nhau thực hiện. Để thực hiện được các hoạt động chung, thì mỗi một thành viên trong nhóm cần phải có một số các kỹ năng sau đây ngoài sự đồng thuận chung về quan điểm và mục đích của nhóm:
Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm.
Lắng nghe không chỉ là sự tiếp nhận thông tin từ người nói mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân.
Chất vấn: Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực Thực tế đây là một kỹ năng khó mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn luyện. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ. Điều này đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng cho nhóm.
Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong nhóm cần có sự cởi mở để khuyến khích mọi người có thể tiếp nhận những ý kiến trái chiều với quan điểm của mình mà không tự ái. Người chất vấn cũng phải sử dụng những lời lẽ mềm mại và tế nhị, không xoáy vào những điểm yếu lên tiếng phê phán hay chê bai để dẫn đến sự tranh luận vô ích.
3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi thuyết phục, ta phải dựa vào chính những ý kiến chung để củng cố hay làm cho nó trở nên hợp lý hơn chứ không chỉ dựa vào lý lẽ cá nhân. Nhất là không thể dựa vào vị trí hay tài năng của mình để buộc người nghe phải chấp nhận.
4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành công trong việc tổ chức các hoạt động của nhóm.
5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người sẽ mạnh lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều khi, vấn đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.
6. Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn.
7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt được là gì, và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. “Hãy tưởng tượng, chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!”.
Khó khăn trong việc tổ chức hoạt động nhóm:
Tổ chức hoạt động là một điều không dễ dàng, có nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan có thể đưa đến sự thất bại, thậm chí là tan rã nhóm. Ngoài những tác động khách quan từ bên ngoài, còn có những yếu tố chủ quan mà chúng ta thường gặp phải khi tổ chức các hoạt động cho nhóm, mà trong đó 4 yếu tố gây nhiều trở ngại nhất là :
Quá nể nang các mối quan hệ.
Chúng ta thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân hay sự tôn trọng vị trí của các thành viên trong nhóm để không đưa ra những góp ý, chất vấn hay tranh luận nhằm đạt đến những kết quả tốt nhất. Chúng ta thường có thái độ “ Dĩ hòa vi quý” Nhưng đây là yếu tố để tạo sự đồng thuận, chứ không phải sự xuê xoa, dễ dãi trong các điều kiện làm việc.
Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
Chúng ta thường thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi thực sự là mình không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc mạnh ai nấy làm. Cũng có nhiều người thì lại chọn thái độ thụ động, “ngồi mát ăn bát vàng” ai làm gì cũng gật nhưng bản thân mình thì lại không làm gì cả, hoặc chỉ chờ người ta làm trước mình chi nương theo, hay động viên bằng miệng. Đây chính là thái độ có hại nhất cho các hoạt động của nhóm.
Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Chính do sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Ngược lại, nếu phải đứng ra làm thì lại sẵn sàng có đủ lý do để biện minh cho những hạn chế của mình, và khi gặp thất bại thì luôn tìm mọi lý lẽ để đổ trách nhiệm qua cho người khác, hay từ chối không dám nhận trách nhiệm về mình.
Không chú ý đến công việc của nhóm
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kỳ ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong phạm vi những người mà mình cho là tài giỏi trong nhóm, hoặc đưa ý kiến của mình ra mà không cho người khác tham gia.
Đây là yếu tố quan trọng gây ra sự chia rẽ trong nhóm nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình mà không quan tâm đến nội dung hay mục tiêu đề ra. Kết quả là chúng ta hoặc là không hiểu sẽ làm gì, hoặc sẽ thực hiện với sự bất mãn, không đem lại hiệu quả cao cho nhóm.
Tổ chức công việc hay hoạt động cho nhóm là một kỹ năng cần thiết mà ngay từ khi còn là học sinh, hay sinh viên, mỗi chúng ta đều cần phải học hỏi để vừa giúp cho sự phát triển của bản thân, vừa góp phần vào sự phát triển chung cho tập thể mà chúng ta đang hoạt động trong đó. Mình vì mọi người thì mọi người sẽ vì mình. Đó là yếu tố đem lại thành công cho cuộc sống của mỗi người chúng ta
Cv.Tl Lê Khanh
Trung tâm GD KN Rồng Việt

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

7 NGUYÊN TẮC DẠY CON BẤT DI BẤT DỊCH CÓ THỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CỦA 1 ĐỨA TRẺ


Dạy con chưa bao giờ là việc làm dễ dàng nhưng với những nguyên tắc đơn giản này, cha mẹ sẽ là người giúp con luôn vui vẻ, tự tin và mạnh mẽ trong cuộc sống sau này.

  
1. Dạy con cách nói “Không”

7 nguyên tắc dạy con bất di bất dịch có thể thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ - 1
Tình huống gặp phải: Một người bạn cùng lớp yêu cầu con cho chép bài khi đang kiểm tra. Nếu con bạn đồng ý, giáo viên sẽ phát hiện vì có 2 bài trả lời giống nhau. Khi đó, cả hai sẽ bị phê bình và trừ điểm.
Giải pháp: Hãy giải thích cho con rằng hành vi này sẽ đánh mất giá trị bản thân và nỗ lực của con bởi vì con đã dành rất nhiều thời gian học tập, ôn luyện nhưng lại để người khác lợi dụng vì lợi ích riêng. Để dạy con biết cách nói “Không”, cha mẹ có thể gợi ý trẻ trả lời: “Mình chưa làm xong. Đừng làm mình mất tập trung”. Chỉ cần một câu nói như vậy sẽ giúp con cảm thấy tự tin hơn và không ai có thể tiếp tục thao túng con.

2. Dạy con phản ứng với hành động tiêu cực

7 nguyên tắc dạy con bất di bất dịch có thể thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ - 2
Tình huống gặp phải: Bạn cùng lớp của con luôn bắt nạt và đem con ra làm trò đùa. Điều này dẫn đến việc con không muốn đi học vì bị tổn thương, xấu hổ.
Giải pháp: Trong tình huống như vậy, cha mẹ không nên can thiệp trực tiếp vào xung đột này, nếu không sẽ làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy giải thích rằng, trên thực tế, bạn đó muốn được người khác ngưỡng mộ và nghe lời bằng cách chọc ghẹo con, làm cho con sợ hãi. Cho nên, con không cần phải khó chịu hay buồn bã vì điều này.

Nếu bạn chế giễu con, hãy nhìn thẳng và tỏ rõ thái độ phớt lờ, không quan tâm. Khi không thấy phản ứng từ con, các bạn sẽ không còn hứng thú với việc này nữa.

3. Cho con thấy rằng điểm số không phải là quan trọng nhất

7 nguyên tắc dạy con bất di bất dịch có thể thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ - 3
Tình huống gặp phải: Khi bị điểm kém, con khóc vì nghĩ rằng đã làm bài không tốt và không dám nói với bố mẹ về điểm số vì sợ bị trách mắng hoặc trừng phạt.
Giải pháp: Tất nhiên, kiến thức thu được là rất quan trọng nhưng không nên vì vậy mà khiến con sợ hãi. Cha mẹ không nên la hét với con hoặc trừng phạt con vì điểm kém. Việc cần làm là cho con thấy tình yêu thương của bạn vượt lên trên mọi thành tích học tập. Chỉ câu nói: “Con không đạt điểm tốt phải không? Đừng buồn, con sẽ làm tốt hơn lần sau!”, bạn sẽ mang tới cho con sức mạnh hơn và sẽ không còn lo lắng, sợ hãi khi gặp khó khăn trong tương lai.

4. Dạy con giúp đỡ và bảo vệ những người yếu hơn

7 nguyên tắc dạy con bất di bất dịch có thể thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ - 4
Tình huống gặp phải: Đi học về, con kể với bạn rằng thấy một người bạn cùng lớp bắt nạt một bạn khác. Con biết rằng điều đó là sai nhưng con không biết cách làm thế nào để giúp đỡ và cũng sợ không dám giúp.
Giải pháp: Nhiều trẻ sợ bảo vệ những người yếu hơn vì họ không muốn mạo hiểm trở thành nạn nhân tiếp theo. Cha mẹ cần giúp con thay đổi suy nghĩ này ngay từ nhỏ, giúp con hình thành nhân cách tốt sau này. Hãy đề nghị trẻ giúp đỡ những người xung quanh như anh em ruột thịt, họ hàng của mình hoặc một con vật cưng trong nhà.

5. Dạy con thấy yêu thích những việc mình làm

7 nguyên tắc dạy con bất di bất dịch có thể thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ - 5
Tình huống gặp phải: Các hoạt động liên tục ở trường học, câu lạc bộ, học thêm, bài tập về nhà dễ làm cho con mệt mỏi và kiệt sức. Tất cả những gì con muốn là thư giãn hoặc đi chơi cùng bạn bè.
Giải pháp: Bạn luôn muốn con cái được thành công và đạt kết quả cao trong học tập nên đã sắp xếp cho con tham gia các câu lạc bộ, lớp học thêm càng nhiều càng tốt. Nhưng việc làm này không thể đem lại niềm vui và sự hứng khởi cho trẻ bằng những hoạt động mà bản thân trẻ thích. Hãy để con 1 giờ mỗi ngày để con được làm việc con thích đúng với sở trường, sở thích của con như chơi trò chơi điện tử, thể thao hoặc vẽ nghệ thuật hay bất cứ hoạt động nào con muốn.

