Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

HUẾ CỔ - VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜI



GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
Cha J. B. ROUX (Cố Ngôn) rất quen thuộc đối với linh mục thuộc giáo phận Huế, nhất là các thế hệ linh mục trước 1946. Thế nhưng, sự nghiệp nghiên cứu lịch sử của ngài thì ít ai biết đến, thậm chí nhiều người thoạt nghe có thể hoài nghi về khả năng biên soạn lịch sử một cách nghiêm túc của ngài.
Cố Ngôn chào đời thiếu tháng (đẻ non), thuở nhỏ thể chất yếu đuối khiến ngài tập được tính cẩn thận và chính xác, làm việc có tính toán và chừng mực, không thừa không thiếu. Là người phương Tây đến ở xứ nhiệt đới, ngài chỉ mặc áo nhiều hay ít tuỳ theo nhiệt kế. Ngài xem nhiệt độ cao thấp để mặc thêm áo hay cởi bớt áo.
Đức tính chừng mực đó rất cần cho người viết sử, không thêm không bớt sự thật lịch sử theo tư liệu chính xác.
Chúa quan phòng đã cho Cố Ngôn giữ chức Bề Trên Cả Tiểu Chủng Viện và Đại Chủng Viện (dĩ nhiên ở hai thời kỳ khác nhau vì hai chủng viện cách nhau cả trăm cây số). Đó là hai nơi tốt nhất để nghiên cứu lịch sử, vì không nơi nào trong giáo phận kể cả Toà Giám Mục, bảo đảm có thư viện với đầy đủ tư liệu về lịch sử và đời sống giáo hội địa phương bằng chủng viện.
Tên Roux chỉ có một âm tiết và thuộc về miền Nam nước Pháp (Provence). bia-sau_-vet-mau-hue-coCó hai cách đọc, đều đánh lưỡi chữ « r » (Pháp gọi là rouler le « r », khác với người Paris). Một cách nhấn mạnh con chữ « x », thành ra Roukse; một cách bỏ chữ « x », nghe như từ đồng âm là « roue » (bánh xe). Một lần đức Khâm Sứ Toà Thánh (thời ấy gọi là Khâm Mạng) đến kinh lý chủng viện, Cố Bề Trên ra đón ở cổng:
- Cha tên gì? Đức Khâm sứ hỏi.
- R, O, U, X, Cố đáp, nhấn rõ từng con chữ.
Rõ ràng và chính xác, đó chẳng phải là một đức tính cần thiết bậc nhất của người viết sử sao?
Những mẩu giai thoại trên là lời giới thiệu có uy tín nhất về giá trị lịch sử của công trình « VESTIGES RELIGIEUX ET PROFANES DU VIEUX HUÉ », một công trình tuy nhỏ bé nhưng thật sự cần thiết cho những ai hành hương đến Huế và nhất là cho những người con của vùng đất thánh thiêng này, vùng đất đã in vết tích các Thánh Tử Đạo của cả ba miền đất nước mà tác giả cũng như người dịch đã cố công ghi lại, chụp lại.
Huế ngày 08.01.2003
Lm. Augustinô Hồ Văn Quý
Giáo Phận Huế.
LỜI MỞ
« Vestiges Religieux et Profanes du Vieux Hué » của Cố Ngôn (J. B. Roux) hueco6được chuyển dịch như một đóng góp nhỏ nhân dịp Kỷ Niệm 15 Năm Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II tôn phong 117 Hiển Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988-2003) với tựa đề « Vết Tích Chứng Nhân Đức Tin Của Huế Cổ ». Nay, nhân Kỷ Niệm 20 Năm Tôn Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988-2008), một lần nữa, tập sách được tái bản với đề tựa mới, « Huế Cổ  - Vết Tích Đạo và Đời ».
Tập sách này đề cập đến các chứng nhân và một số di tích đạo đời của Huế Cổ. Tác giả chỉ tập trung vào những gì đã xảy ra trên Kinh Thành Huế xưa, đặc biệt những nơi từng chứng kiến bao kỷ niệm đạo đức và anh hùng của các ngài trong thời bách hại dưới triều vua Cảnh Thịnh và các vua nhà Nguyễn.
Vì tôn trọng nguyên tác nên danh xưng « Chân phước » mà tác giả dùng vẫn được giữ lại, hueco7dù các ngài đã được tôn phong Hiển Thánh ngày 19. 6.1988.
Xin lưu ý, các chú thích được đánh số Ả Rập là của tác giả, các chú thích đánh dấu hoa thị (*) là của người dịch (ND.).
Con xin chân thành cám ơn Đức Tổng Giám Mục Giáo Phận, Đức Giám Mục Phụ Tá, Quý Cha và Quý Vị đã góp ý, cung cấp dữ liệu…để con có thể hoàn thành bản dịch này.
Nguyện các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cách riêng các Đấng Anh Hùng của Giáo Phận Huế, luôn cầu bầu cho con cháu và tất cả những gì các ngài đã xây đắp bằng giá máu mình vì Danh Chúa Giêsu Kitô.
Huế, ngày 24.11.2007
Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Lm. Minh Anh, người dịch.
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM – LỜI MỞ… 7
NHẬP ĐỀ: TỔNG QUAN VÀ BỐ CỤC …………..11
I. CÁC PHÁP ĐÌNH CỦA HUẾ CỔ……………….. 18
1- Phủ Đường Thừa Thiên ……………………………… 18
2- Bộ Hình …………………………………………………… 26
3- Toà Tam Pháp ………………………………………….. 32
4- Cửa Ngọ Môn…………………………………………… 35
5- Các Công Trường, Chợ và Đường Phố……….. 39
6- Phu Văn Lâu ……………………………………………. 42
II. CÁC NHÀ TÙ CỦA HUẾ CỔ…………………… 44
1- Doanh Trại Các Võ lâm……………………………. 45
2- Cung Quán hay Công Quán ……………………… 47
3- Nhà Giam Phủ Thừa Thiên ……………………… 57
4- Trấn Phủ, Nhà Giam Các Bị Can …………….. 60
5- Khám Đường, Nhà Giam Các Người Có Án ….. 82
III. NƠI HÀNH QUYẾT CÁC VỊ TUYÊN TÍN .. 105
1- Cống Chém……………………………………………… 105
2- Chợ An Hoà …………………………………………….. 106
3- Bãi Dâu …………………………………………………….111
4- Giáo Họ Thợ Đúc …………………………………….. 113
KẾT LUẬN…………………………………………………. 118
Ảnh minh hoạ………………………………………………. 121
Bản Đồ Kinh Thành Huế Cổ của J. Sambet
Bản Đồ Kinh Thành Huế Cổ của J.B. Roux
————–
Cha J.B.ROUX
Cha J.B.ROUX
                                  (  ghi lại từ trang xuanbich.wordpress.com )

Huế, không những chỉ có những lâu đài, thành quách, những danh thắng, các lăng tẩm của các Vua Chúa thời Nguyễn  mà còn là nơi ghi nhiều những chứng tích anh hùng , những chứng tích về sự tuyên tín của  rất nhiu linh mục , tu sĩ  , giáo dân  VN .

Nhân ngày 24/11/2012, mời quý cựu Trưởng , quý Trưởng, các bạn HTDC  tham khảo những địa điểm  và suy gẫm những sự tích anh hùng này một cách chi tiết hơn trong trang VĂN HÓA của blog..
                                                                         cuuhuynhtruong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét