Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

NHỮNG NHÀ THỜ CÔNG GIÁO NỔI TIẾNG VIỆT NAM

Từ cổ kính đến hiện đại, từ đất nung đến đá phiến, những nhà thờ nổi tiếng trên khắp Việt Nam hiện ra tuyệt đẹp dưới góc máy nhà báo Bùi Văn Nghiệp.

Những nhà thờ Công giáo nổi tiếng Việt Nam

Nhà Thờ lớn Hà Nội.
Có tên chính thức là NT Saint Joseph, xây dựng trong những năm 1884-1886, chủ yếu là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi, khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887, NT lớn Hà Nội (Chánh toà) được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique, dài 64,5m, rộng 20,5m với hai tháp chuông cao 31,5m; trung tâm quảng trường phía trước NT có đài Đức Mẹ bằng kim loại; khu cung thánh trang trí theo nghệ thuật dân gian, chạm trổ, sơn son thiếp vàng rất độc đáo.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 2
Nhà thờ đá Phát Diệm - 
Ninh Bình. Quần thể NT Phát Diệm (Ninh Bình) được khởi công xây dựng từ năm 1875, trong đó NT Chánh toà xây dựng năm 1891, dài 80 mét, rộng 24 mét, được chống đỡ bởi những cây cột lim to lớn, mặt chính hướng ra phía hồ nước ở giữa có đảo nhỏ dựng tượng chúa Ki Tô. Năm 1889, xây dựng điện Trái tim Đức Mẹ dài 15 mét, rộng 9 mét, với vật liệu tất cả đều là đá (nên NT Phát Diệm còn được gọi là NT Đá). Nét độc đáo của quần thể NT này là mô phỏng theo lối kiến trúc đình, chùa Việt Nam và mặc dù xây dựng trên vùng đất bùn lầy, đã hàng trăm năm qua nhưng không hề bị lún.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 3
Nhà thờ Phú Nhai - Nam Định.
Tiểu Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai ở huyện Xuân Trường (Nam Định), xây dựng năm 1886, ngay sau khi vua Tự Đức của triều Nguyễn ký sắc lệnh tha đạo. Sau nhiều biến cố lịch sử, NT này được xây dựng lại, hoàn thành và xức dầu cung hiến thánh đường vào tháng 12-1933, từng được xem là lớn nhất Đông Dương, sau này có một số lần trùng tu.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 4
Nhà thờ Phủ Cam - Thừa Thiên Huế.
 Khởi công từ đầu năm 1963 nhưng gần 40 năm sau, đến tháng 5 - 2000, trải qua ba đời giám mục, công trình xây dựng NT chánh tòa Phủ Cam (TP Huế) mới hoàn thành, phía trước có hai tượng thánh bổn mạng của giáo xứ là thánh Phêrô và thánh Phaolô. Lòng NT rộng, có thể chứa hàng nghìn người đến dự lễ, được cung cấp ánh sáng trời từ hai dãy cửa gương màu ở bên hông.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 5
Nhà thờ chính tòa Nha Trang.
NT Chánh tòa Đà Lạt (thường gọi là NT Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà), được xây dựng từ năm 1931 đến 1942; mặt bằng NT theo hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m; phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc NT châu Âu thời trung cổ. Ngoài NT này, còn có NT Con Gà khác, là NT Chánh toà Đà Nẵng.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 6
Nhà thờ chánh tòa Đà Nẵng.
Nằm trên đường Trần Phú, NT Chánh tòa Đà Lạt (thường gọi là NT Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà), được xây dựng từ năm 1931 đến 1942; mặt bằng NT theo hình chữ thập, dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m; phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc NT châu Âu thời trung cổ. Ngoài NT này, còn có NT Con Gà khác, là NT Chánh toà Đà Nẵng.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 7
Được khởi công xây dựng từ năm 1877 phỏng theo NT Đức Bà ở Paris, khánh thành năm 1880 rồi vào năm 1894, hai tháp trên hai gác chuông được xây thêm và chiều cao của nhà thờ lên đến 57m, Tiểu Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn nằm trong số những NT công giáo lớn nhất, xưa nhất ở Việt Nam, là một trong những NT đẹp nhất Việt Nam, cả về mặt kiến trúc và vị trí toạ lạc, đến năm 1959 được nâng lên hàng “Vương cung Thánh đường”. 
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 8
Nhà thờ La Vang - Quảng Trị.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 9
Nhà thờ Sở Kiện - Hà Nam.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 10
Nhà thờ đá Sapa.
Ngoài ra, những ngôi NT “nổi tiếng thiên hạ” như NT Domain de marie ở Đà Lạt (Lâm Đồng), NT Phanxico Xavie (Cha Tam - Q.5, TPHCM) và các Tiểu Vương cung Thánh đường Sở Kiện (Hà Nam), La Vang (Quảng Trị), Sa Pa (Lào Cai)…
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 11
Nhà thờ Cao Mại ở Kiến Xương - Thái Bình.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 12
Nhà thờ Cam Ly - Đà Lạt.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 13
Nhà thờ Du Sinh - Đà Lạt.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 14
Nhà thờ Bến Đá - TP Vũng Tàu.
Nhung nha tho Cong giao noi tieng Viet Nam hinh anh 15
Nhà thờ Đức Bà - TX Lagi, Bình Thuận.


http://news.zing.vn/nhung-nha-tho-cong-giao-noi-tieng-viet-nam-post379522.html