6. Hoạt động thể chất là phần quan trọng của cuộc sống

7 nguyên tắc dạy con bất di bất dịch có thể thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ - 6
Tình huống gặp phải: Con bạn quá nhút nhát, hay xấu hổ, thích ở nhà thay vì tham gia các hoạt động bên ngoài hay vui chơi cùng bạn bè.
Giải pháp: Cha mẹ hãy đề xuất cho con chơi thử một môn thể thao đồng đội. Khi trẻ được cùng chơi với những người bạn có cùng sở thích sẽ tạo ra tác động tích cực và tạo ảnh hưởng tốt hơn tới trẻ. Hơn nữa, thể thao góp phần cải thiện sự tự tin, tính độc lập của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên ghi nhớ sở thích và trò chơi, hoạt động mà con yêu thích. Nếu không sẽ gây ra tác dụng ngược là trẻ sẽ tỏ ra chán ghét thể thao.

7. Dạy con biết yêu bản thân

7 nguyên tắc dạy con bất di bất dịch có thể thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ - 7
Tình huống đặt ra: “Bạn con có mái tóc đẹp, đôi mắt to tròn, còn con thì thật xấu xí”. Sớm hay muộn, tất cả trẻ em bắt đầu so sánh bản thân với những đứa trẻ khác và nó có thể trở thành vấn đề trong tương lai.
Giải pháp: Mọi đứa trẻ, bất kể giới tính, đều muốn trở nên hấp dẫn và tài năng. Vì vậy bạn đừng quên nói với con rằng con rất đẹp. Nếu trẻ có thần tượng yêu thích, hãy cho trẻ xem ảnh hồi nhỏ hoặc ảnh chưa qua chỉnh sửa của họ để chứng minh rằng điều khiến chúng ta trở nên xinh đẹp và tuyệt vời không phải là do ngoại hình hoàn hảo mà là do chính những điểm khác biệt tạo nên nét độc đáo riêng của từng người.

                                                                                                            Theo Huyền Anh (Theo Brightside) (Dân Việt)

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

SỐNG TINH THẦN "HÙNG DŨNG" ĐỂ PHÁT TRIỂN PT HTDC ...



                                                                                                                           (Thắp lửa cho đời )



SỐNG TINH THẦN HÙNG DŨNG  

ĐỂ PHÁT TRIỂN  PT HTDC HIỆN NAY

 

(bài tham luận của Trần Thế Châu trong HỌP MẶT HTDC 2018 – Đà Lạt 29-31/5/2018)

 

Kính thưa quý Cha , quý anh chị Trưởng ,

Để mở đầu , xin kính mời quý Cha , quý anh chị cùng hát  BÀI CA TÂM NIỆM HTDC :

“TA LÀ ĐOÀN CON THIÊN CHÚA , TƯỚNG TA LÀ CHÚA KI TÔ ,….”

Thưa quý Cha , quý anh chị .

Là một HTDC nghĩa là một chiến sĩ của Chúa  Ki tô để  thực hiện  điều răn mới của Ngài và cũng là điều luật duy nhất của HTDC  :

“Hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu “ và để thực hiện điều luật ấy , chúng ta thường xuyên phải sống với phương châm  của PT : VUI TƯƠI – HÙNG DŨNG - BÁC ÁI .

 

 Chúng tôi chỉ xin phép nói về HÙNG DŨNG .Vậy hùng dũng là  gì ?


Nói chung  hùng dũng có  nghĩa là  mạnh mẽ , bạo dạn , gan dạ,  hiên ngang, tích cực trong mọi công việc ,  đầy khí thế  hăng hái sống có trách nhiệm để đương đầu với mọi khó khăn , thử thách ;  trái nghĩa với nó  là : hèn nhát, hèn, sợ sệt .


1)    TÍNH CÁCH HÙNG DŨNG VỚI TÌNH HÌNH HTDC HIỆN  NAY

1.  Thích ứng với hoàn cảnh mới và dám đối mặt với thực tế
Rất khó để thích ứng với hoàn cảnh mới, nhưng với tinh thần hùng dũng,  chúng ta hãy đối mặt với thực tế hiện nay là  : hầu hết các giáo xứ ở  nơi đô thị , ở những nơi đông giáo dân đều thành lập TNTT , nhưng những vùng sâu vùng xa ,những giáo xứ nhỏ ,  những vùng dân tộc thiểu số vẫn còn để ngỏ, những nơi khó khăn  thiếu nhi vẫn rất cần chúng ta quan tâm  .
Hãy đối mặt với thực tại đó , chấp nhận nó ; và cố gắng để  thay đổi mình , thay đổi cách thức hành động ,  dám lăn xả vào những khó khăn ở những nơi cần và hy vọng những nơi đó sẽ tốt hơn .
Chỉ ngồi phàn nàn với nhau , và không ai dám nhận trách nhiệm dấn thân  cho sự thay đổi đó thì cũng không trông mong gì vào ngày mai của PT HTDC .
 
         2.  Chúc mừng sự thành công của các đoàn  thể khác và thấy khó khăn hiện nay là cơ hội cho chúng ta phát triển đúng hướng PT.
Hãy chúc mừng sự thành công của các đoàn thể khác như TNTT , như  Hướng Đạo hiện nay , như các nhóm thiện nguyện Caritas ,.. …v..v…. đừng tỏ ra ghen tị  với thành công của người ta   phải cố gắng tìm cách hợp tác với  họ .
Hãy nhận thấy rằng những thành công của TNTT, của HĐ không làm giảm đi sự thành công của PT HTDC tương lai .
Ở những gx có TNTT , ta vẫn có thể tổ chức những nhóm nhỏ 5,7 em  ngoan hay chưa ngoan   thành một đội lúc đầu chả có danh nghĩa gì  để làm những việc nhỏ giúp gx : giữ xe cho người đi nhà thờ , đội trồng và tưới cây trong khuôn viên gx , đội nấu cơm cho Caritas  chả hạn ,  hay tổ chức  những nhóm các em khuyết  tật học đàn , học guitar trong khu vực ………….
Ở những nơi mới , chưa vội nghĩ đến việc thành lập được  những đoàn HTDC có đông đảo đoàn viên , có quần áo cờ xí hoành tráng , mà hãy bước lại từng bước nhỏ vững chắc  .  

Mọi trở ngại và các vấn đề PT HTDC hiện nay  phải đối mặt chỉ là cơ hội cho chúng ta  phát triển đúng theo tôn chỉ và mục đích của PT . Hãy chấp nhận thách thức để trở nên tốt hơn  . Chấp nhận  và luôn xem khó khăn như một cơ hội để phát triển . Với mỗi trở ngại phải vượt qua, sẽ  càng tăng thêm lòng tự tin vào sự  tốt đẹp của PT .

 3. Từng bước gầy dựng lại cơ sở cho PT,  cải thiện các kỹ năng và quan tâm đến các đặc thù riêng của mỗi nhóm , mỗi đoàn .  
Là một phong trào nên sẽ có lúc sóng như bão tố ngoài biển khơi , nhưng cũng có lúc trầm lắng.  43 năm qua ở các khu vực phía Nam, chỉ coi   một chặng đường trầm lắng của PT .
Nếu chúng ta ngồi đây tin tưởng vào phương pháp sư phạm của Gaston Courtois, tin tưởng vào phương sư phạm của PT HTDC  đã  được xác định  trong nội quy PTHTDC VN  đã được thông qua  năm 1974 tại Đà  Lạt trước đây  thì hãy tin rằng con đường mình chọn là đúng , và cuối cùng cũng sẽ đạt được mục đích của mình, của PT : giúp các em phát triển , và làm chứng nhân cho Chúa trong mỗi hoàn cảnh riêng của mình . 
Hãy  tập trung  vào việc cải thiện kỹ năng riêng,  đặc thù riêng của mỗi đoàn, nhóm  ở lãnh vực, khu vực  của mình  . Không phải đoàn nào cũng nút dây , cũng hát , cũng giáo lý ….. hay bắt buộc phải mặc đồng phục, cờ xí ….. Đoàn ở một gx nông thôn sẽ khác đoàn ở Sài Gòn , đoàn cho trẻ em mù khác  các  đoàn của trẻ em được chọn đặc biệt trong một giai đoạn  để làm nòng cốt phát triển PT , …….đoàn cho các trẻ em không công giáo sẽ khác đoàn HTDC tổ chức trong  giáo xứ ……
Tập trung đào tạo thật nhanh những Đội trưởng, Dự Trưởng trẻ phù hợp cho từng khu vực , in ấn lại những tài liệu cũ phát không cho các nơi , viết tài liệu mới  với  mọi hình thức để phù hợp với giới trẻ hiện nay , viết thêm thật nhiều  những bài ca sinh hoạt ngắn cho PT , tìm nguồn tài trợ cho việc phát triển PT ,.......và đặc biệt luôn tìm  mọi cách  cho các Cha sở - người quyết định - hiểu được phương pháp giáo dục của PT , cách sinh hoạt  của PT , sự khác nhau giữa HTDC và TNTT , giữa HTDC và Hướng Đạo , .... để các Ngài hổ trợ  .
 
4. Đừng tiếc nuối quá khứ mà tập trung làm  lại và làm tốt nhất

Nghĩ đến quá khứ  PT HTDC phát triển rộng khắp  toàn miền Nam  trước đây để có thể học hỏi từ nó, nhưng không dừng  lại ở đó để tiếc nuối .
Hiện nay PT HTDC ở giáo phận ĐN đã tổ chức hoàn chỉnh được 22 đoàn ở 22 giáo xứ ;
ở trong Nam mới có một đoàn duy nhất tại giáo xứ Biên Hà, Bình Dương  thuộc giáo phận Phú Cường , cùng một số nhóm nhỏ đang được hình thành    các nơi khác.
Chúng tôi thiết nghĩ những người có tinh thần hùng dũng nên nỗ lực dành thời gian,  công  sức , và mọi nguồn lực  để làm tốt nhất cho những đóm lửa này  .
Chưa vội quan tâm đến liệu sẽ thắng hay thua , sẽ thành công hay thất bại . Thay vào đó luôn nỗ lực để gầy dựng cho các nơi mới phát triển ngày một hoàn thiện hơn .

5. Lạc quan nhưng vẫn thực tế để chấp nhận những rủi ro tính trước , mọi thành công đều cần thời gian .
Hùng dũng là  luôn luôn lạc quan. Khi phải đối mặt với những trở ngại, hãy hy vọng cho những điều tốt nhất, nhưng đồng thời  cũng rất thực tế .Đừng tin vào những dự đoán bi quan nhưng cũng không để bản thân quá tự tin.
Hùng Dũng không sợ chịu đau, không sợ khó không sợ thất bại . Hãy vẫn tiếp tục chạy khi đôi chân đã mệt mỏi hoặc khó chịu. 
Hãy tiên lượng được mối nguy cơ phải đối mặt.
Hãy SẴN SÀNG  bước vào “vùng khó khăn ” và tìm kiếm những cơ hội để  đạt được mục tiêu.
Biết chờ đợi thành quả và phải hiểu rõ rằng phải mất một thời gian mới có được “ trái chín” .
Hãy rèn luyện tính kiên nhẫn và kiên trì phấn đấu vì mục tiêu phát triển PT .

6. Luôn sẵn sàng học hỏi

 Một ngày mới, một con người mới, hay một kinh nghiệm mới luôn là một cơ hội để học hỏi .
Hãy tự đào luyện mình , và đào luyện các em  để thành người  có TÂM HÙNG CHÍ DŨNG . Ở thời đại nào cũng cần cái dũng, cái hùng,  để đương đầu với mọi thách thức trong cuộc sống và muốn thế phải có phương pháp cụ thể để  rèn luyện  mình hằng ngày để đem lại hạnh phúc cùng lợi ích cho mình và mọi người .
Muốn cứu người bị nạn giữa đường bị thương  thì  ngoài việc có một tấm lòng bác ái thì cũng  phải rành về sơ cấp cứu ,muốn  săn bắt cướp thì phải có võ ,  muốn cứu người đuối nước thì phải biết  bơi ….
2)    HÃY LAN TỎA TÌNH YÊU  VÀ PHÁT TRIỂN PT HTDC ĐẾN MỌI NƠI .
Yêu thương đến  bỏ mạng mình của  Chúa Giê su ,tướng chúng ta , tình yêu giữa người với người trên thế gian này là một sự thực hiển nhiên .
HTDC hãy là tác nhân tạo sự thay đổi và là một lực lượng đem tình yêu đến mọi nơi ; cho dù nó chỉ được thể hiện qua những cử chỉ, hành động , những công việc  thật đơn giản 

.Xin kính mời  quý Cha , quý anh chị đứng lên và  cùng hát to bài :
“ĐÂU CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG “  .
Sau đó cùng hô to châm ngôn của HTDC .
HÙNG DŨNG              :    SẴN SÀNG
VỚI HÙNG DŨNG      :     KHÔNG GÌ KHÓ
CÀNG KHÓ     :                 CÀNG HAY 
KHÓ ĐỂ MÀ       :              THẮNG   
Xin cám ơn quý Cha , quý anh chị .

TRẦN THẾ CHÂU